SKKN Vận dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tích tích cực cho học sinh trong dạy học lịch sử ở ba lớp 12A5, 11A4, 10A7 trường THPT Quan Sơn
Đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới dạy học môn lịch sử nói riêng là mộtvấn đề đươc Đảng và Nhà nước ta quan tâm và thường xuyên bàn luận tranh cãi nhiều nhất trong mấy năm gần đây. Dạy như thế nào, học như thế nào để đạt được hiệu quả học tập cao nhất là điều mong muốn của bất kỳ thầy cô giáo nào ở mỗi chúng ta. Muốn vậy chúng ta phải đổi mới phương pháp, biện pháp dạy và học. Người giáo viên phải tổ chức linh hoạt các hoạt động của học sinh từ khâu đầu tiên đến khâu kết thúc giờ học, từ cách ổn định lớp, kiểm tra bài cũ đễn cách học bài mới, củng cố dặn dò. Nững hoạt động đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, tích cực, sáng tạo và ngày càng có hứng thú, yêu thích môn học.
Để góp phần vào dạy học nói chung và tôi đưa ra đề tài: “Vận dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tích tích cực cho học sinh trong dạy học lịch sử ở ba lớp 12A5,11A4,10A7 trường THPT Quan Sơn”.
PHẦNI. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới dạy học môn lịch sử nói riêng là mộtvấn đề đươc Đảng và Nhà nước ta quan tâm và thường xuyên bàn luận tranh cãi nhiều nhất trong mấy năm gần đây. Dạy như thế nào, học như thế nào để đạt được hiệu quả học tập cao nhất là điều mong muốn của bất kỳ thầy cô giáo nào ở mỗi chúng ta. Muốn vậy chúng ta phải đổi mới phương pháp, biện pháp dạy và học. Người giáo viên phải tổ chức linh hoạt các hoạt động của học sinh từ khâu đầu tiên đến khâu kết thúc giờ học, từ cách ổn định lớp, kiểm tra bài cũ đễn cách học bài mới, củng cố dặn dò. Nững hoạt động đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, tích cực, sáng tạo và ngày càng có hứng thú, yêu thích môn học. Để góp phần vào dạy học nói chung và tôi đưa ra đề tài: “Vận dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tích tích cực cho học sinh trong dạy học lịch sử ở ba lớp 12A5,11A4,10A7 trường THPT Quan Sơn”. 2. Mục đích nghiên cứu Làm thế nào để phát huy được tính tích cực trong học môn lịch sử của học sinh thì có rất nhiều cách thức, biện pháp. Ví dụ như: Vận dụng đồ dung trực quan, hưỡng dẫn học sinh ghi nhớ các sự kiện, biến cố hay kể chuyện, nói chuyện lịch sử, nắm vững sử dụng sách giáo khoaNhưng việc sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học nói chung và dạy lịch sử nói riêng là một trong những biện pháp rất quan trọng và thiết thực để phát triển tư duy ở học sinh. Qúa trình hoạt động chung và thống nhất giữa cô và trò nhịp nhàng sẽ làm cho học sinh nắm vững hơn những kiế thưc cơ bản, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, ý thức chân trọng và tự hào dân tộc cho các em. Mặt khác nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu kém trong nhà trường và phát huy hết năng lực của các em khá giỏi, nắm chắc được kiến thức bài học và hiểu sâu hơn các sự kiện, hiện tượng và nhân vật lịch sử. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần vào giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy có hiệu quả, học sinh tích cực và chủ động trong học tập, tiếp thu lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả. 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy và học tập với việc vận dụnghệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông. Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng là là lớp 10A7,11A4, 12A5 Trường THPT Quan Sơn. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được đề tài này tôi tìm hiểu một số tài liệu và thực hiện một số phương pháp nghiên cứu như sau: - Nghiên cứu tài liệu về Phương pháp dạy học lịc sử. - Thao giảng, dự giờ đồng nghiệp, trao đổi rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy. - Nghiên cứu tài liệu gây hứng thú về dạy học lịch sử. - Nghiên cứu tài liệu Tâm lí học. - Sách giáo khoa và sách giáo viên lịch sử lớp 10, 11, 12. - Kiểm tra đánh giá kết quả học tập và làm bài tập để từ đó rút có sự điều chỉnh và bổ sung kiến thức cho học sinh. PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Đai-ri nhà giáo dục Liên Xô cũ đã từng nói; “Dạy học lịch sử cũng như bất cứ dạy cái gì đỏi hỏi người thầy phải khêu gợi cái thông minh chứ không bắt buộc trí nhớ làm việc, bắt nó ghi chép ròi trả lại’. Như vậy mục đích của việc dạy học lịch sử ở trường là người giáo viên không chỉ giúp học sinh hình dung được những kết quả của quá khứ và ghi nhớ những sự kiện, hiện tượng của lịch sử mà quan trọng hơn là hiểu được lịch sử, tức là phải nắm được bản chất của sự kiện. Trong phát triển tư duy của học sinh việc sử dụng các thao tác lô gic có ý nghĩa rất quan trọng. Thông thường các giáo viên sử dụng các thao tác chủ yếu như so sánh để giúp học sinh khái quát các sự kiện, quy nạp, diễn dịchĐể thực hiện các thao tác như vậy có thể dung nhiều cách, nhiều phương tiện khác nhau (Đồ dung trực quan, tài liệu giải thích) song việc hỏi và trả lời phù hợp với trình độ yêu cầu của học sinh, đưa lại kết quả rất tốt. Hỏi và trả lời chính là tình huống có vấn đề rồi tìm cách giải quyết vấn đề. Hỏi và trả lời không phải là sự đánh đố mà là giúp nhau hiểu sâu sắc lịch sử hơn. Vì thế việc đặt câu hỏi có vai trò rất quan trọng trong giờ dạy học lịch sử nói riêng và các môn học khác nói chung. Nó phát huy được tính tích cực và chủ động của học sinh. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Ở trường THPT Quan Sơn, đa số học sinh còn lười học và chưa thực sự say mê học môn lịch sử, vì thế việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sửcòn yếu. Đa số học sinh chưa độc lập suy nghĩ để trả lời một câu hỏi mà đọc nguyên xi sách giáo khoa hay chỉ nêu được mốc thời gian không diễn tả được thời gian đó nói lên sự kiện gìBởi vậy bản thân các em phải có một phương pháp học như thế nào để chiếm lichx được kiến thức từ bài giảng của giáo viên. Mặt khác giáo viên giảng dạy bộ môn ở trường chưa đưa ra được hệ thống câu hỏi và sử dụng câu hỏi đó như thế nào cho hợp lí, cho nên chất lượng kiểm tra một số em ở một số lớp còn thấp và tỉ lệ yếu, kém còn nhiều. Tuy vậy thực trang trên đều có tính hai mặt của nó. a.Ưu điểm + Về phía giáo viên: Đa số giáo viên đều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh: dung đồ dung trực quan, phương pháp giải quyết vấn đề, trường hợp ( Tình huống), vấn đáp thông qua sự trình bày sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên trong tường thuật, miêu tả, kể chuyện hoặc nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử Giáo viên đã tích cực hưỡng dẫn học sinh thảo luận nhóm, hỗn trợ kiến thức cho nhau và thông qua hoạt động này những bạn yếu kém được hoạt động một cách tích cực dưới sự hướng dẫn của giáo viên và các bạn học sinh khá giỏi sẽ nắm chắc kiến thức và hiểu sâu hơn về bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Trong quá trình giảng dạy đã kết hợp nhuần nhuyễn các đồ dung dạy học, khai thác một cách triệt để các đồ dung và phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ, mô hình, phim, vi deovà ứng dụng các công nghệ thông tin vào giảng dạy. + Về phía học sinh: Đa số học sinh chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ và trả lời các