SKKN Vận dụng những định hướng đổi mới trong dạy học bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão (sách Ngữ văn 10, tập 1) ở trường THPT Hậu Lộc I

SKKN Vận dụng những định hướng đổi mới trong dạy học bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão (sách Ngữ văn 10, tập 1) ở trường THPT Hậu Lộc I

 Hoạt động dạy và học là hoạt động cơ bản, quan trọng hàng đầu trong các nhà trường phổ thông. Đây là một hoạt động lao động sáng tạo đặc thù vì sản phẩm tạo ra rất đặc biệt - con người cho xã hội. Ngành giáo dục đang có những nỗ lực rất lớn trong việc đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá để nâng cao chất lượng công tác, đào tạo ra “những sản phẩm chất lượng cao”, đáp ứng nhu cầu của xã hội, bắt kịp xu thế phát triển của thế giới. Dạy học theo kiểu truyền thống đã tồn tại từ rất lâu, có nhiều ưu điểm đáng ghi nhận, kế thừa song cũng còn những hạn chế như: chưa chú trọng đến vai trò tích cực của người học, nặng về lí thuyết,.Bởi vậy cần có những thay đổi, bổ sung để phù hợp hơn với tình hình thời đại hiện nay.

 Dạy học theo định hướng đổi mới đã trở thành chủ trương chung của toàn ngành trong nhiều năm trở lại đây. Bộ giáo dục và đào tạo cũng như Sở giáo dục đào tạo Thanh Hóa đã có những chỉ đạo, hướng dẫn về công tác đổi mới này tới từng nhà trường và các giáo viên. Các thầy cô đã được nghiên cứu, tập huấn rất cụ thể về nội dung đổi mới. Riêng đối với bộ môn Ngữ văn, chúng tôi đã được học tập từ năm học trước. Đến năm học 2017- 2018 này, các trường đã tiến hành Hội thảo, soạn giáo án và dạy minh họa một số tiết của các môn theo định hướng đổi mới để cùng phân tích, trao đổi, rút kinh nghiệm.Từ đó mỗi giáo viên sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy của mình.

 Ngoài ra, từ năm học 2018- 2019, chương trình sách giáo khoa bậc trung học phổ thông sẽ đổi mới bắt đầu từ lớp 10. Thế nên việc tiếp thu và thực hiện những định hướng đổi mới cũng là để thích nghi được với chương trình và kiến thức mới.

 Trên đây là một số lí do cơ bản trong thực tiễn của ngành giáo dục và xã hội, thời đại đặt ra yêu cầu phải đổi mới trong dạy học. Là một giáo viên được tiếp thu tinh thần chỉ đạo và nội dung đổi mới, tôi mạnh dạn lựa chọn trình bày một vài suy nghĩ về việc Vận dụng những định hướng đổi mới trong dạy học bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão (sách Ngữ văn 10, tập 1) ở trường THPT Hậu Lộc I.

 

doc 23 trang thuychi01 14334
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng những định hướng đổi mới trong dạy học bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão (sách Ngữ văn 10, tập 1) ở trường THPT Hậu Lộc I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI 
TRONG DẠY HỌC BÀI THƠ “TỎ LÒNG” 
CỦA PHẠM NGŨ LÃO 
(SGK - Ngữ văn 10, tập 1)	
 Người thực hiện: Đỗ Thị Thúy
 Chức vụ: TTCM
 Đơn vị công tác: Trường THPT Hậu Lộc I
 SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn
THANH HOÁ, NĂM 2018
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng
2.3. Vận dụng những định hướng đổi mới trong dạy học bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
2.3.1 Vận dụng những định hướng đổi mới trong dạy học môn Ngữ Văn ở nhà trường phổ thông.
2.3.2 Phương pháp và hình thức thực hiện
2.3.3 Giáo án thực nghiệm bài giảng văn Tỏ lòng- Phạm Ngũ Lão
2.3.4 Hiệu quả thực tiễn
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
 3
3
3
3
4
4
4
4
5
6
6
8
11
18
19
19
20
1. MỞ ĐẦU
 	1.1. Lí do chọn đề tài
 	Hoạt động dạy và học là hoạt động cơ bản, quan trọng hàng đầu trong các nhà trường phổ thông. Đây là một hoạt động lao động sáng tạo đặc thù vì sản phẩm tạo ra rất đặc biệt - con người cho xã hội. Ngành giáo dục đang có những nỗ lực rất lớn trong việc đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá để nâng cao chất lượng công tác, đào tạo ra “những sản phẩm chất lượng cao”, đáp ứng nhu cầu của xã hội, bắt kịp xu thế phát triển của thế giới. Dạy học theo kiểu truyền thống đã tồn tại từ rất lâu, có nhiều ưu điểm đáng ghi nhận, kế thừa song cũng còn những hạn chế như: chưa chú trọng đến vai trò tích cực của người học, nặng về lí thuyết,...Bởi vậy cần có những thay đổi, bổ sung để phù hợp hơn với tình hình thời đại hiện nay.
