SKKN Một số kinh nghiệm giảng dạy để thực hiện tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn GDCD ở Lớp 6A trường THCS Thúy Sơn Năm học 2015 - 2016

SKKN Một số kinh nghiệm giảng dạy để thực hiện tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn GDCD ở Lớp 6A trường THCS Thúy Sơn Năm học 2015 - 2016

 Môn GDCD trong nhà trường nói chung và ở nhà trường THCS nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Để phát triển toàn diện nhân cách học sinh các môn học, các hoạt động giáo dục trong nhà trường đều có ý nghĩa, vai trò nhất định, trong đó môn học GDCD có vị trí đặc biệt quan trọng trong giáo dục tư tưởng, tình cảm, lý tưởng, niềm tin đạo đức, thẩm mỹ, văn hóa, lối sống, mà chính những cái đó làm nền tảng, động lực cho sự phát triển đúng đắn cho thế hệ trẻ, giúp cho học sinh có thể sống hòa nhập trong xã hội với tư cách là một công dân thực thụ, đầy năng động và sáng tạo, có đủ bản lĩnh để sống trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay.

 Mặt khác, qua môn học GDCD, học sinh hiểu những quyền và nghĩa vụ cơ bản của một công dân, có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực đạo đức xã hội, có ý thức tuân thủ pháp luật và có khả năng thực hiện đúng đắn những quy định của pháp luật.

Thực tiễn dạy học môn GDCD hiện nay trong các nhà trường THCS còn nhiều khó khăn, bất cập nên hiệu quả giáo dục của môn học còn thấp. Việc dạy học còn mang tính thụ động, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh, chưa tạo được hứng thú và niềm đam mê của học sinh với môn học. Hiệu quả của việc dạy và học của môn học chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của môn học. Điều đó được thể hiện ở chỗ giờ học còn diễn ra khô khăn, nghèo nàn về phương pháp, chưa sinh động,chưa đưa nhiều câu chuyện kể về những tấm gương sống chuẩn mực đạo đức, chưa sinh động trong các câu chuyện kể. Trong giờ học, học sinh rất ít được hoạt động, ít có cơ hội tìm tòi, khám phá, chủ yếu là nghe giảng một cách thụ động. Bên cạnh đó từ trước tới nay môn GDCD chưa được coi trọng trong quan niệm của nhiều người trong đó có cha mẹ học sinh cho rằng đây là môn học phụ kết quả học tập như thế nào cũng không quan trọng lắm, vì vậy cũng không quan tâm nhiều và chưa chú ý động viên con em mình tích cực học tập. Vì vậy, môn GDCD chưa có được vị trí, vai trò xứng đáng cần phải có trong nhà trường.

 

doc 21 trang thuychi01 9111
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giảng dạy để thực hiện tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn GDCD ở Lớp 6A trường THCS Thúy Sơn Năm học 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu.
1.1 Lý do chọn đề tài
 Môn GDCD trong nhà trường nói chung và ở nhà trường THCS nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Để phát triển toàn diện nhân cách học sinh các môn học, các hoạt động giáo dục trong nhà trường đều có ý nghĩa, vai trò nhất định, trong đó môn học GDCD có vị trí đặc biệt quan trọng trong giáo dục tư tưởng, tình cảm, lý tưởng, niềm tin đạo đức, thẩm mỹ, văn hóa, lối sống, mà chính những cái đó làm nền tảng, động lực cho sự phát triển đúng đắn cho thế hệ trẻ, giúp cho học sinh có thể sống hòa nhập trong xã hội với tư cách là một công dân thực thụ, đầy năng động và sáng tạo, có đủ bản lĩnh để sống trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay.
 Mặt khác, qua môn học GDCD, học sinh hiểu những quyền và nghĩa vụ cơ bản của một công dân, có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực đạo đức xã hội, có ý thức tuân thủ pháp luật và có khả năng thực hiện đúng đắn những quy định của pháp luật.
