SKKN Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua một số bài dạy GDCD lớp 6 mô hình trường học mới ở trường THCS Ngọc Phụng, Thường Xuân

SKKN Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua một số bài dạy GDCD lớp 6 mô hình trường học mới ở trường THCS Ngọc Phụng, Thường Xuân

Mô hình trường học mới thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nội dung các bài học theo mô hình trường học mới được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo mục tiêu về kiến thức, kĩ năng thái độ của chương trình giáo dục phổ thông đồng thời phù hợp với việc thực hiện phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh. Tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới phải đảm bảo vừa đạt được yêu cầu kiến thức, kĩ năng thái độ của chương trình, vừa góp phần phát triển được năng lực và phẩm chất học sinh, vừa phải đảm bảo truyền thụ kiến thức môn học cho học sinh đồng thời giúp các em biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Chính vì vậy dạy học theo mô hình trường học mới cũng không nằm ngoài mục tiêu giáo dục trong thời đại mới: "Giáo dục và rèn luyện học sinh trở thành những công dân tương lai: mạnh về thể chất, sáng về trí tuệ, giàu có về tâm hồn, có kỹ năng sống tốt, biết tự học, có tinh thần trách nhiệm và nỗ lực sáng tạo không ngừng, biết chăm sóc bản thân và quan tâm đến người khác”[5]. Để đạt được mục tiêu giáo dục nêu trên không thể không nói đến vai trò của việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

 Do sự phát triển của xã hội cùng với những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường đạo đức con người nói chung cũng như đạo đức học sinh đang bị xuống cấp nghiêm trọng vì vậy giáo dục đạo đức cho học sinh là một việc làm cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường không có nghĩa là dạy cho các em phải biết đối nhân xử thế với cha mẹ, thầy cô bạn bè, với mọi người xung quanh như thế nào mà còn giáo dục để các em biết học tập và làm theo những tấm gương đạo đức trong thực tiễn, từ đó biết điều chỉnh hành vi của mình theo các chuẩn mực đạo đức xã hội. Trong những tấm gương đạo đức mà chúng ta giáo dục cho học sinh thì không thể không kể đến tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

 

doc 16 trang thuychi01 8671
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua một số bài dạy GDCD lớp 6 mô hình trường học mới ở trường THCS Ngọc Phụng, Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
	Mô hình trường học mới thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nội dung các bài học theo mô hình trường học mới được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo mục tiêu về kiến thức, kĩ năng thái độ của chương trình giáo dục phổ thông đồng thời phù hợp với việc thực hiện phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh. Tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới phải đảm bảo vừa đạt được yêu cầu kiến thức, kĩ năng thái độ của chương trình, vừa góp phần phát triển được năng lực và phẩm chất học sinh, vừa phải đảm bảo truyền thụ kiến thức môn học cho học sinh đồng thời giúp các em biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Chính vì vậy dạy học theo mô hình trường học mới cũng không nằm ngoài mục tiêu giáo dục trong thời đại mới: "Giáo dục và rèn luyện học sinh trở thành những công dân tương lai: mạnh về thể chất, sáng về trí tuệ, giàu có về tâm hồn, có kỹ năng sống tốt, biết tự học, có tinh thần trách nhiệm và nỗ lực sáng tạo không ngừng, biết chăm sóc bản thân và quan tâm đến người khác”[5]. Để đạt được mục tiêu giáo dục nêu trên không thể không nói đến vai trò của việc giáo dục đạo đức cho học sinh. 
	Do sự phát triển của xã hội cùng với những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường đạo đức con người nói chung cũng như đạo đức học sinh đang bị xuống cấp nghiêm trọng vì vậy giáo dục đạo đức cho học sinh là một việc làm cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường không có nghĩa là dạy cho các em phải biết đối nhân xử thế với cha mẹ, thầy cô bạn bè, với mọi người xung quanh như thế nào mà còn giáo dục để các em biết học tập và làm theo những tấm gương đạo đức trong thực tiễn, từ đó biết điều chỉnh hành vi của mình theo các chuẩn mực đạo đức xã hội. Trong những tấm gương đạo đức mà chúng ta giáo dục cho học sinh thì không thể không kể đến tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
	Mặt khác sau một năm thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới bản thân tôi nhận thấy nội dung sách hướng dẫn dạy học GDCD lớp 6 trường học mới đã đề cập đến một số phẩm chất đạo đức của xã hội, giáo dục các em tình yêu đối với quê hương đất, cách đối nhân xử thế trong quan hệ với bản thân, với bạn bè và mọi người xung quanh. Đặc biệt là nội dung sách cũng đã giới thiệu đến các em học sinh một số phẩm chất đạo đức trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nhưng chưa đi sâu và nêu rõ những phẩm chất đạo đức đó được thể hiện như thế nào trong đời sống hàng ngày của Bác. Vì vậy để giúp các em học sinh khối 6 nắm rõ hơn một số phẩm chất đạo đức trong chương trình, biết học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các bài học là hết sức cần thiết. Hơn nữa đây là mô hình giáo dục mới được áp dụng trong nhà trường nên hầu hết các giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 6 mô hình trường học mới chưa đi sâu và làm rõ được nội dung này, đồng thời cũng chưa có tài liệu nghiên cứu nào của thầy cô dạy môn giáo dục công dân bàn về vấn đề này, vì vậy để dạy học theo chủ đề tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh khối 6 mô hình trường học mới các giáo viên vẫn còn gặp khó khăn.
