SKKN Vận dụng nguồn kiến thức Văn học để dạy hiệu quả một số bài Sinh học 6 cho học sinh THCS

SKKN Vận dụng nguồn kiến thức Văn học để dạy hiệu quả một số bài Sinh học 6 cho học sinh THCS

Thời đại đã đặt ra cho giáo dục nước ta nhiệm vụ trọng đại là đào tạo những con người phát triển toàn diện để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mỗi môn học ở nhà trường phổ thông, tuỳ theo đặc trưng của mình, đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ. Để đáp ứng được nhiệm vụ đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai Công văn số 5358/BGDĐT- GDTrH ngày 12 tháng 8 năm 2011 khẳng định mỗi giáo viên khi thực hiện hoạt động dạy học cần: “ chủ động thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lí hoạt động của giáo viên và học sinh; khắc phục lối dạy học thuần túy đọc- chép; chú trọng tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm hợp lí ( ) phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên trong tổ chức dạy học ( ) Chú trọng việc dạy học thực hành trong giờ chính khóa; bảo đảm cân đối giữa việc truyền tải kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh”. Phương pháp dạy học tích cực không phải là một phương pháp dạy học cụ thể, chuyên biệt nào đó, cũng không phải là sự phủ nhận các phương pháp dạy học truyền thống mà là muốn nhấn mạnh một định hướng khai thác mặt tích cực của phương pháp dạy học hiện có kết hợp với lối tư duy mới. Tuy vậy để nâng cao được chất lượng dạy học chúng ta phải xem xét quá trình dạy học là một tổng thể thống nhất, dưới sự tác động qua lại biện chứng của tất cả các yếu tố chi phối nó. Qua nghiên cứu sách giáo khoa Sinh học cấp THCS ta nhận thấy cách viết, cách trình bày về kiến thức không chỉ qua kênh chữ mà nó còn chứa ẩn trong kênh hình, qua các câu hỏi và bảng biểu của bài. Học sinh cần được tự giải quyết những vấn đề đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Như vậy với cách dạy truyền thống, khi lên lớp giáo viên giảng giải cung cấp kiến thức, học sinh lắng nghe, ghi những kiến thức thầy định sẵn không còn phù hợp. Xuất phát từ mục đích của quá trình giáo dục, để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được tự bày tỏ ý kiến, ý tưởng và những thắc mắc nảy sinh trong khi học tập, trước giờ lên lớp người giáo viên cần xác định chính xác mục tiêu, nội dung bài học và đặc biệt chú trọng lựa chọn phương pháp dạy học tích cực để trong quá trình học tập giáo viên chỉ là người tổ chức, định hướng các hoạt động nhận thức, còn học sinh là người chủ động, tích cực sáng tạo trong quá trình nhận thức. Những phương pháp thuyết trình, đàm thoại. vẫn rất cần thiết trong quá trình dạy học. Điều cốt yếu là phải lựa chọn, vận dụng các phương pháp sao cho phù hợp với nội dung bài dạy và đặc biệt là phù hợp với đối tượng học sinh, trong đó cần chú ý vận dụng kiến thức liên môn nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức và phát triển tư duy, hình thành cho các em khả năng độc lập, năng động, sáng tạo trong việc tiếp thu và xử lí thông tin, tạo cho các em cơ hội làm quen với việc giải quyết những công việc cụ thể trong đời sống.

