SKKN Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy tiết 46 bài “Biểu đồ” Toán 7 tại trường THCS Yên Khương

SKKN Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy tiết 46 bài “Biểu đồ” Toán 7 tại trường THCS Yên Khương

Dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Trong thực tế ở các trường học hiện nay, việc dạy học theo hướng tích hợp ở môn Toán ít được quan tâm, đa số giáo viên ngại liên kết, tích hợp với những nội dung liên quan từ bài học trước hoặc các bài học của môn học khác. Đứng trước thực trạng này tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và nhận thấy việc "Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn Toán lớp 7". Tôi đã đưa ra các bước thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp trong một bài cụ thể. Cuối cùng là kết quả thu được sau quá trình dạy học. Tôi nhận thấy ưu điểm của sáng kiến này là tạo được hứng thú học tập cho học sinh, nội dung học tập sinh động, hấp dẫn, giúp học sinh hiểu và nắm vững nội dung học tập dễ dàng, đồng thời phát triển được các năng lực tư duy, năng lực hành động, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn một cách có hiệu quả trên cơ sở hiểu được bản chất của vấn đề.

 Qua thực tế nhiều năm giảng dạy tại trường THCS Yên Khương, tôi thấy rằng việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học là vô cùng cần thiết. Vậy để nâng cao chất lượng của việc dạy học tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy tiết 46 bài “Biểu đồ” Toán

 

doc 17 trang thuychi01 23787
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy tiết 46 bài “Biểu đồ” Toán 7 tại trường THCS Yên Khương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Trong thực tế ở các trường học hiện nay, việc dạy học theo hướng tích hợp ở môn Toán ít được quan tâm, đa số giáo viên ngại liên kết, tích hợp với những nội dung liên quan từ bài học trước hoặc các bài học của môn học khác. Đứng trước thực trạng này tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và nhận thấy việc "Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn Toán lớp 7". Tôi đã đưa ra các bước thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp trong một bài cụ thể. Cuối cùng là kết quả thu được sau quá trình dạy học. Tôi nhận thấy ưu điểm của sáng kiến này là tạo được hứng thú học tập cho học sinh, nội dung học tập sinh động, hấp dẫn, giúp học sinh hiểu và nắm vững nội dung học tập dễ dàng, đồng thời phát triển được các năng lực tư duy, năng lực hành động, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn một cách có hiệu quả trên cơ sở hiểu được bản chất của vấn đề.
 Qua thực tế nhiều năm giảng dạy tại trường THCS Yên Khương, tôi thấy rằng việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học là vô cùng cần thiết. Vậy để nâng cao chất lượng của việc dạy học tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy tiết 46 bài “Biểu đồ” Toán 7 tại trường THCS Yên Khương”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu đối với mỗi học sinh. Biết kết hợp được việc học lý thiết với học thực hành, thể hiện phương châm “học đi đôi với hành”
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức của nhiều môn học, nhiều vấn đề khác nhau để giải quyết một vấn đề nào đó trong bài học, góp phần nâng cao kiến thức, tạo ra nhiều phương pháp để học sinh say mê môn học hơn, tạo được kết quả cao trong học tập.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh có năng lực, có niềm đam mê, có sáng tạo trong học tập bộ môn.
- Khuyến khích người học một cách toàn diện hơn. Không chỉ là kiến thức chuyên môn mà còn hình thành những năng lực cần thiết từ những ứng dụng kiến thức đó.
- Qua việc vận dụng dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Toán sẽ giúp các em tư duy tốt hơn, khả năng học tập linh hoạt hơn, hiểu được các mối liên hệ giữa các kiến thức từ các môn học khác nhau từ đó các em sẽ học tốt hơn môn Toán học cũng như môn học khác.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 - Vai trò và chức năng người giáo viên.
 - Sự hợp tác, tích cực chủ động học tập của học sinh sẽ tạo nên hiệu quả cao trong học tập môn Toán.
 - Các hình thức vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học môn Toán nâng cao kết quả học tập môn Toán.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp khảo sát, thực nghiệm
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp đối chứng 
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thống kê
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp dự giờ khảo cứu
Phần II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 
Dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm, là một nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Toán nói riêng. Đây được coi là một quan điểm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học tích hợp giúp học sinh thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực trong đời sống xã hội, khắc phục tính tản mạn, rời rạc trong kiến thức. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. 
