Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giáo dục An toàn giao thông qua môn GDCD ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giáo dục An toàn giao thông qua môn GDCD ở trường THCS

Giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật về trật tự ATGT trong trường học nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách trong những năm trước mắt của nhà nước. Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng chính phủ và của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT cùng với các cơ quan chức năng đưa nội dung giáo dục Pháp luật về trật tự ATGT vào các trường học. Nhưng vì do tài liệu sách giáo khoa và điều kiện còn hạn chế nên chất lượng và hiệu quả của việc dạy học pháp luật ATGT cho HS trong trường chưa đảm bảo. Mà mục đích của việc giáo dục ATGT là cung cấp cho HS những hiểu biết cơ bản ban đầu, những quy tắc xử sự thường gặp khi tham gia giao thông hằng ngày để hình thành thái độ hành vi tự giác, chấp hành pháp luật trật tự ATGT chung và tránh được những tai nạn giao thông cho chính mình. Giáo dục trật tự ATGT là yêu cầu rất quan trọng nhưng không dễ dàng. Vì vậy giáo viên chúng ta cần phải quan tâm kiên trì tổ chức tốt việc dạy học, phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng với phụ huynh để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn nâng cao ý thức pháp luật các em ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Giáo dục ATGT cho các em nhằm giúp các em sớm nhận thức hiểu biết về luật giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông ở mọi lúc mọi nơi. Để đảm bảo được tính mạng cho các em là việc thiết thực nhất mà hiện nay chúng ta ai cũng phải làm để đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà.

doc 35 trang haihuy29 14/08/2023 3892
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giáo dục An toàn giao thông qua môn GDCD ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Phần mục
Nội dung
Trang
Chương 1
Cơ sở đề xuất giải pháp 
3
1.1
Sự cần thiết hình thành giải pháp
3
1.2
Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp
4
1.3
Mục tiêu 
4
1.4
Các căn cứ để xuất giải pháp 
4
1.5
Phương pháp nghiên cứu 
5
1.6
Đối tượng và phạm vi áp dụng
6
Chương 2
Quá trình hình thành và nội dung giải pháp
7
2.1
Quá trình hình thành 
7
2.2
Nội dung giải pháp
11
Chương 3
Hiệu quả giải pháp
24
Chương 4
Kết luận và đề xuất, kiến nghị
31
4.1
Kết luận
31
4.2
Đề xuất – Kiến nghị
32
Tài liệu tham khảo 
34
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATGT	: An toàn giao thông
GDCD	: Giáo dục công dân
GD&ĐT	: Giáo dục và Đào tạo
HS	: Học sinh
PHHS	: Phụ huynh học sinh
THCS	: Trung học cơ sở
TNGT	:Tai nạn giao thông
TTATGT	:Trật tự An toàn giao thông
Chương 1. 
 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp.
An toàn giao thông ở Việt Nam hiện nay đang là vấn đề xã hội hết sức nghiêm trọng, là mối quan tâm lo lắng của toàn xã hội. Hằng ngày, thực trạng tai nạn giao thông với những con số, hình ảnh, bài viết, phóng sự làm chúng ta phải giật mình. Mỗi năm trong cả nước có hàng ngàn gia đình mất đi người thân hay phải mang theo tàn tật suốt đời không còn khả năng lao động. Theo báo cáo tình hình toàn cầu của WHO, về TNGT trên toàn thế giới mỗi năm có 1,2 triệu người chết vì TNGT. Số người chết vì TNGT ở Việt Nam là 15.000. Tin từ Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết 6 tháng đầu năm 2018, toàn quốc xảy ra 8.999 vụ tai nạn giao thông, làm chết 4.103 người, bị thương 7.027 người. Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, 6 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh xảy ra 287 vụ TNGT đường bộ làm 126 người chết và 265 người bị thương đây là con số đáng báo động. 
