SKKN Vận dụng kiến thức bài thi “Tìm hiểu 990 năm danh xưng thanh hóa với tư các là đơn vị hành chính trực thuộc trung ương” vào soạn giảng tiết lịch sử địa phương trong chương trình lịch sử 10 thpt với chủ đề: thanh hóa trong tiến trình Lịch sử đất nước
Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Lịch sử giữ một vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức và truyền thống cho học sinh. Qua môn học giáo dục hình thành phẩm chất, có lòng yêu nước nồng nàn, yêu CNXH, biết suy nghĩ độc lập, hành động tập thể, và có tổ chức, nhận rõ kết quả hoạt động của mình, phát triển tối đa tinh thần chủ động đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN. Dạy học tốt bộ môn Lịch sử nhằm góp phần vào thực hiện mục tiêu chiến lược của Đảng về đào tạo thế hệ trẻ, tiếp tục sự nghiệp cách mạng của cha anh, đưa đất nước phát triển và hội nhập. Trong đó, những tri thức lịch sử địa phương có ý nghĩa rất quan trọng.
Thực tế, tình yêu nước bắt đầu từ tình yêu quê hương. Nhà văn hoá Xô viết E- ren-bua từng nói: "Lòng yêu nước bắt đầu từ lòng yêu những vật tầm thường nhất, yêu các cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông ”. Và bản thân trong chương trình lịch sử 10 THPT, học sinh cũng đã được học bài 28: “ Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến”, trong bài này các em cũng đã được học về khái niệm truyền thống, truyền thống yêu nước và đặc biệt là khái niệm về lòng yêu nước: “Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm đơn giản, trong một không gian nhỏ hẹp như: tình yêu gia đình, yêu quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình sinh sống gắn bó (đó là những tình cảm gắn với địa phương). Từ khi hình thành quốc gia dân tộc Việt: Văn Lang - Âu Lạc những tình cảm gắn bó mang tính địa phương phát triển thành tình cảm rộng lớn - lòng yêu nước ”
Thật vậy! Một con người yêu Tổ quốc thiết tha thì càng yêu quê hương mình sâu sắc, càng yêu quê hương thì càng yêu Tổ quốc và ngược lại. Quê hương và Tổ quốc tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau làm phong phú tình cảm của mỗi con người. Chính vì thế mà trong sự hình thành nhân cách của học sinh, lịch sử địa phương có ý nghĩa rất quan trọng.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang trên đường đổi mới, những mặt trái của cơ chế thị trường tác động và ít nhiều làm xói mòn đạo đức xã hội, làm méo mó nhân cách của học sinh và thế hệ trẻ. Thì việc hình thành cho học sinh sự hiểu biết về lịch sử địa phương, về những giá trị và truyền thống quê hương, giáo dục lòng tự hào và ý thức trách nhiệm xây dựng quê hương càng trở nên bức thiết
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG KIẾN THỨC BÀI THI “TÌM HIỂU 990 NĂM DANH XƯNG THANH HÓA VỚI TƯ CÁC LÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG” VÀO SOẠN GIẢNG TIẾT LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ 10 THPT VỚI CHỦ ĐỀ: THANH HÓA TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ ĐẤT NƯỚC TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX Người thực hiện: Lê Thị Hồng Hoa Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử THANH HOÁ NĂM 2019 Mục lục Trang 1. Mở đầu 2 1.1. Lí do chọn đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 1.5. Điểm mới của sáng kiến 4 2. Nội dung sáng kiến 5 2.1. Cơ sở lý luận 5 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh 5 nghiệm 2.3. Giải pháp 6 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo 16 dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 3. Kết luận, kiến nghị 18 3.1. Kết luận 18 3.2. Kiến nghị 18 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Lịch sử giữ một vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức và truyền thống cho học sinh. Qua môn học giáo dục hình thành phẩm chất, có lòng yêu nước nồng nàn, yêu CNXH, biết suy