	Phương pháp dạy học có sử dụng những nội dung tích hợp không phải là mới tuy nhiên không phải giáo viên nào khi soạn giảng cũng lồng ghép những nội dung tích hợp vào tiết dạy của mình, bởi khi muốn tích hợp giáo viên cần phải nghiên cứu những nội dung, nhưng vấn đề có liên quan ở nhưng bộ môn khác, những lĩnh vực khác như vậy sẽ chiếm rất nhiều thời gian, công sức của giáo viên nhưng nếu biết vận dụng hợp lý thì sẽ làm cho bài giang thêm sinh động, có tính hấp dẫn đối với học sinh. Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng nếu vận dụng những kiến thức của bộ môn khác vào trong bài dạy của mình là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc kiến thức bộ môn mình mà không ngừng trau dồi những kiến thức bộ môn khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
 Dạy học theo chủ đề tích hợp giúp giờ học trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cung tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tại của học sinh. Dạy học tích hợp cũng góp phầnphát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh, tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấy đáo.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG 
2.1. Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi
 Dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Toán sẽ giúp quá trình học tập có ý nghĩa hơn, sinh động hơn; Xác định rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng hơn. Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống, lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học, tránh những kiến thức, kỹ năng trùng lặp; Các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh; Có điều kiện phát triển kỹ năng chuyên môn.
* Khó khăn
- Yên Khương là một xã vùng cao biên giới thuộc chương trình 135 của chính phủ, kinh tế còn nghèo nên việc học tập của con cái chưa thực sự được quan tâm, 100% học sinh nơi đậy là người dân tộc Thái ở xa trung tâm nên việc nói và trao đổi bắng tiếng phổ thông cũng còn hạn chế. Bố mẹ thường đi làm ăn xa, ở nhà với ông bà nên chưa tập trung học, còn mải chơi, ham vui. 
- Về cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học. Vì cả trường chỉ có hai máy chiếu, chưa có máy vi tính phục vụ việc dạy học, chưa có phòng học bộ môn, phòng nghe nhìn nên việc áp dụng phương pháp của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn.
2.2. Thực trạng việc dạy học tích hợp liên môn trong môn Toán
a. Khảo sát thực trạng:
- Về tổ chức thực hiện
+ Số giáo viên thực hiện: 5/5; Tỷ lệ: 100%
+ Số lớp Thực hiện: 4/10; Tỷ lệ 25%
+ Số tiết thực hiện: 36/1400 tiết
- Kết quả sau tiết dạy:
Lớp
Sĩ số
Tỉ lệ
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
7A
44
10
22,7
20
45,5
14
31,8
0
0
7B
44
5
11,4
16
36,4
23
52.3
0
0
b. Nguyên nhân của thực trạng
+ Thứ nhất giáo viên dạy bộ môn chưa thực sự tâm huyết với bộ môn của mình giảng dạy, còn truyền thụ kiến thức theo một chiều mà không đặt học sinh vào đối tượng trung tâm, không phát huy được tinh thần tự học của học sinh. Mặt khác việc kiểm tra đánh giá của giáo viên chưa thực sự chặt chẽ, nhiều câu hỏi mới mang tính nhận biết, thông hiểu, vân dụng ở mức độ thấp mà chưa có câu hỏi liên hệ với các bộ môn để giải quyết vấn đề đặt ra.
+ Thứ hai về phía học sinh khi học tập chưa xác định được cách tiếp cận kiến thức mới theo chủ động sáng tạo còn phụ thuộc vào giáo viên theo kiểu thầy đọc, trò chép, lười suy nghỉ, lười vận động. Khi kiểm tra đánh giá thường chỉ tự xếp mình vào dạng "Trung bình chủ nghĩa" là an toàn.
+ Thứ ba về phía phụ huynh học sinh họ chưa thực sự nhận thức đúng đắn vai trò, ý nghĩa của việc học, còn phó mặc cho nhà trường dẫn đến học sinh lười học bài cũ ở nhà cũng như chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. 