Các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông còn phổ biến ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, trong đó vi phạm ở học sinh có chiều hướng gia tăng. Giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho các em học sinh là góp phần đem lại sự an toàn cho các em bởi lẽ : “An toàn là bạn – tai nạn là thù!” Ai cũng hiểu rõ điều đó. Nhưng có làm được hay không mới là điều đáng băn khoăn, trăn trở. Tôi xin được trình bày sơ lược một số kinh nghiệm nhỏ của mình để giáo dục phần pháp luật An toàn giao thông cho các em học sinh, nhất là các em học sinh khối 6 khi các em vừa mới bước vào trường THCS nên còn nhiều bỡ ngỡ.
Đất nước ta đang trong quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường XHCN và hội nhập nền kinh tế thế giới. Cùng với sự phát triển đó nhu cầu về giao thông cũng tăng cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay tình hình tai nạn giao thông đáng báo động về những vụ tai nạn chết người hoặc để lại những thương tích cho suốt đời. Tai nạn giao thông còn nguy hiểm hơn bất cứ một dịch bệnh hay một chiến tranh nào, hiểm họa tai nạn giao thông có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào nếu người tham gia giao thông lơ là, chủ quan là một trong những nguyên nhân thường dẫn đến tai nạn giao thông đó là người tham gia giao thông còn có rượu, bia, chạy lạng lách, đánh võng, chở vật cồng kềnh, chạy hàng 3 hàng 4 Nhưng nguyên nhân chính và chủ yếu theo thống kê cho thấy hơn 90% là do thiếu ý thức chấp hành pháp luật về “Trật tự an toàn giao thông” của một số người dân. Điều đặc biệt đáng quan tâm hiện nay là hầu hết ở các trường học việc học sinh đi không đúng phần đường đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông làm ảnh hưởng đến gia đình, nhà trường và xã hội. Tai nạn giao thông thật sự là một thảm họa ở nước ta. Và nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với nghành giáo dục là phải xây dựng một thế hệ tương lai có kiền thức và ý thức tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. Với lí do trên tôi quyết định chọn và viết đề tài “Một số phương pháp giáo dục An toàn giao thông qua môn GDCD ở trường THCS” nhằm giáo dục học sinh thực hiện tốt luật an toàn giao thông để không xảy ra những vụ tai nạn đáng tiếc.
1.2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp.
Luật giao thông là hệ thống các quy phạm pháp luật và các quy tắc xử sự hành chính do Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trên lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông. 
Thực hiện tốt an toàn giao thông chính là thể hiện sự tôn trọng trong chấp hành pháp luật nhà nước. Trật tự an toàn giao thông sẽ đảm bảo mang lại hạnh phúc đến mọi người. Là trách nhiệm của toàn xã hội.
1.3. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nắm vững, hiểu biết về luật ATGT và thực hiện tốt luật an toàn giao thông.
- Qua đó góp phần giáo dục học sinh ý tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông.
1.4. Các căn cứ đề xuất giải pháp.
1.4.1. Cơ sở lý luận:
Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên về giáo dục ATGT cho học sinh. Nhiệm vụ trọng tâm năm học 2018 – 2019.
Nghiên cứu luật giao thông, tài liệu, các văn bản chỉ đạo về giáo dục ATGT cho học sinh.
1.4.2. Cơ sở thực tiễn :
Giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật về trật tự ATGT trong trường học nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách trong những năm trước mắt của nhà nước. Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng chính phủ và của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT cùng với các cơ quan chức năng đưa nội dung giáo dục Pháp luật về trật tự ATGT vào các trường học. Nhưng vì do tài liệu sách giáo khoa và điều kiện còn hạn chế nên chất lượng và hiệu quả của việc dạy học pháp luật ATGT cho HS trong trường chưa đảm bảo. Mà mục đích của việc giáo dục ATGT là cung cấp cho HS những hiểu biết cơ bản ban đầu, những quy tắc xử sự thường gặp khi tham gia giao thông hằng ngày để hình thành thái độ hành vi tự giác, chấp hành pháp luật trật tự ATGT chung và tránh được những tai nạn giao thông cho chính mình. Giáo dục trật tự ATGT là yêu cầu rất quan trọng nhưng không dễ dàng. Vì vậy giáo viên chúng ta cần phải quan tâm kiên trì tổ chức tốt việc dạy học, phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng với phụ huynh để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn nâng cao ý thức pháp luật các em ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Giáo dục ATGT cho các em nhằm giúp các em sớm nhận thức hiểu biết về luật giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông ở mọi lúc mọi nơi. Để đảm bảo được tính mạng cho các em là việc thiết thực nhất mà hiện nay chúng ta ai cũng phải làm để đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. 