doc 16 trang thuychi01 7062
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng nguồn kiến thức Văn học để dạy hiệu quả một số bài Sinh học 6 cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. MỞ ĐẦU
2
1. Lý do chọn đề tài
2
2. Mục đích nghiên cứu
3
3. Đối tượng nghiên cứu
3
4. Phương pháp nghiên cứu
3
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
1. Cơ sở lý luận của SKKN
4
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
4
3. Một giải pháp và tổ chức thực hiện
6
4. Hiệu quả của SKKN
13
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
14
Phần I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thời đại đã đặt ra cho giáo dục nước ta nhiệm vụ trọng đại là đào tạo những con người phát triển toàn diện để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mỗi môn học ở nhà trường phổ thông, tuỳ theo đặc trưng của mình, đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ. Để đáp ứng được nhiệm vụ đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai Công văn số 5358/BGDĐT- GDTrH ngày 12 tháng 8 năm 2011 khẳng định mỗi giáo viên khi thực hiện hoạt động dạy học cần: “ chủ động thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lí hoạt động của giáo viên và học sinh; khắc phục lối dạy học thuần túy đọc- chép; chú trọng tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm hợp lí () phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên trong tổ chức dạy học () Chú trọng việc dạy học thực hành trong giờ chính khóa; bảo đảm cân đối giữa việc truyền tải kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh”. Phương pháp dạy học tích cực không phải là một phương pháp dạy học cụ thể, chuyên biệt nào đó, cũng không phải là sự phủ nhận các phương pháp dạy học truyền thống mà là muốn nhấn mạnh một định hướng khai thác mặt tích cực của phương pháp dạy học hiện có kết hợp với lối tư duy mới. Tuy vậy để nâng cao được chất lượng dạy học chúng ta phải xem xét quá trình dạy học là một tổng thể thống nhất, dưới sự tác động qua lại biện chứng của tất cả các yếu tố chi phối nó. Qua nghiên cứu sách giáo khoa Sinh học cấp THCS ta nhận thấy cách viết, cách trình bày về kiến thức không chỉ qua kênh chữ mà nó còn chứa ẩn trong kênh hình, qua các câu hỏi và bảng biểu của bài. Học sinh cần được tự giải quyết những vấn đề đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Như vậy với cách dạy truyền thống, khi lên lớp giáo viên giảng giải cung cấp kiến thức, học sinh lắng nghe, ghi những kiến thức thầy định sẵn không còn phù hợp. Xuất phát từ mục đích của quá trình giáo dục, để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được tự bày tỏ ý kiến, ý tưởng và những thắc mắc nảy sinh trong khi học tập, trước giờ lên lớp người giáo viên cần xác định chính xác mục tiêu, nội dung bài học và đặc biệt chú trọng lựa chọn phương pháp dạy học tích cực để trong quá trình học tập giáo viên chỉ là người tổ chức, định hướng các hoạt động nhận thức, còn học sinh là người chủ động, tích cực sáng tạo trong quá trình nhận thức. Những phương pháp thuyết trình, đàm thoại... vẫn rất cần thiết trong quá trình dạy học. Điều cốt yếu là phải lựa chọn, vận dụng các phương pháp sao cho phù hợp với nội dung bài dạy và đặc biệt là phù hợp với đối tượng học sinh, trong đó cần chú ý vận dụng kiến thức liên môn nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức và phát triển tư duy, hình thành cho các em khả năng độc lập, năng động, sáng tạo trong việc tiếp thu và xử lí thông tin, tạo cho các em cơ hội làm quen với việc giải quyết những công việc cụ thể trong đời sống. 
Từ thực tiễn dạy học bộ môn Sinh học ở bậc THCS và tầm quan trọng được nêu ra trong nhiệm vụ năm học của ngành, tôi nhận thấy việc vận dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ và thơ là hướng làm mới, tác động tích cực tới bản thân giáo viên và ảnh hưởng tốt đối với học sinh, nhất là hứng thú học tập cũng như khả năng hoạt động và mức độ nhận thức của các em; có hiệu quả thiết thực nhằm tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống. Các nguồn kiến thức trên chỉ tận dụng các từ khóa để tạo nên mối liên hệ lô- gíc nên học sinh có thể khái quát kiến thức bằng một vài dòng thơ. Cách làm này thực sự là một phương pháp ghi chép sáng tạo và hiệu quả bởi thông qua nó, chúng ta sẽ giúp học sinh sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian hơn, ghi nhớ tốt hơn và có cái nhìn tổng thể về những đơn vị kiến thức cũng như các mối liên hệ của nó. Với ý nghĩa đó, tôi xin được góp một tiếng nói nhỏ về “Vận dụng nguồn kiến thức Văn học để dạy hiệu quả một số bài Sinh học 6 cho học sinh THCS”.