3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3.1. Các nguyên tắc tích hợp:
- Đảm bảo tính mục tiêu: Việc lựa chọn và liên kết các kiến thức, kĩ năng phải nhằm tới mục tiêu giáo dục của lớp học, bài học mà mục tiêu trên hết đó là tạo nên con người có khả năng hành động trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng vững chắc
- Đảm bảo tính khoa học: Các kiến thức phải khách quan, phản ánh đúng bản chất của sự vật, hiện tượng
- Có những nét tương đồng về nội dung, phương pháp của những môn học được được tích hợp để các kiến thức và kĩ năng hỗ trợ cho nhau, giúp người học có thuận lợi trong học tập và vận dụng vào cuộc sống
- Đảm bảo tính khả thi: Người học có thể tiếp thu và vận dụng được kiến thức, kĩ năng liên môn, người dạy có các điều kiện tổ chức, hướng dẫn việc học tập
- Tránh gò ép, ôm đồm, dàn trải: Phải chấp nhận việc coi các kiến thức của các môn học có liên quan chỉ đóng vai trò công cụ cho nội dung chính. Nội dung và các hoạt động phải được cấu trúc sao cho đáp ứng mục tiêu phát triển các năng lực của người học.
3.2. Các phương pháp thực hiện khi tích hợp kiến thức liên môn trong bài học.
Khi tiến hành tích hợp kiến thức liên môn vào bài học giáo viên cần thực hiện các bước sau:
a. Khái quát bố cục của bài học
Bài học được chia làm 3 phần
Phần 1: Tìm hiểu thông tin sự kiện
Phần 2: Nội dung bài học
Phần 3: Bài tập
b. Xác định các môn có nội dung kiến thức tích hợp trong từng phần của bài học
- Lựa chọn những thông tin, nội dung có liên quan trong những bộ môn tích hợp
3.3. Soạn giáo án thử nghiện trên lớp
3.3.1. Mục tiêu day học
Trong khoa học cũng như thực tiễn, kiến thức Toán học được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực, một trong những ứng dụng đó là sử dụng biểu đồ để minh họa. Để góp phần vào việc làm rõ ứng dụng rộng rãi của biểu đồ trong thực tế và các môn khoa học khác. Tôi đã mạnh dạn xây dựng bài dạy tiết 46 "Biểu đồ" Toán 7 vận dụng kiến thức môn toán vào các môn: Vật lý, Địa lý, Sinh học, Lịch sử  để giải quyết hiệu các vấn đề minh họa trong các môn học, khoa học và thực tiễn cuộc sống.
a. Kiến thức.
* Môn Toán:
 + Biết vẽ biểu đồ từ bảng thống kê ban đầu và từ bảng tần số.
 + Hiểu ý nghĩa minh họa của biểu đồ về giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng.
+ Biết cách dựng biểu đồ đoạn thẳng từ bảng “tần số” và bảng ghi dãy số biến thiên theo thời gian.
+ Biết “đọc” các biểu đồ đơn giản.
* Môn Vật lý: 
+ Học sinh thấy được các chất nóng chảy và đông đặc, sự bay hơi và ngưng tụ ở một nhiệt độ nhất định (Vật lý 6).
* Môn Địa lí: Giúp học sinh thấy được sự phân bố mưa của địa phương cũng như trên thế giới. (Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa - Trang 61 – Địa lí 6). Học sinh thấy được ý nghĩa của những con số biểu diễn trên biểu đồ (Bài 21: TH: Phân tích biểu đồ nhiệt độ lương mưa- Trang 61 – Địa lí 6).
* Môn Sinh học: Qua biểu đồ các em có thể xác định được ở độ tuổi của mình, thể trạng và chiều cao hiện tại của mình đang ở kênh nào, để từ đó có thể bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý hay tăng cường luyện tập thể thao
* Môn Ngữ văn: Học sinh hiểu được dân số và tình hình tăng dân số hiện nay. Thấy được việc hạn chế gia tăng dân số là một đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người. ( Bài: Bài toán về dân số - Trang 130 – Ngữ văn 8).
* Môn GDCD: Giáo dục ý thức an toàn giao thông cho học sinh ( Bài: Thực hiện trật tự, an toàn giao thông – Trang 75– GDCD 6 ).
b. Kỹ năng.