nghĩ độc lập, hành động tập thể, và có tổ chức, nhận rõ kết quả hoạt động của mình, phát triển tối đa tinh thần chủ động đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN. Dạy học tốt bộ môn Lịch sử nhằm góp phần vào thực hiện mục tiêu chiến lược của Đảng về đào tạo thế hệ trẻ, tiếp tục sự nghiệp cách mạng của cha anh, đưa đất nước phát triển và hội nhập. Trong đó, những tri thức lịch sử địa phương có ý nghĩa rất quan trọng. Thực tế, tình yêu nước bắt đầu từ tình yêu quê hương. Nhà văn hoá Xô viết E- ren-bua từng nói: "Lòng yêu nước bắt đầu từ lòng yêu những vật tầm thường nhất, yêu các cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông”. Và bản thân trong chương trình lịch sử 10 THPT, học sinh cũng đã được học bài 28: “ Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến”, trong bài này các em cũng đã được học về khái niệm truyền thống, truyền thống yêu nước và đặc biệt là khái niệm về lòng yêu nước: “Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm đơn giản, trong một không gian nhỏ hẹp như: tình yêu gia đình, yêu quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình sinh sống gắn bó (đó là những tình cảm gắn với địa phương). Từ khi hình thành quốc gia dân tộc Việt: Văn Lang - Âu Lạc những tình cảm gắn bó mang tính địa phương phát triển thành tình cảm rộng lớn - lòng yêu nước ” Thật vậy! Một con người yêu Tổ quốc thiết tha thì càng yêu quê hương mình sâu sắc, càng yêu quê hương thì càng yêu Tổ quốc và ngược lại. Quê hương và Tổ quốc tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau làm phong phú tình cảm của mỗi con người. Chính vì thế mà trong sự hình thành nhân cách của học sinh, lịch sử địa phương có ý nghĩa rất quan trọng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang trên đường đổi mới, những mặt trái của cơ chế thị trường tác động và ít nhiều làm xói mòn đạo đức xã hội, làm méo mó nhân cách của học sinh và thế hệ trẻ. Thì việc hình thành cho học sinh sự hiểu biết về lịch sử địa phương, về những giá trị và truyền thống quê hương, giáo dục lòng tự hào và ý thức trách nhiệm xây dựng quê hương càng trở nên bức thiết Với vai trò và vị trí đã được khẳng đinh đòi hỏi mỗi giáo viên lịch sử không ngừng trau dồi tri thức, tích lũy kinh nghiệm để giờ dạy của mình thực sự mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất đối với học sinh. Xuất phát từ nhận thức đó trong quá trình giảng dạy tôi không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao chất lượng công tác giảng dạy. Đặc biệt trong năm 2019, toàn tỉnh Thanh Hóa tưng bừng náo nức chuẩn bị kỉ niệm 990 năm danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Và một trong những hành động thiết thực nhất đề mỗi người con tỉnh Thanh hiểu rõ về danh xưng vùng đất quê mình, đó là việc Tỉnh ủy Thanh Hóa đã phát động cuộc thi “Tìm hiểu 990 danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương” . Cuộc thi được triển khai sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân là người Thanh Hóa đang sinh sống, làm việc ở trong và ngoài tỉnh, người tỉnh ngoài, người nước ngoài đang sinh sống và công tác tại Thanh Hóa. Hình thức thi gồm: Thi viết và thi trắc nghiệm. Cuộc thi nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh hiểu biết, tự hào về con người và sự ra đời của 990 năm Danh xưng Thanh Hóa. Qua đó, tạo động lực tinh thần để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hóa vượt qua khó khăn, thử thách, nỗ lực phấn đấu vươn lên, quyết tâm xây dựng quê hương xứ Thanh ngày càng giàu đẹp, văn minh, sớm trở thành “Tỉnh kiểu mẫu” như Bác Hồ hằng mong muốn. Hòa chung với không khí tỉnh nhà, cán bộ, giáo viên và học sinh trường THPT Hoằng Hóa 3 cũng háo hức tìm hiểu các cứ liệu lịch sử để hiểu rõ thêm về quê mẹ qua các thời kì lịch sử với tên gọi “Thanh Hóa”. Qua cuộc thi tổ chức tại trường đã