SKKN Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy bài “Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên” – Giáo dục công dân 6 nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường THCS thị trấn Yên Cát
Hiện nay, đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân trong đó có đổi mới phương pháp dạy học, nhất là chú trọng tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học là một trong những định hướng của Đảng và Nhà nước. Đây là yếu tố quan trọng để đổi mới toàn diện và căn bản giáo dục nước nhà như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra.
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc và là quan điểm hiện đại trong giáo dục. Đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay việc hiểu đúng và vận dụng phù hợp quá trình tích hợp có thể đem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong nhà trường phổ thông nói chung và bộ môn Giáo dục công dân ở trường THCS nói riêng. Hơn nữa, trong hệ thống giáo dục quốc dân, môn Giáo dục công dân ở trường THCS là môn học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc giáo dục cho học sinh ý thức và hành vi của người công dân, góp phần hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất và năng lực cần thiết của công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chương trình môn học GDCD đảm bảo cân đối, hài hòa giữa yêu cầu trang bị kiến thức với việc rèn luyện kĩ năng và phát triển thái độ tích cực của học sinh. Để đạt được mục tiêu môn học thì việc vận dụng tích hợp liên môn vào giảng dạy là vô cùng cần thiết. Xong hiện nay mặc dù quan niệm dạy học tích hợp đã được vận dụng vào giảng dạy ở tất cả các bộ môn nói chung và môn Giáo dục công dân nói riêng nhưng hiệu quả đạt được chưa cao.
I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Hiện nay, đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân trong đó có đổi mới phương pháp dạy học, nhất là chú trọng tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học là một trong những định hướng của Đảng và Nhà nước. Đây là yếu tố quan trọng để đổi mới toàn diện và căn bản giáo dục nước nhà như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc và là quan điểm hiện đại trong giáo dục. Đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay việc hiểu đúng và vận dụng phù hợp quá trình tích hợp có thể đem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong nhà trường phổ thông nói chung và bộ môn Giáo dục công dân ở trường THCS nói riêng. Hơn nữa, trong hệ thống giáo dục quốc dân, môn Giáo dục công dân ở trường THCS là môn học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc giáo dục cho học sinh ý thức và hành vi của người công dân, góp phần hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất và năng lực cần thiết của công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chương trình môn học GDCD đảm bảo cân đối, hài hòa giữa yêu cầu trang bị kiến thức với việc rèn luyện kĩ năng và phát triển thái độ tích cực của học sinh. Để đạt được mục tiêu môn học thì việc vận dụng tích hợp liên môn vào giảng dạy là vô cùng cần thiết. Xong hiện nay mặc dù quan niệm dạy học tích hợp đã được vận dụng vào giảng dạy ở tất cả các bộ môn nói chung và môn Giáo dục công dân nói riêng nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. Là một giáo viên trực tiếp dạy môn Giáo dục công dân tôi thiết nghĩ để thực hiện tốt được mục tiêu môn học thì người giáo viên ngoài tự học tập trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn, trong quá trình giảng dạy cần phải tìm tòi, sáng tạo để tìm ra cách thức, biện pháp dạy học tích cực, linh hoạt vận dụng phương pháp đổi mới vào giảng dạy trong đó có vận dụng tích hợp liên môn vào giảng dạy để phát huy tính tích cực chủ động, khơi gợi hứng thú, sự yêu thích của các em với môn học, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. Đây cũng chính là lí do tôi chọn đề tài với nội dung: "Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy bài “ Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên” – Giáo dục công dân 6 nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường THCS thị trấn Yên Cát”. 2. Mục đích nghiên cứu: Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trên cơ sở nhận thức rõ tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy môn Giáo dục công dân tôi đã mạnh dạn vận dụng kiến thức của các môn học khác như môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Sinh học Âm nhạc, Mĩ thuật, Tin học, Toán học... vào giảng dạy các bài học phù hợp trong môn Giáo dục công dân nhằm thực hiện có hiệu quả yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn và rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho học sinh, giúp các em học tập môn học một cách tích cực, chủ động, sáng tạo đạt kết quả cao. 3. Đối tượng nghiên cứu: Trong đề tài này tôi tập trung nghiên cứu, vận dụng thực nghiệm vấn đề “ Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học môn Giáo dục công dân lớp 6, bài “ Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên” tại lớp 6B trường THCS thị trấn Yên Cát”. 4. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện nghiên cứu và vận dụng thực nghiệm nội dung nghiên cứu của đề tài SKKN tôi đã vận dụng các phương pháp đó là: - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế; - Phương pháp so sánh đối chiếu; - Phương pháp thống kê, dùng số liệu; - Phương pháp phân tích, tổng hợp; - Phương pháp thực nghiệm. gg II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lí luận. Theo quan điểm của Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Xuân Thành: “ Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “ tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên”. (1) Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn. Trong dạy học, tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn tổng hợp mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học ví như lồng ghép nội dung giáo dục môi trường môn Sinh học, môn Giáo dục công dân Như vậy thông qua dạy học tích hợp liên môn thì những kiến thức, kỹ năng học được ở môn này có thể sử dụng như những công cụ để nghiên cứu, học tập các môn học khác như sử dụng kiến thức môn Sinh học, môn Ngữ văn, Đại lý, Âm nhạc vào tìm hiểu hành vi, biểu hiện trong môn Giáo dục công dân. Vì thế, dạy học tích hợp liên môn vừa giúp cho giờ dạy trở nên sinh động hơn, vừa góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo. Đặc biệt, môn Giáo dục công dân là môn được tích hợp nhiều nội dung giáo dục cần thiết đối với công dân. Ngoài hai chuẩn mực chính là đạo đức và pháp luật, môn học còn cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử có đạo đức, có văn hóa đối với những vấn đề mà cuộc sống đặt ra như: quyền trẻ em, dân số - sức khỏe sinh sản, môi trường, giáo dục quốc tế, văn hóa hòa bình, bảo tồn di sản văn hóa .v.v.. Việc tích hợp các nội dung giáo dục được thực hiện cả trong chương trình môn học và cả trong từng bài. Để dạy tốt môn Giáo dục công dân, giáo viên cần có kiến thức tổng hợp nhiều lĩnh vực và phải luôn có ý thức vận dụng quan điểm tích hợp trong giảng dạy. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Hiện nay, trong bậc THCS môn GDCD được đưa vào chương trình với vai trò là một môn văn hóa. Tuy nhiên, môn học vẫn chưa được hầu hết các nhà trường, các bậc phụ huynh thực sự coi trọng. Cho rằng là môn học phụ, một số học sinh không muốn tham gia thi HSG, học sinh có tham gia thì phụ huynh can thiệp không cho con thi. Một số bậc phụ huynh quan tâm nhiều đến các môn khoa học nhằm nâng cao trí tuệ mà chưa chú ý đến môn học nâng cao phẩm chất nhân cách cho học sinh như môn GDCD Không chỉ thế, ngay trong các đơn vị trường, do thiếu giáo viên kết hợp với quan niệm môn học này “ai chẳng dạy được” nên mới phân công giáo viên dạy trái ban, thậm chí còn phân công giáo viên tự nhiên giảng dạy. Việc làm này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy bộ môn Song, ở trường THCS thị trấn Yên Cát bộ môn GDCD luôn được BGH nhà trường, tổ chuyên môn quan tâm. Từ việc phân công giáo viên giảng dạy đến ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi đều được lựa chọn, nhìn người đặt việc một cách rõ ràng, hiệu quả; không có trường hợp giáo viên giảng dạy trái ban. Mặc dù vẫn còn một bộ phận nhỏ phụ huynh, học sinh xem môn học là môn phụ nhưng những năm gần đây môn học được nhiều học sinh đón nhận với tinh thần học tập hăng say, nhiều học sinh tham gia đăng ký dự thi vào đội tuyển HSG, giáo viên giảng dạy nhiệt tình trách nhiệm nên hầu hết năm học nào môn GDCD cũng có học sinh đạt học sinh giỏi các cấp, chất lượng đại trà trong môn học tăng- năm sau cao hơn năm trước. Cùng với việc thực hiện đổi mới phương pháp, việc thực hiện quan điểm dạy học tích hợp liên môn đã được đội ngũ giáo viên tiếp cận qua các lớp chuyên đề, đã từng bước vận dụng vào giảng dạy nhưng đã và đang được bàn luận sôi nổi trong thời gian vừa qua. Mặc dù trong những năm học gần đây Bộ GD&ĐT đã tổ chức cuộc thi “ Vận dụng kiến tức liên môn vào thực tiễn giảng dạy”, cuộc thi đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo cán bộ giáo viên. Nhưng đối với đội ngũ giáo viên thì dạy học tích hợp liên môn vẫn còn nhiều mới mẻ, lúng túng trong quá trình thực hiện, thực sự gặp nhiều khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh. Kết quả khảo sát thực hiện trên lớp 6B năm học 2016-2017 trước khi thực nghiệm đề tài SKKN. Sĩ số Kết quả thu được Giỏi, khá Trung bình Yếu 32 SL % SL % SL % 11 34,37 17 53,13 4 12,5 Từ thực trạng trên, để việc dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THCS đạt kết quả cao hơn, tôi đã nghiên cứu, vận dụng tích hợp liên môn vào thực tiễn giảng dạy bộ môn . 