	Xuất phát từ những lí do nêu trên tôi xin lựa chọn đề tài: "Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua một số bài dạy GDCD lớp 6 mô hình trường học mới ở trường THCS Ngọc Phụng, Thường Xuân”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	- Thực hiện nghiên cứu đề tài này nhằm giúp giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, vận dụng vào tiết học để đạt được hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh, đồng thời giúp học sinh khắc sâu được kiến thức bài học, biết học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, vận dụng vào các tình huống thực tế trong nhà trường và ngoài xã hội. 
	- Giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập môn Giáo dục công dân đặc biệt là với các bài học về chủ đề đạo đức. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, đánh giá, so sánh, kể chuyện và thực hành.
	- Ngoài ra còn nhằm trình bày một trong những phương pháp dạy học hiện nay đó là dạy học theo chủ đề tích hợp, trên cơ sở đó thực hiện có hiệu quả việc tổ chức một giờ học Giáo dục công dân theo nguyên tắc tích hợp các chủ đề đã chọn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	- Nội dung chương trình môn Giáo dục công dân lớp 6 mô hình trường học mới và giáo viên tham gia giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân ở trường THCS Ngọc Phụng, Thường Xuân. Trong đó tập trung vào các bài dạy về các chuẩn mực đạo đức và một số bài dạy về pháp luật có những nội dung cần lồng ghép, tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh .
- Thực nghiệm: Học sinh khối 6 trường THCS Ngọc Phụng, Thường Xuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp thực nghiệm thông qua quá trình giảng dạy trên lớp. Với mỗi bài học giáo viên tìm hiểu kĩ yêu cầu mục tiêu của mỗi bài học, xác định trọng tâm bài cần đạt, xác định nội dung cần giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh sau đó lựa chọn tài liệu, các câu chuyện tình huống, chủ đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để đưa vào bài dạy.
- Sử dụng phương pháp quan sát: quan sát học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức bài học đặc biệt là với những nội dung về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà giáo viên đưa vào tích hợp, từ đó để thấy được sự chuyển biến của học sinh về thái độ, tình cảm cũng như lối sống, ứng xử của học sinh với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh.
 - Ngoài ra còn tham khảo ý kiến của một số đồng nghiệp, qua việc kiểm tra đánh giá học sinh trên mỗi tiết dạy để bổ sung và rút kinh nghiệm. 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/05/2016 của Bộ Chính trị khóa XII và Kế hoạch số 03-KH/TW ngày 25-7-2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “ Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Hướng dẫn số 08-HD/BTGTW ngày 19-8-2016 của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ngành giáo dục đào tạo nói chung cũng như giáo dục tỉnh Thanh Hóa nói riêng tiếp tục thực hiện cuộc vận động trong toàn ngành với mục đích nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Tấm gương về đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh có sức mạnh to lớn trong việc rèn luyện phẩm chất, giáo dục đạo đức cho học sinh. Con người Bác là sự kết tinh của những giá trị đạo đức tinh túy nhất của dân tộc, là ánh sáng soi đường cho thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau. Vì vậy học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân mà còn là nhiệm vụ của mỗi người dân Việt Nam, trong đó bao gồm cả các em học sinh thế hệ tương lai của dân tộc. Trước những nhiệm vụ trọng đại và cấp bách của nền giáo dục nước nhà hiện nay, hơn lúc nào hết, chúng ta cần đi sâu nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Vì vậy trong giáo dục, việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho các em học sinh là việc làm cần thiết và quan trọng.