Thực tiễn dạy học môn GDCD hiện nay trong các nhà trường THCS còn nhiều khó khăn, bất cập nên hiệu quả giáo dục của môn học còn thấp. Việc dạy học còn mang tính thụ động, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh, chưa tạo được hứng thú và niềm đam mê của học sinh với môn học. Hiệu quả của việc dạy và học của môn học chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của môn học. Điều đó được thể hiện ở chỗ giờ học còn diễn ra khô khăn, nghèo nàn về phương pháp, chưa sinh động,chưa đưa nhiều câu chuyện kể về những tấm gương sống chuẩn mực đạo đức, chưa sinh động trong các câu chuyện kể. Trong giờ học, học sinh rất ít được hoạt động, ít có cơ hội tìm tòi, khám phá, chủ yếu là nghe giảng một cách thụ động. Bên cạnh đó từ trước tới nay môn GDCD chưa được coi trọng trong quan niệm của nhiều người trong đó có cha mẹ học sinh cho rằng đây là môn học phụ kết quả học tập như thế nào cũng không quan trọng lắm, vì vậy cũng không quan tâm nhiều và chưa chú ý động viên con em mình tích cực học tập. Vì vậy, môn GDCD chưa có được vị trí, vai trò xứng đáng cần phải có trong nhà trường.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn GDCD trong nhà trường THCS, được tiếp xúc gần gũi với đối tượng học sinh , hiểu rõ hơn về thực trạng dạy và học môn GDCD hiện nay, đặc biệt là đối tượng học sinh vùng đặc biệt khó khăn vùng 135 còn nhiều hạn chế, học sinh đang còn nhút nhát, rụt rè, tiếp thu đang còn chậm, thì việc nghiên cứu tìm tòi để nâng cao hiệu quả cho môn học trong nhà trường là một vấn đề trăn trở và cấp thiết. Nghị quyết số 29-NQ/TW với nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế .Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/05/2011 của Bộ chính trị, kế hoạch số 03- KH/ TW ngày 01/07/2011 của ban bí thư Trung ương khóa XI, hướng dẫn “ Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và chỉ thị số 05- CT/TW của Bộ chính trị về “đẩy mạnh việc học tập và làm theo tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”
Như vậy, việc tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn học là một vấn đề cần thiết trong việc giáo dục học sinh. Đây cũng là một vấn đề đã được các cấp, các ban ngành quan tâm trong việc học tập, giáo dục nhân cách người học thời kỳ xã hội chủ nghĩa. Trong đó, đối với ngành giáo dục thì việc tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh là một vấn đề quan trọng và cần thiết. Bởi vì giai đoạn này với lứa tuổi học sinh bậc THCS đang có sự phát triển, thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý, nên có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển đúng đắn về nhân cách của con người mới sau này và đây là sẽ lực lượng hùng hậu, là chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng quyết định đến sự phát triển của đất nước. Trong quá trình giảng dạy trên lớp thông qua những câu chuyện kể về Bác trong cuộc sống hằng ngày, trong công việc trong qua hệ với mọi người sẽ làm cho lớp học sôi nổi, học sinh sẽ có hứng thú học tập hơn từ đó kết quả dạy và học sẽ được nâng cao hơn. 
Trăn trở trước thực trạng học sinh từ chỗ khó tiếp cận môn Giáo dục công dân, dẫn đến không yêu thích môn học, và học chỉ là đối phó.