1.5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp trò chơi
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp cho học sinh sắm vai giải quyết tình huống pháp luật.
- Tích lũy qua quá trình công tác tại trường.
- Qua trao đổi, tìm hiểu từ học sinh, đội ngũ thầy cô giáo và các trường bạn.
1.6. Đối tượng và phạm vi áp dụng.
Học sinh Trường THCS Phước Thắng từ năm học 2015 đến năm 2018.
Nội dung chương trình các bài dạy lồng ghép phần pháp luật giao thông trong môn GDCD trong trường THCS.
Tập trung nghiên cứu tìm hiểu sâu về việc chấp hành giao thông của học sinh trong nhà trường nhất là ở các em học sinh khối 6 khi vừa bỡ ngỡ bước vào trường cấp hai.	
Chương 2
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP
2.1. Quá trình hình thành
2.1.1. Quan sát thực tế thực trạng của đề tài:
Trong thực tế hiện tại ở các xã, phường trên địa bàn thành phố Vũng Tàu nói chung và địa bàn phường 11 nói riêng số người đi bộ và các loại phương tiện đi lại giao thông, lưu thông như xe đạp, xe máy, ô tô với mật độ rất nhiều. Hơn nữa trường THCS Phước Thắng nằm ở trung tâm phường 11 kề giao ngã ba Đô Lương giáp trường Tiểu học Phước Thắng, Uỷ ban nhân dân phường 11 và khu vực chợ phường 11 nên phương tiện tham gia giao thông và người tham gia lưu thông rất nhiều nhất là vào giờ cao điểm dễ bị ách tắc giao thông. Nếu gặp một người lái xe hay một người đi bộ, một em HS đi ra ngoài đường mà không chấp hành đúng các quy định về ATGT và không quan tâm đến người khác mà cứ theo ý mình thì có thể làm cho giao thông trên đường lộn xộn, ách tắc xảy ra tai nạn. Vì thế công tác tuyên truyền giáo dục ATGT được các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương và Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh rất quan tâm chú trọng.
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương, các cấp ủy Đảng, Ban giám hiệu nhà trường về công tác giáo dục truyền thông, tuyên truyền bằng khẩu hiệu về an toàn giao thông.
- Luôn được sự hướng dẫn và chỉ đạo của ngành, hưởng ứng Năm An toàn giao thông và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của Hiệu trưởng nhà trường. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch năm học về việc triển khai đầy đủ các chuyên đề đầu năm học cho tất cả cán bộ, giáo viên của trường. Tạo mọi điều kiện tổ chức sinh hoạt cụm nhóm chuyên môn cho tất cả tham gia sinh hoạt để trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Đặc biệt là tổ chức dự giờ, thao, hội giảng theo các chuyên đề.
- Học sinh THCS Phước Thắng mạnh dạn, thông minh, tự tin khi tham gia vào các hoạt động học, hoạt động ngoài trời, các hoạt động trong ngày. Các em rất hứng thú trong các hoạt động có lồng ghép chuyên đề, đặc biệt là chuyên đề về giáo dục An toàn giao thông cho trẻ.
- Bản thân là giáo viên dạy môn GDCD tôi luôn tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn về các chuyên đề “Giáo dục An toàn giao thông” cho học sinh THCS, luôn tìm tòi đọc các loại sách, báo, tạp chí giáo dục, cập nhật các thông tin thời sự nói về giáo dục an toàn giao thông, tham dự các buổi triển khai chuyên môn về chuyên đề Giáo dục An toàn giao thông, tôi rất thích dự các tiết dạy có lồng ghép giáo dục an toàn giao thông, vì khi tổ chức các hoạt động lồng ghép chuyên đề đó các em học sinh rất thích và được trải nghiệm thực tế thông qua trò chơi, các em hiểu và nhớ có thể áp dụng khi đi tham gia giao thông trên đường cùng gia đình. Đồng thời phối kết hợp với Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, vẽ tranh, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp về luật ATGT cho các em học sinh.
