SKKN Vận dụng một số cấu trúc hoạt động học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học lớp 9

SKKN Vận dụng một số cấu trúc hoạt động học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học lớp 9

Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học- kỹ thuật, sự bùng nổ của công nghệ cao, trong xu thế toàn cầu hóa, việc chuẩn bị và đầu tư con người, cho con người để phát triển kinh tế, phát triển xã hội là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia. Nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa- Hiện đại hóa với mục tiêu đến đầu năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp và hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa- Hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là con người. Nguồn lực người Việt Nam được phát triển trên cơ sở mặt bằng dân trí cao, để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước, theo kịp sự phát triển của khu vực và thế giới.

Sự thành công của việc dạy học phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp dạy học được giáo viên lựa chọn. Cùng một nội dung nhưng tuỳ thuộc vào phương pháp dạy học cụ thể trong dạy học thì kết quả sẽ khác nhau về mức độ lĩnh hội các tri thức, sự phát triển của trí tuệ cùng các kĩ năng tư duy, phương pháp nhận thức và giáo dục đạo đức và sự chuyển biến thái độ hành vi.

 

doc 20 trang thuychi01 8371
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng một số cấu trúc hoạt động học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
VẬN DỤNG MỘT SỐ CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG HỌC 
HỢP TÁC THEO NHÓM NHỎ TRONG DẠY HỌC 
HÓA HỌC LỚP 9
 Người thực hiện: Đỗ Trung Linh
 Chức vụ: Chuyên viên
 Đơn vị công tác: Phòng GD&ĐT
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học
THỌ XUÂN NĂM 2019
MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học- kỹ thuật, sự bùng nổ của công nghệ cao, trong xu thế toàn cầu hóa, việc chuẩn bị và đầu tư con người, cho con người để phát triển kinh tế, phát triển xã hội là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia. Nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa- Hiện đại hóa với mục tiêu đến đầu năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp và hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa- Hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là con người. Nguồn lực người Việt Nam được phát triển trên cơ sở mặt bằng dân trí cao, để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước, theo kịp sự phát triển của khu vực và thế giới. 
Sự thành công của việc dạy học phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp dạy học được giáo viên lựa chọn. Cùng một nội dung nhưng tuỳ thuộc vào phương pháp dạy học cụ thể trong dạy học thì kết quả sẽ khác nhau về mức độ lĩnh hội các tri thức, sự phát triển của trí tuệ cùng các kĩ năng tư duy, phương pháp nhận thức và giáo dục đạo đức và sự chuyển biến thái độ hành vi.
Trong xu thế chung của dạy học hiện nay, người ta coi dấu hiệu cơ bản của phương pháp là: Tính chất tổ chức, chỉ đạo hoạt động nhận thức của giáo viên đối với học sinh. Mỗi phương pháp đảm nhận một chức năng, xác định đối với việc tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh. Học sinh tiếp nhận một cách thụ động các tri thức do giáo viên truyền thụ hay độc lập tìm tòi nghiên cứu để lĩnh hội tri thức, được thể hiện qua hoạt động giúp học sinh định hướng vấn và thực hiện trách nhiệm cố vấn, giúp học sinh tìm tòi giải quyết vấn đề của giáo viên trong giờ học.
Như vậy các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh có sự tổ chức và hướng dẫn đúng mức của giáo viên trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh theo cá nhân hoặc học hợp tác theo nhóm sẽ góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, học lẫn nhau từ đó tạo được niềm vui và hứng thú trong học tập của học sinh.
Học hợp tác theo nhóm là một phương pháp dạy học tích cực đã được nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả ở những nước phát triển  Phương pháp này ở Việt Nam đã được chú trọng nghiên cứu áp dụng trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. 
Với đặc trưng của môn hóa học là một môn khoa học kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm học sinh có thể tự tìm tòi khám phá kiến thức hoạc làm việc cùng nhau trong nhóm nhỏ dưới sự điều khiển và hướng dẫn của giáo viên thì việc áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ bằng hoạt động học tập hợp tác sẽ đem lại hiệu quả cao trong các tiết học, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở phổ thông trung học. Vì vậy tôi chọn đề tài:“Vận dụng một số cấu trúc hoạt động học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học lớp 9”. làm Sáng kiến kinh nghiệm của mình để góp phần đổi mới phương pháp dạy nhằm nâng cao khả năng năng lực làm việc theo nhóm của học sinh trong các nhà trường.