2. Mục đích nghiên cứu :
	Để áp dụng phương pháp dạy học mới nhằm gây hứng thú cho các em khi học các tiết lý thuyết trong chương trình Sinh học đầu cấp THCS, giúp các em học sinh dễ dàng hơn và nhớ kiến thức lâu hơn, khoa học hơn, logic hơn. 
3. Đối tượng nghiên cứu :
- Đối tượng nghiên cứu: 
	Sử dụng một số phương pháp dạy học tích hợp - liên môn vào dạy các bài Sinh học là đổi mới phương pháp dạy học - trọng tâm của đổi mới giáo dục hiện nay. 
- Khách thể nghiên cứu:
	Là Bộ môn Sinh học THCS và trình độ, năng lực của học sinh đang học khối lớp 6 trường THCS Hà Lĩnh.
4. Phương pháp nghiên cứu
	Khi đưa vào nghiên cứu và xây dựng đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã vận dụng các phương pháp chính sau đây:
4.1. Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết:
	Với hơn mười năm trong nghề và qua 2 ngôi trường khác nhau đã cho tôi nhiều cơ hội để học hỏi đồng nghiệp đã áp dụng phương pháp dạy học tích cực. Qua thực trạng và những kết quả khảo sát nêu trên, bắt đầu từ học kì 1 năm học 2015- 2016, tôi đã tìm hiểu và vận dụng một vài câu thơ, bài thơ phục vụ một số giờ dạy học Sinh học 6 tại trường THCS Hà Lĩnh. Để làm được điều đó, tôi thực hiện theo các giải pháp sau:
- Khảo sát một số nội dung bài học có thể vận dụng nguồn kiến thức Văn học
- Sưu tầm, lựa chọn, tự làm các nguồn kiến thức phù hợp với nội dung bài học
- Vận dụng nguồn kiến thức Văn học vào bài dạy học cụ thể
4.2. Phương pháp điều tra và thu thập thông tin:
Kết quả điều tra cho thấy:
	Những năm mới vào nghề khi truyền thu kiến thức theo phương pháp thụ động: Số học sinh không hiểu bài và không yêu thích môn học chiếm tỉ lệ khá cao. 
	Nhưng sau khi truyền thụ kiến thức theo phương pháp tích cực đặc biệt là sử dụng các câu vè, trích đoạn ca dao trong kiến thức môn Ngữ văn vào dạy học số 
học sinh yêu thích môn học chiếm tỉ lệ cao hơn:
	- 100% các em tham gia hoạt động. Đa số các em hiểu bài, phát huy được tính tích cực. Rèn luyện cho các em một số kỹ năng bảo vệ ý kiến của minh trước lớp. Lớp học sôi nổi.
4.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu.
	Ngoài ra trong quá trình giảng dạy tôi thường liên hệ với tính thực tiễn trong đời sống xung quanh các em, qua các bài kiểm tra để thống kê được được số lượng học sinh hiểu rõ trọng tâm kiến thức, từ đó để có biện pháp truyền thụ kiến thức tốt hơn. 
Phần II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận:
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 - 1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 - 1999). Trong luật giáo dục cũng đã chỉ rõ: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
Thực hiện công văn số 1506/SGDĐT-GDTrH ngày 21/8/2014 của Sở GDĐT, Phòng Giáo dục và Đào tạo Hà Trung cũng hướng dẫn các trường một số nội dung thực hiện Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học. Mục đích của cuộc thi nhằm: Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh; Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành"; Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.1. Thực trạng
Ngành Giáo dục đã cải tiến và đầu tư nhiều cho đổi mới phương pháp dạy học nhằm mang đến luồng gió mới, nguồn sinh khí mới nhưng thực tế lại có vẻ diễn ra chưa như mong muốn. Chúng ta không thể phủ nhận sự khác biệt tích cực mà phương pháp dạy học mới mang lại, càng không thể quy hoàn toàn trách nhiệm cho học sinh vì thiếu ý thức, chểnh mảng trong học tập dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Vậy phải chăng còn lại lí do: một bộ phận trong số chúng ta đã vận dụng nhưng chưa đúng hoặc chưa triệt để, chưa linh hoạt phương pháp dạy 
học tích cực? Xét đến cùng, điều đó là hoàn toàn có cơ sở.