 	 Dạy học theo định hướng đổi mới đã trở thành chủ trương chung của toàn ngành trong nhiều năm trở lại đây. Bộ giáo dục và đào tạo cũng như Sở giáo dục đào tạo Thanh Hóa đã có những chỉ đạo, hướng dẫn về công tác đổi mới này tới từng nhà trường và các giáo viên. Các thầy cô đã được nghiên cứu, tập huấn rất cụ thể về nội dung đổi mới. Riêng đối với bộ môn Ngữ văn, chúng tôi đã được học tập từ năm học trước. Đến năm học 2017- 2018 này, các trường đã tiến hành Hội thảo, soạn giáo án và dạy minh họa một số tiết của các môn theo định hướng đổi mới để cùng phân tích, trao đổi, rút kinh nghiệm...Từ đó mỗi giáo viên sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy của mình.
 	Ngoài ra, từ năm học 2018- 2019, chương trình sách giáo khoa bậc trung học phổ thông sẽ đổi mới bắt đầu từ lớp 10. Thế nên việc tiếp thu và thực hiện những định hướng đổi mới cũng là để thích nghi được với chương trình và kiến thức mới...
 	Trên đây là một số lí do cơ bản trong thực tiễn của ngành giáo dục và xã hội, thời đại đặt ra yêu cầu phải đổi mới trong dạy học. Là một giáo viên được tiếp thu tinh thần chỉ đạo và nội dung đổi mới, tôi mạnh dạn lựa chọn trình bày một vài suy nghĩ về việc Vận dụng những định hướng đổi mới trong dạy học bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão (sách Ngữ văn 10, tập 1) ở trường THPT Hậu Lộc I.
 	1.2. Mục đích nghiên cứu
- Thấy được sự cần thiết cũng như những ưu điểm của việc vận dụng những định hướng đổi mới trong dạy học.
- Thông qua việc vận dụng vào một bài học cụ thể để cùng phân tích, trao đổi, rút kinh nghiệm trong thực tiễn giảng dạy để đạt được hiệu quả cao hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 10 trung học phổ thông, cụ thể là các lớp10A3, 10A9 của nhà trường năm học 2017- 2018.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu, tìm hiểu kĩ các văn bản, tài liệu hướng dẫn , tập huấn về đổi mới dạy học.
- Vận dụng soạn giáo án theo định hướng đổi mới và thực hiện giảng dạy cụ thể ở một số lớp 10.
- Trọng tâm là sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, thống kê, tổng hợp... để đánh giá kết quả dạy và học của hày và trò.
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Những định hướng đổi mới trong soạn giáo án và tổ chức các hoạt động học tập trên lớp cho học sinh.
- Vận dụng cụ thể vào bài giảng văn Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 10 ban cơ bản, tập 1.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Định hướng đổi mới giáo dục có thể hiểu là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên về việc bổ sung, thay đổi, sử dụng những cái mới trong công tác giáo dục nhằm tạo ra hiệu quả cao hơn, phù hợp hơn với tình hình, xu thế phát triển của xã hội và thời đại. Đổi mới đã, đang và sẽ được triển khai toàn diện trong nhiều phạm vi: dạy và học; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh vào các trường chuyên nghiệp; chương trình sách giáo khoa;...Tất nhiên đổi mới không phải là phủ định hoàn toàn những cái cũ, những cái truyền thống- những cái đã có, đã sử dụng mang lại hiệu quả sẽ vẫn được kế thừa, phát huy cùng với những yếu tố mới để tạo ra hiệu quả vừa thúc đẩy vừa bền vững cho ngành giáo dục của chúng ta.