	Ở trường THCS nhiều môn học được tập huấn dạy học tích hợp đạo đức Hồ Chí Minh, trong đó có môn Giáo dục Công dân. Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy môn Giáo dục công dân ngoài mục đích nâng cao hiệu quả môn học nó còn nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để học theo Người, làm theo Người, hoàn thiện phẩm chất đạo đức cá nhân. Giúp học sinh tự đánh giá được bản thân, từ đó các em có biện pháp rèn luyện để trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt, xác định được nghĩa vụ và mục tiêu học tập của bản thân.
 	Là giáo viên giảng dạy trực tiếp môn Giáo dục công dân qua nhiều năm học, nhưng với một mô hình trường học mới được thực hiện, đặc biệt với đối tượng học sinh khối 6 đây là môi trường học tập mới, nội dung sách giáo khoa cũng có nhiều thay đổi nên bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở về vấn đề làm thế nào vừa dạy học sinh nắm bắt những kiến thức cơ bản của bộ môn, vừa giáo dục được tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh một cách hiệu quả nhất để không những gây được hứng thú học tập cho các em về môn học mà còn có thể giúp các em hiểu thêm về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bồi dưỡng, nâng cao lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với học sinh. Vì vậy bản thân tôi đã tích cực trong việc trau dồi kiến thức, lựa chọn phương pháp dạy học tích cực phù hợp với môi trường học tập mới, đặc biệt là lựa chọn nội dung kiến thức thực tế đưa vào bài dạy để giúp học sinh nắm vững nội dung bài học, biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
2.2. Thực trạng việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh khôi 6 mô hình trường học mới ở trường THCS Ngọc Phụng, Thường Xuân.
2.2.1. Thuận lợi:
 Về phía địa phương: Ngọc Phụng là một xã vùng thấp, nằm kề phía Tây của trung tâm huyện miền núi Thường Xuân. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, năm 2015 xã được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới, các cấp uỷ Đảng và chính quyền, các tổ chức xã hội và nhân dân ngày càng quan tâm, chăm lo sự nghiệp giáo dục, đã tạo điều kiện đầu tư cho việc học tập của con em trong xã.
- Về phía nhà trường: Hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của bộ chính trị, nhà trường, chi bộ đã triển khai sâu rộng tới giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, vì vậy đã tạo ra sự chuyển biến sâu sắc về mặt nhận thức cũng như tư tưởng trong đội ngũ cán bộ đảng viên, giáo viên, học sinh và quan trọng hơn thông qua cuộc vận động này các em học sinh đã phần nào thấy rõ được ý nghĩa của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ đó hình thành ý thức học tập tốt trong những giờ học giáo dục đạo đức đặc biệt là những giờ học có tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 
- Về phía học sinh: Đối tượng học sinh mà tôi lựa chọn để thực hiện nghiên cứu là học sinh khối 6, mặc dù là học sinh đầu cấp nhưng ở tiểu học các em cũng đã được học một số bài học về đạo đức, được biết đến Bác Hồ qua câu chuyện kể của cô giáo hay qua các bài đọc trong sách nên khi vào cấp học mới, với tên gọi một môn học mới là môn Giáo dục công dân chứ không phải là môn đạo đức, được học thêm về các tấm gương đạo đức của Bác Hồ các em cũng không quá bở ngỡ mà ngược lại còn tăng thêm hứng thú học tập trong môn học cho các em.
- Về phía cá nhân: Bản thân tôi đã có thời gian giảng dạy môn Giáo dục công dân hơn 10 năm qua, được tham gia hầu hết các lớp tập huấn về chuyên môn dành cho giáo viên, đặc biệt là các lớp tập huấn về các nội dung dạy học tích hợp, vì vậy bản thân thấy rõ tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho các em học sinh qua các tấm gương điển hình, từ đó mà biết lựa chọn nội dung tích hợp phù hợp với nội dung bài cũng như với từng đối tượng học sinh.
Được sự quan tâm hướng dẫn chỉ đạo về chuyên môn của lãnh đạo nhà trường, sự giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm của giáo viên trong tổ bộ môn, đặc biệt là sự tín nhiệm, tin yêu của hầu hết học sinh khối 6 của nhà trường, giúp tôi có điều kiện thực hiện tốt nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Giáo dục công dân lớp 6 mô hình trường học mới có hiệu quả, nâng cao chất lượng giờ dạy, tăng thêm hứng thú học tập cho học sinh trong môn Giáo dục công dân.
