Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong môn giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong môn giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.

Thực hiện theo tinh thần đổi mới, nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, có nhiều tác động tích cực, thật sự đã gây được sự hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Mục tiêu đào tạo của nhà trường là hình thành vàphát triển

toàn diện nhân cách tốt đẹp của thế hệ trẻ, những công dân tương lai của đất nước. Chính vì vậy, môn GDCD là một môn có vai trò quan trọng, góp phần đào tạo học sinh thành những người lao động mới, vừa có tri thức khoa học, vừa có đạo đức, vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất chínhtrị - tư tưởng, biết: “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”. Từ thực

tế trên, tôi xin rút kinh nghiệm của mình qua đề tài: “ Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinhtrong môn Giáo dụccông dân ở Trunghọc cơ sở ”.

Mục đích của đề tài sáng kiến kinh nghiệm

Đối với phương pháp dạy học lấy người thầy làm trung tâm đã dẫn đến kiểu học thụ động thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ từ đó hạn chế đến chất lượng và hiệu quả dạy học không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Để khắc phục tình trạng đó thì cần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thông qua quá trình dạy học dưới sự chỉ đạo, tổ chức của người giáo viên, người học phải tích cực, chủ động chính mình chứ không ai có thể làm thay cho mình được.

Chương trình đổi mới giáo dục trên phạm vi toàn quốc trong những năm vừa qua đã và đang được cả xã hội quan tâm sâu sắc. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của đội ngũ nhà giáo là không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm giáo dục học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Chính vì thế, mà người giáo viên trực tiếp giảng dạy phải biết vận dụng các phương pháp hoạt động lên lớp một cách hợp lý, cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm khơi dậy niềm say mê, sáng tạo và khả năng khám phá thế giới xung quanh.

Môn GDCD cùng các môn học khác đều nhằm vào mục tiêu đó. Với vị trí và chức năng của môn học, môn Giáo dục công dân cần phải có những chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh” nhằm làm thay đổi quan niệm của học sinh coi đây là môn học phụ và là một môn học mà các bậc phụ huynh ít quan tâm. Từ đó giúp cho học sinh và các bậc phụ huynh hiểu đúng đắn môn Giáo dục công dân, phải hiểu nó là một môn khoa học và được đối xử “bình đẳng” như các môn học khác, tác dụng của môn học đối với việc hình thành phẩm chất, chính trị, tư tưởng, đạo đức, nhân cách của con người mới trong giai đoạn sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