câu hỏi mà giáo viên đã dặt ra như các em nhuw các em đã chuẩn bị bài ở nhà, trả lời các câu hỏi cuối mục trong bài cho nên khi học các em luôn chú ý để nắm chắc bài hơn. Đa số học sinh đều tích cực thảo luận nhóm và đã đem lại hiệu quả cao trong nhiều giờ học. Học sinh yếu, kém đang cố gắng nắm bắt các kiến thức trọng tâm cơ bản thông qua các hoạt động học như thảo luận nhóm , vấn đáp, đọc sách giáo khoaCác em đã mạnh dạn khi trả lời các câu hỏi hay ghi nhớ các sự kiện, nhân vật, một quá trình cách mạng trong việc chiếm lĩnh kiến thức của mình. b. Hạn chế: + Về phía giáo viên: Vẫn còn một số ít giáo viên chưa thực sự thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy, chưa tích cực hóa hoạt động của học sinh tạo điều kiện cho các em suy nghĩ, lĩnh hội và nắm vững kiến thức như vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học “Thầy nói, trò nghe”, “Thầy đọc, trò chép”. Do đó nhiều học sinh chưa nắm vững được kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả lời câu hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa hoàn toàn Đa số giáo viên chưa nêu câu hỉ nhận thức đầu giờ học tức sau khi kiểm tra bài cũ giáo viên vào bài mới luôn mà không giới thiệu bài thông qua việc nêu câu hỏi nhận thức. Một số câu hỏi giáo viên đưa ra hơi khó, học sinh không trả lời được nhưng lại không có hệ thống câu gợi mở nên nhiều khi phải trả lời thay cho học sinh. Vấn đề này được thể hiện rõ trong hoạt động nhóm Một số tiết học giáo viên chỉ nêu và ba câu hoirvaf chỉ huy động một số học sinh khá giỏi trả lời, chưa có câu hỏi cho học sinh yếu kém. Vì thế đối tượng học sinh yếu, kém ít được chú ý và không được tham gia hoạt động, điều này làm cho các em thêm tự ti về năng lực của mình đẫn đến chán môn học. thậm chí thấy giáo viên bộ môn vào lớp thấy lo sợ và căng thẳng. + Về phía học sinh; Học sinh thường trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra thông qua việc nhìn sách giáo khoa và nhắc lại, chưa có sự độc lập tư duy. Một số học sinh còn đọc nguyên xi sách giáo khoa để trả lời câu hỏi. Học sinh lười, không có sự say mê môn học, nhiều học sinh không chuẩn bị bài mới và làm bài tập hay học bài cũ một cách đầy đủ ở nhà. Trên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ dẫn đến nghi nhớ các sự kiện, hiện tượng lịch sử rất hạn chế. Học sinh chỉ trả lời được câu hỏi dễ và đơn giản, còn các câu mang tính tổng hợp, phân tích, so sánhthì lung túng và chung chung. Thực trạng trên, trong quá trình giảng dạy với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập của bộ môn lịch sử, vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi giờ dạy và qua kiểm tra 15 phút, 45 phút tôi nhận thấy đâ số học sinh trả lời tốt các câu hỏi mang tính chất trình bày còn những câu giải thích, so sánh, đánh giá nhận thức thì rất lung túng. Cụ thể ở trong bảng số liệu dưới đây: Lớp SLHS Giỏi Khá Tb Yếu Kém SL % SL % SL % SL 5 SL % 12A5 37 8 21,6 7 18,9 15 40,5 5 13,5 2 5,4 11A4 37 7 18,9 8 21,6 15 40,5 5 13,5 2 5,4 10A7 36 10 28,0 6 16,7 13 36,1 5 13,9 2 5,6 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề a. Nêu câu hỏi đặt vấn đề. * Đối với giáo viên: Trước khi vào bài mới, giáo viên nên nêu ngay câu hỏi định hướng nhận thức cho học sinh. Các câu hỏi nêu vấn đề đưa ra vào đầu giờ nhằm thu hút sự chú ý huy đông các năng lực nhận thức của học sinh vào việc theo dõi bài giảng để tìm câu trả lời. Những câu hỏi này là những vấn đề cơ bản của bài học mà học sinh phải nắm. Đương nhiên, khi đặt câu hỏi không yêu cầu học sinh trả lời ngay mà chỉ sau khi giáo viên đã cung cấp đầy đủ sự kiện thì học