SKKN Vận dụng linh hoạt kĩ thuật dạy học nhóm nhằm phát huy năng lực học sinh Chủ đề: Nhật bản (tiết 1) - Địa lí 11
Một thực tế phũ phàng là lao động Việt Nam đang ở đỉnh cao của thời kì “dân số vàng ”nhưng lực lượng lao động thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao, tỉ lệ lao động trình độ đại học cao đẳng ra trường làm trái nghề hoặc không xin được việc đang ở mức đáng báo động, là nỗi lo của toàn xã hội.
Nguyên nhân chính là do thị trường lao động luôn đòi hỏi ngày càng cao ở đội ngũ lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo, linh hoạt, tính trách nhiệm, năng lực cộng tác làm việc, khả năng giải quyết các vấn đề phức hợp trong những tình huống thay đổi, khả năng học tập suốt đời.mà Giáo dục nước ta đang nặng về lí thuyết, thiếu thực hành và hình thành năng lực nên khi vào làm việc gặp rất nhiều khó khăn: nhiều tổ chức doanh nghiệp phải đào tạo lại, thời gian học việc lâu và năng suất lao động chưa cao.
Nhận thấy thực trạng trên Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học. Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học.
1. MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Một thực tế phũ phàng là lao động Việt Nam đang ở đỉnh cao của thời kì “dân số vàng ”nhưng lực lượng lao động thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao, tỉ lệ lao động trình độ đại học cao đẳng ra trường làm trái nghề hoặc không xin được việc đang ở mức đáng báo động, là nỗi lo của toàn xã hội. Nguyên nhân chính là do thị trường lao động luôn đòi hỏi ngày càng cao ở đội ngũ lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo, linh hoạt, tính trách nhiệm, năng lực cộng tác làm việc, khả năng giải quyết các vấn đề phức hợp trong những tình huống thay đổi, khả năng học tập suốt đời....mà Giáo dục nước ta đang nặng về lí thuyết, thiếu thực hành và hình thành năng lực nên khi vào làm việc gặp rất nhiều khó khăn: nhiều tổ chức doanh nghiệp phải đào tạo lại, thời gian học việc lâu và năng suất lao động chưa cao. Nhận thấy thực trạng trên Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học. Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh (HS); giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học). Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp); chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các KN, gắn với thực tiễn cuộc sống; Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục. Trong những năm qua, toàn thể giáo viên trường THPT Hoằng Hoá đã thực hiện nhiều công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công bước đầu. Đây là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta tiến tới việc việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh chưa nhiều. Mặc dù phương tiện hỗ trợ dạy học tích cực đã có nhiều thay đổi tích cực. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện kỹ năng chưa được quan tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá còn nhiều hạn chế, chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá cả quá trình học tập. Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn. “Làm thế nào để giúp học sinh chúng ta có thể đạt được các mục tiêu đó?”. Nghĩa là chúng ta cần quan tâm đến các phương pháp tổ chức việc giảng dạy và học tập cho học sinh trong suốt quá trình dạy học một cách có hiệu quả cao để có thể đáp ứng được các chuẩn đầu ra mong đợi. Đối với các chuẩn đầu ra về mặt kỹ năng, giáo viên cần có những kế hoạch và phương pháp giảng dạy một cách cụ thể và có mục đích. Ví dụ như yêu cầu học sinh làm việc nhóm không có nghĩa là họ sẽ học được kỹ năng làm việc theo nhóm hiệu quả. Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Vận dụng linh hoạt kĩ thuật dạy học nhóm nhằm phát huy năng lực học sinh Chủ đề: Nhật bản (tiết 1) - Địa lí - 11” làm đối tượng nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy học của bản thân, từ đó đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục nước nhà. 1.2. Mục đích nghiên cứu. - Tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề cốt lõi trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực. - Vận dụng cải tiến kĩ thuật hoạt động nhóm phát huy năng lực học sinh một bài học cụ thể: Bài 9: Nhật Bản - Địa lí 11 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài này, như tên gọi của nó, tôi tập trung nghiên cứu các vấn đề lí luận về kĩ thuật hoạt động nhóm theo định hướng phát triển năng lực để vận dụng vào việc dạy – học một bài học cụ thể: Bài 9: Nhật Bản (tiết 1)- Địa lí 11. Từ đó đưa ra những cách tiếp cận, giảng dạy có hiệu quả làm tiền đề áp dụng rộng rãi hơn cho những năm sau. 1.4. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài được thực nghiệm đối với học sinh lớp 11 - Trường THPT Hoằng Hoá – Huyện Hoằng Hoá – Tỉnh Thanh Hoá. 1.5. Phương pháp nghiên cứu. Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi vận dụng đồng thời các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm. Phương pháp so sánh Phương pháp thực nghiệm khoa học. 2. NỘI DUNG 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG LINH HOẠT KĨ THUẬT HOẠT ĐỘNG NHÓM PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH ĐỊA LÍ 11 2.1.1 Khái niệm năng lực, chương trình giáo dục định hướng năng lực a. Khái niệm năng lực Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong các tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm, cũng như sẵn sàng hành động. b. Chương trình giáo dục định hướng năng lực. Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực (nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra) được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học. c. Một số kĩ thuật dạy học vận dụng trong phương pháp nhóm phát huy năng lực học sinh trong bộ môn Địa lí * Phương pháp nhóm Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên gọi khác nhau như dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ. Dạy học nhóm không phải một phương pháp dạy học cụ thể mà là một hình thức xã hội, hay là hình thức hợp tác của dạy học.. Số lượng HS trong một nhóm thường khoảng 4 -6 học sinh. Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung. Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, vận dụng, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học, nhưng cũng có thể để tìm hiểu một chủ đề mới. Ở mức độ cao, có thể đề ra những nhiệm vụ cho các nhóm HS hoàn toàn độc lập xử lý các lĩnh vực đề tài và trình bày kết quả của mình cho những học sinh khác ở dạng bài giảng. 2.1.2 Các kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS. a. Kĩ thuật phòng tranh Kĩ thuật này có thể sử dụng cho hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm. - GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm. - Mỗi thành viên ( hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh. - HS cả lớp đi xem “ triển lãm’’và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung. - Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu. b. Kĩ thuật công đoạn - HS được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao giải quyết một nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ: nhóm 1- thảo luận câu A, nhóm 2- thảo luận câu B, nhóm 3- thảo luận câu C, nhóm 4- thảo luận câu D, - Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy A0 xong, các nhóm sẽ luân chuyển giáy AO ghi kết quả thảo luận cho nhau. Cụ thể là: Nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, Nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, Nhóm 3 chuyển cho nhóm 4, Nhóm 4 chuyển cho nhóm 1 - Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó lại tiếp tục luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để góp ý. - Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lại được tờ giấy A0 của nhóm mình cùng với các ý kiến góp ý của các nhóm khác. Từng nhóm sẽ xem và xử lí các ý kiến của các bạn để hoàn thiện lại kết quả thảo luận của nhóm . Sau khi hoàn thiện xong, nhóm sẽ treo kết quả thảo luận lên tường lớp học. c. Kĩ thuật động não Động não là kĩ thuật giúp cho HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng ( nhằm tạo ra cơn lốc các ý tưởng). Động não thường được: - Dùng trong giai đoạn giới thiệu vào một chủ đề - Sử dụng để tìm các phương án giải quyết vấn đề - Dùng để thu thập các khả năng lựa chọn và suy nghĩ khác nhau Động não có thể tiến hành theo các bước sau : - Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề ( có nhiều cách trả lời) cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm. - Khích lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt. - Liệt kê tất cả mọi ý kiến lên bảng hoặc giấy to không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp. - Phân loại các ý kiến. - Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng - Tổng hợp ý kiến của HS và rút ra kết luận. d. Kĩ thuật “ Trình bày một phút” Đây là kĩ thuật tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức đã học và đặt những câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày ngắn gọn và cô đọng với các bạn cùng lớp. Các câu hỏi cũng như các câu trả lời HS đưa ra sẽ giúp củng cố quá trình học tập của các em và cho GV thấy được các em đã hiểu vấn đề như thế nào. Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau: - Cuối tiết học (thậm chí giữa tiết học), GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi sau: Điều quan trọngnhất các em học đuợc hôm nay là gì? Theo các em, vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?... - HS suy nghĩ và viết ra giấy. Các câu hỏi của HS có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. - Mỗi HS trình bày trước lớp trong thời gian 1 phút về những điều các em đã học được và những câu hỏi các em muốn được giải đáp hay những vấn đề các em muốn được tiếp tục tìm hiểu thêm. e. Kĩ thuật “ Hỏi và trả lời” Đây là KTDH giúp cho HS có thể củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học thông qua việc hỏi và trả lời các câu hỏi. Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau: - GV nêu chủ đề . - GV (hoặc 1 HS) sẽ bắt đầu đặt một câu hỏi về chủ đề và yêu cầu một HS khác trả lời câu hỏi đó. - HS vừa trả lời xong câu hỏi đầu tiên lại được đặt tiếp một câu hỏi nữa và yêu cầu một HS khác trả lời. - HS này sẽ tiếp tục quá trình trả lời và đặt câu hỏi cho các bạn cùng lớp,... Cứ như vậy cho đến khi GV quyết định dừng hoạt động này lại. g. Kĩ thuật “Lược đồ Tư duy” Lược đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng hay kết quả làm việc của cá nhân/ nhóm về một chủ đề. - Viết tên chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm. - Từ chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm, vẽ các nhánh chính, trên mỗi nhánh chính viết một nội dung lớn của chủ đề hoặc các ý tưởng có liên quan xoay quanh ý tưởng trung tâm nói trên. - Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. - Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo. h. Kĩ thuật đặt tiêu đề cho một đoạn văn Một đoạn văn có nội dung thông tin nhất định, thông qua việc đọc kĩ một đoạn văn người đọc có thể tìm ra nội dung cốt lõi nhất và đặt tên tiêu đề cho đoạn văn đó. Tìm được tiêu đề đặt tên cho đoạn văn tức là người đọc đã hiểu được đoạn văn. Kĩ thuật này thường được dùng trong các bài, các mục có nội dung dài viết dưới dạng văn bản, thay bằng giảng giải hoặc phát vấn, giáo viên dùng kĩ thuật này để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập. 2.2. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong Chủ đề Bài 9: Nhật Bản (tiết 1) - Địa lí 11 2.2.1. Chương trình Địa lí 11 Chương trình địa lí lớp 11 được biên soạn theo mục tiêu đổi mới giáo dục nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản và phổ thông về địa lí gồm một loạt các khái niệm chung về kinh tế thế giới hiện đại, toàn cầu hóa, tri thức hóaCác khái niệm tập hợp về các nước phát triển và đang phát triển ở một số khu vực trên thế giới như: Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, các nước Mĩ La Tinh, các nước Tây Nam Á Chương trình của sgk Địa lí 11 được xây dựng theo con đường diễn dịch và có 2 phần lớn sau đây: Phần A: Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới Phần B: Địa lí khu vực và quốc gia Do mỗi tuần chỉ có một tiết và trung bình cứ khoảng 2 đến 3 tiết lại có một tiết thực hành nên có thể nói, cấu trúc và nội dung chương trình Địa lí 11 rất thuận lợi cho việc dạy và học theo định hướng phát triển năng lực. 2.2.2 Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực ở các trườngTHPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá chung và trường THPT Hoằng Hoá nói riêng. Trong những năm học vừa qua, nhận thức của đội ngũ giáo viên về tính cấp thiết phải đổi mới phương pháp dạy học đã thay đổi và có nhiều chuyển biến. Việc áp dụng những phương pháp dạy học tích cực đã được thực hiện, song không thường xuyên và còn mang nặng tính hình thức vì thế tính hiệu quả khi sử dụng một số phương pháp còn nhiều hạn chế. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm rèn luyện các kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh chưa được thực sự quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện, bị dạy chưa được thực hiện rộng rãi (chủ yếu khi có giáo viên dự giờ). 2.3 THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG CHỦ ĐỀ: NHẬT BẢN I. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: 1. Về kiến thức: - Biết vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản. - Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế. 2. Kĩ năng : - Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết và trình bày một số đặc điểm tự nhiên. - Nhận xét các số liệu, tư liệu. 3. Thái độ: Có ý thức học tập người Nhật trong lao động, học tập, thích ứng với tự nhiên, sáng tạo để phát triển phù hợp với hoàn cảnh. *Nâng cao: Biết được vì sao Nhật Bản có điều kiện tự nhiên không thuận lợi nhưng có nền kinh tế phát triển rất mạnh mẽ. 4. Định hướng hình thành các năng lực Năng lực chung Năng lực chuyên biệt - Năng lực sáng tạo - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin -Năng lực sử dụng bản đồ - Năng lực sử dụng hình ảnh, hình vẽ, video - Năng lực sử dụng số liệu thống kê - Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ 5. Tích hợp: + Liên môn Lịch sử Nhật Bản sau chiến tranh thế giới 2 + Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, TNTN II. Phương pháp, kĩ thuật dạy học - Phương pháp hoạt động nhóm - Kĩ thuật công đoạn - Kĩ thuật phòng tranh - Kĩ thuật “ trình bày 1 phút” III. Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh 1. Giáo viên - Bản đồ địa lí tự nhiên Châu Á, bản đồ tự nhiên Nhật Bản - Lược đồ tự nhiên SGK - Tranh ảnh, video clip về tự nhiên, dân cư và xã hội, kinh tế Nhật Bản - Sơ đồ tư duy toàn bài, phòng máy (máy tính, bảng tương tác thông minh), viết dạ, giấy roki, nam châm... 2. Học sinh Để dạy bài này, Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học nhóm và kĩ thuật công đoạn là chủ đạo nên ở cuối tiết học trước (Tiết 4: Thực hành Liên Bang Nga), giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho bài tiết sau với các nội dung sau: Giáo viên thành lập 4 nhóm trong lớp theo các dạng địa hình: Nhóm đồng bằng: Tìm hiểu đặc điểm địa hình, đất Nb và tác động của chúng đến phát triển kinh tế Nhóm miền núi: Tìm hiểu đặc điểm Sông ngòi, nguồn nước Nb và tác động của chúng đến phát triển kinh tế Nhóm bán bình nguyên: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu Nb và tác động của chúng đến phát triển kinh tế Nhóm trung du: Tìm hiểu đặc điểm Tài nguyên khoáng sản Nb và tác động của chúng đến phát triển kinh tế IV. Tiến trình lên lớp : 1. Ổn định: kiểm tra sỉ số và nề nếp lớp học . 2. Bài mới : Hoạt động 1: Tìm hiểu những đặc điểm vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức PP: Đàm thoại gợi mở với hình Bước 1:cho HS làm việc cặp đôi - Dựa vào lược đồ: + Xác định vị trí của Nb. + Phạm vi lãnh thổ + Vị trí đó có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế Nhật? Bước 2: HS lên bảng trình bày, xác định trên hình (gọi ngẫu nhiên), Bước 3: HS khác quan sát bản đồ nhận xét bổ sung. GV chuẩn kiến thức. PP nhóm: Kĩ thuật công đoạn Bước 1: GV nêu vấn đề Bước 2: Chia 4 nhóm: thảo luận 2’theo nội dung tương ứng dựa vào Mục I.2. SGK kết hợp hiểu biết bản thân hoàn thành nhiệm vụ. + n đồng bằng: đặc điểm địa hình + n miền núi: đặc điểm Sông ngòi, nguồn nước + n bán bình nguyên: đặc điểm khí hậu + n trung du: đặc điểm tài nguyên khoáng sản Đồng thời mỗi nhóm nêu tác động của chúng đối với sự phát triển kinh tế? Bước 2: Các nhóm trao dổi nội dung cho nhau theo hình thức xoay vòng: cho đến khi nhận lại nội dung của nhóm mình Nhóm 1 2 3 4 NV A B C D Lần 1: 1’ NV 1 2 3 4 Nhóm D A B C Lần 2: 1’ NV 1 2 3 4 Nhóm C D A B Lần 3: 1’ NV 1 2 3 4 Nhóm B C D A Lần 4: 1’ NV 1 2 3 4 Nhóm A B C D Bước 3: Các nhóm lần lượt trình bày và kết hợp chỉ bản đồ trên bảng Bước 4: GV nhận xét và kết luận chung. Thiên nhiên Nhật đa dạng nhưng đầy thử thách tài nguyên nghèo nàn, thiên tai thường xuyên xẩy ra: Động đất, núi lửa, bảo sóng thần => gây ra khó khăn không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế của Nhật. Mỗi năm có khoảng trên 1000 trận động đất lớn nhỏ. Kĩ thuật phòng tranh: GV: Cách giải quyết nhằm hạn chế tối đa những thiệt haị và khó khăn của tự nhiên NB. Các nhóm suy nghĩ trả lời ghi ra giấy, hết 1 phút giơ giấy lên; gv gọi bất kì hs trả lời và cho điểm cá nhân lấy điểm miệng. - đất ít: sx nông nghiệp khó khăn: thuê đất, áp dụng kĩ thuật tiên tiến để trồng trên diện tích đất dốc; nhập khẩu lương thực, thâm canh... - Khoáng sản ít: nhập khẩu, tiết kiệm, mua mỏ nước ngoài - Động đất, sóng thần: xây dựng hệ thống cảnh báo, tuyên truyền chủ động ứng phó, thích nghi... Bước 5: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, thường hay xãy ra thiên tai, vì vậy việc khai thác TNTN ở NB cần phải chú ý đến những vấn đề gì? Tại sao? I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ: + Vị trí địa lí: - Là một quần đảo nằm ở Đông Bắc châu Á. - Xung quanh giáp nhiều biển và Thái bình Dương. + Phạm vi lãnh thổ: - Gồm có 4 đảo lớn: Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và trên 1000 đảo nhỏ. - Diện tích: 378 nghìn km2 - Dân số: 127,7 triệu người (2005) - Thủ đô: Tô-ki-ô
Tài liệu đính kèm:
- skkn_van_dung_linh_hoat_ki_thuat_day_hoc_nhom_nham_phat_huy.doc