docx 28 trang Mai Loan 17/12/2023 2574
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong môn giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.
Môn: Giáo dục công dân.
Năm học : 2017 – 2018
MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ	1/26
Lí do chọn đề tài:	1/26
Mục đích của đề tài sáng kiến kinh nghiệm	1/26
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:	2/26
SKKN với các giải pháp được trình bày	2/26
PHẦN 2: NỘI DUNG	3/26
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SÁNG KIẾN	3/26
Cơ sở lý luận	3/26
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học	326/
Mục đích của đổi mới phương pháp dạy học	4/26
Đặc trưng của các phương pháp dạy học	4/26
Cơ sở thực tiễn	5/26
Đối với yêu cầu chung	5/26
Yêu cầu đối với giáo viên	5/26
Yêu cầu đối với học sinh	6/26
CHƯƠNG II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
...................................................................................................................... 7/26
Thực trạng của đổi mới phương pháp giảng dạy	7/26
Kết quả khảo sát thực tế	9/26
Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề	10/26
. Sáng tạo một số trò chơi để vận dụng trong giảng dạy môn GDCD.	12/26
Trò chơi sắm vai.	12/26
Trò chơi tiếp sức	13/26
Trò chơi “Trò chuyện cuối tuần”	13/26
CHƯƠNG III: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA SKKN	22/26
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ	23/26
Kết luận	23/26
Khuyến nghị:	24/26
Tài liệu tham khảo
Lí do chọn đề tài:
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.
Thực hiện theo tinh thần đổi mới, nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, có nhiều tác động tích cực, thật sự đã gây được sự hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Mục tiêu đào tạo của nhà trường là hình thành và phát triển
toàn diện nhân cách tốt đẹp của thế hệ trẻ, những công dân tương lai của đất nước. Chính vì vậy, môn GDCD là một môn có vai trò quan trọng, góp phần đào tạo học sinh thành những người lao động mới, vừa có tri thức khoa học, vừa có đạo đức, vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất chính trị - tư tưởng, biết: “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”. Từ thực
tế trên, tôi xin rút kinh nghiệm của mình qua đề tài: “ Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong môn Giáo dục công dân ở Trung học cơ sở ”.
Mục đích của đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Đối với phương pháp dạy học lấy người thầy làm trung tâm đã dẫn đến kiểu học thụ động thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ từ đó hạn chế đến chất lượng và hiệu quả dạy học không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Để khắc phục tình trạng đó thì cần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thông qua quá trình dạy học dưới sự chỉ đạo, tổ chức của người giáo viên, người học phải tích cực, chủ động chính mình chứ không ai có thể làm thay cho mình được.
Chương trình đổi mới giáo dục trên phạm vi toàn quốc trong những năm vừa qua đã và đang được cả xã hội quan tâm sâu sắc. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của đội ngũ nhà giáo là không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm giáo dục học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Chính vì thế, mà người giáo viên trực tiếp giảng dạy phải biết vận dụng các phương pháp hoạt động lên lớp một cách hợp lý, cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm khơi dậy niềm say mê, sáng tạo và khả năng khám phá thế giới xung quanh.
Môn GDCD cùng các môn học khác đều nhằm vào mục tiêu đó. Với vị trí và chức năng của môn học, môn Giáo dục công dân cần phải có những chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh” nhằm làm thay đổi quan niệm của học sinh coi đây là môn học phụ và là một môn học mà các bậc phụ huynh ít quan tâm. Từ đó giúp cho học sinh và các bậc phụ huynh hiểu đúng đắn môn Giáo dục công dân, phải hiểu nó là một môn khoa học và được đối xử “bình đẳng” như các môn học khác, tác dụng của môn học đối với việc hình thành phẩm chất, chính trị, tư tưởng, đạo đức, nhân cách của con người mới trong giai đoạn sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập môn Giáo dục công dân” đặt ra mục đích tìm hiểu và đánh
giá tình hình đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và đổi mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân nói riêng. Phân tích mục đích, vai trò và hiệu quả đổi mới phương pháp giảng dạy đối với môn Giáo dục công dân. Qua đó đưa ra một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên và khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh, nhằm đạt được mục tiêu của ngành là chuyển từ lấy “Dạy” làm trung tâm sang lấy “Học” là trung tâm.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Đề tài có thể áp dụng cho tất cả các giáo viên dạy môn GDCD ở bậc THCS và tất cả các học sinh THCS.
Đối tượng thông qua học sinh khối 6,7,8,9 và giáo viên trường THCS.
SKKN với các giải pháp được trình bày
Nhìn chung SKKN mà tôi trình bày dưới đây về cơ bản vẫn có một số giải pháp cũ trước đây. Tuy nhiên trải qua quá trình đúc kết kinh nghiệm từ quá trình nhiều năm thực hiện, vì vậy giải pháp đã và đang thực hiện bước đầu có hiệu quả.
quan.
Qua thực tiễn giảng dạy và học tập trên lớp.
Qua các kênh thông tin: Sách, báo, các tài liệu chuyên ngành có liên
Qua kinh nghiệm của các đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng nghiệp trực
tiếp giảng dạy môn Giáo dục công dân.
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SÁNG KIẾN
Cơ sở lý luận
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Theo khoản 2, điều 28 của Luật Giáo dục năm 2005 đã ghi đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/06/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu “phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”
Hãy chiêm nhiệm về những triết lý về phương pháp: “Phương pháp là linh hồn của một nội dung đang vận động” ; “Học phương pháp chứ không phải học dữ liệu” : “ Thầy giáo tồi truyền đạt chân lý, thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lý”; “ Phương pháp tốt là làm đơn giản những phức tạp, Phương pháp tồi là làm phức tạp những đơn giản”.
