SKKN Vận dụng kiến thức liên môn giúp nâng cao hiệu quả trong dạy học chương I: Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10 chương trình chuẩn

SKKN Vận dụng kiến thức liên môn giúp nâng cao hiệu quả trong dạy học chương I: Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10 chương trình chuẩn

 Như chúng ta đã biết, theo mục tiêu của nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 4/11/2013 Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là " Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân". Công cuộc đổi mới hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đào tạo những con người toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mỗi môn học trong nhà trường phổ thông với đặc trưng của mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ. Mặt khác, Sinh học có mối quan hệ chặt chẽ với các mon học khác.

 Qua thực tế giảng dạy ở trường phổ thông, tôi nhận thấy việc vận dụng kiến thức liên môn giữa Sinh học với kiến thức các môn học khác làm cho hiệu quả của bài học Sinh học nói riêng, môn học Sinh học nói chung được nâng cao. Dạy học liên môn là phương pháp quan trong góp phần bổ sung làm phong phú thêm nội dung bài học, giúp học sinh học bài với niềm say mê, hứng thú, giúp các em yêu môn học hơn, không cảm thấy Sinh học là môn học khô khan, khó học. Đồng thời làm cho các em thấy rõ mối quan hệ giữa các khoa học, hình dung được một cách chân thực, sinh động về môi trường, xã hội, các quy luật tự nhiên.

 Qua đây, đặt ra một vấn đề quan trong trong phương pháp dạy học của giáo viên là phải có kiến thức liên môn sâu rộng, tổ chức cho học sinh có khả năng sử dụng kiến thức của các môn học có liên quan vào học tập Sinh học để tránh sự trùng lặp, mất thời gian, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhẹ nhàng, sinh động mà vững chắc. việc sử dụng rộng rãi các môn học như vậy để bồi dưỡng cho học sinh các thủ thuật và phương pháp tư duy lôgic sẽ góp phần thực hiện một trong những yêu cầu quan trong của lí luận dạy học là xác lập các mối liên hệ chặt chẽ giữa các bộ môn trong dạy học. Hiện nay cũng có nhiều tài liệu tham khảo đề cập đến vấn đề dạy học tích hợp, nhưng chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn giáo viên thực hiện vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học Sinh học.

 Thành phần hóa học trong tế bào là phần kiến thức rất khó, phức tạp, rộng, nó không chỉ liên quan đến kiến thức của môn sinh học mà còn liên quan đến kiến thức Hóa học, Vật lí, Toán học, Giáo dục công dân. Đặc biệt là nó liên quan đến phần kiến thức Hóa hữu cơ lớp 12 học sinh chưa được học. Để giải quyết tốt vấn đề trên, qua thực tế giảng dạy nhiều năm tại trường THPT, tôi đã đúc rút kinh nghiệm và thử nghiệm đề tài "Vận dụng kiến thức liên môn giúp nâng cao hiệu quả trong dạy học chương I: Thành phần hóa học của tế bào- Sinh học 10 chương trình chuẩn" để đi đến ứng dụng cho tất cả giáo viên dạy môn Sinh học trong trường có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất lớn.

 

doc 20 trang thuychi01 8702
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng kiến thức liên môn giúp nâng cao hiệu quả trong dạy học chương I: Thành phần hóa học của tế bào - Sinh học 10 chương trình chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Như chúng ta đã biết, theo mục tiêu của nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 4/11/2013 Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là " Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân". Công cuộc đổi mới hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đào tạo những con người toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mỗi môn học trong nhà trường phổ thông với đặc trưng của mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ. Mặt khác, Sinh học có mối quan hệ chặt chẽ với các mon học khác.
 Qua thực tế giảng dạy ở trường phổ thông, tôi nhận thấy việc vận dụng kiến thức liên môn giữa Sinh học với kiến thức các môn học khác làm cho hiệu quả của bài học Sinh học nói riêng, môn học Sinh học nói chung được nâng cao. Dạy học liên môn là phương pháp quan trong góp phần bổ sung làm phong phú thêm nội dung bài học, giúp học sinh học bài với niềm say mê, hứng thú, giúp các em yêu môn học hơn, không cảm thấy Sinh học là môn học khô khan, khó học. Đồng thời làm cho các em thấy rõ mối quan hệ giữa các khoa học, hình dung được một cách chân thực, sinh động về môi trường, xã hội, các quy luật tự nhiên. 