 1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy - học môn Hoá học.
- Giúp học sinh hiểu được phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm là một phương pháp dạy học tích cực đã được nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả ở những nước phát triển. 
- Nhằm phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh trong học tập.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Nghiên cứu về vận dụng một số cấu trúc hoạt động học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học lớp 9.
1.4 . Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như:
`- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Sử dụng trong phân tích các tài liệu có liên quan đến hoạt động học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học lớp 9.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Sử dụng trong khảo sát thực trạng ban đầu khi chưa áp dụng hoạt động học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học lớp 9 tại các đơn vị trường THCS huyện Thọ Xuân.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Sử dụng trong việc thống kê, xử lí kết quả bài kiểm tra của HS trước và sau khi thực hiện đề tài.
 2. NỘI DUNG
2.1. Khái niệm về hoạt động học hợp tác theo nhóm nhỏ.
2..2.Quy trình thiết kế và tổ chức giờ dạy học hóa học theo phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ 
2.2.1.Quy trình thiết kế
Từ cấu trúc chung của quá trình dạy học hợp tác theo nhóm chúng tôi thiết kế quy trình tổ chức giờ học hóa học THCS và thể hiện ở sơ đồ sau:
Quy trình tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm: Như vậy việc thiết kế quy trình tổ chức hoạt động học tập hợp tác theo nhóm bao gồm các giai đoạn:
Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị
Trong giai đoạn này GV cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Xác định mục tiêu bài học: Giáo viên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu của bài học. Đó là những kiến thức, kỹ năng, tư duy, thái độ mà học sinh cần đạt được sau tiết học ở các mức độ biết, hiểu, vận dụng. Xác định mục tiêu bài học sẽ quyết định đến việc xây dựng và lựa chọn các tình huống học tập.
+ Phân tích tình trạng học lực của HS. Cần đánh giá khách quan, nghiêm túc. Dự đoán những khó khăn mà HS có thể gặp phải khi học bài mới dựa vào kinh nghiệm giảng dạy của mỗi GV.
+ Lựa chọn các phương pháp dạy học và phương tiện dạy học dự kiến dùng trong giờ học: Việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học phải dựa vào nội dung bài học, những khó khăn mà học sinh sẽ gặp trong giờ dạy. Đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học. Dự kiến nội dung học tập được tổ chức theo học hợp tác, cách chia nhóm, nội dung hoạt động nhóm
+ Thiết kế giáo án giờ dạy: Giáo án là kế hoạch khá chi tiết của kế hoạch dạy và học. Trong PPDHHT theo nhóm GV phải lập kế hoạch chi tiết các hoạt động của GV và HS. Xác định những kiến thức nào cần thông báo, những kiến thức nào HS có thể tự xây dựng qua hoạt động nhóm. Lựa chọn nội dung học tập có thể tổ chức hoạt động theo nhóm. Phải chắc chắn những nội dung này HS có thể đạt được qua hoạt động nhóm. Hoạt động ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng, không nên đánh giá HS quá cao. Dự kiến câu hỏi và phân tích câu trả lời của HS có thể xẩy ra trong giờ học.
Giai đoạn 2: Tổ chức các hoạt động học tập gồm các bước như sau
+ Hoạt động khởi động: Đặt câu hỏi tạo tình huống có vấn đề cần tìm hiểu. Xác định những nội dung học tập trong giờ học (vấn đề trọng tâm, cần thiết).
+ Tổ chức các hoạt động cụ thể
- Phân chia các nội dung học tập thành các tình huống, các hoạt động phù hợp: Nội dung các hoạt động này có thể in thành các phiếu học tập hoặc giáo viên trình bày cho cả lớp. Cho các nhóm HS nhận phiếu học tập, tiến hành đọc để hiểu yêu cầu của tình huống đặt ra, vận dụng các kiến thức đã có để dự đoán câu trả lời.
- Tiến hành các hoạt động học tập: Tổ chức cho HS làm việc cá nhân và theo nhóm (các bước tổ chức hoạt động hợp tác theo nhóm đã trình bày ở chương 1).
- Kết luận về hệ thống kiến thức thu nhận được thông qua các hoạt động cụ thể: Giáo viên hệ thống, chỉnh lí bổ sung những kết luận rút ra từ phía học sinh nhằm hoàn thiện nội dung kiến thức cần đạt.