Hoặc danh ngôn giáo dục: "Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn"(Uyliam Batơ Dit); "Một ông thầy mà không dạy cho học trò được việc ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi." (Horaceman); "Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện. (Vijaya Lakshmi Pandit).
Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động chống lại thói quen học tập thụ động.
Vì vậy, tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy được thực hiện theo các định hướng sau:
Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông.
Phù hợp với nội dung từng bài, từng tiết, từng đơn vị kiến thức.
Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể.
Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đối tượng học sinh.
Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường.
Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học.
Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống.
Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng soạn giảng công nghệ thông tin.
Chính vì vậy, khi viết mục tiêu bài học, giáo viên phải hình dung rõ sau khi học xong bài học đó, tiết học đó học sinh cần nắm được kiến thức, kĩ năng, thái độ gì ? mức độ như thế nào ? Từ đó thay đổi thói quen suy nghĩ tập trung vào điều giáo viên đặt ra học sinh phải đạt được những gì sau khi học xong bài đó.
Theo hướng phát huy vai trò chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo của người học thì mục tiêu đề ra là cho học sinh, do học sinh thực hiện, chính học sinh thông qua các hoạt động học tập tích cực phải đạt được những mục tiêu ấy, còn giáo viên là người chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, trợ giúp học sinh nắm được kiến thức của bài học.
Vì vậy, việc giảng dạy môn Giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông không chỉ nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức mà còn phát huy ở học sinh tư duy sáng tạo, hình thành ở học sinh kĩ năng, kĩ xảo vào liên hệ và vận dụng vào thực tiễn đời sống xã hội.
Việc phát triển năng lực trí tuệ và khả năng tự học của học sinh trong giờ học, học sinh không chỉ được trang bị kiến thức trong sách giáo khoa mà còn hình thành phẩm chất, tư duy của người lao động mới trong thời đại phát triển của khoa học công nghệ.
Tuy nhiên, đổi mới phương pháp giảng dạy không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống mà phải vận dụng một cách có hiệu quả các phương pháp dạy học hiện có theo quan điểm dạy học tích cực kết hợp với các phương pháp hiện đại.
Mục đích của đổi mới phương pháp dạy học
Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn. Xem việc học là một quá trình kiến tạo, giúp học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất.
Đặc trưng của các phương pháp dạy học
Dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh.
Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự học của học sinh.
Dạy học phân hoá kết hợp với học tập hợp tác.
Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của bạn, với tự đánh giá.
Tăng cường khả năng, kĩ năng vận dụng vào thực tế.
Cơ sở thực tiễn
Để đảm bảo được việc đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và đổi mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân nói riêng, chúng ta phải đảm bảo được các yêu cầu sau.
Đối với yêu cầu chung
Dạy học tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học
sinh.
Dạy học kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác; giữa hình thức
học cá nhân với học nhóm, lớp.
Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh .
Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với cuộc sống thực tiễn.
Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo niềm vui, thái độ tự tin trong học tập cho học sinh.
Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học được trang bị hoặc giáo viên tự làm, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin.
Dạy học chú trọng đến việc đa dạng hoá nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá và tăng cường hiệu quả việc đánh giá.
Yêu cầu đối với giáo viên
Để đổi mới được phương pháp giảng dạy nói chung và đổi mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân nói riêng đối với người giáo viên cần phải đảm bảo được những nội dung sau:
Thiết kế giáo án bao gồm các hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh theo những mục tiêu cụ thể của mỗi tiết, mỗi bài học của môn Giáo dục công dân mà học sinh cần đạt được, thiết kế hệ thống câu hỏi, tình huống và bài tập để định hướng cho học sinh hoạt động.
Thiết kế giáo án, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, của trường và của địa phương.
Tổ chức các hoạt động trên lớp để học sinh hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm như: nêu vấn đề cần tìm hiểu, tổ chức các hoạt động tìm tòi, phát hiện nội dung kiến thức từ đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo và thái độ cho học sinh.
Định hướng điều chỉnh các hoạt động của học sinh để học sinh nắm được chính xác các khái niệm kiến thức của môn Giáo dục công dân từ đó nắm được nội dung, ý nghĩa và trách nhiệm của nhà nước và của công dân.
Động viên, khuyến khích tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội kiến thức. Chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của học sinh, tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh, giúp các em phát huy tối đa năng lực, tiềm năng vốn có của bản thân học sinh.
Thiết kế bài giảng và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng, hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với nội dung, ý nghĩa bài học, phù hợp với đặc điểm và trình độ học sinh, thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của nhà trường và địa phương.
Tạo điều kiện để học sinh vận dụng nhiều hơn kiến thức của mình để giải quyết một số vấn đề có liên quan đến đời sống thực tiễn ở địa phương.
Yêu cầu đối với học sinh
Để đạt được mục tiêu lấy người học làm trung tâm thay cho lấy người dạy làm trung tâm thì người học phải thực hiện và đạt được các yêu cầu sau:
Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng mục đích, phương pháp học tập; thái độ, động cơ và hành vi đúng đắn.
Tích cực thực hành vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn, xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện.
Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân, tích cực thảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho giáo viên dạy và cho bạn.
Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt động học tập của bản thân và bạn bè.
Như vậy, trong tình hình cụ thể hiện nay việc đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và đổi mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân nói riêng phải giúp cho học sinh:
Phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của người học.
Chuyển trọng tâm từ hoạt động của thầy sang hoạt động của trò.
Hướng tới hoạt động chủ động, chống thói quen học tập thụ động, học sinh tích cực chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng thu thập, xử lý trình bày trao đổi thông tin thông qua các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức hướng dẫn.
Tăng cường hoạt động theo nhóm và học tập cá nhân.
Giảm trình bày lý thuyết, tăng thực hành vận dụng.
CHƯƠNG II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Thực trạng của đổi mới phương pháp giảng dạy
Chúng ta đều biết rằng chỉ có đổi mới căn bản phương pháp giảng dạy thì mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong ngành giáo dục, mới đảm bảo được mục tiêu chuyển từ dạy làm trung tâm sang lấy học làm trung tâm. Cho nên dạy học là một quá trình hoạt động diễn ra: Dạy và học. Đó là hai nhân tố tác động biện chứng trong một mối quan hệ thống nhất.
Chức năng của quá trình này là nhằm hình thành cho người học hệ thống tri thức khoa học, các kĩ năng, kĩ xảo và khả năng vận dụng vào thực tiễn. Kết quả của nó là nâng cao trình độ học vấn cho người học, kể cả mặt kiến thức, phương pháp hoạt động và năng lực tổ chức thực tiễn.
Trong quá trình hoạt động dạy và học thì nhân tố dạy (Giáo viên) giữ vai trò chủ đạo. Song nhân tố học (Học sinh) là hoạt động tích cực, sáng tạo, năng động để chủ động tiếp thu các kiến thức khoa học.
Quá trình dạy và học là hai hoạt động có sự tác động biện chứng lẫn nhau. Nếu hai hoạt động này tách rời nhau thì không còn là một quá trình dạy và học nữa. Hoạt động dạy học chỉ có hiệu quả khi nó biết tác động kích thích, khơi dậy ở người học những nhu cầu mới. Còn người học chỉ có hiệu quả khi nó biết phát huy tính tự giác, độc lập, sáng tạo và tích cực để lĩnh hội kiến thức.
Vậy, để đạt được yêu cầu nêu trên thì chúng ta phải đổi mới phương pháp giảng dạy, nhưng vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy là việc đổi mới như thế nào chứ không phải đổi mới bằng cách nào. Để chủ thể của quá trình học được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được giáo viên sắp đặt sẵn, đặt người học vào tình huống có vấn đề, vào thực tế cuộc sống, người học trực tiếp thảo luận, quan sát, giải quyết vấn đề theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức mới, không rập khuân theo khuân mẫu có sẵn, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Để làm được điều này giáo viên không chỉ đơn giản truyền đạt tri thức mà còn
hướng dẫn các hoạt động. Nội dung và phương pháp dạy học phải giúp cho đối tượng học sinh biết hoạt động và tích cực tham gia các chương trình hoạt động.
Để đảm được đổi mới chương trình giáo dục mà ngành đang thực hiện thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy có vai trò hết sức quan trọng. Cho nên đổi mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, loại bỏ thói quen học tập thụ động từ đó cuốn hút học sinh vào các hoạt động do giáo viên thiết kế, tổ chức và chỉ đạo, qua đó học sinh có thể tự khám phá và chiếm lĩnh nội dung bài học.
Vậy, để đảm bảo được yêu cầu này thì giáo viên phải phát huy, khai thác tối đa kinh nghiệm sống của học sinh, tạo cơ hội cho học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân về vấn đề đang học, khuyến khích các em nêu những thắc mắc trong khi nghe giảng, đặt ra câu hỏi cho thầy, cho bạn trao đổi, tranh luận, tạo nên mối quan hệ hợp tác trong giao tiếp giữa thầy và trò, giữa trò với trò trong quá trình chiếm lĩnh nội dung học tập. Hợp tác trong học tập sẽ làm tăng hiệu quả học tập, trong hoạt động hợp tác, tính cách, năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ uốn nắn, tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ được phát triển. Sự hợp tác trong học tập sẽ giúp học sinh sẽ quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội và hình thành năng lực hợp tác cho người công dân trong một thế giới phát triển.
Như vậy, đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phải nhằm góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực và những công dân mới có tính năng động, sáng tạo, thích ứng với sự phát triển của xã hội, có phẩm chất và năng lực để thực hiện sự nghiệp phát triển của đất nước ta hiện nay. Cho nên đổi mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân là nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tức là dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực là dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh, dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác, kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh không có nghĩa là gạt bỏ, loại trừ, thay thế hoàn toàn các phương pháp truyền thống. Vấn đề là ở chỗ, cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của các phương pháp dạy học hiện có như thuyết trình, nêu vấn đề, giảng giải, vấn đáp, đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số phương pháp dạy học mới một cách linh động nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy học ở địa phương và trường sở tại.
Phương pháp dạy học tích cực không hề hạ thấp hay giảm nhẹ vai trò chủ đạo của người thầy. Để phương pháp dạy học tích cực đạt được hiệu quả cao, người thầy phải thực sự trở thành người thiết kế, tổ chức hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm để học 

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_cua_ho.docx
  • pdfGiáo_dục_công_dân_Đặng_Bích_Ngọc.pdf