sinh mới trả lời được. Ví dụ: Ở lớp 10. Khi dạy bài 38. “Quốc tế thứ nhất và Công xã Pari năm 1871” (sách giáo khoa lịch sử lớp10). Giáo viên nêu câu hỏi đầu giờ: Vì sao nói “Công xã Pari là một hình ảnh thu nhỏ của nhà nước kiểu mới, nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Để hiểu rõ vấn đề đó các em cần phải tự mình tìm hiểu kĩ nội dung kiến thức phần này, cách tốt nhất là tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến từ đó rút ra ý nghĩa của công xã Pari. Trong quá trình dạy ta vẫn tuân thủ trình tự cấu tạo của sách giáo khoa, song cần khai thác nhấn mạnh, giúp học sinh trả lời câu hỏi nêu trên. Học sinh trả lời được câu hỏi này tức là đã nắm và hiểu được kiến thức chủ yếu của bài. *Với học sinh: Câu hỏi loại này cũng chính là câu bài tập muốn trả lời được phải huy động kiến thức toàn bài. Chính vì thế học sinh phải chuẩn bj bài và trả lời trước câu hỏi cuối mục ở nhà, chú ý tập trung theo dõi bài giảng chọn lọc sự kiện và trình bày trên lớp. b. Xác định mỗi liên hệ, xâu chuỗi các câu hỏi với các sự kiện, hiện tượng trong bài học. Ví dụ: Ở lớp 11. Sau khi học xong bài 20, 21: “Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX” (lịch sử 11 trang 115, 124 SGK). Chúng ta có thể tổ chức trò chơi giải ô chữ để cho các em xâu chuỗi các sự kiện, hiện tượng lịch sử lại với nhau để các em khắc sâu hơn kiến thức và có hứng thú học tập qua các câu hỏi gợi ý như sau: Hệ thống các câu hỏi trò chới Câu 1: Nơi mà quân ta giành thắng lợi trong hai lần quânPháp tiến đánh Bắc kì (1873- 1874 và 1882-1883) Câu2: Đây là hiệu của ông vua trẻ kiên quyết chống Pháp. Câu 3: Tên Hiệp ước triều đình Huế kí với Pháp năm 1884. Câu 4: Thành miền Tây mà Phan Thanh Giản dâng cho Pháp Câu 5: Tên thật của vua Hàm Nghi. Câu 6: Đây là tên dãy núi vua Hàm Nghi cùng với quân của ông vượt sang Hà Tĩnh. Câu 7: Ông là người đứng đầu phe chủ chiến. C Â U G I Â Y H A M G H I P A T Ơ N Ô T V I N H L O N G Ư N G L I C H T R Ư Ơ N G S Ơ N T Ô N T H Â T T H U Y Ê T A N G I Ê R I Từ chìa khóa. Những kiến thức này được sắp xếp trình diễn trên màn hình, bảng phụ, giấy khổ to để học sinh quan sát câu hỏi và hệ thống kiến thức, học sinh tự tìm ra câu trả lời và mỗi liên hệ giữa chúng. Trong học sinh sẽ có tranh luận và đi tìm đâu là từ chìa khóa của ô chữ bởi từ này giáo viên không sắp xếp trong bảng ô chữ mà để học sinh tự giải mã, phát hiện ra từ chìa khóa là Cần vương. Cánh lập bảng kiểu này rất có hiệu quả nó vì học sinh không dễ nắm được kiến thức mà còn có tác dụng giáo dục, rền luyện kĩ năng, kĩ xảo, phat hiện tư duy, liên hệ và lô gic bài học ở học sinh và tạo hứng thú trong quá trình lĩnh hội kiến thức của các em. Việc tạo bảng các sự kiện qua các câu hỏi trò chơi và mỗi lien hệ giữa chúng là một trong những biện pháp giúp học sinh nhớ ngay sự kiện ở trên lớp, đồng thời kích thích tính tích cực học tập ở học sinh. c. Xây dựng hệ thống câu hỏi trên lớp Trong quá trình dạy trên lớp giáo viên cần phải biết đặt câu hỏi và giúp các em giải quyết câu hỏi có tính chất nhận kiến thức. Hệ thống câu hỏi phải phù hợp với khả năng các em, kích thích tư duy phát triển. Đồng thời tạo ra mỗi lien hệ bên trong của học sinh và học sinh với giáo viên. Có nghĩa mỗi một câu hỏi đưa ra, học sinh và giáo viên phải hiểu rõ vì sao trả lời được, vì sao không trả lời được. Câu hỏi quá khó hay chưa đủ sự kiện, tư liệu để các em trả lời. Trong sách giáo khoa, thường sau mỗi mục, mỗi bài có từ 1 đến 3 câu hỏi, những câu hỏi này là cơ sở để giáo viên xác định kiến thức trong sách, đồng thời bổ sung để xây dựng hệ thống câu hỏi của bài. Câu hỏi