+ Kiểm tra, đánh giá:
- Tổ chức cho HS kiểm tra bằng các bài kiểm tra cá nhân để đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của từng HS, đồng thời xem xét mức độ đạt được về kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS sau tiết học so với mục tiêu đề ra, để kịp thời có những điều chỉnh.
- Giao nhiệm vụ học tập ở nhà: Nhằm chuẩn bị các nhiệm vụ học tập mang tính định hướng cho các bài học tiếp theo. Công việc này một mặt giúp tiết kiệm thời gian trên lớp, mặt khác khai thác tốt nhất các kiến thức đã có của HS.
Như vậy việc chuẩn bị dạy học theo các cấu trúc hoạt động học hợp tác cần thực hiện theo 9 bước sau 
1. Chia lớp thành những nhóm nhỏ.
2. Tạo môi trường lớp học an toàn tích cực
3. Xác định kết quả mà học sinh cần đạt và cung cấp sự hướng dẫn rõ ràng về các công việc mỗi nhóm sẽ thực hiện
4. Giải thích tiến trình đánh giá đối với mỗi học sinh và mỗi nhóm 
5. Cung cấp cho học sinh tài liệu liên quan đến vấn đề thảo luận bài học
6. Nhắc học sinh công việc kéo dài bao lâu và khi nào sẽ kết thúc
7. Cung cấp sự trợ giúp khi cần thiết và theo dõi các hoạt động của học sinh và ghi lại các vấn đề mà giáo viên cần giải quyết sau khi nhóm hợp tác kết thúc 
8. Đưa bài học đến một kết luận logic và cho thông tin phản hồi
9. Đánh giá thành công của học sinh và giúp học sinh tự đánh giá sự hợp tác của họ đối với những học sinh khác.
Một số kỹ thuật cơ bản cần được chú trọng trong dạy học hợp tác theo nhóm như sau:
- Kỹ thuật thiết lập mục tiêu hoạt động nhóm
- Kỹ thuật thiết kế nhiệm vụ học tập nhóm
- Kỹ thuật thiết kế nhóm học tập: bao gồm việc hình thành nhóm, các loại nhóm và cấu trúc nhóm , kỹ thuật xác định quy mô nhóm.
- Kỹ thuật thiết lập, duy trì, kiểm soát các mối quan hệ tương tác trong hoạt động nhóm
- Kỹ thuật tổ chức, hướng dẫn và quản lý, đánh giá hoạt động học theo nhóm của học sinh trong dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
- Vấn đề xác lập các điều kiện học tập khác. Người giáo viên cần xem xét học hợp tác không đơn giản là đặt học sinh vào các nhóm để học mà là yêu cầu học sinh làm việc như một đội nhằm trao đổi các ý tưởng và suy nghĩ để chiếm lĩnh, giúp nhau chiếm lĩnh kiến thức môn học. Điều này yêu cầu giáo viên phải có sự chuẩn bị cẩn thận nội dung bài học và các kỹ năng cần thiết để tạo ra môi trường học tập tích cực và dân chủ. Giáo viên phải cung cấp cho học sinh sự hướng dẫn trong việc giúp đỡ nhau học tập và dành nhiều thời gian giúp học sinh phát triển các chiến lược học tập để trợ giúp nhau trước khi họ cố gắng đạt được những kết quả thông qua hoạt động hợp tác. 
2.2.2. Phân phối chương trình hóa học vô cơ lớp 9 THCS
STT
Nội Dung
Lý thuyết
Luyện tập
Thực hành
Tổng
1
Chương 1: Các hợp chất vô cơ
13
2
2
17
2
Chương 2: Kim loại
7
1
1
9
3
Chương 3: Phi kim- Sơ lược về bảng tuần hoàn các NTHH
9
1
1
11
Nhìn chung chương trình được xây dựng đảm bảo bảo tính logic sư phạm cao. Chương trình THCS nhằm cung cấp cho HS những kiến thức đại cương, làm nền tảng cho việc học sinh tiếp tục nghiên cứu những nội dung kiến thức hóa học cao hơn.
Tổ chức hoạt động học hợp tác theo theo nhóm nhỏ cho một số nội dung của chương trình hóa học vô cơ 9
Để tổ chức hoạt động học hợp tác theo nhóm nhỏ có hiệu quả ta lựa chọn những nội dung kiến thức mới, các khái niệm, kỹ năng cần hình thành trong bài học.