 	Trong những năm qua, Bộ giáo dục và đào tạo đã tập trung chỉ đạo đổi mới đồng bộ, sâu sắc, toàn diện các hoạt động của ngành nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường phổ thông; trong chủ trương chung đó, đổi mới hoạt động dạy học là một nội dung rất quan trọng. Luật Giáo dục số 38/ 2005/ QH 11, Điều 28 đã quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
 	Ngoài ra, Bộ giáo dục và đào tạo cũng như Sở giáo dục và đào tạo đã có những văn bản, tài liệu hướng dẫn cụ thể cho giáo viên về việc đổi mới trong soạn giảng và thực hiện dạy học theo năm hoạt động chú trọng kết hợp với các phương pháp dạy học mới là:
Hoạt động khởi động
Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động luyện tập
Hoạt động vận dụng
Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
Các văn bản và tài liệu hướng dẫn này đã được triển khai cụ thể tới từng trường trung học phổ thông và các giáo viên để nắm bắt và thực hiện nghiêm túc
Như vậy đổi mới trong dạy học đã được đặt ra từ lâu và đang được tích cực chỉ đạo trong những năm gần đây. Do đó việc nhận thức sâu sắc và vận dụng hiệu quả vào hoạt động dạy học là nhiệm vụ rất quan trọng của người giáo viên.
2.2. Thực trạng vấn đề
Là một giáo viên, tôi nhận thức được tầm quan trọng của công cuộc đổi mới cũng như vai trò của người dạy trong việc vận dụng vào dẫn dắt học sinh của mình. Qua thực tiễn giảng dạy, tôi cũng thấy rằng sự thay đổi, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học sẽ tạo ra hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, chủ động trong chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, rèn khả năng tự học cho các em, gắn lí thuyết với thực tiễn,...nhằm đạt được kết quả giáo dục toàn diện. 
Hơn nữa, ở góc độ bộ môn, một thực tế hiện nay là học sinh quan tâm, chú trọng nhiều hơn tới các môn khoa học tự nhiên như toán, lí, hóa,...do xu thế chọn trường, chọn nghề sau khi tốt nghiệp. Môn Ngữ văn là một môn học mang tính nhân văn cao, nội dung rất gần gũi với cuộc sống thực của các em, lại rèn cho các em các kĩ năng tư duy, diễn đạt, giao tiếp rất cần thiết trong đời sống và công việc. Song để các em thích học văn, thấy được cái hay, cái đẹp của bộ môn, người dạy không thể truyền thụ, áp đặt kiến thức một chiều, “đọc- chép”,...cho học sinh mà cần phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, khơi dậy, trân trọng những cảm thụ cá nhân đúng đắn, liên hệ chặt chẽ môn học với đời sống,...Vận dụng những định hướng đổi mới trong dạy học nói chung, môn Ngữ văn nói riêng chính là cách để môn học “đến gần” hơn với các em, đạt được hiệu quả cao hơn trong dạy và học của thầy và trò.
Trong năm học 2017- 2018, giáo viên môn Ngữ văn trong toàn tỉnh đã được tập huấn về đổi mới trong đó có đổi mới phương pháp dạy học. Không những thế, vào đầu năm học, theo chỉ đạo, giáo viên môn Ngữ văn các trường khuyến khích dạy 1 vài tiết theo định hướng đổi mới trong năm học. Chúng tôi đã làm và hiểu ra: công cuộc đổi mới là rất quan trọng, cần thiết, có những ưu việt lớn để tạo ra sự đột phá, nâng cao chất lượng giáo dục và nhất định phải thực hiện bằng được.
Bản thân tôi có một số năm liên tục giảng dạy khối lớp 10, hơn nữa, việc đổi mới chương trình sách giáo khoa sau này cũng sẽ bắt đàu từ khối 10. Do vậy, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: Vận dụng những định hướng đổi mới trong dạy học vào một bài giảng văn cụ thể là bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 để trao đổi cùng các đồng nghiệp. Chắc chắn những trao đổi chủ quan của tôi sẽ còn những thiếu sót, chưa hoàn thiện nhưng hi vọng qua đây sẽ được nâng cao chuyên môn, vững vàng hơn trong thực hiện đổi mới công tác dạy học trong toàn ngành.