* Khó khăn:
- Giáo viên chưa tự tin khi xây dựng các hoạt động có lồng ghép chuyên đề giáo dục an toàn giao thông cho học sinh. Một số giáo viên chưa có sáng tạo trong các trò chơi giao thông còn rập khuôn.
- Việc tổ chức các hoạt động lồng ghép chuyên đề Giáo dục An toàn giao thông cho học sinh, phải tích hợp theo chủ để, tùy đề tài mà lồng ghép. Có những chủ đề, đề tài rất dễ lồng ghép, có những đề tài rất khô khan, khó lồng ghép.
- Khả năng ghi nhớ của một số em học sinh còn hạn chế. Học sinh khối lớp 6 vừa bước vào trường THCS còn nhiều bỡ ngỡ, mới lạ.
- Trong nhóm hoạt động còn một số em nhút nhát, thiếu tự tin, không thích tham gia vào các hoạt động tập thể.
- Các tài liệu, thiết bị, đồ dùng dạy học về pháp luật ATGT còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học.
* Thực trạng của đề tài nghiên cứu:
Từ năm năm 2018 bản thân tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn GDCD lớp 7 và lớp 8. Tổng số HS của cả trường là 1806 em. Những vụ tai nạn như đi bộ không đúng luật, đi xe đạp chở nhau lạng lách, đùa nghịch khi đi học, bị xe máy va quẹt do chưa biết cách đi đường, hay đi chơi đến năm học 2018 - 2019 số học sinh bị tai nạn nghiêm trọng là chưa có, chỉ bị va chạm, xây xát nhẹ lý do bị tai nạn chủ yếu là tham gia giao thông không đúng luật. 
Chính những vụ tai nạn trên, làm bản thân tôi lo nghĩ đến khu vực của mình đang dạy là trung tâm của phường 11 giao ngã ba Đô Lương và đường 30/4 đầu mối chợ, phường, trường, trạm xe cộ đông tấp nập các em học sinh đi lại qua đường rất nguy hiểm. Cho đến năm học 2018 – 2019 này, tôi được nhà trường phân công dạy môn GDCD lớp 7, 8. Đây là điều kiện thuận lợi để tôi tổ chức lồng ghép các hoạt động giáo dục cho các em có ý thức và văn hóa khi tham gia giao thông.
2.1.2. Nguyên nhân của thực trạng:
Hiện nay, tai nạn giao thông do không tuân thủ Luật Giao thông đường bộ ở nước ta ở mức cảnh báo, nó để tác hại vô cùng to lớn trước mắt và lâu dài; chỉ vì không thực hiện an toàn giao thông khi lưu thông mà số thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra ngày càng nghiêm trọng. 
- Các con số về ATGT:
Tin từ Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết trong từ ngày 16/12/2017 đến 15/6/2018, toàn quốc xảy ra 8.999 vụ tai nạn giao thông, làm chết 4.103 người, bị thương 7.027 người. So với 6 tháng đầu năm 2017, số vụ TNGT giảm 594 vụ (giảm 6,19%), số người chết giảm 31 người (giảm 0,75%), số người bị thương giảm 908 người (giảm 11,44%) quả là một con số đau lòng đáng báo động. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, theo Ban An toàn giao thông tỉnh, 6 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh xảy ra 287 vụ TNGT đường bộ làm 126 người chết (giảm 62 vụ, tăng 1 người chết so với cùng kỳ năm 2017) và 265 người bị thương. Trong số này, có 30 vụ TNGT tự gây làm 31 người chết. Nguyên nhân dẫn đến các vụ TNGT tự gây là do người điều khiển phương tiện đã sử dụng chất kích thích thần kinh (rượu, bia, ma túy) trước khi lái xe, không chú ý quan sát, lạng lách đánh võng, chạy quá tốc độ quy định, không làm chủ tay lái nên đã tự đâm vào dải phân cách, cột điện, vỉa hè, cây xanh ven đường.Tuy nhiên con số này vẫn còn lớn, đáng báo động.