Tìm ra phương pháp dạy dễ hiểu, gây hứng thú cho học sinh là nhiệm vụ đặt ra đối với những giáo viên đứng lớp môn GDCD.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, đặc biệt là từ đối tượng học sinh Trường THCS Thúy Sơn thì việc đi sâu nghiên cứu lồng ghép giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào môn học GDCD ở từng phần trong nội dung bài học, trong từng bài để nâng cao hiệu quả giảng dạy của môn học là một việc làm cần thiết. Sau khi nghiên cứu các công văn hướng dẫn trong việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung các môn học và trải nghiệm trong thời gian giảng dạy áp dụng một số phương pháp tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh tôi đã rút ra một số kinh nghiệm vì vậy tôi xin mạnh dạn nêu lên sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Một số kinh nghiệm giảng dạy để thực hiện tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn GDCD ở Lớp 6A trường THCS Thúy Sơn Năm học 2015- 2016”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Qua việc nghiên cứu sáng kiến “ Tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy môn GDCD ở lớp 6A trường THCS Thúy sơn”, sáng kiến có thể trở thành tài liệu áp dụng cho việc giảng dạy môn GDCD trong nhà trường. Từ đó lôi cuốn được các em học sinh hăng say, hứng thú hơn với môn học GDCD, giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản của môn học, có đủ hành trang bước vào cuộc sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh THCS cụ thể là học sinh lớp 6A Trường THCS Thúy Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp đối chiếu
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
 - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 - Phương pháp phân tích
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Hồ Chí Minh – một vị lãnh tụ dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới. Người đã ra đi nhưng những giá trị mà Người để lại cho dân tộc Việt Nam, cũng như để lại trong lòng những người dân trên thế giới hết sức to lớn và sâu sắc. Từ khi có chỉ thị 03- CT/TW của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương 15/05/2011 về học tập làm theo tấm gương tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Từ nhận thức sâu rộng về tư tưởng và tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh, là cơ sở để giáo viên tích hợp vào bài giảng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Trong thời kỳ hiện nay, những quan điểm của Hồ Chí Minh vẫn luôn được vận dụng, được sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh thời đại. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đang được mọi cá nhân, tập thể thi đua. Giá trị và ý nghĩa của việc học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vẫn luôn thiết thực, mang lại giá trị vô cùng to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. 
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập, thì việc lồng ghép giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong mỗi bài dạy, tiết dạy, phù hợp với từng đối tượng học sinh cần phải linh hoạt, sáng tạo. Trang bị cho học sinh mẩu chuyện, tư tưởng và hành động cụ thể. Sự kính trọng, yêu mến Bác, làm cho các em khi bước vào tiết giảng tập trung cao hơn. Con đường nhanh nhất cho học sinh tiếp cận, tình yêu quê hương đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội; yêu cái thiện, cái đẹp, và trân trọng nâng niu gìn giữ nó. Tất cả đều nằm trong nội hàm tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Giáo viên cần phải biết vận dụng trong việc tổ chức hoạt động kích thích học sinh nỗ lực suy nghĩ và tìm tòi phát hiện. Những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cần hình thành ở học sinh không phải là những khuôn mẫu cho sẵn, trong quá trình học tập, học sinh tự khai thác thông tin, tự kiến tạo tri thức và kỹ năng, qua đó phát triển nhận thức, niềm tin và tình cảm đạo đức, pháp luật. Qua từng phần, mục, dùng những câu nói của Bác kết luận; Những mẩu chuyện của Bác định hướng cho các em. Biết học hỏi, kế thừa phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, họ tộc, quê hương, Tổ quốc Việt Nam. Từ đó, xây dựng cho các em lòng tự hào dân tộc, tự tôn dân tộc. Hình thành lí tưởng sống, “ mọi người vì mình và mình vì mọi người”. 
Có khát vọng vươn lên, ơn đền, đáp nghĩa có nghĩa vụ với những người đã ngã xuống cho cuộc sống yên bình hôm nay. Có thái độ đấu tranh kiên quyết với những thói hư tật xấu. Xây dựng cho các em một niềm tin, sống cao đẹp, vươn đến mục tiêu trong sáng, lành mạnh, nhân ái, cao thượng.
Hiệu quả của việc dạy học GDCD là sự kết hợp hài hòa các phương pháp và kỹ thuật dạy học. Để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức của Bác cho học sinh trong giảng dạy GDCD. Trước hết cần căn cứ vào tài liệu sách giáo khoa GDCD của Bộ giáo dục và đào tạo. 
Nội dung gồm hai phần: 
Phần 1: Các chuẩn mực đạo đức
Phần hai: Các chuẩn mực pháp luật.
Bên cạnh sách giáo khoa tôi dựa vào các tài liệu có liên quan như:
Thiết kế bài dạy môn GDCD của nhà xuất bản Hà Nội năm 2003
Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng và các tài liệu có liên quan khác.