2.3. VẬN DỤNG NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI TRONG DẠY HỌC BÀI THƠ TỎ LÒNG- PHẠM NGŨ LÃO (NGỮ VĂN 10, TẬP 1)
2.3.1. Vận dụng những định hướng đổi mới trong dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông
a. Soạn giáo án theo quy trình mới
Soạn giáo án theo quy trình mới là cách soạn mỗi bài học hoặc chủ đề theo một quy trình năm hoạt động, cụ thể như sau:
* Hoạt động khởi động:
* Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Hoạt động luyện tập:
* Hoạt động vận dụng:
* Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
b. Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh
Bên cạnh những phương pháp dạy học truyền thống và theo đặc trưng của bộ môn, việc phát huy các phương pháp , kĩ thuật dạy học tích cực cũng góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn đạt hiệu quả.. Phương pháp dạy học tích cực gắn với bốn đặc trưng:
- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh
- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
- Tăng cường học tập cá thể, phống hợp với học tập hợp tác
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
b.1. Các phương pháp dạy học tích cực
* Thảo luận nhóm 
* Đóng vai 
* Nghiên cứu tình huống
* Dạy học theo dự án
b.2. Các kĩ thuật dạy học tích cực
Sử dụng phối hợp, hỗ trợ cho các phương pháp dạy học tích cực là các kĩ thuật dạy học tích cực. Chúng bao gồm một số kĩ thuật thường dùng như:
- Kĩ thuật chia nhóm
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật khăn trải bàn
- Kĩ thuật “Phòng tranh”
- Kĩ thuật “Trình bày một phút”
- Kĩ thuật “Hỏi chuyên gia”
- Kĩ thuật “Bản đồ tư duy”...
Nói chung từ dạy học thụ động sang dạy học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. 
Trên đây là quy trình soạn giáo án và sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng đổi mới. Từ đó tôi đã vận dụng vào việc soạn giáo án và giảng dạy bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão trong sách Ngữ văn 10, ban cơ bản, tập 1.
2. 3.2 Phương pháp và hình thức thực hiện
Bài học này được thực hiện đối với học sinh lớp 10 ban cơ bản, cụ thể là học sinh của ba lớp 10A3, 10A9 (là các lớp 10 mà tôi được phân công giảng dạy trong năm học 2017- 2018 của nhà trường); thực hiện đúng theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo là dạy trong thời lượng một tiết, vào tuần 13 của học kì I. Đây là một bài học rất quan trọng, là một trong bốn bài thơ trung đại trọng tâm của các em trong nửa cuối học kì I.
Dựa trên mục đích, yêu cầu đã xác định và nội dung giáo án đã chuẩn bị, giờ học được triển khai ở các lớp theo năm hoạt động mới hiện nay là:
Hoạt động khởi động (còn gọi là Tình huống xuất phát).
Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động luyện tập
Hoạt động vận dụng
Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
Cùng với đó, bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên đã áp dụng các phương pháp dạy học tích cực với học sinh như phương pháp đóng vai, thảo luận nhóm; kĩ thuật vẽ sơ đồ tư duy,...Hình thức tổ chức dạy học là dạy học trong lớp , chủ yếu bằng các cách: học theo cá nhân và học theo nhóm. Giờ học thực sự là những trải nghiệm mới mẻ, thú vị, hấp dẫn, “vừa lạ- vừa quen” cho cả thày và trò.
Cụ thể diễn biến của một giờ học đã được tiến hành như sau:
* Hoạt động 1. Khởi động (3 phút)
Sau một vài câu hỏi gợi mở nhanh về văn học đời Trần để định hướng cho học sinh, giáo viên cho các em xem một đoạn phim tư liệu giới thiệu về tác giả Phạm Ngũ Lão. Đây là một đoạn phim được sưu tầm trên mạng In- ter- net kéo dài trong khoảng hai phút. Nội dung bắt đầu từ giai thoại về chàng trai đan sọt làng Phù Ủng, trở thành một vị tướng giỏi của nhà Trần, tham gia các trận đánh nổi tiếng, đóng góp công lao vào những chiến thắng trong chống giặc Nguyên Mông của dân tộc; ca ngợi đức độ của ông đã tạo ra được một đội quân mà”Quân lính coi tướng sĩ như đầu óc, tướng sĩ coi quân lính như tay chân”; từ đó dẫn tới bài thơ Tỏ lòng nổi tiếng của ông. Nội dung phong phú, cơ bản, súc tích được kết hợp với hình ảnh đẹp, hào hùng và giọng thuyết minh rất hay, truyền cảm. Ngay từ những câu nói đầu tiên “Cuộc gặp gỡ giữa Trần Hưng Đạo và Phạm Ngũ Lão tuy không được ghi trong chính sử nhưng lại được dân gian truyền tụng với đầy lòng ngưỡng mộ. Khi Trần Hưng Đạo ngang qua làng quê của ông thì ông đang ngồi bên vệ đường đan sọt...” đã làm cho học sinh rất thích thú, chăm chú lắng nghe. Về hoạt động đầu tiên này, tôi cảm thấy đoạn phim đã đạt được mục đích là tạo một tâm thế hào hứng, sẵn sàng tìm hiểu về tác giả và bài thơ của ông.
* Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới (30 phút) .
Trong phần một, Tìm hiểu chung, trước hết để hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tôi lựa chọn một phương pháp dạy học mới là phương pháp đóng vai. Hai học sinh được thông báo để chuẩn bị trước sẽ đóng vai một phóng viên của kênh truyền hình “Tôi yêu văn học” phỏng vấn một nhà nghiên cứu văn học về tác giả Phạm Ngũ Lão. Ở lớp 10A3, em lớp trưởng Bùi Lê Trà My đã kết hợp với em Phạm Bích Ngọc thực hiện các vai này. Hai em đã có sự chuẩn bị rất cẩn thận, trách nhiệm về nội dung và tập dượt công phu, nghiêm túc khiến cho màn đóng vai diễn ra ngắn gọn song rất sinh động. Những kiến thức cơ bản được lựa chọn về cuộc đời và sự nghiệp của Phạm Ngũ Lão được chuyển tải rất nhẹ nhàng, tự nhiên khiến cho các bạn ngồi dưới rất thích thú và dễ nhớ. Cá nhân tôi cảm thấy trong phần này, phương pháp đóng vai đã được sử dụng phù hợp, hiệu quả.
Ở phần tìm hiểu chung về tác phẩm, tôi sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống như vấn đáp, gợi mở, thuyết giảng để giới thiệu cho học sinh một số nét chính như hoàn cảnh ra đời, nhan đề, bố cục của bài thơ.
Sang phần nội dung trọng tâm của bài học là phần hai, Đọc- hiểu, về mặt kiến thức, tôi hướng dẫn học sinh đọc hiểu cụ thể bài thơ theo bố cục hai phần đã xác định ở trên là Hình tượng trang nam nhi và quân đội thời Trần (Hai câu thơ đầu) và Nỗi lòng của tác giả (Hai câu thơ sau). Về mặt phương pháp, tôi vẫn tiếp tục phát huy các phương pháp dạy học cơ bản như phát vấn, thuyết trình, phân tích, bình giảng,...khi dẫn dắt học sinh tìm hiểu những giá trị nội dung, nghệ thuật cụ thể của bốn câu thơ trong bài. Trên cơ sở giáo án đã chuẩn bị, tôi cố gắng tạo ra sự tương tác hoạt động giữa thầy và trò thật hài hòa, tự nhiên; một không khí lớp học tích cực, sôi nổi; khai thác năng lực cảm thụ văn chương của học trò và vai trò dẫn dắt của người thầy để các em chiếm lĩnh được tri thức.
Bên cạnh đó, tôi còn lựa chọn một phương pháp dạy học mới là phương pháp thảo luận nhóm khi phân tích câu thơ cuối cùng của bài thơ “Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu” (Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu). Tôi chia lớp học thành bốn nhóm và giao câu hỏi thảo luận chung là: Có hai ý kiến đánh giá khác nhau về nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão trong câu thơ thứ tư (như đã nêu trong giáo án và ý kiến của em. Ở lớp 10A3, với đặc trưng học sinh là nhận thức khá nhanh, tính cách sôi nổi, thích những cái mới lạ nên các em rất bất ngờ và hứng thú với hai ý kiến đã cho. Qua quan sát hoạt động thảo luận nhóm, tôi thấy học sinh các nhóm thực sự làm việc rất tích cực, nghiêm túc khi tranh luận với nhau về các ý kiến, khẳng định quan điểm của bản thân và bảo vệ nó. Khi hết thời gian thảo luận, được mời trình bày, đại diện của các nhóm đều đồng tình với với ý kiến thứ hai cho rằng nỗi thẹn là biểu hiện cho cái tâm ngời sáng của người anh hùng. Các em lập luận khẳng định đây là cách nói khiêm tốn, thường thấy trong văn học trung đại, có sự liên kết lôgic chặt chẽ với câu thơ trên (coi những gì mình làm được là nhỏ bé, chưa trả xong nợ công danh...). Qua đó bộc lộ cái tâm của người anh hùng là muốn đem tài năng “tận trung báo quốc”, giúp dân giúp nước, hết lòng vì nhà Trần để sánh ngang được với người xưa...Ở lớp 10A9, các em cũng chung ý kiến như vậy tuy lập luận chưa thật chặt chẽ, toàn diện bằng. Nhìn chung học sinh các lớp đều có thể nhận ra được ý kiến nào là đúng song điều quan trọng là biết vận dụng khả năng tư duy, cảm thụ văn học của mình để lí giải cho ý kiến đúng. Khi ấy, các em đã hiểu đúng về ý nghĩa nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão trong câu thơ, đó cũng là điều tôi cần các em đạt được. Có thể nói hoạt động thảo luận nhóm trong bài này đã “kích” được vào tâm lí muốn khám phá, tìm hiểu, lí giải, chinh phục của học sinh nên được các em rất chú ý và hưởng ứng. Sau giờ dạy, một số giáo viên cũng nói rằng đây là một câu thảo luận rất hay.