 Qua đây, đặt ra một vấn đề quan trong trong phương pháp dạy học của giáo viên là phải có kiến thức liên môn sâu rộng, tổ chức cho học sinh có khả năng sử dụng kiến thức của các môn học có liên quan vào học tập Sinh học để tránh sự trùng lặp, mất thời gian, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhẹ nhàng, sinh động mà vững chắc. việc sử dụng rộng rãi các môn học như vậy để bồi dưỡng cho học sinh các thủ thuật và phương pháp tư duy lôgic sẽ góp phần thực hiện một trong những yêu cầu quan trong của lí luận dạy học là xác lập các mối liên hệ chặt chẽ giữa các bộ môn trong dạy học. Hiện nay cũng có nhiều tài liệu tham khảo đề cập đến vấn đề dạy học tích hợp, nhưng chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn giáo viên thực hiện vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học Sinh học.
 Thành phần hóa học trong tế bào là phần kiến thức rất khó, phức tạp, rộng, nó không chỉ liên quan đến kiến thức của môn sinh học mà còn liên quan đến kiến thức Hóa học, Vật lí, Toán học, Giáo dục công dân. Đặc biệt là nó liên quan đến phần kiến thức Hóa hữu cơ lớp 12 học sinh chưa được học. Để giải quyết tốt vấn đề trên, qua thực tế giảng dạy nhiều năm tại trường THPT, tôi đã đúc rút kinh nghiệm và thử nghiệm đề tài "Vận dụng kiến thức liên môn giúp nâng cao hiệu quả trong dạy học chương I: Thành phần hóa học của tế bào- Sinh học 10 chương trình chuẩn" để đi đến ứng dụng cho tất cả giáo viên dạy môn Sinh học trong trường có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất lớn.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Vận dụng kiến thức các môn học có liên quan như Hóa học, Vật lí, Toán học, Giáo dục công dân vào dạy học sinh học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy và rèn luyện thêm kiến thức, kĩ năng cho giáo viên; cũng như góp phần tạo hứng thú môn học, khắc sâu kiến thức, phát huy tính tự giác, độc lập và sáng tạo của học sinh. Đặc biệt là nâng cao chất lượng dạy học chương I: Thành phần hóa học của tế bào- Phần hai: Sinh học tế bào- Sinh học 10- chương trình chuẩn giúp các em hiểu được các thành phần hóa học trong tế bào, nắm được cấu trúc và chức năng, vai trò của các chất vô cơ, hữu cơ trong tế bào từ đó có thể vận dụng vào trong đời sống sản xuất cũng như biết bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ nguồn nước...
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Thực tế giảng dạy của bản thân theo chương trình Sinh học THPT chương trình cơ bản và các giáo viên Sinh học trong việc giảng dạy.
- Sách giáo khoa Sinh học và bộ sách giáo khoa lớp 10, 11, 12 chương trình chuẩn.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan, nhằm xây dựng cơ sở lý luận của kiến thức kiến thức liên môn chương I: Thành phần hóa học của tế bào- phần hai: Sinh học tế bào, Sinh học 10, THPT và biện pháp hình thành.
2. Phương pháp quan sát sư phạm:
Dự giờ, quan sát các hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ học để tìm hiểu các biện pháp mà giáo viên đã sử dụng trong việc giảng dạy kiến thức các môn học có liên quan như Hóa học, Vật lí, Giáo dục công dân... 
Quan sát các hoạt động của học sinh để tìm hiểu khả năng thực hiện các hoạt động học tập cần rèn luyện.
3. Phương pháp chuyên gia:
 Trao đổi trực tiếp, xin ý kiến của các giáo viên giảng dạy các môn học có liên quan để hoàn thiện kiến thức bài học và lên kế hoạch dạy học.
4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
- Phương án thực nghiệm và đối chứng được tiến hành song song, trong đó nhóm thực nghiệm và đối chứng được duy trì từ đầu đến cuối đợt nghiên cứu.
- Trong các lớp thực nghiệm sử dụng biện pháp hình thành kiến thức liên môn để tổ chức dạy học, trong các lớp đối chứng tổ chức dạy học theo hướng dẫn của sách giáo viên.
- Trong quá trình dạy thực nghiệm và đối chứng tôi tổ chức cho học sinh làm các bài tập, câu hỏi về kiến thức của các môn có liên quan. 
II. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
 2.1.1. Khái niệm dạy học tích hợp liên môn:
 Trong dạy học, tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học trong các lĩnh vự học tập khác nhau thành một môn tổng hợp hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ lồng ghép nội dung dân số vào môn Sinh học, môn Địa lí, nội dung giáo dục môi trường môn Sinh học , môn Công dân...Như vậy thông qua dạy học tích hợp liên môn thì những kiến thức, kĩ năng học được ở môn này có thể sử dụng như những công cụ để nghiên cứu, học tập các môn học khác: chẳng hạn sử dụng Toán học như những công cụ đắc lực để nghiên cứu Sinh học hay Tin học được sử dụng như công cụ để mô hình hóa các quá trình sinh học các thí nghiệm sinh học...
2.1.2. Mục tiêu của dạy học tích hợp liên môn: 
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn: hình thành ở người học những năng lực rõ ràng.
- Giúp học sinh phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn: do dự tính được những điều cần thiết cho học sinh.
Quan tâm đến việc sử dụng kiến thức trong tình huống cự thể: Giúp học sinh hòa nhập vào thực tiền cuộc sống.
- Giúp người học xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học.
2.1.3. Đặc điểm của dạy học tích hợp liên môn: 
- Lấy người học làm trung tâm.
- Định hướng, phân hóa năng lực người học.
- Dạy và học các năng lực thực tiễn.
 => Dạy học tích hợp liên môn giúp học sinh trở thành người tích cực, người công dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trong thực tiễn cuộc sống. Dạy học tích hợp liên môn cho phép rút ngắn được thời gian dạy học đồng thời vẫn tăng được khối lượng và chất lượng thông tin.
2.1.4. Các quan điểm tích hợp trong dạy học hiện nay:
- Tích hợp "đơn môn": Xây dựng chương trình học tập theo hệ thống của một môn học riêng biệt. Các môn học được tiếp cận một cách riêng rẽ.
- Tích hợp " Đa môn": Một chủ đề trong nội dung học tập có liên quan với những kiến thức, kĩ năng thuộc một số môn học khác nhau. Các môn tiếp tục được tiếp cận riêng, chỉ phối hợp với nhau ở một số đề tài nội dung.
- Tích hợp "liên môn": Nội dung học tập được thiết kế thành một chuỗi vấn đề, tình huống đòi hỏi muốn giải quyết phải huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của những môn khác nhau.
- Tích hợp "xuyên môn": Nội dung học tập hướng vào phát triển những kĩ năng, năng lực cơ bản mà học sinh có thể sử dung vào tất cả các môn học trong việc giải quyết các tình huống khác nhau.
2.2. THỰC TRẠNG
 Hiện tại giáo dục của chúng ta vẫn chưa thoát khỏi nền giáo dục " ứng thí" nên mục tiêu dạy và học môn Sinh học vẫn chưa định hướng đúng với vị trí của nó, việc dạy môn này chủ yếu theo yêu cầu trước mắt của học sinh để thi tốt nghiệp, tuyển sinh vào đại học. Số lượng trường tuyển sinh khối B ít, số ngành liên quan đến sinh học chưa thực sự cuốn hút nên số học sinh ham mê môn sinh học là ít, do vậy việc dạy học môn Sinh học mới dừng lại ở mức trang bị kiến thức. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và dạy học thử nghiệm tích hợp liên môn cho môn Sinh học, tôi nhận thấy có những khó khăn và thuận lợi nhất định.
2.2.1. Thuận lợi
 Dạy học tích hợp liên môn trong dạy học Sinh học được hiểu là người học có thể sử dụng kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học khác để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình học tập bộ môn, quan điểm dạy học này cần được áp dụng ở nhiều cấp học. Thực hiện dạy học tích hợp liên môn sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc hình thành và phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Sinh học là môn khoa học ứng dụng, thực nghiệm, là môn khoa học của sự sống, kiến thức của môn Sinh học gắn liền với các yếu tố tự nhiên, xã hội...Trong dạy học môn Sinh học ở trường THPT, học sinh có thể sử dụng kiến thức ở nhiều môn học "liên quan" để giải quyết một số vấn đề: tích hợp kiến thức môn Toán để hình thành kĩ năng tính toán, xử lí số liệu, môn Hóa học để giải quyết về vấn đề liên kết hóa học, đo đạc mức độ ô nhiễm môi trường, tính chất hóa học của các chất làm công cụ tìm hiểu về bản chất sinh học của các tổ chức sống được cấu tạo từ những chất đó; môn Vật lí để giải quyết về đặc tính ,tính chất vật lí của các chất, các tia, vấn đề về năng lượng, trao đổi vật chất hay để giải thích dễ dàng cơ chế tác động của các chất đến sự sống; môn Địa lí để tìm hiểu các vấn đề về dân số, khí hậu giúp học sinh dễ dàng giải thích cơ chế của sự thích nghi, tiến hóa, mối quan hệ giữa sinh học và môi trường; môn Văn học để đọc- hiểu văn bản một cách chính xác và viết cho đúng ngữ pháp; môn Tin để mô hình hóa các quá trình sinh học, các thí nghiệm...