Từ những tài liệu đã có, giúp giáo viên trong việc tìm tòi, sáng tạo, linh hoạt vận dụng giáo dục phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh cho phù hợp với từng phần, từng bài, từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trường THCS Thúy Sơn nằm trên địa bàn của một xã vùng cao đặc biệt khó khăn, đời sống nhân dân còn thấp kém, các em học sinh sống xa trường lớp, có những em cách trường khoảng 8 đến 9 km, đường xá giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn nhất là vào những ngày mưa bão. Sự quan tâm của gia đình đến việc học tập của con em mình chưa tốt. Nhiều em chưa có đủ sách, đồ dùng học tập, tài liệu phục vụ cho việc học tập còn nghèo nàn, các em chưa có nhiều thời gian để học tập ở nhà, vì thế rất khó khăn trong việc chuẩn bị bài ở nhà cũng như khi tiếp thu bài giảng của giáo viên trên lớp.
Bên cạnh đó còn một bộ phận không ít học sinh chưa chú tâm tới môn học cho rằng môn GDCD là môn học phụ, rất nhiều em tỏ ta thực sự hững hờ thiếu nghiêm túc đối với môn học. Với suy nghĩ phiến diện, lệch lạc, phần lớn học sinh chỉ học tủ, học vẹt nhằm đối phó với giáo viên.
Về phía người dạy, qua thực tế có thể nhận thấy phần lớn giáo viên vẫn lên lớp bằng phương pháp truyền thống: thầy đọc, trò chép, tạo cảm giác mệt mỏi, thụ động đối với học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức.
Một số giáo viên lên lớp với tâm lí cho rằng môn của mình là môn học phụ nên ít có sự quan tâm, đầu tư trong việc soạn giáo án, chuẩn bị bài lên lớp. Bên cạnh đó, việc thiếu những dẫn chứng sinh động trong thực tế cũng như thiếu những dụng cụ trực quan làm cho các tiết học trở nên khô khan, nhàm chán, không gây được hứng thú đối với học sinh. Hệ quả tất yếu là chất lượng tiết học có nhiều hạn chế. Đã đến lúc phải có những đánh giá, nhìn nhận thực sự nghiêm túc cả từ phía người dạy lẫn người học; cả các cấp lãnh đạo quản lý, toàn xã hội về nhận thức cũng như sự cần thiết đầu tư thích đáng với vị trí và tầm quan trọng đặc biệt của môn học.
 Từ đó có giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn giáo dục công dân đạt hiệu quả, chất lượng cao, nhất là trong sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay là một vấn đề trăn trở đối với một giáo viên trực tiếp như tôi. Đầu năm học 2015-2016 tôi đã làm một cuộc khảo sát ngẫu nhiên ở học sinh khối 6, trường THCS Thúy Sơn.
 * Kết quả khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến.
( Khảo sát học sinh lớp 6 ) Năm học 2015-2016 Trường THCS Thúy Sơn.
STT
Khối lớp
Hs được hỏi
Chưa yêu thích
Bình thường
Yêu thích
Ghi chú
1
6A
44
20
15
9
2
6B
43
19
16
8
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Không thể trong một bài giảng mà không kết hợp nhiều phương pháp. Với môn GDCD, áp dụng phương pháp giảng giải, thuyết trình, thảo luận, liên hệ, nêu vấn đề cho học sinh tham gia. Tuy nhiên, tích hợp đạo đức Hồ Chí Minh gắn với kể chuyện, nêu sự kiện, hay những câu nói của Bác mang tính đúc kết. Lồng tư tưởng đạo đức của Bác vào giảng giải là phương pháp tối ưu. Giáo viên khéo léo trong việc tích hợp việc giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào các bài học mà vẫn đảm bảo tính chính xác, khoa học, khắc sâu được kiến thức trọng tâm. Những thước phim tư liệu, hình ảnh minh họa về con người, cuộc đời giản dị của Bác lồng với những lời bình sâu sắc làm cho bài học trở nên nhẹ nhàng, xúc động, giúp học sinh hiểu sâu hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh, giúp các em nhanh chóng và hứng thú khi tiếp cận và góp phần sáng tỏ vấn đề cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng đạo đức cách mạng. 
 Dẫn dắt nêu vấn đề gây hứng thú từ đầu về môn học. Đặc biệt, cách dùng câu từ nhẹ nhàng, bình thường, dễ hiểu thay thế những cụm từ mang tính “hàn lâm” để cho các em dễ tiếp thu. Khắc phục lối truyền thụ một chiều còn khá phổ biến hiện nay, chuyển sang dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo của người học, khả năng vận dụng kiến thức đã biết vào các tình huống mới.