Nguyên nhân tai nạn giao thông chủ yếu vẫn là chạy quá tốc độ (11%), đi không đúng phần đường, làn đường (28,7%), sử dụng bia rượu (3,61%). Theo đánh giá của Ủy ban ATGT Quốc gia, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ TNGT là do người điều khiển phương tiện không đi đúng làn đường, vi phạm tốc độ, vượt xe sai quy định, sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông Phương tiện gây tai nạn chủ yếu là xe máy (chiếm 65%).
- Vì vậy, vấn đề tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT trong cộng đồng dân cư, trong đội ngũ cán bộ, công chức, nhà nước, cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường và các đối tượng khác trong xã hội là cần thiết.
+ Ý thức về chấp hành pháp luật ATGT còn thấp, văn hóa giao thông chưa được coi trọng, từ nông thôn đến thành thị.
+ Một số phong tục, tập quán, thói quen lạc hậu, lỗi thời vẫn ăn sâu trong dân chúng
+ Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật ATGT còn nhiều bất cập và kém hiệu quả
+ Việc thực thi pháp luật của các cơ quan chuyên trách chưa nghiêm minh, còn nhiều tiêu cực trong giải quyết các vấn đề pháp lý 
+ Sự yếu kém, lạc hậu về cơ sở hạ tầng
-  Khu vực trường THCS Phước Thắng là trường xa trung tâm thành phố, nằm sát đường 30/4, giao ngả ba đường Đô Lương phường 11 - thành phố Vũng Tàu đây là con đường nhỏ đang mở rộng, công trình đang thi công, nâng cấp con đường mới, phương tiện tham gia giao thông xe cộ đi lại và người tham gia lưu thông rất nhiều nhất là vào giờ cao điểm.
-  Học sinh ở đây đa số là con em phường 11, 12 làm chài lưới, điều kiện kinh tế gia đình các em còn nhiều khó khăn nên bố mẹ các em mải lo kiếm sống, do vậy việc nhắc nhở và quan tâm tâm tới các em chưa được thường xuyên. Bản thân tôi luôn suy nghĩ đến những học sinh bị tai nạn năm qua và là người giáo viên giảng dạy môn GDCD không những chỉ có dạy học sinh những kiến thức văn hóa mà phải làm thế nào đây để học sinh cả khu vực nơi đây có ý thức về luật đi đường và không xem nhẹ việc trật tự ATGT để khỏi xảy ra tai nạn. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp thực hiện sau:
2.2. Nội dung giải pháp
Vì tâm lý của học sinh thường ham chơi, hiếu động nhất là những lúc các em được tự do khi hết giờ ra khỏi trường là các em chơi đùa trên đường, chạy xe hàng 3 hàng tư, lạng lách, đánh võng trên đường Đặc biệt các em học sinh khối lớp 6 khi vừa bước vào môi trường mới đang có nhiều bỡ ngỡ, các em được tự mình tới trướng nên rất dễ xảy ra tai nạn. Là một giáo viên giảng dạy môn DGCD tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm giải pháp sau:
Trước hết chúng ta bàn về An toàn giao thông: ATGT là các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông, phải có ý thức khi tham gia giao thông. An toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không, là sự chấp hành tốt các luật lệ về giao thông, cư xử phù hợp khi lưu thông trên các phương tiện giao thông. An toàn giao thông đang là vấn đề “nóng” luôn được sự quan tâm của xã hội.