Trong việc học Sinh học hiện nay, không ít học sinh tỏ ra nhàm chán và cảm thấy khó khăn khi tiếp thu bài học. Công việc của chúng ta là phải làm sao để mỗi giờ dạy học Sinh học là một giờ học mở, sinh động, học sinh đón nhận kiến thức một cách hứng thú để các em được cuốn hút mình vào trong giờ học. Một trong những phương pháp để tạo nên sự khác biệt tích cực chính là đổi mới cách khai thác nội dung bài học, mà trước hết là cách ghi của học sinh. Học sinh của chúng ta đã quen ghi theo từng dòng, từ trái sang phải và ghi nhớ máy móc, học vẹt. Cách ghi nhớ này đảm bảo cơ bản kiến thức nhưng gây lãng phí thời gian, khiến học sinh mệt mỏi và chắc chắn không có tác dụng hoàn toàn tích cực bởi nếu cách ghi này thật sự đem lại lợi ích như mong muốn thì nhiều học sinh đã không gặp khó khăn trong việc ghi nhớ bài. Trong khi đó, ghi nhớ bằng những câu thơ có vần điệu giúp bản thân người dạy có hứng thứ và người học tiết kiệm được thời gian trong mỗi tiết học vì nó chỉ tận dụng các từ khóa, các hình ảnh có chất thơ, những mạch liên hệ lô- gíc và một khối lượng kiến thức lớn có thể dễ dàng được cô đọng chỉ trong một vài đơn vị từ ngữ mà không bỏ sót những thông tin quan trọng. Tuy nhiên hiện nay, rất nhiều giáo viên chưa chưa chịu khó hoặc còn lúng túng không biết để làm sao cho học sinh ghi nhớ kiến thức dễ dàng nhất. Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: 
- Đây là một cách làm mới của một số ít cá nhân. Khả năng về kiến thức xã hội và năng khiếu văn chương riêng của từng người không phải ai cũng có.
- Giáo viên chưa thật tích cực đầu tư trí tuệ, công sức của mình vào bài giảng.
Câu nói: “Người thầy giáo bình thường truyền đạt chân lí, người thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lí” là hoàn toàn chính xác. Một trong những hướng tích cực mà chúng ta có thể khai thác để học sinh “tìm ra chân lí” trong giờ dạy học Sinh học và cả ở các bộ môn khác đó là người giáo viên cần có sự đầu tư, chuẩn bị, biết vận dụng những nguồn kiến thức sinh động sẵn có và biết tìm tòi, đổi mới, tự làm những đồ dùng dạy học phù hợp. Vận dụng và phát huy thế mạnh của văn chương trong dạy học Sinh học là một gợi ý thiết thực giúp chúng ta có khả năng đạt được mục đích ấy.