 Tạo không khí thoải mái, dân chủ, khuyến khích học sinh trình bày ý kiến riêng, chú trọng rèn luyện năng lực, tự lập luận, trình bày vấn đề cho học sinh. Nắm bắt những hiểu biết kinh nghiệm đã có của học sinh, những điều học sinh đang quan tâm, ham thích, tận dụng những điều đó trong quá trình hình thành kiến thức, kỹ năng mới.
 Hằng tuần, sinh hoạt tổ chuyên môn, giáo viên đều trao đổi kinh nghiệm, những phương pháp đã, đang thực hiện nêu ra trong tổ, để đồng nghiệp nghiên cứu tham khảo thực hiện.
Học hỏi đồng nghiệp đi trước, trong tổ, trong trường, xem tra cứu nhiều bài viết có tính xây dựng trên các kênh thông tin qua mạng  rồi từ đó rút cho mình kiến thức về cuộc đời và sự nghiệp, tư tưởng tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh, để tích hợp giúp cho học sinh học tốt môn giáo dục công dân ở trường THCS trong huyện nói chung và trường THCS Thúy Sơn nói riêng.
Nội dung bài học không chỉ giới hạn ở sách giáo khoa, việc dạy học không chỉ trong bốn bức tường phòng học. Tận dụng mọi khả năng điều kiện để học sinh có thể tìm hiểu về thân thế sự nghiệp của Bác Hồ, về những mẩu chuyện cuộc đời hoạt động của Bác, Những câu nói, bài viết của Bác ... Vận dụng điều đã học vào cuộc sống thường nhật cho các em “ làm theo ”. Những 
việc làm cụ thể như : ngăn nắp, đức tính giản dị, khiêm tốn, cần cù ham học hỏi, tự học ...Yêu nước, yêu lao động , xả thân vì Tổ quốc  từng bước nâng cao nhận thức, phù hợp với trình độ và yêu cầu học tập của học sinh.
Đổi mới phương pháp giảng dạy gắn liền với thiết bị dạy học, thay đổi căn bản tình hình dạy chay hiện nay trong đó chú trọng loại hình:Gắn tích hợp đạo đức của Bác với tranh ảnh về Bác, những thước phim, video, phần mềm dạy học. 
Căn cứ vào những cơ sở trên, là một giáo viên dạy môn GDCD, trong quá trình dạy học ở nhà trường tôi đã tìm tòi, áp dụng, lồng ghép việc “ Vận dụng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn GDCD ở lớp 6A trường THCS Thúy Sơn” và đã đem lại những kết quả khả quan. Dưới đây là một số giải pháp mà tôi đã áp dụng.
 2.3.1 Giải pháp thứ nhất: Sử dụng đồ dùng trực quan.
 Dạy học trực quan (hay còn gọi là trình bày trực quan) là PPDH sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới, khi ôn tập, khi củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
 Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan. Vì vậy, cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm, đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh. [12].
 Dưới đây là một số tiết dạy minh họa có sử dụng đồ dùng hình ảnh trực quan mà tôi đã sử dụng trong các tiết học và đem lại kết quả khả quan.
 * Ví dụ
 Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. (1 tiết ). Tiết PPCT: 01.
 Giáo viên có thể tích hợp vào phần 1. Ý nghĩa của sức khỏe đối với con người.
	Sau khi giáo viên giới thiệu bài, đi vào bài dạy, giáo viên gọi 1 học sinh đọc phần truyện đọc SGK(trang 3). Giáo viên cho học sinh khai thác phần truyện đọc và rút ra ý nghĩa của sức khỏe đối với con người: “ Sức khỏe là vốn quý của con người. Mỗi người phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, hằng ngày luyện tập thể dục, năng chơi thể thao để sức khỏe ngày một tốt hơn”. Từ đó giáo viên liên hệ mở rộng kiến thức. Giáo viên diễn giải mặc dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác Hồ của chúng ta vẫn dành thời gian để rèn 
- Ở mục 2.3.1: Đoạn “ Dạy học trực quan của học sinh” tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 12, đoạn tiếp theo do tác giả tự viết ra.
 luyện sức khỏe, luyện tập thể dục thể thao, hằng ngày Bác chơi thể thao cùng với các đồng chí trong cơ quan, Bác tập những bài võ dân tộc để rèn luyện sức khỏe. Từ đó giáo viên đưa ra một số hình ảnh( hoặc chiếu lên máy chiếu) về Bác đang tập thể dục.