2.2.2. Khó khăn:
	- Về phía địa phương: Trường trung học cơ sở Ngọc Phụng đóng tại trung tâm xã, là một xã thuộc vùng 30a của huyện Thường Xuân. Mấy năm gần đây do thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo nên số hộ đói đã giảm, nhưng số hộ nghèo thì vẫn còn. Chính vì vậy mà việc đầu tư cho giáo dục vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của giáo dục theo hướng hiện đại. 
	- Về phía học sinh và phụ huynh: Tâm lý chung của các bậc phụ huynh học sinh, cho đến các em học sinh đều cho đây là môn học phụ, không cần đầu tư thời gian nhiều, không tìm kiếm tài liệu học tập và các em học sinh không say mê, sáng tạo, chủ động trong môn học, có thái độ thờ ơ trong các tiết học, một số em học sinh lại cho rằng môn học này không cần học cũng hiểu nhất là đối với các nội dung giáo dục về đạo đức.
 Mặt khác qua tìm hiểu về học sinh khối 6 tôi được biết, đa số các em đều biết đến Bác Hồ và với ý niệm Bác Hồ là người giàu lòng nhân ái, yêu thương mọi người nhất là đối với các em nhi đồng, Bác là vị cha già kính yêu của dân tộc, mà chưa biết rằng ở Bác ngoài tình yêu thương con người còn có nhiều đức tính, phẩm chất tốt đẹp để chúng ta học tập và noi theo và những phẩm chất đó được thể hiện rất rõ trong cuộc sống đời thường.
	- Về phía giáo viên: Một số giáo viên không phải là chính ban được phân công giảng dạy, lại chưa được tập huấn về các bài giảng có tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nên cũng chưa thật sự đầu tư nhiều cho bài giảng, chưa biết lựa chọn nội dung tích hợp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho các tiết dạy điều này ảnh hưởng đến chất lượng bài dạy cũng như việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh. 
	- Về phía nhà trường: Cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế so với việc dạy học theo mô hình trường học mới, thiếu trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Khối 6 của nhà với tổng số học sinh là 76 em gồm ba phòng học, trong đó mới chỉ trang bị được một phòng học máy chiếu, điều này gây khó khăn trong việc dạy học trực quan, mà trong giáo dục đạo đức thì giáo dục bằng phương pháp trực quan là rất cần thiết để cho bài học được sinh động, thực tế ở hai lớp còn lại giáo viên và học sinh phải tự làm đồ dùng, học sinh vẻ tranh, giáo viên sưu tầm các hình ảnh về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sau đó in ra cho học sinh quan sát.
 Thực tế trong năm học 2015 - 2016 là năm bắt đầu thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới, cũng là năm học chưa thực hiện dạy học tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh khối 6 thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường còn gặp khó khăn, nhiều em học sinh ý thức đạo đức kém, thái độ học tập chưa tốt, tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt ở các lớp chiếm tỉ lệ thấp, còn nhiều học sinh được đánh giá chưa hoàn thành môn học. Cụ thể được thể hiện trên bảng số liệu sau:
Năm học
sĩ số
HS
Năng lực
Phẩm chất
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Có nội dung chưa hoàn thành
Tốt
Đạt
Cần cố gắng
2015-2016
91
5,5%
84,3%
10,2 %
36,5%
53,3%
10,2 %
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề.
2.3.1. Mục đích của việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh khối 6 mô hình trường học mới.
	- Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho các em học sinh khối 6 mô hình trường học mới nhằm trang bị cho các em học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của học sinh.
 - Phát triển kỹ năng tự nhận thức, kĩ năng thực hành và ứng xử tích cực theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Góp phần giáo dục cho học sinh trở thành người công dân tốt, biết sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội.
2.3.2. Nội dung cơ bản của việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần tích hợp trong một số bài dạy.
 	Đối với chương trình môn GDCD lớp 6 mô hình trường học mới cần tích hợp giáo dục cho học sinh tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua một số nội dung sau: 
	- Tấm gương về một con người giàu tình yêu quê hương đất nước, một công dân Việt Nam tha thiết cống hiến trọn đời mình vì quê hương đất nước .
	- Tấm gương về việc tự chăm sóc rèn luyện bản thân để có một sức khỏe tốt, một cơ thể dẻo dai khỏe mạnh, một tinh thần lạc quan thư thái.
	- Tấm gương cần, kiệm, trong đời sống. 
	- Tấm gương về lòng biết ơn.
	- Tấm gương về tôn trọng kỉ luật và pháp luật.