Các khái niệm mới, kiến thức cần hình thành:
Thang pH
Phản ứng trao đổi trong dung dịch.
Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại.
Kí hiệu, ô nguyên tố, chu kì, nhóm nguyên tố.
Ý nghĩa của bảng tuần hoàn.
Tính chất hóa học của axit.
Tính chất riêng của axit sunfuric đặc.
Tính chất của kim loại, tính chất của nhôm, kiềm.
Tính chất của phi kim, độ mạnh yếu của phi kim.
 Trong chương trình hóa học lớp 9 có thể vận dụng học hợp tác theo theo nhóm nhỏ tổ chức hoạt động với các nội dung sau:
TT
Nội dung
Bài học
Chương
1
Tính chất hóa học của axit
3
1
2
Một số axit quan trọng
4
1
3
Tính chất hóa học của bazơ
7
1
4
Phân bón hóa học
11
1
5
Tính chất hóa học của kim loại
15
2
6
Nhôm
18
2
7
Sắt
19
2
8
Hợp kim sắt: gang, thép
20
2
9
Clo
26
3
Từ quy trình đó chúng tôi tiến hành xây dựng cấu trúc hoạt động học tập hợp tác theo theo nhóm nhỏ cho các nội dung sau:
Ví dụ 1: Bài 8: Một số bazơ quan trọng
Hình thành khái niệm pH
Phiếu học tập: Đọc nội dung thanh pH (SGK trang 28) và cho biết:
Thang pH dùng để biểu thị đại lượng nào của dung dịch?
Dung dịch có tính axit, có tính bazơ, trung tính thì pH của dung dịch có giá trị nào?
Có thể dùng chất chỉ thị nào để xác định dung dịch có tính axit, tính bazơ, trung tính? Sự chuyển màu của chúng?
Muốn làm tăng giá trị pH của dung dịch có tính axit ta làm thế nào? 
Và ngược lại làm giảm giá trị pH của dung dịch có tính bazơ ta làm thế nào?
Đáp án:
Người ta dùng thang pH để biểu thị độ axit hoạc độ bazơ của dung dịch.
 Nếu 0 < pH < 7 thì dung dịch có tính axit.
 Nếu 7 < pH < 14 thì dung dịch có tính bazơ.
 Nếu pH = 7 thì dung dịch là trung tính.
Có thể dùng các chất chỉ thị màu như quỳ tím, phenolphtaleinđể xác định dung dịch có tính axit, bazơ hay trung tính.
Nếu dung dịch có tính axít thì: quỳ tím chuyển hồng, phenolphtalein không màu.
 Nếu dung dịch có tính bazơ thì : quỳ tím chuyển xanh, phênolphtalein không màu chuyển thành màu hồng.
Nếu dung dịch có tính trung tính thì : các chất chỉ thị không óc sự thay đổi màu.
Muốn làm tăng giá trị pH của dung dịch có tính axit ta thêm bazơ hoặc thêm oxit bazơ để tác dụng với axit làm giảm độ axit của dung dịch.
Muốn làm giảm giá trị pH của dung dịch có tính bazơ ta thêm axit hoặc thêm oxit axit để tác dụng với bazơ làm giảm độ bazơ của dung dịch.
Bài tập vận dụng:
Nhìn vào giá trị pH của một dung dịch có thể biết được độ axit, hoặc độ bazơ của dung dịch không? Vì sao?
Cho giá trị pH của dung dịch sau:
Dung dịch chất
Nước cất
Amoniac
Giấm ăn
HCl 0,1M
NaOH 1M
Nước chanh ép
pH
7
11
5
1
14
2,5
Hãy: - Xác định các dung dịch có tính bazơ, dung dịch có tính axit và trung tính.
Sắp xếp các chất theo thứ tự độ axit tăng dần.
 Đáp án:
Nhìn vào giá trị pH cho trước ta có thể biết được độ axit hoặc độ bazơ của dung dịch vì: Dựa vào thang pH ta có thể biết dung dịch đó có độ axit hoặc độ bazơ. 
- Dung dịch có tính axit: HCl 0,1M; Giấm ăn, nước chanh ép.
Dung dịch có tính bazơ: Amoniac, NaOH 1M
Sắp xếp theo sự tăng dần của tính axit: NaOH 1M, Amoniac, nước cất, giấm ăn, nước chanh ép, HCl 0,1M.