 Với những thuận lợi trên, tôi nhận thấy so với các môn học trong nhà trường hiện nay thì môn Sinh học có nhiều cơ hội hơn trong việc xác định và xây dựng các nội dung, chủ đề dạy học tích hợp liên môn, hay các chủ đề định hướng phát triển năng lực học sinh. 
Khó khăn.
- Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn còn mới đối với nhà trường, với giáo viên, với phương diện quản lí, tâm lí học sinh và phụ huynh học sinh...
- Do chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về các nội dung liên quan dạy học chủ dề tích hợp liên môn nên đa phần giáo viên mò mẫm, chưa thống nhất với nhau về nội dung và phương pháp tổ chức.
- Nội dung kiến thức chưa thống nhất về phân phối chương trình đối với các môn, như phần cấu trúc của hiđratcacbon, lipit và protein trong chương trình sinh học 10 thì đối vơi môn hóa là chương trình cuối năm 11 và đầu năm 12...Phần tổ hợp, xác suất và thống kê thuộc chương trình toán 11 trong khi kiến thức đó lại cần để giải các bài tập về số loại bộ mã di truyền, số cách sắp xếp các axit amin trong chương trình sinh học 10. Để giải các bài toán liên quan đến tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật thuộc chương trình sinh học 10 thì phải sử dụng kiến thức về mũ, logarit trong chương trình toán 12...
- Phân phối thời gian dạy nhiều chủ đề không thể sử dụng trong 1 tiết chính khóa, rất khó khăn khi xếp thời khóa biểu và ảnh hưởng đế các môn khác.
- Công tác xã hội hóa chưa thực sự được chú trọng, do đó nhiều chủ đề, nhiều đề án dạy học cần huy động sự tham gia của các tổ chức khác cũng gặp nhiều khó khăn.
- Khó khăn về kinh phí khi thực hiện các chủ đề dạy học tích hợp liên môn như kinh phí in ấn, đi lại, xây dựng tư liệu phim, ảnh... thậm chí có những đề tài cần phân tích và xử lí mẫu thì nguồn kinh phí rất lơn...
 Để khắc phục được những khó khăn này, kiến nghị với nhà trường, sơ GD- ĐT cần có nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa trong dạy học tích hợp, liên môn. Cung cấp cho giáo viên chúng tôi các tài liệu tham khảo, các báo cáo hội thảo, các giáo án mẫu...đồng thời tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí... trong việc triển khai và thực hiện các chủ đề tích hợp, liên môn
GIẢI PHÁP
Quy trình dạy học tích hợp liên môn:
- Mỗi giáo viên phải tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lí luận của dạy học tích hợp liên môn, nghiên cứu kỹ nội dung chương tình môn sinh học ở từng khối lớp để xác định các nội dung cần dạy học liên môn.
- Xây dựng được các chủ đề, các nội dung dạy học tích hợp liên môn, các chủ đề định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Tăng cường trao đổi chuyên môn ở tổ nhóm và các bộ môn "liên quan" để xác định: mục tiêu dạy học, mục đích và mức độ tích hợp liên môn, phương tiên dạy học, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học.
- Xây dựng quy trình và tổ chức các hoạt động dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh, nội dung và mức độ dạy học, được thể hiện cụ thể ở các hoạt động của học sinh, hoạt động của giáo viên và thời gian tổ chức cho từng hoạt động .
- Tổ chức dạy học tích hợp liên môn và rút kinh nghiệm
Các nguyên tắc sau khi xây dựng các nội dung, các chủ đề tích hợp liên môn
- Đảm bảo tính hệ thống, chọn lọc nhưng có sự thống nhất, đồng bộ giữa các môn liên quan.
- Có tính thực tế: phù hợp với năng lực, thời gian và điều kiện cơ sở vật chất, các thiết bị dạy học hiện nay...
- Đạt được mục tiêu giáo dục phổ thông và giáo dục môn học: Đảm bảo nội dung các môn học liên quan, tạo điều kiện cho học sinh gắn kiến thức môn học với thực tiễn cuộc sống đồng thời giúp các em mở rộng các kĩ năng, rèn luyện và phát triển được các năng lực chung và riêng.