Hình ảnh 1: Bác Hồ tập luyện thể dục, thể thao. Minh họa cho bài 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
 Bài 2: Siêng năng, kiên trì( 2 tiết ). Tiết PPCT: 02
 Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần truyện đọc: “ Bác Hồ tự học ngoại ngữ”
Hồi làm phụ bếp trên tàu Đô đốc La-tút-sơ Tơ-rê-vin, Bác phải làm việc từ 4 giờ sáng dến 9 giờ tối mới xong. Dù mệt, Bác vẫn cố tự học thêm 2 giờ nữa, trong khi những người bạn khác thì đi ngủ hoặc đánh bài. Khi học những từ nào không hiểu, bác nhờ những thủy thủ người Pháp giảng giải cho. Bác còn nghĩ ra một cách học độc đáo là mỗi ngày Bác viết ra cánh tay mười từ tiếng pháp vào cách tay để vừa làm việc, vừa nhẩm học..
Khi ở Pháp đêm lạnh Bác dung viên gạch nung đỏ để dưới gầm giường sưởi ấm. Ở giữa thủ đo Luân Đôn tráng lệ nhưng Bác của chúng ta làm nghề quét tuyết. Đêm về rất lạnh dưới âm độ.
 “ Người nhớ chăng gió rét thành Ba lê,(Pa ri)
 Một viên gạch hồng Bác chống lại cả mùa băng giá
 Và sương mù thành Luân Đôn Người còn nhớ.
 Giọt mồ hôi người nhỏ giữa đêm khuya”
 ( Người đi tìm hình của Nước- Chế Lan Viên)
Làm vất vả để có tiền nuôi sống bản thân, để làm cách mạng; Học ngoại ngữ để dễ giao tiếp với mọi người để viết báo tuyên truyền cách mạng...
 Thông qua phương pháp đàm thoại, từ đó giáo viên đưa ra một số câu hỏi: 
- Qua truyện trên, em thấy Bác Hồ đã học tiếng nước ngoài như thế nào?
- Trong quá trình tự học. Bác Hồ đã gặp phải những khó khăn gì? Bác đã vượt qua những khó khăn đó như thế nào?
- Cách học của Bác thể hiện đức tính gì? 
- Từ đó giáo viên rút ra câu hỏi siêng năng, kiên trì là gì?
 Hình ảnh 2: Minh họa cho bài 2: Siêng năng kiên trì
Bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.( 1 tiết ). Tiết : PPCT: 08
 Sau khi GV cho học sinh tìm hiểu nội dung bài học. GV cho học sinh đọc to câu thơ của Bác: “ Mùa xuân là tết trồng cây
 Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
Thực hiện lời dạy của Bác hàng năm cứ mỗi mùa xuân về. Chúng ta lại tổ chức tết trồng cây để góp phần bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
 Có thể tìm thấy trong phong cách sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh tấm gương về thái độ ứng xử với thiên nhiên môi trường một cách hài hòa. Trong di chúc, Người vẫn không quên căn dặn chúng ta chăm lo đến môi trường, cả môi trường sống thiên nhiên lẫn môi trường xã hội.
Khi còn ở Chiến khu, dù còn phải khắc phục nhiều khó khăn gian khổ, Người vẫn tìm những nơi làm việc và sinh hoạt sao cho gần gũi, hòa mình với thiên nhiên. Sau này, ngôi Nhà sàn nơi Người sống và làm việc cũng luôn chan hòa với tự nhiên. Bác trồng cây trong vườn, thả cá dưới hồ và không cho phép ai xua đuổi, săn bắn chim trong vườn.Trước khi về cõi vĩnh hằng, Người vẫn còn căn dặn: “... Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp” [4].
- Ở mục 2.3.1: Đoạn: “Thực hiện lời dạy... Người vẫn còn căn dặn” do tác giả tự viết ra; đoạn “...Nên có kế hoạch... lợi cho nông nghiệp” tác giả tha

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giang_day_de_thuc_hien_tich_hop_tam.doc