Ví dụ 2: Bài 9 – Tính chất hóa học của muối 
 Hình thành khái niệm phản ứng trao đổi trong dung dịch
 Tổ chức cho HS thảo luận theo phiếu học tập sau:
Phiếu học tập: Đọc nội dung phần II. Phản ứng trao đổi trong dung dịch và cho biết:
Quan sát PTHH của các phản ứng trong dung dịch của muối với axit, với bazơ, với muối.
Xác định: 
- Các thành phần phân tử các chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau để tạo chất mới.
- Trạng thái của chất mới tạo ra trong phản ứng so với chất tham gia phản ứng?
2. Các phản ứng hóa học trên gọi là phản ứng trao đổi. Vậy thế nào là phản ứng trao đổi? Phản ứng trao đổi khác với phản ứng thế như thế nào?
3. Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất xãy ra trong điều kiện nào? Dựa vào đâu để biết chất tạo thành là không tan hoạc chất tạo ra là chất khí?
Đáp án: 
Phản ứng 1: Các phân tử Clo trong phân tử BaCl2 trao đổi nguyên tử với nhóm SO4 trong phân tử Na2SO4.
Phản ứng 2: SO4 trong phân tử CuSO4. trao đổi với nhóm OH của phân tử NaOH.
Phản ứng 3: CO3 trong phân tử Na2CO3.trao đổi với nhóm SO4 trong phân tử H2SO4 để tạo thành H2CO3 kém bềndễ bị phân hủy luôn tạo ra khí CO2 và H2O.
Phản ứng 1,2 tạo ra chất kết tủa là: ( BaSO4 và Cu(OH)2.
Phản ứng 3 tạo ra chất khí CO2.
 2. Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau nhứng thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.
Phản ứng trao đổi
Phản ứng thế
- Là phản ứng hóa học diễn ra giữa hai hợp chất.
- Hợp chất trao đổi thành phần cấu tạo với nhau.
- Là phản ứng hóa học giữa đơn chất với hợp chất.
- Đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong phân tử hợp chất.
Phản ứng trao đổi trong dung dịchcủa các chất chỉ xãy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoạc chất khí.
Dựa vào bảng tính tan và độ mạnh yếu của axit, axit dễ bay hơi để biết chất tạo thành có chất không tan hoạc chất khí.
 Bài tập vận dụng : Hoàn thành các sơ đồ phản ứng hóa học sau: 
a, Ca(OH)2 + Na2CO3 ®
b, AgNO3 + NaCl ®
c, Ba(OH)2 + H2SO4 ®
d, Na2SO3 + CaCl2 ®
e, CaCO3 + HCl ®
g, Zn + Pb(NO3)2 ®
Hãy xác định các PTHH của phản ứng trao đổi trong dung dịch? 
Giải thích 
a, Ca(OH)2 + Na2CO3 ® CaCO3 + 2NaOH ---> phản ứng trao đổi
b, AgNO3 + NaCl ® AgCl + NaNO3 ---> phản ứng trao đổi
c, Ba(OH)2 + H2SO4 ® BaSO4 + 2H2O ---> phản ứng trao đổi 
d, Na2SO3 + CaCl2 ® 2NaCl + CaSO3 ---> phản ứng trao đổi
e, CaCO3 + 2HCl ® CaCl2 + H2O + CO2 ---> phản ứng trao đổi
g, Zn + Pb(NO3)2 ® Zn(NO3)2 + Pb ---> phản ứng thế
Các phản ứng a,b,c,d,e là phản ứng trao đổi vì các chất tác dụng trao đổi các thành phần cấu tạo của chúng tạo ra các chất kết tủa ( CaCO3, AgCl, BaSO4, CaSO3) và chất khí bay hơi (CO2).
Ví dụ 3: Bài 17 – Dãy hoạt động hóa học của kim loại
Nghiên cứu ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại.
GV tổ chức cho HS quan sát dãy hoạt động hóa học của kim loại, đọc nội dung phần II. Dãy hoạt động hóa học của kim loại có ý nghĩa như thế nào ? thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi trong phiếu học tập sau:
Phiếu học tập: Đọc nội dung phần II – SGK trang 54 và cho biết:
Dãy hoạt động hóa học được sắp xếp theo thứ tự nào? Căn cứ vào đâu để đưa ra dãy hoạt động hóa học của kim loại.
Kim loại đồng có tác dụng với H2SO4 loảng và H2SO4 đặc nguội không? Vì sao?