2.2. Kết quả thống kê
Thông qua điều tra, khảo sát và qua quá trình dạy học, tôi đã thống kê thực trạng về thái độ học tập và học lực của học sinh đối với môn Sinh học 6 ở các lớp tôi phụ trách của trường THCS Hà Lĩnh trước khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này như sau:
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT
THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI MÔN SINH HỌC 6
(Thông qua phiếu điều tra và thực trạng học sinh đầu năm học 2015- 2016)
Lớp
Sĩ số
Thái độ học tập của học sinh
Chưa tích cực
Tích cực
Rất tích cực
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
6C
37
15
40.5
17
46
05
13.5
KẾT QUẢ KHẢO SÁT
HỌC LỰC CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI MÔN SINH HỌC 6
(Thông qua bài khảo sát chất lượng đầu năm học 2014- 2015)
Lớp
Sĩ số
Học lực của học sinh
Yếu, kém
Trung bình
Khá
Giỏi
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
6C
37
15
40.5
11
29.8
06
16.2
05
13.5
Kết quả trên cho thấy: Đầu học kì 1, năm học 2015 2016 ở khối lớp 6:
* Về thái độ học tập: 
+ Tỉ lệ học sinh chưa tích cực học tập môn Sinh học chiếm tới 40.5%
+ Tỉ lệ học sinh tích cực và thực sự hứng thú học tập môn Sinh học chỉ có 59.5 % Trong đó, học sinh rất tích cực học môn Sinh học chỉ là 13.5%.
* Về chất lượng học tập của học sinh:
+ Tỉ lệ học sinh yếu, kém môn Sinh học chiếm tới 40.5%.
+ Tỉ lệ học sinh khá, giỏi chỉ đạt 29.7 %
Số liệu trên cho thấy, tỉ lệ học sinh yếu kém bộ môn còn cao, số học sinh còn ngại hoặc chưa tích cực trong giờ học Sinh học còn nhiều. Đây là điều những người làm giáo dục chúng ta đều trăn trở. Từ thực trạng đã nêu, với mong muốn công việc của mình đạt kết quả tốt hơn, tôi đã cố gắng học hỏi, đúc rút kinh nghiệm từ bản thân và đồng nghiệp để xây dựng và hoàn thành bản Sáng kiến kinh nghiệm: “Vận dụng nguồn kiến thức Văn học để dạy hiệu quả một số bài Sinh học 6 cho học sinh THCS”. Hi vọng đây sẽ là một sáng kiến kinh nghiệm hữu ích, hỗ trợ tích cực về phương diện nào đó đối với các đồng chí, đồng nghiệp đang giảng dạy môn Sinh học như tôi.
3. Một số giải pháp và tổ chức thực hiện
3.1. Khảo sát một số nội dung bài học có thể vận dụng nguồn kiến thức Văn học
Khảo sát nội dung các bài học có thể vận dụng thơ để đưa vào bài dạy là một bước rất quan trọng bởi một bài học bao giờ cũng tập trung xoay quanh một phạm vi kiến thức cụ thể nào đó. Không xác định được trọng tâm của bài thì không thể bám sát kiến thức trong suốt cả một bài dạy cũng như không giải quyết được vấn đề đặt ra trong bài học ấy. Trọng tâm kiến thức mà chúng ta cần hướng dẫn học sinh khai thác chính là trung tâm mà chúng ta cần khai thác để học sinh ghi nhớ, nắm vũng. Khi vận dụng, giáo viên có thể xác định trọng tâm của nội dung kiến thức thông qua sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng, thông qua sách giáo viên, các tài liệu tham khảo và phần ghi nhớ sau mỗi bài học. Bản thân tôi đã khảo sát ở chương trình Sinh học 6. Tôi nhận thấy một số tiết có thể vận dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ, ca dao, thơ và câu đố vào bài. Chẳng hạn như:
Bài
Tên bài
Nguồn kiến thức có thể vận dụng
1
Đặc điểm của cơ thể sống (trang 5, Sinh học 6, SGK)
* Gọi là gì?
Trao đổi chất với môi trường
Lớn lên, sinh sản- tên thường gọi chi?
(Đáp án: Cơ thể sống)
3
Đặc điểm chung của thực vật (trang 10, Sinh học 6, SGK)
* Đố là gì?
Tự tổng hợp chất hữu cơ
Thường không di chuyển vật vờ đi đâu.
Phản ứng chậm chứ không mau
Với những kích thích từ lâu bên ngoài?
(Đáp án: Thực vật)
4
Có phải tất cả thực vật đều có hoa? (trang 13, Sinh học 6, SGK)
* Đố em:
Cây rêu, cây chuối, cây sen
Khoai tây, dương xỉ, rau dền, cây cau
Cây bưởi, cây mía, cây lau
Đố em biết những cây nào có hoa?