+ Vẽ thành thạo biểu đồ hình chữ nhật, biểu đồ đoạn thẳng.
+ Biết vẽ biểu đồ trên máy tính.
+ Vận dụng kiến thức toán học để giải quyết những vấn đề thực tế có liên quan.
c. Thái độ.
- Học sinh yêu thích môn Toán, từ đó say mê nghiên cứu, sử dụng kiến thức trong bài vào thực tế.
d. Định hướng hình thành năng lực tư duy.
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp.
- Óc tưởng tượng, tư duy kết nối các môn học. Liên hệ giữa Toán học với các bộ môn khoa học khác. Sự hỗ trợ tương quan giữa các môn học.
- Toán học và thực tiễn có mỗi liên hệ mật thiết với nhau.
3.3.2. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC.
* Đối tượng dạy học là học sinh khối 7.
- Lớp: 7A - Trường THCS Yên Khương - Năm học: 2016-2017
- Số lượng học sinh: 31 em.
- Số lớp thực hiện: 01 lớp.
3.3.3. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC.
Qua bài học giúp các em ôn luyện và thực hành những kĩ năng vẽ biểu đồ. Không chỉ vẽ chính xác, khoa học mà còn nhận xét, đánh giá được những vấn đề được thể hiện trên biểu đồ qua các bài tập cụ thể. 
Học sinh thấy được tầm quan trọng của việc học toán cũng như những ứng dụng của toán học. Từ đó thêm yêu bộ môn hơn và tự hào hơn về quê hương và biển đảo của chúng ta.
3.3.4. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU.
* Giáo viên:
- Kiến thức thực tế liên quan thống kê và thấy được sự quan trọng của biểu đồ tác dụng của biểu đồ đối với việc đánh giá và dự báo... trong thống kê.
- Biểu đồ địa lý. 
- Biểu đồ tăng trưởng sức khỏe, hình ảnh đường biểu diễn nhiệt nóng chảy đông đặc của các chất (hình ảnh qua máy chiếu).
- Máy chiếu, bài soạn giảng bằng chương trình word, powepiont.
Tài liệu tham khảo: các kiến thức địa lý 6,7; sinh học, vật lý 6, Ngữ văn 8, GDCD 6 liên quan đến bài học.
- Tìm hiểu một số kiến thức địa lý kỹ năng phân tích biểu đồ.
- Kiến thức sinh học, biểu đồ tăng trưởng cân nặng, chiều cao, tuổi.
- Vật lý liên quan về đường biểu diễn về sự nóng chảy hay đông đặc của một số chất.
* Học sinh:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học (SGK)
- Dụng cụ học tập thước kẻ, ê ke, com pa.
- Giấy kẻ ô vuông.
3.3.5. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
a. Ổn định tổ chức. (1’).
Giáo viên ổn định tổ chức lớp
b. Kiểm tra bài cũ. (3’).
 ? Nêu các bước để vẽ biểu đồ hình cột. (học sinh đứng tại chỗ trả lời)
 c. Luyện tập.(33’)
HOẠT ĐỘNG 1. Dạng I: Vẽ biểu đồ đoạn thẳng: (7')
1) Mục tiêu
- Rèn tính cẩn thận, chính xác trong việc biểu diễn bằng biểu đồ.
- Biết đọc các biểu đồ đơn giản.
- Học sinh hiểu được ý nghĩa minh hoạ của biểu đồ về giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng.
 2) Phương pháp
- Đặt vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm.
 3) Hình thức tổ chức hoạt động
- Hoạt động theo nhóm.
 4) Phương tiện dạy học
Máy chiếu, biểu đồ minh họa.
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
- Giáo viên đưa nội dung bài tập 12 lên máy chiếu.
- Học sinh đọc đề bài.
- Cả lớp hoạt động theo nhóm.
- Giáo viên thu giấy trong của các nhóm đưa lên máy chiếu.
- Giáo viên: Chiếu các kết quả cho HS nhận xét sau đó GV nhận xét kết quả các nhóm.
GV: Các em có biết con người đã biết sử dụng biểu đồ trong thực tế và trong các môn học khác để làm gì không?