phải có sự chuẩn bị từ khi soạn giáo án và có dự kiến là sẽ đưa ra lúc nào, học sinh sẽ trả lời a sao và đáp án như thế nào. Việc sử dụng câu hỏi trong dạy học còn là một nghệ thuật, các câu hỏi đặt ra buộc học sinh phải suy nghĩ, kích thích được lòng đam mê hiểu biết, trí thông minh và tính sang tạo của các em. Đặc biệt là học sinh yếu, kém tích cực hoạt động và dần dần hình thành kiến thức cơ bản từ đó các em sẽ hứng thú học tập xây dựng bài tốt hơn. Trong quá trình dạy ta thường dung các dạng câu tính chất, đặc điểm, nguyên nhân các sự kiện lịch sử và thường áp dụng cho học sinh yếu, kém. Ví du: - Nguyên nhân bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (lịch sử lớp11 trang 90 SGK). - Loại câu hỏi này thường xuất hiện vào phần đầu bài giảng. Bởi vì bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào đều xuất hiện trong hoàn cảnh lịch sử nhất định và đều có nguyên nhân phát sinh của nó. Đây cũng là một đặc điểm lịch sử cần tư duy cho học sinh - Loại câu hỏi về quá trình, diễn biến, phát triển của sự kiện hiện, tượng lịch sử như diễn biến cuộc khởi nghĩa, diễn biến của một cuộc cách mạng Ví dụ: Ở lớp 12. - Em hãy trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950? (SGK trang 138). - Nêu thuận lợi và khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng tám năm 1945? (SGK trang 122). - Đây là dạng câu hỏi ít suy luận, song yêu cầu có trí nhớ và phải biết nhiều địa danh, sự kiện, nhân vật để giúp học sinh phát triển trí nhớ nên phải chia câu hỏi thành các câu hỏi nhỏ, đồng thời lập bảng niên biểu và mỗi liên hệ giữa các sự kiện. - Câu hỏi nêu lên đặc trưng bản chất của các hiện tượng lịch sử, bao gồm sự đánh giá và thái độ của học sinh đối với các hiện tương lịch sử ấy. Loại câu hỏi này thường dùng cho học sinh khá giỏi khi thảo luận để bổ trợ kiến thức cho các đối tượng yếu kém. Ví dụ: - Tại sao nói, ngay sau khi ra đời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở vào tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”? (Bài 17 SGK Lịch Sử 12 trang 122). - Tại sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước? Hướng đi của người có gì mới so với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó? - Thường thì những câu hỏi này khó đối với học sinh, nó đòi hỏi các em phải biết phân tích, đánh giá, biết bày tỏ thái độ của mình đối với sự kiện, hiện tượng lịh sử. Học sinh rất ngại trả lời những câu hỏi này, tuy nhiên giáo viên cần kiên trì đưa them những câu hỏi gợi mở giúp các em trả lời câu hỏi của mình. Ví dụ: - Khi dại bài 16. Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa cách mạng tháng tám (1939 – 1945). - Câu hỏi nhận thức: Tại sao khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, Đảng ta quyết định tổng khới nghĩa trong toàn quốc? - Câu hỏi gợi mở: Chủ trương khởi nghĩa vũ trang đề ra trong hội nghị TW lần thứ VIII (tháng 5 – 1941) là gì? Yếu tố nào (thời cơ cách mạng) đã xuất hiện đầy đủ ở nước ta lúc bấy giờ ? - Loại câu hỏi tìm hiểu kết quả, nguyên nhân dẫn đến kết quả đó và ý nghĩa lích s ử của sự kiên với dạng câu hỏi này cũng dung cho đối tượng học sinh yếu kém để các em tự phát hiện và chiếm lĩnh được kiến thức cơ bản và giúp các em hoạt động liên tục trong quá trình học tập. - Lịch sử chính là quá trình phát triển liên tục, đan xen nhau giữa các sự kiện hoặc một hiện tượng hay một quá trình lịch sử nào đó. Cần cho học sinh thấy rõ được kết quả của sự vận động đó, nguyên nhân thắng lợi hay thất bại và ảnh hưởng của nó đối với quá trình phát triển lịch sử. Ví dụ: - Em hãy nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Viêt