Nhìn chung trong hoạt động hình thành kiến thức mới này, bên cạnh việc phát huy ưu điểm của các phương pháp dạy học truyền thống, tôi cảm các phương pháp dạy học mới được sử dụng là phù hợp, ít nhiều đã thành công trong việc phát huy tính tích cực của học sinh và góp phần đạt được kết quả của giờ học. Qua đây bản thân tôi cũng rút ra cho mình những kinh nghiệm trong việc vận dụng những phương pháp dạy học mới, đặc biệt hoạt động thảo luận nhóm cần có sự chuẩn bị và kĩ năng tổ chức tốt, phù hợp với từng đối tượng học sinh mới có thể đạt được kết quả như mong muốn.
* Hoạt động 3. Luyện tập (9 phút)
Ở hoạt động này, tôi lựa chọn một cách luyện tập nhẹ nhàng, thoải mái yêu cầu học sinh thi vẽ tranh minh họa cho bài thơ theo bốn nhóm. Tôi dự kiến là học sinh sẽ vẽ tranh về trang nam nhi đời Trần, quân đội thời Trần hoặc cả hai. Khi các em thể hiện được vẻ đẹp của các hình tượng thì cũng có nghĩa là các em đã hiểu bài. Điều làm tôi bất ngờ ở lóp 10A3 là có nhiều học sinh có tài vẽ tranh đến vậy và vẽ rất đẹp, có thần, đúng nội dung, tư tưởng của bài thơ. Cách luyện tập theo kiểu “Học mà chơi- chơi mà học” này làm các em rất vui vẻ, thích thú, tham gia nhiệt tình, phối hợp tích cực với nhau, có phần đua tranh thi tài để hoàn thành tốt công việc của nhóm mình. Bởi thế khi đánh giá sản phẩm của bốn nhóm, tôi đã hơi khó khăn để xếp loại các bức tranh. Hình thức hoạt động này đã góp phần để lại ấn tượng rất tích cực với học sinh về bài học. Nói chung hoạt động luyện tập nhằm củng cố những kiến thức, kĩ năng các em vừa học trong bài nên rất quan trọng, cần được chú ý hơn nữa và dành thời gian thích hợp trong các giờ học cùng với sự đa dạng, sáng tạo về hình thức thực hiện của giáo viên.
* Hoạt động 4. Vận dụng (2 phút)
Từ nội dung bài học, tôi yêu cầu học sinh vận dụng vào đời sống bằng cách: Viết đoạn văn 7- 10 dòng liên hệ về trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước. Hoạt động này nhằm gắn bài học với thực tế cuộc sống, không khó làm với các em, không chỉ rèn kĩ năng viết đoạn văn mà còn nâng cao ý thức trách nhiệm công dân. Có thể nói đây là một bài thơ hay, để lại ấn tượng sâu đậm với các em về vẻ đẹp của con người thời đại Đông A. Bởi thế học sinh có thể nêu những suy nghĩ rất nghiêm túc, sâu sắc, chân thành về trách nhiệm của bản thân với đất nước. Đó cũng là điều tôi cần truyền đạt đến các em.
* Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng (1 phút)
Hoạt động này tôi hướng dẫn học sinh thực hiện ở nhà bằng cách khuyến khích các em tìm hiểu thêm về văn học đời Trần qua các kênh thông tin khác nhau (thư viện, in- ter- net, sách vở,...). Đây là cách để học sinh không chỉ khắc 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_nhung_dinh_huong_doi_moi_trong_day_hoc_bai_tho.doc