HS trả lời
GV: Chúng ta sẽ thấy rõ tác dụng minh họa của biểu đồ qua các ví dụ sau:
GV tích hợp môn vật lý: Chỉ cần biết số liệu ta có thể vẽ được đường biểu diễn sự nóng chảy hay đông đặc của một chất. Và ngược lại nhìn vào đường biểu diễn ta biết được chất đó nóng chảy hay đông đặc ở nhiệt độ nào, tại thời điểm đó nhiệt độ là bao nhiêu và nhận ra chất đó là chất nào?
HS: Vật lý lớp 6 em được vẽ đường biểu diễn sự nóng chảy hay đông đặc của các chất, sự bay hơi, sự ngưng tụ .
GV: Chiếu biểu đồ lên bảng.
 GV tích hợp Môn Địa lí: Giúp học sinh thấy được sự phân bố mưa của địa phương cũng như trên thế giới. Hiểu được ý nghĩa của những con số biểu diễn trên .
+ Tháng nào có mưa nhiều nhất? Lượng mưa khoảng bao nhiêu mm?
+ Tháng nào có mưa ít nhất? Lượng mưa khoảng bao nhiêu mm?
GV tích hợp trong sinh học: sử dụng phương pháp tọa độ trong biểu đồ tăng trưởng. Qua biểu đồ các em có thể xác định được ở độ tuổi của mình, thể trạng và chiều cao hiện tại của mình đang ở kênh nào, để từ đó có thể bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý hay tăng cường luyện tập thể thao
HS lấy được ví dụ biểu diễn biểu đồ tăng trưởng, tháp dinh dưỡng, tháp dân số, biểu đồ dân số..
- GV: Chiếu lên cho HS quan sát.
Điểu chỉnh: 
.......................................................................
Bài tập 12 (tr14-SGK)
a) Bảng tần số 
x
17
18
20
25
28
30
31
32
n
1
3
1
1
2
1
2
1
N=12
b) Biểu đồ đoạn thẳng
0
x
Ví dụ: biểu đồ tăng trưởng
HOẠT ĐỘNG 2: Dạng II: Bài toán thực tế:(24')
1) Mục tiêu:
- Biết đọc các biểu đồ, sử sụng biểu đồ nhận xét, đánh giá vấn đề.
- Học sinh hiểu được ý nghĩa minh hoạ của biểu đồ về giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng.
- Giáo dục: trách nhiệm an toàn giao thông, thấy được tác hại của tăng dân số nhanh, tình yêu quê hương đất nước, biển đảo với học sinh. 
 2) Phương pháp:
- Đặt vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm.
 3) Hình thức tổ chức hoạt động:
- Hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm
 4) Phương tiện dạy học:
- Máy chiếu, máy tính bỏ túi, biểu đồ minh họa.
- Giáo viên đưa nội dung bài tập 13 (tr15-SGK) lên máy chiếu.
- Học sinh quan sát hình vẽ và Hoạt động cặp đôi, trả lời câu hỏi SGK.
- Yêu cầu học sinh đứng ại chỗ trả lời miệng
- Học sinh trả lời câu hỏi.
GV tích hợp Môn Ngữ văn: Cung cấp thêm số liệu cho học sinh hiểu được dân số và tình hình tăng dân số hiện nay. Thấy được việc hạn chế gia tăng dân số là một đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người. ( Bài: Bài toán về dân số - Trang 130 – Ngữ văn 8).
GV tích hợp Môn GDCD: thông qua ví dụ trên Giáo dục ý thức an toàn giao thông cho học sinh ( Bài: Thực hiệntrật tự, an toàn giao thông– Trang 75– GDCD 6 ).
 Biểu đồ là hình ảnh minh họa mang tính tổng quan nhất trong rất nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong ngành thống kê. Ví dụ: đối với cánh sát giao thông phải tổng hợp các vụ tai nạn GT các nước năm 2015 và 2016.
Bài tập bổ sung 1: 
GV đưa đề lên bảng bằng máy chiếu quan sát
HS quan sát, đọc đề.
- Học sinh làm nhóm
- Cử đại diện trả lời.