(Đáp án: cây chuối, cây sen, khoai tây, rau dền, cây cau, cây bưởi, cây mía, cây lau)
11
Sự hút nước và muối khoáng của rễ (trang 35, Sinh học 6, SGK)
* Đố em:
Muối đạm, lân với kali
Cùng với gì nữa cây chi cũng cần?
(Đáp án: Nước; tất cả các cây đều cần nước)
13
Cấu tạo ngoài của thân (trang 43, Sinh học 6, SGK)
* Giúp em ghi nhớ:
Thân chính, chồi ngọn và cành
Cùng với chồi nách hợp thành thân cây.
25
Biến dạng của lá (trang 83, Sinh học 6, SGK)
* Giúp em ghi nhớ:
Lá chét ở đậu Hà Lan
Chính là tua cuốn trên giàn trước sân.
Củ dong: lá vảy quanh thân,
Củ hành: lá dự trữ, ăn suốt đời.
Xương rồng lá biến thành gai,
Cây nắp ấm lá rất tài bắt sâu.
42
Lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm (trang 137, Sinh học 6, SGK)
* Giúp em ghi nhớ:
Cây Hạt kín, nhớ rất dai:
Lớp Một lá và lớp Hai lá mầm.
43
Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật (trang 141, Sinh học 6, SGK)
* Giúp em ghi nhớ:
Giới thực vật nhiều ngành:
Tảo, Rêu và Dương xỉ
Ngành Hạt kín, Hạt trần
Em ơi, ghi nhớ kĩ.
Dưới ngành còn anh, chị:
Lớp, bộ, họ, chi, loài.
Kiến thức là vàng ngọc
Ghi nhớ nhé, em ơi!
Ngoài những bài dạy có thể vận dụng nguồn kiến thức Văn học nêu trên, người giáo viên nếu chịu khó tìm tòi, sáng tạo một chút thì đều ít nhiều tìm ra những bài học có thể vận dụng vào những đơn vị kiến thức cụ thể phù hợp. Cách làm này tạo nên bức tranh nhiều màu sắc, sinh động, tác động mạnh tới tư duy của người học. Không chỉ khiến các em tập trung tại thời điểm giáo viên ra câu đố mà còn gây hứng thú, lôi cuốn các em suốt cả tiết học ấy và chờ đợi câu đố của giáo viên ở các buổi học sau. Điều quan trọng là người giáo viên phải chịu khó đọc, tìm hiểu các nguồn kiến thức thông qua sách báo, mạng internet rồi từ đó thống kê, khảo sát các bài học có thể vận dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ, ca dao, thơ và câu đố. Làm được việc này chính là người dạy đã đầu tư chất xám cùng lúc cho chính bản thân mình và các học sinh.
3.2. Sưu tầm, lựa chọn, tự làm các nguồn kiến thức phù hợp với nội dung bài học
Có ba cách để mỗi giáo viên tự tạo cho mình một kho kiến thức phong phú, giàu có để chuẩn bị cho mỗi bài dạy.
Cách 1: Tra cứu thông tin, nguồn kiến thức trên sách báo, nguồn internet.
Cách 2: Hỏi các bậc cao niên và học tập các đồng nghiệp.
Cách 3: Tự làm.
Trong 3 cách làm này, cách 1 là nguồn tài nguyên học liệu giàu có nhất. Chúng ta có thể vào trang web https://www.google.com.vn để tra cứu. Bản thân tôi thường tra cứu trên trang web này bằng cách tìm theo chủ đề. Chẳng hạn: Với chủ đề “Tục ngữ, ca dao về lao động sản xuất”, tôi tìm được khoảng 310.000 kết quả trong 0,35 giây từ trang web https://www.google.com.vn. Sau khi chọn lọc, tôi có thể vận dụng các kiến thức vừa tìm được vào các bài có chủ đề liên quan đến thực vật, động vật, giâm cành, chiết cành Hay với chủ đề: “Câu đố về thực vật”, tôi lập tức tìm được khoảng 332.000 kết quả trong 0,27 giây và nguồn kiến thức này được tôi chọn và sử dụng vào các bài liên quan đến tính hướng sáng của cây, biến dạng của lá
Ví dụ:
Hoa gì nở hướng mặt trời,
Sắc vàng rực rỡ thắm tươi vườn nhà?