ATGT không chỉ là vấn đề chung của xã hội mà còn cần sự đóng góp của mỗi cá nhân. Mồi chúng ta cần ý thức tốt khi tham gia giao thông thì sẽ giảm thiểu số lượng tai nạn gây ra. Vấn đề an toàn giao thông đang được tuyên truyền rộng rãi qua báo đài, các trò chơi truyền hình Ngay trong môi trường học đường vấn đề an toàn giao thông cũng được chú trọng, nâng cao ý thức trách nhiệm mỗi học sinh về việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy Thực hiện tốt an toàn giao thông vì lợi ích của bản thân và của xã hội.
An toàn giao thông luôn là vấn đề hết sức quan trọng và đang được sự chú ý quan tâm trong thực tế cuộc sống. Thực hiện tốt An toàn giao thông đồng nghĩa với việc xây dựng một cộng đồng văn minh phát triển.
Như vậy: Pháp luật về ATGT đường bộ là: Một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
Ở trường trung học cơ sở chương trình pháp luật giao thông gồm: Dạy 4 tiết chính khoá về trật tự ATGT trong môn Giáo dục công dân gồm 2 tiết ở lớp 6, 7.
Bài 14: Thực hiện trật tự ATGT, 1 tiết ở lớp 7 và 1 tiết ở lớp 8. Tuy nhiên ta có thể tích hợp dạy pháp luật ATGT vào các bài như:
Chương trình lớp 6 gồm: - Bài 5: Tôn trọng kỉ luật. (tôn trọng kỉ luật là cơ sở hướng tới tôn trọng pháp luật có luật ATGT)
Bài 9: Lịch sự, tế nhị (Biểu hiện của lịch sự, tế nhị là thực hiện nội quy nhà trường và pháp luật)
Bài 10: Tích cực tự giác trong các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội (tuyên truyền về ATGT)
Bài 14: Thực hiện trật tự ATGT
Thực hành ngoại khóa Tìm hiểu về ATGT
Chương trình lớp 7 gồm: - Bài 3: Tự trọng (biết tự giác chấp hành pháp luật ATGT)
- Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa (Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân trong đó có chấp hành pháp luật)
Chương trình lớp 8 gồm: Bài 1: Tôn trọng lẽ phải (Tôn trọng thực hiện nghiêm luật ATGT)
- Bài 2: Liêm khiết (người liêm khiết chấp hành đúng pháp luật ATGT)
Bài 3: Tôn trọng người khác
Bài 5: Pháp luật và kỉ luật (Biết chấp hành và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện tốt pháp luật)
Bài 8. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác (học hỏi văn hóa giao thông các dân tộc khác nhất là các nước phát triển)
Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư (Biểu hiện thực hiện tốt trật tự ATGT)
Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân (tố cáo, khiếu nại khi phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật ATGT)
Bái 19: Quyến tự do ngôn luận
Chương trình lớp 9 gồm: - Bài 2: Tự chủ (Tự làm chủ bản thân và các tình huống khi tham gia giao thông)
Bài 3: Dân chủ và kỉ luật
Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân
Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
Thực hành ngoại khóa “Sống và làm việc theo pháp luật”.
Giáo viên giảng dạy môn GDCD ở THCS cần có phương pháp phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học sinh trong quá trình dạy học. người giảng dạy phải linh hoạt tùy vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của học sinh mà thiết kế nội dung giáo dục pháp luật ATGT cho phù hợp. Dạy học pháp luật giao thông trong môn GDCD phải gắn bó chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống: phải hướng dẫn học sinh liên hệ với từng bài học, đời sống cá nhân, tập thể và địa phương. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thực tế việc chấp hành pháp luật giao thông ở trường học, địa phương và xã hội.
Đối với học sinh THCS các em cần nắm được các quy tắc giao thông đường bộ phù hợp với đặc điểm tham gia giao thông của lứa tuổi; biết xử lý đúng đắn các tình huống đi đường thông thường; hiểu được tầm quan trọng của bảo đảm an toàn giao thông đối với bản thân và gia đình cũng như cộng đồng, có thái độ đúng đắn đối với các hành vi đúng và chưa đúng và có ý thức tôn trọng pháp luật khi tham gia giao thông.
Các vi phạm ở học s

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giao_duc_an_toan_gi.doc