- Nhận xét chéo giữa các nhóm
*Giáo viên tích hợp địa lí, giáo dục công dân, giáo dục môi trường:
Nước ta có nguồn dầu mỏ vô cùng phong phú. Bạch Hổ là mỏ dầu lớn nhất trên thềm lục địa nước ta, là nguồn cung cấp dầu chủ yếu cho Việt Nam hiện nay, nằm phía đông nam, cách bờ biển Vũng Tàu 145km. Mỏ có trữ lượng khoảng 300 triệu tấn. Mỗi ngày Vietsovpetro khai thác được từ mỏ này 38.000 tấn dầu thô, chiếm đến 80% sản lượng dầu thô của Việt Nam.
Hiện theo tính toán của Bộ Tài chính, giá dầu thế giới cứ giảm 1 USD thì ngân sách hụt khoảng 1.000 tỷ đồng. Nếu giá giảm về 85 USD thì ngân sách hụt khoảng 20.000 tỷ đồng. Do Việt Nam là quốc gia chịu áp lực lớn về lạm phát và chi phí vận tải rất lớn, chính CPI giá xăng dầu đã chiếm vị trí quan trọng, ảnh hưởng mạnh đến tăng, giảm của chỉ số.
Giá dầu phụ thuộc chung vào giá thế giới, tuy nhiên với việc giảm mạnh về giá dầu thô thì ta tài nguyên “vàng lỏng” vẫn đem lại cho kinh tế đất nước nguồn thu có giá trị lớn. Vì vậy chúng ta phải biết yêu quý biển đảo và gìn giữ tài nguyên đất nước.
Bài tập bổ sung 2: 
- Cho học sinh làm việc cá nhân.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm.
- Nhận xét, cho điểm.
GV chiếu đáp án lên bảng
GV : Biển đảo có ý nghĩa như thế nào dối với đời sống kinh tế xã hội nước ta?
- Là bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế xã hội Việt Nam. Hàng năm sản lượng đánh bắt hải sản đã góp phần to lớn trong việc giải quyết việc làm và làm giàu cho nhân dân, đặc biệt là ngư dân vùng biển.
- Là huyết mạch giao thông quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới.
- Là thế mạnh trong phát triển kinh tế, du lịch trong nước, là đầu mối quan trọng giao lưu trao đổi kinh tế - văn hóa - xã hội - chính trị với nước ngoài.
- Là học sinh em thấy trách nhiệm của mình phải làm gì?
Điểu chỉnh: 
................................................................................................................................................
Bài tập 13 (tr15-SGK)
Giải
a) Năm 1921 số dân nước ta là 16 triệu người 
b) Năm 1999-1921=78 năm dân số nước ta tăng 60 triệu người .
c) Từ năm 1980 đến 1999 dân số nước ta tăng 76 - 54 = 22 triệu người
Bài tập bổ sung 1: 
giá dầu thô của thế giới từ 18/9 đến 30/10 được ghi lại bằng biểu đồ 
( đơn vị tính USD/thùng) rồi trả lời các câu hỏi sau:
(Trích từ VINPA- Hiệp hội xăng dầu Việt Nam).
a) Dấu hiệu ở đây là gì ?
b) Nhận xét gì về giá dầu thế giới trong khoảng thời gian trên?
c) Nếu cứ mỗi thùng dầu thô giảm 1USD/thùng thì ngân sách nhà nước giảm 1000 tỉ đồng (theo bộ tài chính). Hỏi trong khoảng 11 ngày từ ngày 10/10 đến ngày 20/10 ngân sách nước ta mất khoảng bao tiền..
.Giải
a) Dấu hiệu ở đây là giá mỗi thùng dầu thô của từng ngày.
b) Giá dầu thế giới trong khoảng thời gian trên liên tục giảm mạnh.
Trong khoảng 11 ngày từ ngày 10/10 đến ngày 20/10 giá mỗi thùng dầu giảm là:
 98,99 – 95,05 = 3,94 (USD)
 Trong khoảng 11 ngày từ ngày 10/10 đến ngày 20/10 ngân sách nước ta mất khoảng 3,94 . 1000 = 3940 ( tỉ đồng ).
Bài tập bổ sung 2: Biểu đồ dưới đây biểu diễn số năm mà tổng sản lượng thủy sản của nước ta ( đơn vị t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_kien_thuc_lien_mon_vao_day_tiet_46_bai_bieu_do.doc