(Đáp án: Hoa hướng dương)
Thân giả, lá tựa cờ xanh
Có buồng quả chín ngọt lành thơm tho?
(Đáp án: Cây chuối)
v.v
Ngoài tra cứu nguồn tư liệu trên mạng, giáo viên có thể đọc sách để tìm hiểu thêm những câu hỏi, kiến thức thú vị về thế giới thực vật. Có thể kể tên những cuốn sách bổ ích như: “Mười vạn câu hỏi vì sao (thực vật)” của NXB Giáo dục Việt Nam; “Những bí mật về thế giới thực vật” (NXB Lao động); “Các hệ sinh thái và động, thực vật trên thế giới” (NXB Trẻ); “Những điều bạn nên biết về thế giới thực vật” (NXB Thanh niên); “Thực vật- những điều kì thú” (NXB Văn hóa- Thông tin); “Phân loại học thực vật” (NXB Giáo dục Việt Nam); v.v Từ những tài liệu tham khảo kể trên, giáo viên có thể sưu tầm và hệ thống được một số câu hỏi, kiến thức thú vị, góp phần hỗ trợ cho tiến trình dạy học sinh học 6 như:
- Vì sao thân cây hình trụ? 
- Vì sao một số thực vật rỗng thân?
- Vì sao lá trên ngọn rụng cuối cùng?
- Vì sao lá cây có màu đỏ hoặc vàng vào mùa đông?
- Đố là cây gì?
Tên là đồ đựng nước
Chuyên sống ở đầm lầy
Lá biến dạng kì lạ
Bắt mồi không dùng tay?
 (Đáp án: Cây nắp ấm)
- Đố là củ gì? 	- Đố là cây gì?
	Lá biến thành bẹ lá	Thân nằm trên mặt đất
	Thân béo, mình phình to	Tròn như bánh xe lăn?
	Dự trữ chất hữu cơ	Gọi củ, chẳng phải củ
	Là củ gì bạn nhỉ?	Là biến dạng của thân?
	(Đáp án: Củ hành, tỏi...)	(Đáp án: Cây su hào)
 v.v....
Trong 3 cách, cách 1 phổ biến, thông dụng, thuận lợi và tiết kiệm được thời gian. Hai cách còn lại đòi hỏi người làm cần đầu tư thời gian, công sức nhiều hơn. Đặc biệt cách thứ 3 cần đòi hỏi một chút năng khiếu. Nhưng với tinh thần nhiệt huyết, lòng yêu nghề sâu sắc, tôi tin rằng các đồng nghiệp cũng sẽ tìm thấy niềm vui, sự bổ ích từ những nguồn từ liệu quý giá mà chúng ta chưa khai thác.
3.3. Vận dụng nguồn kiến thức Văn học vào một vài bài dạy học cụ thể.
Để minh họa cho kinh nghiệm dạy học của bản thân, tôi xin nêu một số ví dụ về việc vận dụng Văn học vào dạy đơn vị kiến thức trong chương trình Sinh học lớp 6. Minh họa này đã được tôi thực nghiệm khá thành công tại trường THCS Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa trong năm học 2014- 2015, cụ thể:
VÍ DỤ MINH HỌA 1
BÀI 9: CÁC LOẠI RỄ, CÁC MIỀN CỦA RỄ
(Sinh học 6, trang 29)
Đây là một bài có những kiến thức cơ bản, mở đầu của Chương I

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_nguon_kien_thuc_van_hoc_de_day_hieu_qua_mot_so.doc