 	Tùy vào đối tượng học sinh ở các lớp, cở sở vật chất của nhà trường và khả năng của giáo viên mà các nội này được truyền thụ cho học sinh ở những mức độ khác nhau.
2.3.3. Cách thức tiến hành.
	Bước 1: Xác định nội dung bài học có tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
	Đây là nội dung quan trọng để việc tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đạt hiệu quả, là cơ sở để trong suốt tiến trình bài dạy giáo viên xác định đúng nội dung cần tích hợp và giờ dạy sẽ có hiệu quả.
	Trong nội dung các bài học của sách hướng dẫn dạy học môn GDCD lớp 6 mô hình trường học mới giáo viên cần tập trung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua các bài sau:
	Bài 1: Em là Công dân Việt Nam
	Bài 2: Tự chăm sóc sức khỏe
	Bài 3: Sống cần kiệm
	Bài 4: Biết ơn
	Bài 6: Thực hiện trật tự an oàn giao thông 
 	Bước 2: Xác định mức độ tích hợp.
	Tùy theo nội dung bài học, đối tượng học sinh để lựa chọn mức độ tích hợp thích hợp. Giáo viên có thể tích hợp ở các mức độ sau:
- Liên hệ (mức độ thấp nhất): Chỉ khai thác nội dung bài học và liên hệ với kiến thức về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Tích hợp bộ phận (mức độ trung bình): Chỉ một phần của bài học lồng ghép hoạt động thực hiện nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Tích hợp toàn phần (mức độ cao nhất): Cả một bài có nội dung trùng khớp với nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
	 Bước 3: Xác định phương pháp tích hợp.
	Phương pháp tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Giáo dục công dân rất phong phú, đa dạng, mỗi phương pháp đều có mặt tích cực và hạn chế riêng. Vì vậy, giáo viên cần lựa chọn và sử dụng kết hợp các phương pháp cho phù hợp với nội dung, tính chất từng bài, trình độ nhận thức của học sinh, năng lực sở trường của giáo viên và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của trường mình. Các phương pháp thường được sử dụng và mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục tấm gương đạo đức cho học sinh như: thuyết trình, kể chuyện, nêu gương, nghiên cứu trường hợp điển hình, trực quan.
	Chuẩn 4: Chuẩn bị phương tiện và tư liệu dạy học.
 Với việc đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học hiện nay thì máy chiếu được xem là một phương tiện dạy học hữu hiệu giúp cho qúa trình đưa những tư liệu, hình ảnh một cách sinh động nhất đến với học sinh. Ngoài ra có thể sử dụng tranh ảnh để phục vụ cho việc quan sát đối với những trường hợp các lớp không sử dụng máy chiếu, tranh ảnh có thể do giáo viên sưu tầm hoặc do học sinh tự vẻ theo sự gợi ý của giáo viên. Đây là việc làm sẽ giúp cho việc thực hiện phương pháp trực quan dễ dàng và hiệu quả hơn.
 	Sau khi xác đinh nội dung cần tích hợp, mức độ tích hợp, giáo viên sẽ lựa chọn và chuẩn bị thông tin để đưa và bài dạy, đây là khâu quan trọng, có tác động đến việc lĩnh hội tri thức của học sinh, tài liệu đưa vào bài dạy có thể bằng văn bản, bằng hình ảnh, phim tư liệu, câu chuyện, bài viết khác và bằng hiểu biết thực tiễn của giáo viên. Có nhiều cách sưu tầm tài liệu, có thể bản thân tự tạo ra tư liệu (tự làm), sưu tầm từ bạn bè đồng nghiệp, hoặc thông qua mạng internet. Nguồn tài liệu trên mạng phong phú và đa dạng nên đòi hỏi chúng ta phải biết chọn lọc và tìm những tư liệu phù hợp với mục đích dạy học của mình để đưa vào bài dạy.
Để phục vụ cho việc giảng dạy những bài học có nội dung cần tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bản thân tôi đã sưu tầm tài liệu, hình ảnh, bài viết hay, những câu chuyện về Bác qua các bài báo, qua mạng Internet, qua các cuộc thi kể chuyện Bác Hồ, nguồn tư liệu mà tôi có được để phục vụ cho các bài dạy về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng rất phong phú và đa dạng sẵn sàng phục vụ cho việc dạy học tích hợp có hiệu quả nhất.
2.3.4. Thực hành một số bài dạy cụ thể.
	 Khi dạy bài 1: Em là công dân Việt Nam
	Tích hợp ở mức độ liên hệ (v

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_tam_guong_dao_duc_ho_chi_minh_qua_mot.doc