* Khi tổ chức các hoạt động dạy học để thực hiện dạy học các nội dung, chủ đề tích hợp liên môn thì:
- Chúng ta cũng cần lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực nhằm khai thác, vận dụng các kiến thức để phát hiện và giải quyết các vấn đề một cách chủ động, sáng tạo; đảm bảo có được sự hợp tác, gắn liền với thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui và hứng thú cho học sinh.
- Tăng cường hợp tác với giáo viên khác cùng môn, các môn " liên quan" để trong quá trình dạy học không đồng nhất các môn "liên quan" nhưng cũng không biệt lập, tách rời các môn quá xa; tích hợp sao cho kiến thức vừa đủ để học sinh tiếp thu, tránh trùng lặp, nặng nề; nhưng cũng không nên biến giờ học môn Sinh thành môn Toán, Lý, Hóa hay ngược lại cũng không thẻ xem nhẹ, bỏ qua hay không nhắc tới.
2.3.3. Các nội dung tích hợp liên môn trong chương I: Thành phần hóa học của tế bào- Phần hai: Sinh học tế bào- Sinh học 10 cơ bản.
 2.3.3.1 Mục tiêu
Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC 
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
Về môn hóa: 
- Giới thiệu được trong tự nhiên có 92 nguyên tố hóa học, cơ thể sống có 25- 30 nguyên tố là phổ biến và cần thiết nhất.
- Giải thích được C là nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các phân tử hữu cơ. C là nguyên tố có 4 điện tử ở lớp ngoài cùng. Do đó mỗi nguyên tử có thể hình thành 4 mối liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố khác, đó là H, O, N và đặc biệt quan trọng là với các nguyên tử C khác [3].
- Hiểu được cấu tạo hóa học của nước: công thức phân tử H2O. Mỗi nguyên tử hidrô. góp 1 điện tử vào đôi electron dùng chung với nguyên tử oxi để hình thành nên liên kết cộng hóa trị. Hai nguyên tử hidrô hình thành mối liên kết với oxi tạo một góc 104,50. Hạt nhân của nguyên tử oxi tích điện dương mạnh nên nó có xu hướng kéo điện tử bật khỏi nguyên tử hidrô bé hơn. kết quả phân tử nước có tích điện dương gần mỗi nguyên tử hidrô và tích điện âm gần với nguyên tử oxi. Phân tử phân cực [3]. 
Hệ quả:
+ Do phân cực, các phân tử hấp dẫn nhau trong điều kiện nhiệt độ, áp suất bình thường nước ở thể lỏng.
+ Sự hấp tĩnh điện giữa các phân tử nước tạo nên mối liên kết yếu hidrô. liên kết này mạnh nhất khi nó nằm trên đường thẳng qua trục O- H của phân tử nước bên cạnh. lực hấp dẫn tĩnh điện cũng xảy ra khi nó nằm lệch trục O- H, tuy nhiên mối liên kết hidro lúc này yếu hơn. Nước đóng băng toàn bộ các liên kết đều mạnh cực đại và do đó các phân tử đều phân bố trong một cấu trúc mạng lưới chuẩn. Trong nước lỏng các phân tử nước sắp xếp ngẫu nhiên làm cho chúng xếp gần nhau hơn với trong cấu trúc mạng. Do dó nước đá có cấu trúc thưa hơn và nó nổi trên mặt nước lỏng. Nước có thể tạo các liên kết hidro với các phân tử chất tan, đường đơn [3].
Về môn vật lí:
 Nêu được tính chất vật lí của nước: nước là chất lỏng, không màu, không mùi, có sức căng mặt ngoài, nước không thể nén được, nhiệt dung lớn, nhiệt bay hơi cao, có tính dẫn điện [4].
Về môn sinh học :
Nêu được thành phần hóa học của tế bào.
Kể tên được các nguyên tố cơ bản của vật chất sống.
Phân biệt được cấc nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa lượng.
- Nêu được vai trò sinh lí của nước và các nguyên tố hóa học đối với hoạt động của tế bào và đời sống của con người nói riêng và sinh vật nói chung [1].
Về môn GDCD:
Học sinh có ý thức bảo vệ nguồn nước, xây dựng công viên, trồng cây thành phố [5].
Bài 4: CACBOHIĐRAT VÀ LIPIT
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
*Ỏ mục I- CACBOHIĐRAT
Về môn hóa: 
- Nêu được công thức cấu tạo của Cacbohiđrat : cacbohidrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức chung là Cn(H2O)m.