có 100 % giáo viên và học sinh có bài tham gia trong đó có 5 bài xuất sắc được gửi dự thi cấp huyện. Tại cấp huyện đã có 4 trong tổng số 5 bài thi của trường THPT Hoằng Hóa 3 đã đạt kết quả cao: 1 giải nhì, 1 giải ba và hai giải khuyến khích, cả 4 bài thi đều đã được lựa chọn gửi tham dự kì thi cấp tỉnh( trong đó có 3 bài của học sinh – có 2 bài là của học sinh lớp 10). Đây là kết quả khả quan và cũng là minh chứng chứng tỏ học sinh của trường nói chung và của khối 10 nói riêng rất quan tâm và hào hứng với lịch sử quê hương. Từ thực tế đó, để nâng cao hiệu quả giáo dục lịch sử địa phương, trong phạm vi đề tài này tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của mình trong việc "Vận dụng kiến thức bài thi “Tìm hiều 990 năm danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc trung ương” vào soạn giảng tiết lịch sử địa phương trong chương trình lịch sử 10 THPT với chủ đề: Thanh Hóa trong tiến trình lịch sử đất nước từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX, tại trường THPT Hoằng Hóa 3 trong năm học 2018 – 2019, qua đó góp phần giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước của học sinh. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của học sinh về lịch sử Thanh Hóa trong dòng chảy chung của lịch sử dân tộc - Hun đúc cho học sinh lòng yêu quê hương, đất nước. Từ đó nâng cao ý thức học tập và rèn luyện của học sinh nhằm xây dựng quê hương mạnh giàu, qua đó góp phần xây dựng đất nước xứng đáng với truyền thống quê hương - Giúp đồng nghiệp thấy rõ hơn hiệu quả của những bài thi tìm hiểu lịch sử mà nghành giáo dục và các cấp tổ chức trong việc giúp học sinh yêu hơn, nhận thức rõ hơn về lịch sử quê hương đất nước, góp phần giảm sự nhàm chán, khô khan của bộ môn 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nội dung hệ thống câu hỏi, gợi ý trả lời và kết quả trả lời của bài thi: “ Tìm hiểu 9990 năm danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương”, áp dụng vào giảng dạy tiết lịch sử địa phương trong chương trình lịch sử 10 THPT tại trường THPT Hoằng Hóa 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê - Phương pháp đọc tài liệu - Phương pháp dự giờ, rút kinh nghiệm - Phương pháp điều tra thực tiễn 1.5. Điểm mới của sáng kiến Vận dụng kiến thức bài thi: “ Tìm hiểu 9990 năm danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương” kết hợp với tiến trình lịch sử của dân tộc trong chương trình lịch sử 10THPT để giúp học sinh hiểu được về lịch sử địa phương trong tiến trình chung của lịch sử dân tộc qua đó thấy rõ dân tộc ta luôn đi lên trong sự vững bước của từng địa phương từng vùng miền của đất nước. Đồng thời qua đó cũng giúp học sinh thấy rõ trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước 2. Nội dung sáng kiến 2.1. Cơ sở lý luận Lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời nằm trong phạm trù "cái chung và cái riêng ". Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động và đa dạng của tri thức lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc. Nói cách khác lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức lịch sử địa phương đã được khái quát và tổng hợp ở mức độ cao. Lịch sử địa phương là một bộ phận của lịch sử dân tộc, có quan hệ mật thiết với lịch sử dân tộc. Bất cứ một sự kiện lịch sử dân tộc cũng đều mang tính địa phương vì nó diễn ra ở một địa phương cụ thể với không gian và thời gian xác định. Tùy quy mô, tính chất của sự kiện mà có thể ảnh hưởng đến từng địa phương, quốc gia và thậm chí cả thế giới. Cho nên, tri thức lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành, là biểu hiện cụ thể và phong phú của lịch sử dân tộc. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của mỗi địa phương trong sự phát triển chung của cả dân tộc. Vì vậy, giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời. Dạy học lịch sử địa phương có khả năng rất to lớn trong việc cung cấp cho học sinh những tri thức lịch sử về địa phương, trên cơ sở đó giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương tha thiết, niềm tự hào chính đáng về nơi “chôn nhau cắt rốn”. Chúng ta đều biết rằng : bất cứ sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra đều mang tính chất địa phương vì nó gắn với một vị trí không gian cụ thể của một địa phương nhất định dù rằng các sự kiện đó có tính chất, quy mô và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Có những sự kiện, hiện tượng chỉ tác động ảnh hưởng trong một phạm vi nhỏ hẹp, nhưng cũng có những sự kiện, hiện tượng mà tác động của nó đã vượt ra khỏi khung giới địa phương , mang ý nghĩa quốc gia, thậm chí là mang ý nghĩa quốc tế .Mặt khác tìm hiểu về lịch sử địa phương không phải chỉ là việc riêng của các nhà nghiên cứu mà còn là nhu cầu của mỗi con người .Từ thời cổ đại Xi xi rôn - một nhà chính trị gia nổi tiếng của La Mã - đã nói: "Lịch sử là cô giáo của cuộc sống" .Chính vì lẽ đó sự hiểu biết về lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự am tường cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về quê hương, xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn của mình, hiểu rõ về mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam - đã nói: "Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam" 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm - Trước đến nay đã có rất nhiều cuộc thi tìm hiểu lịch sử được tổ chức, tuy nhiên sau khi tham gia các bài thi thì hầu như rất ít giáo viên lịch sử chú ý đến việc vận dụng kiến thức bài thi vào thực tế giảng dạy bộ môn phù hợp với kiến thức của bài thi để tăng thêm tính hiệu quả cho bài giảng lịch sử của mình - Tiết PPCT dành cho lịch sử địa phương ở chương trình THPT là” lớp 10 - tiết 51, đây là tiết gần cuối của chương trình, nên nảy sinh tư tưởng là tiết thư giãn .Từ thực trạng trên dẫn đến hiện tượng : + Coi nhẹ tiết lịch sử địa phương + Dạy qua loa chiếu lệ + Lựa chọn kiến thức lịch sử địa phương không sát hợp với thực tế kiến thức chương trình đang giảng dạy hoặc thậm chí có những tiết lịch sử địa phương đã không được thực hiện Thanh Hóa là một trong những vùng được đánh giá là: "Địa linh sinh nhân kiệt”, với bề dày truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng anh hùng qua mọi thời kỳ của lịch sử dân tộc. Có nhiều sự kiện lịch sử điển hình, nhiều người con ưu tú của Đảng, của cách mạng, nhiều di tích lịch sử tiêu biểu cho lịch sử đất nước mọi thời kỳ và nhiều danh nhân văn hóa, nhiều dòng họ khoa bảng, là vùng đất khởi nghiệp của 4 triều đại quân chủ phong kiến có vị trí, tầm ảnh hưởng lớn trong lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam, Thanh Hóa còn là đất "thang mộc" của các dòng dõi chúa Nguyễn, chúa Trịnhthì sự thiếu hụt đó lại càng đáng buồn hơn. Đó thực sự là sự trăn trở, là trách nhiệm của những giáo viên giảng dạy lịch sử. Nhiệm vụ đặt ra cho giáo viên dạy lịch sử ở trường THPT, ngoài trang bị cho học sinh hệ thống những kiến thức cơ bản lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới để hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất đạo đức chính trị cho học sinh còn cần thiết phải trang bị cho học sinh những hiểu biết sâu sắc về lịch sử và truyền thống quê hương. Qua đó, giáo dục lòng tự hào về quê hương dân tộc, hình thành lòng yêu nước, truyền thống quê hương cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống xã hội; giúp học sinh hiểu được sự phát triển hợp quy luật của tự nhiên và xã hội, vận dụng sáng tạo những hiểu biết vào hoạt động thực tiễn, xây dựng ý thức trách nhiệm xây dựng quê hương giàu đẹp. Là người con xứ Thanh, cư trú và giảng dạy ở tỉnh nhà, nắm bắt nội dung, thể lệ cuộc thi: “Tìm hiểu 990 danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương”, đồng thời xuất phát từ thực tế học sinh toàn trường và nhất là học sinh khối 10 sôi nổi tham dự cuộc thi tại nhà trường nơi mình giảng dạy, tôi mạnh dạn vận dụng nội dung cuộc thi qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và kiến thức tự luận để soạn giảng tiết lịch sử địa phương trong chương trình lớp 10THPT với chủ đề “Thanh Hóa trong tiến trình lịch sử đất nước từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX” theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trên cơ sở tư liệu tham khảo để làm bài dự thi “Tìm hiều 990 năm danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc trung ương” để học sinh có sự chủ động trong liên hệ kiến thức qua đó hiểu sâu hơn về lịch sử dân tộc nói chung, trên cơ sở biện chứng với sự phát triển địa phương nói riêng để tăng thêm tính thực tiễn trong việc nắm bắt kiến thức lịch sử 2.3. Giải pháp * Giáo viên phải xác định nội dung chính sẽ đề cập trong tiết học trên cơ sở đó chọn lựa những tư liệu và đơn vị kiến thức trong bài thi sắp xếp cho phù hợp. Trong các tiết dạy của mình tôi đã sử dụng các nội dung câu hỏi và kiến thức bài thi trên cơ sở đã tìm hiểu, tham khảo tư liệu, tiến hành phân loại từng đơn vị kiến thức cho phù hợptheo tiến trình các bài học phần “ Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX” trong chương trình lịch sử 10 THPT * Sau khi xác định nội dung trọng tâm giáo viên cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị kiến thức cho tiết học: Đối với khối 10. Các em đã học lịch sử Việt Nam thời kì nguyên thủy đến giữa thế kỉ XIX nên giáo viên yêu cầu các em tìm hiểu kiến thức của bài thi: “ Tìm hiểu 990 năm danh xưngThanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc trung ương” có liên quan đến giai đoạn lịch sử này theo tiến trình thời gian của lịch sử dân tộc ( theo từng bài học của chương trình ) Sau khi dạy xong tiết 50 trong phần dặn dò giáo viên đưa ra một số định hướng cho học sinh về sưu tầm nghiên cứu chuẩn bị cho tiết học sau: + Dựa vào thiến thức: Phần hai - Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX trong chương trình lịch sử 10 THPT mà các em đã được học, kết hợp với việc vận dụng kiến thức tìm hiểu bài dự thi: “Tìm hiều 990 năm danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc trung ương” phần trắc nghiệm và phần tự luận em hãy sắp xếp nội dung các kiến thức trong đề cương bài thi phù hợp với nội dung kiến thức từng triều đại theo tiến trình thời gian + Tìm hiểu những dẫn chứng lí giải hay cho nội dung các câu hỏi trắc nghiệm và phần thi tự luận để hiểu sâu thêm về lịch sử địa phương Thanh Hóa ? + Trên cơ sở kiến thức về tỉnh Thanh, em hãy tìm hiểu cụ thể hơn về địa phương Hoằng Hóa cũng đã có sự đi lên như thế nào trong dòng chảy chung của tỉnh nhà và của cả dân tộc trong thời kì từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX * Các biện pháp tổ chức thực hiện - Tiến hành soạn giáo án trên cơ sở tiếp thu và vận dụng tài liệu tham khảo + Giáo viên dẫn dắt : Các em đã được nhiệt tình tham gia tìm hiểu và gửi bài thi về: “Tìm hiều 990 năm danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc trung ương”. Qua đó các em đã phần nào hiểu sâu hơn về vùng đất quê mình qua các thời kì lịch sử. hơn nữa trong chương trình đã học của chúng ta về phần lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX các em cũng đã được nắm bắt kiến thức về sự hình thành, phát triển cùa quốc gia dân tộc Việt từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX. Vì vậy trong tiết học này cô cùng các em sẽ cùng tìm hiểu song hành xem trong tiến trình chung của dân tộc từ từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX, Thanh Hóa quê hương đã có những đóng góp gì đề cùng dân tộc vươn mình trong sức vươn Phù Đổng + Tổ chức hoạt động dạy và học trên lớp GV kết hợp việc sử dụng câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh trình bày các vấn đề mà các em đã tự tìm hiểu ở nhà thông qua việc đã tham khảo kiến thức để làm bài thi: “ Tìm hiểu 990 năm danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương” kết hợp với tái hiện lại kiến thức lịch sử đã học trong chương trình. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung cấp tranh ảnh, tư liệu tạo hứng thú cho các em trong giờ học Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản học sinh cần nắm Hoạt động1: Cá nhân & tập thể GV dẫn dắt và đặt câu hỏi : Bằng những hiểu biết của qua việc tham dự bài thi về: “Tìm hiều 990 năm danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc trung ương”, em hãy giới thiệu khái quát về tỉnh Thanh Hóa Sau khi học sinh trả lời gv tiếp tục dẫn dắt kết luận và sử dụng máy chiếu cung cấp hình ảnh để giúp các em có cách nhìn tổng thể về tỉnh nhà( Phụ lục 1) Hoạt động2: Cá nhân & tập thể - GV dẫn dắt: Trong bài 13, các em đã được học về “Việt Nam thời nguyên thủy” trên đất Thanh Hóa cũng đã có dấu tích của người tối cổ cư trú thông qua những công cụ đã cũ được phát hiện ở Núi Đọ. GV dùng máy chiếu cung cấp hình ảnh kết hợp với thuyết trình về núi Đọ và công cụ đá của núi Đọ( Phụ lục 2) - GV dẫn dắt: Sang bài 14” Các quốc giai cổ trên đất nước Việt Nam” chúng ta cũng đã được biết: trải qua hàng nghìn năm phát triển , cư dân trên đất nước ta bước vào xã hội có giai cấp và nhà nước đầu tiên với sự ra đời và phát triển của quốc gia Văn Lang sau đó là Âu Lạc. - GV phát vấn: Quốc gia Văn Lang – Âu lạc ra đời trên cơ sở nền văn hóa nào? Hs trả lời: GV kết luận đồng thời dùng câu 1 phần thi trắc nghiệm trong bài thi tìm hiểu 990 năm danh xưng Thanh Hóa để gợi mở kiến thức cho học sinh: Như vậy quốc gia Văn Lang – Âu lạc ra đời trên cơ sở nền văn hóa Đông Sơn. Biểu tượng của văn hóa Đông Sơn là Trống đồng Đông Sơn. Thanh Hóa là nơi đầu tiên phát hiện ra di vật (trống đồng) của nền văn hóa Đông Sơn vào thời gian nào? - HS dựa trên nghiên cứu, sưu tầm trả lời - GV bổ sung chốt ý kết hợp dùng máy chiếu cung cấp hình ảnh minh họa ( Phụ lục 3) GV dẫn dắt: Quốc gia Văn Lang ra đời đã không ngừng phải đương đầu với các thế lực ngoại xâm. Ở Thanh Hóa có di tích nào gắn với việc vua Hùng chống giặc ngoại xâm Học sinh dựa vào tài liệu bài dự thi trả lời Đền Đồng Cổ (thờ thần Trống Đồng) thuộc làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định GV bổ sung, chốt ý kết hợp trình chiếu hình ảnh minh họa (Phụ lục 4) Gv dẫn dắt và đặt câu hỏi: Ở bài 15 và 16 “ Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc” các em đã biết: Năm 179 TCN, Âu Lạc bị nhà Triệu xâm chiếm, từ đó cho đến đầu thế kỉ X, các triều đại phong kiến phương Bắc thay nhau đô hộ nước ta. Không cam tâm bị đô hộ, nhân dân ta đã không ngừng vùng lên đấu tranh nhằm giành lại độc lập tự chủ. Trong cuộc đấu tranh chống đô hộ đó ở Thanh Hóa có cuộc đấu tranh nào? Hiểu biết của em về người lãnh đạo cuộc đấu tranh đó? HS dựa vào kiến thức bài thi tìm hiểu trả lời về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248 GV bổ sung, chốt ý kết hợp với dùng máy chiếu cung cấp hình ảnh minh họa về Bà Triệu ( Phu lục 5) GV dẫn dắt: Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền Năm 938 đã mở ra một thời đại mới – thời đại độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc ta và trong bài 17 các em đã học: Từ sau chiến thắng Bạch Đằng nhà nước quân chủ được thành lập và ừng bước phát triển . Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân Đinh bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế lập ra nhà Đinh. Sau nhà Đinh là nhà Tiền Lê. GV phát vấn: Ai là người sáng lập nhà Tiền Lê. Dựa vào
Tài liệu đính kèm:
- skkn_van_dung_kien_thuc_bai_thi_tim_hieu_990_nam_danh_xung_t.doc