Vì sao các kim loại Na, K lại không đảy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối?
Đáp án:
Dãy hoạt động hóa học được sắp xếp theo mức độ hoạt động hóa học giảm dần.
Để đưa ra dãy hoạt động hóa học cần dựa vào nhiều thí nghiệm khác nhau: Kim loại tác dụng với dung dịch muối, Kim loại tác dụng với dung dịch axit, Kim loại tác dụng với nước.
Kim loại đồng không tác dụng với H2SO4 loảng. Vì kim laoi đồng đứng sau hiđro trong day hoạt động hóa học.
Nhưng đồng có tác dụng với H2SO4 đặc, nóng tạo ra muối nhưng không giải phóng khí Hiđro do tính chất của H2SO4 đặc, nóng.
PTHH : Cu + 2H2SO4 đặc,nóng ® CuSO4 + SO2 + 2H2O
Vì: Na, K tác dụng với nước trong dung dịch muối trướcvà tạo ra bazơ và khí hiđro. Sau đó bazơ tạo ra sẽ tác dụng với muối.
Ví dụ:
Kali tác dụng vơi dung dịch CuSO4 sẽ gồm các phản ứng:
 2K + H2O ® 2KOH + H2
2KOH + CuSO4® Cu(OH)2 + K2SO4
Bài tập vận dụng :
Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần?
 a, K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe d, Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe
 b, Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn e, Mg, K, Cu, Al, Fe
 c, Cu, Fe, Zn, Mg, K
2. Cho các cặp chất sau, cặp chất nào tác dụng được với nhau. Viết PTHH của các phản ứng xãy ra:
a, K + H2O c, Pb + H2O
b, Al + HCl d, Fe + AgNO3
c, Ag + H2SO4 	 g, Cu + H2SO4 đặc, nóng
Đáp án:
1. Dãy c, Cu, Fe, Zn, Mg, K được sắp sếp theo đúng chiều hoạt động hóa học tăng dần.
2. Các cặp chất tác dụng được với nhau là: a,b,e,g.
PTHH
a, 2K + 2H2O ® 2KOH + H2
b, 2Al + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2
d, Fe + 2AgNO3 ® Fe(NO3)2 + 2Ag
g, Cu + 2H2SO4 đặc,nóng ® CuSO4 + SO2 + 2H2O
Bài tập vận dụng 2:
	 Hãy cho biết hiện tượng xãy ra khi cho:
a, Cu vào dd PbNO3)2. d, Na vào H2O
b, Pb vào AgNO3 e, Ag vào dd HCl loảng.
c, Zn vào H2O Mg vào dd H2SO4 loảng.
 Viết PTHH của phản ứng nếu có.
Đáp án:
 a, Không có hiện tượng gì vì Cu đứng sau Pb trong dãy hoạt động hóa học
 b, Thấy xuất hiện kết tủa màu trắng bạc vì chì đứng trước Ag trong dãy hoạt động hóa học.
 Pb + AgNO3 ® Pb(NO3)2 + Ag
 c, Không có hiện tượng gì vì Zn đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học.
 d, Thấy có giọt tròn chạy trên mặt nước, có khí thoát ra. Vì Na đứng trước H2 trong dãy hoạt động hóa học.
2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2
e, Không có hiện tượng gì vì Ag đứng sau H2 trong dãy hoạt động hóa học.
g, Thấy có xuất hiện bọt khí từ mảnh Mg trong dung dịch. Vì Mg đứng trước H2 trong dãy hoạt động hóa học.
Mg + H2SO4 loảng ® MgSO4 + H2
Ví dụ 4: Bài 25 – Tính chất của phi kim
Nghiên cứu tính chất vật lí của phi kim
GV tổ chức cho HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm so sánh với tính chất của kim loại và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập sau:
Phiếu học tập:
 Đọc nội dung thông tin phần I. Phi kim có những tính chất vật lí nào? Cho biết:
Về trạng thái ở điều kiện thường phi kim có gì khác với kim loại?
So sánh với kim loại về độ dẫn điện, dẫn nhiệt và nhiệt độ nóng chảy của phi kim?
Phi kim nào dẫn được điện? ví dụ.
Kim loại còn có tính chất vật lí gì khác với phi kim mà ta có thể dùng phân b

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_mot_so_cau_truc_hoat_dong_hoc_hop_tac_theo_nho.doc