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề . Cũng như bất kỳ giờ dạy của môn học nào, môn GDCD nói riêng cũng đặt ra mục tiêu nhất định. Qua bài học, giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, rèn luyện kĩ năng, giáo dục thái độ tình cảm tương ứng với kiến thức bài học. Đặc biệt, trong giờ dạy tạo được hứng thú học tập, khơi gợi được lòng yêu thích, say mê môn học luôn là mơ ước, là mục tiêu mà người giáo viên hướng đến. Bản thân tôi cũng vậy, trăn trở với chuyên môn, mỗi một bài dạy luôn cố gắng vận dụng vốn hiểu biết, kĩ năng của mình, vận dụng những kiến thức chuyên môn, kiến thức về đổi mới phương pháp dạy học đã tiếp thu qua các lớp chuyên đề vào việc thiết kế giáo án, rèn luyện kĩ năng, kinh nghiệm giảng dạy, đặc biệt thực hiện tốt việc vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy bộ môn để có những giờ dạy chất lượng. Qua vận dụng, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn tôi cho rằng để thực hiện đạt kết quả cao trong vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy môn Giáo dục công dân người giáo viên cần phải nắm vững và thực hiện có hiệu quả những yêu cầu, giải pháp nhất định. Cụ thể: 3.1. Nắm vững mục đích của dạy học tích hợp liên môn: Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh. Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo. Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học. Hiểu được bản chất của kế hoạch dạy học tích hợp. Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa. Bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống. Dạy cho học sinh sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể. Đặc biệt, thay vì tham nhồi nhét cho học sinh nhiều kiến thức lí thuyết đủ loại, dạy học tích hợp chú trọng tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học được vào các tình huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha mẹ, có năng lực sống tự lập. Xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học. Trong quá trình học tập, học sinh có thể lần lượt học những môn học khác nhau, những phần khác nhau trong mỗi môn học nhưng học sinh phải biết đặt các khái niệm đã học trong những mối quan hệ hệ thống trong phạm vi từng môn học cũng như giữa các môn học khác nhau. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiến thức đã học khi phải đương đầu với một tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp. Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho học sinh vận dụng vào xử lí những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở không thể thiếu cho quá trình học tập tiếp theo. 3.2. Nắm vững các phương pháp dạy học tích hợp liên môn: Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ, lồng ghép bộ phận hay là toàn phần,( phần nội dung bài học, phần bài tập hay là tổng kết toàn bài...). Khi tích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn từ kết nối sao cho lô gic và hài hòa....từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh. Để nâng cao hiệu quả của bài dạy học tích hợp liên môn, giáo viên có thể sử dụng một số phương pháp để dạy học tích hợp như sau: Dạy học theo dự án. Phương pháp trực quan. Phương pháp thực địa. Phương pháp thảo luận nhóm. Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. Và các kĩ thuât dạy học khác. Trong các phương pháp trên, chúng ta thường sử dụng phương pháp thứ tư đó là: Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. Đây là phương pháp mà trong đó giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. 3.3. Thiết kế giáo án dạy học tích hợp kiến thức liên môn. Nắm vững các bước soạn một giáo án theo chủ đề tích hợp liên môn. Trong đó cần hiểu rõ, giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn không phải là một bản đề cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh, mà là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho học sinh thực hiện trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn. Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội dung khách quan của bài dạy, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của học sinh. Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình huống trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn học sinh từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh bài học một cách tích cực và sáng tạo. Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bám chặt vào những kiến thức các bộ môn có liên quan. Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bảo đảm nội dung và cấu trúc đặc thù nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra những chân trời mở cho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của học sinh, trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học. Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải làm rõ những tri thức và kĩ năng cần hình thành, tích luỹ cho học sinh qua phân tích, chiếm lĩnh kiến thức; mặt khác, phải chú trọng nội dung tích hợp giữa tri thức bộ môn mình dạy với các bộ môn khác. Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn theo quan điểm tích hợp phải chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp để học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân môn vào xử lí các tình huống đặt ra, qua đó chẳng những lĩnh hội được những tri thức và kĩ năng riêng rẽ của từng phân môn mà còn chiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực tích hợp. 3.4. Tổ chức giờ dạy dạy học tích hợp kiến thức liên môn. Tổ chức giờ học trên lớp là tiến trình thực thi bản kế hoạch phối hợp hữu cơ hoạt động của giáo viên và học sinh theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, khoa học, trong đó giáo viên giữ vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ không phải truyền thụ áp đặt một chiều. Học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình tiếp nhận, đóng vai trò chủ thể cảm thụ, nhận thức thẩm mĩ, trực tiếp tiến hành hoạt động tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức. Tổ chức hoạt động đọc hiểu vận dụng kiến thức liên môn trên lớp, giáo viên phải chú trọng mối quan hệ giữa học sinh và nội dung dạy học, phải coi đây là mối quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong cơ chế giờ học. Muốn vậy, giáo viên phải từ bỏ vai trò, chức năng truyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn cho học sinh, còn học sinh không thể duy trì thói quen nghe giảng, ghi chép, học thuộc, rồi “làm bài” theo lối tái hiện, sao chép, làm thui chột dần năng lực tư duy sáng tạo, khả năng tự đọc, tự tìm tòi, xử lí thông tin, tổ chức các kiến thức một cách sáng tạo. Tổ chức chủ đề tích hợp liên môn tuyệt đối không cho học sinh biết trước hệ thống câu hỏi và nội dung kiến thức mà chúng ta chỉ thông báo chủ đề dạy học để các em tự tìm tòi, khám phá nội dung liên quan. CÁCH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN Sau đây tôi xin giới thiệu các biện pháp tổ chức thực hiện "Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy bài “ Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên” – Giáo dục công dân 6 nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục công dân” mà bản thân tôi đã thực hiện tại trường THCS thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân và thu được kết quả cao. Tiết 7+8:Bài7. YÊU THIÊN NHIÊN, SỐNG HÒA HỢP VỚI THIÊN NHIÊN (GDCD lớp 6) I- MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức : - Biết thiên nhiên bao gồm những gì, hiểu vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống của mỗi cá nhân và loài người. - Hiểu tác hại của việc phá hoại thiên nhiên mà con người phải gánh chịu . 2.Thái độ : - Giữ gìn bảo vệ môi trường thiên nhiên tôn trọng yêu quý thiên nhiên và có nhu cầu sống gần gũi với thiên nhiên. 3.Kĩ năng: - Biết ngăn chặn kịp thời những hành vi vô tình hoặc cố ý phá hoại môi trường tự nhiên ,xâm hại đến cảnh đẹp của thiên nhiên. - Giáo dục kĩ năng sống: Giáo dục cho các em kĩ năng ứng xử với thiên nhiên, môi trường sống. 4. Tích hợp liên môn: * Môn Sinh học: HS nắm được: Vận dụng kiến thức bài 46,47,48 Sinh học lớp 6 nhằm giúp HS hiểu và trình bày được vai trò của thực vật đối với tự nhiên: Điều hòa khí hậu, bảo vệ đất và nguồn nước; đối với đời sống con người. Nhằm khắc sâu kiến thức vì sao phải yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. Qua đó giáo dục cho các em ý thức, bổn phận cũng như có cách ứng xử phù hợp với thiên nhiên. *Môn Ngữ văn: HS nắm được: - Học sinh biết kể những câu chuyện, tấm gương, câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tình yêu, cách ứng xử tốt đẹp của con người với thiên nhiên. - Qua tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của thủ lính Xi-át-tơn trong văn bản “Bức thư của Thủ lĩnh da đỏ” giúp các em thấy được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường . * Môn Âm nhạc: Học sinh nghe, hiểu được nội dung bài hát nói về thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. * Môn Mĩ thuật: Quan sát tranh ảnh về thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên, đánh giá nhận xét hành vi trong tranh ảnh sau khi quan sát, biết vẽ cảnh đẹp thiên nhiên, hành vi bảo vệ thiên nhiên II-PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP: - Phương tiện, đồ dùng: SGK,SGV GDCD 6, máy chiếu, hình ảnh về cảnh đẹp của thiên nhiên và sinh hoạt của con người giữa thiên nhiên. Một số thông tin mới nhất về môi trường. Những tấm gương, câu chuyện về bảo vệ thiên nhiên. - Phương pháp + Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, phương pháp kích thích tư duy, phương pháp kế hoạch, phương pháp dự án, phương pháp trực quan, phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức trò chơi + kĩ thuật 1 phút III- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: ? Biết ơn là gì ? Kể một số việc là thể hiện sự biết ơn ? 3.Bài mới: * Giới thiệu bài mới: GV cho học sinh nghe bài hát Trồng cây - Nhạc sĩ: Phạm Tuyên- (Tích hợp kiến thức Âm nhạc) GV: ? Em hãy giới thiệu nội dung và ý nghĩa bài hát vừa được nghe ? HS: Bài hát ca ngợi thiên nhiên đối với cuộc sống của con người. Giá trị của việc làm bảo vệ thiên nhiên. Qua bài hát để nhắn nhủ mọi người phải biết bảo vệ thiên nhiên. GV: Vậy thiên nhiên bao gồm những gì ? Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên nhiên là gì và vì sao phải yêu thiên nhiên, s
Tài liệu đính kèm:
- skkn_van_dung_kien_thuc_lien_mon_vao_day_bai_yeu_thien_nhien.doc