Nam 3.2 1930 (Lịch sử 12 trang 81). - Trình bày nguyên nhân thành công và ý nghĩa thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 (SGK 12 trang 119). Để trả lời những câu hỏi này, học sinh dựa vào SGK để trả lời bằng ngôn ngữ của mình chứ không lặp lại sách giáo khoa. Loại câu hỏi đối chiếu, so sánh giữa sự kiện, hiện tượng lịch sử này với sự kiện, hiện tượng lịch sử khác mà các em đã học. Đây là loại câu hỏi khá khó đối với học sinh trung học cơ sở (Ưu điểm của loại câu hỏi này là vừa giúp cho học sinh cũng cố ôn tập lại kiến thức cũ vừa tiếp nhận kiến thức mới và áp dụng khi hoạt động thảo luận nhóm để các em bổ trợ kiến thức cho nhau và cùng nhau giải quyết vấn đề. Ví dụ: Khi học bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược (1965 – 1973). Giáo viên đặt câu hỏi: Chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” và “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam có điểm gì giống nhau và khác nhau? Tóm lại: Các loại câu hỏi nêu trên tạo thành một hệ thống câu hỏi hoàn chỉnh, giúp cho học sinh trong quá trình học tập lịch sử phát hiện ra nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của một sự kiện hay một quá trình lịch sử. Những câu hỏi đó giáo viên vận dụng nhuần nhuyễn trong các tiết dạy không chỉ cho các em biết được các sự kiện mà đi sâu hiểu bản chất của sự kiện, nó không chỉ đòi hỏi học sinh nhớ các sự kiên lịch sử cơ bản mà phải suy nghĩ nhận thức sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử. d. Vận dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực của học sinh vào một mục cụ thể: - Thiết kế câu hỏi gợi mowrddeer giải quiets câu hỏi nhận thức. Bài 17: phần III; đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng. Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu sự bắt tay hòa hoãn giữa Tưởng và Pháp qua Hiệp ước Hoa – Pháp (28 – 2 – 1946), theo hiệp ước này Pháp nhường cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế trên đất Trung Quốc và được vận chuyển hàng hóa qua cảng Hải Phòng vào Hoa Nam không phải đóng thuế. Ngược lại, Pháp đưa quân ra miền Bắc thay thế quân Tưởng làm nhiệm vụ giải pháp khí giới quân Nhật. Điều này vi phạm trắng trợn chủ quyền của dân tộc ta, coi Việt Nam là món hàng để trao đổi. Trước tình hình đó, Đảng ta có chủ trương, sách lược gì để đối phó? Giáo viên đưa ra câu hỏi nhận thức: CÂU HỎI NHẬNTHỨC DỰ KIẾN TRẢ LỜI CÂU HỎI GỢI MỞ Vì sao Đảng, chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh kí với thực dân Pháp Hiệp định sơ bộ 6/3/1946? . Vì Pháp và Tưởng kí Hiệp ước Hoa - Pháp (28/2/1946). Sự kiện đó buộc Đảng ta phải chọn 1 trong 2 con đường để hành động. Việc Tươngt và Pháp kí Hiệp ước Hoa - Pháp (28/2/1946). Đặt ra cho Đảng ta 1 trong 2 con đường lựa chọn nào? Vì sao? Một là: Đánh Pháp trước khi Pháp đưa quân ra Bắc kì. Như vậy cùng một lúc phải đánh cả Pháp lẫn Tưởng. Hai là: Hòa với Pháp mượn tay Pháp để gạt Tưởng, loại bớt được một kẻ thù nguy hiểm, kéo dài được thời gian để chuẩn bị lực lượng về mọi mặt để chống Pháp Đảng ta lựa chọn con đường thứ 2, vi đất nước ta lúc này rất khó khăn không thể một lúc đánh nhau với nhiều kẻ thù. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Mặc dù thời gian rất hạn chế nhưng tôi đã vận dụng sang kiến kinh nghiệm này vào tiết dạy và đạt được hiệu quả tốt. Trước hết bản thân đã nhận thấy những kinh ngiệm này rất phù hợp với chương trình sách giáo khoa va những tiết dạy theo hướng đổi mới. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sang tạo để mở
Tài liệu đính kèm:
- skkn_van_dung_he_thong_cau_hoi_de_phat_huy_tich_tich_cuc_cho.docx