- Cacbohidrat được phân thành 3 nhóm chính:
+ Mônosaccarit: là nhóm cacbohidrat đơn giản nhất, không thể thủy phân được. ví dụ: glucôzơ, fructôzơ ( C6H12O6).
+ Đisaccarit: là nhóm cacbohidrat mà khi thủy phân sinh ra 2 phân tử mônosaccarit. Ví dụ: saccarôzơ, mantôzơ ( C12H22O11).
+ Polisaccarit: là nhóm cacbohidrat mà khi thủy phân đến cùng sinh ra nhiều phân tử mônosaccarit. Ví dụ: tinh bột, Xenlulozo, glicôgen (C6H10O5)n [2].
Về môn vật lí :
- Nêu được tính chất vật lí của một số loại đường:
 + Glucôzơ; là chất kết tinh, không màu, nóng chảy ở 1460 ( dạng anpha) và 1500C ( dạng beta), dễ tan trong nước. có vị ngọt, có trong hầu hết các bộ phận của cây, đặc biệt là quả chín ( còn gọi là đường nho). Trong máu người có một lượng nhỏ glucôzơ, hầu như không đổi (khoảng 0,1%).
 + Fructôzơ: là chắn kết tinh, dễ tan trong nước, có vị ngọt gấp rưỡi đường mía và gấp 2,5 lần Glucôzơ.
 + Saccarôzơ: là chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, ngọt hơn glucôzơ, nóng.
 + Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội. Trong nước nóng 650C trở lên, tinh bột chuyển thành dung dịch keo ( hồ tinh bột).
 + Xenlulôzơ là chất rắn hình sợi, màu trắng, không mùi, không vị, không tan trong nước và trong dung môi hữu cơ thông thường như benzen, ete [2][4].
Về môn sinh học:
 Học sinh nêu được chức năng, vai trò sinh lí của cacbohiddrat đối với hoạt động của tế bào và đời sống của con người nói riêng và sinh vật nói chung [1].
* Ở mục II- LIPIT
Về môn hóa học: 
Học sinh nhận biết được các đặc điểm hóa học của lipit như là:
- Lipit đơn giản: Dầu, mỡ được cấu trúc từ 1 glixêrol với 3 axit béo (no hoặc không no).
 Thuốc thử nhận biết lipit đơn giản: dung dịch sudan 3 nhuộm màu đỏ.
- Lipit phức tạp: 
+ Phôtpholipit: 1 glixêrol với 2 axit béo và vị trí thứ 3 của phân tử glixêrol được liên kết với nhóm phôtphat, nhóm này nối glixêrol với một ancol phức (đầu ưa nước).
+ Steroit và vitamin A, D, E, K: có mạch cacbon dạng vòng phức tạp [2].
Về môn vật lí: Học sinh nêu được tính chất vật lí của lipit là: không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực như etylic, cloroform [2][4].
Về môn sinh học:
 Học sinh nêu được vai trò sinh lí, chức năng sinh học của lipit đối với hoạt động của tế bào và đời sống của con người nói riêng và sinh vật nói chung. Đặc biệt là vai trò của các vitamin.ví dụ: vitamin A có chức năng là thành phần cấu tạo của chất cảm quang rhodopsine; vitamin K có chức năng là giúp cho quá trình đông máu diễn ra tốt và hạn chế lượng máu bị mất khi bị thương; vitamin D có chức năng sinh học là gia tăng sự hấp thụ calcium và phosphoorus ở lớp màng nhầy ruột non, gia tăng quá trình “ cốt hóa” ở xương; Vitamin E có chức năng sinh học là chống hiện tượng oxid hóa, tăng sự hấp thụ vitamin A...Beta-Carotenoid là tiền vitamin A, lợi ích của carotenoid là nó có thể giảm nguy cơ nhiều loại ung thư, giảm nguy cơ nhiều bệnh lí khác nhau [1].
Về môn GDCD:
 Học sinh có ý thức bảo vệ sức khỏe bằng chế độ ăn uống và luyện tập thể thao một cách khoa học[5].
Bài 5: PRÔTÊIN
sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
Môn hóa: 
Nêu được công thức cấu tạo của prôtêin 
+ Prôtêin là

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_kien_thuc_lien_mon_giup_nang_cao_hieu_qua_tron.doc
  • docBÌA SKKN.doc
  • docDANH MỤC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docPHỤ LỤC.doc