SKKN Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 11 trong bài 5, tiết 1: Một số vấn đề của Châu Phi

SKKN Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 11 trong bài 5, tiết 1: Một số vấn đề của Châu Phi

Hiện nay để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới toàn diện. Trong đó đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách. Cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động tích cực chủ động của học sinh, chống lại thói quen học tập thụ động. Mặt khác thị trường lao động luôn đòi hỏi ngày càng cao ở đội ngũ lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo, linh hoạt, tính trách nhiệm, năng lực cộng tác làm việc, khả năng giải quyết các vấn đề phức hợp trong những tình huống thay đổi, khả năng học tập suốt đời.

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục.

Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiều công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công bước đầu. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức, việc rèn luyện kỹ năng chưa được quan tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá còn nhiều hạn chế, chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá cả quá trình học tập. Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn.

Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 11 trong bài 5, tiết 1 :Một số vấn đề của Châu Phi” làm đối tượng nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy học của bản thân, từ đó đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục nước nhà.

 

doc 27 trang thuychi01 109602
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 11 trong bài 5, tiết 1: Một số vấn đề của Châu Phi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT HOẰNG HOÁ 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 11 TRONG BÀI 5, 
TIẾT 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thảo
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Địa lí
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
 1.MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài:	2
1.2. Mục đích nghiên cứu:	2
1.3. Đối tượng nghiên cứu:	3
1.4. Phương pháp nghiên cứu	3
 2. NỘI DUNG 
2.1.Cơ sở lí luận:`	4
2.1.1.Khái niệm năng lực, chương trình giáo dục định hướng năng lực:	4
2.1.2. Các năng lực trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực:	4
2.1.3. Một số phương pháp , kĩ thuật dạy học phát huy năng lực học sinh trong bộ môn Địa lí.......................................................................................................5
2.2. Cơ sở thực tiễn:	6
2.3. Thiết kế kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực 	7
2.4. Kết quả thực nghiệm:	16
 3. KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận:	17
3.2.Kiến nghị:	17
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới toàn diện. Trong đó đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách. Cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động tích cực chủ động của học sinh, chống lại thói quen học tập thụ động. Mặt khác thị trường lao động luôn đòi hỏi ngày càng cao ở đội ngũ lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo, linh hoạt, tính trách nhiệm, năng lực cộng tác làm việc, khả năng giải quyết các vấn đề phức hợp trong những tình huống thay đổi, khả năng học tập suốt đời....
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục. 
Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiều công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công bước đầu. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức, việc rèn luyện kỹ năng chưa được quan tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá còn nhiều hạn chế, chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá cả quá trình học tập. Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 11 trong bài 5, tiết 1 :Một số vấn đề của Châu Phi”  làm đối tượng nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy học của bản thân, từ đó đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục nước nhà.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
– Tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề cốt lõi trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
– Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong một bài học cụ thể: Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực- Tiết 1: Một số vấn đề của châu Phi - Địa lí 11 - THPT.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu các vấn đề lí luận về dạy học theo định hướng phát triển năng lực để vận dụng vào việc dạy – học một bài học cụ thể: Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực- Tiết 1: Một số vấn đề của châu Phi - Địa lí 11 - THPT. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm.
Phương pháp so sánh
Phương pháp thực nghiệm khoa học.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 
2.1.1. Khái niệm năng lực, chương trình giáo dục định hướng năng lực
 2.1.1.1. Khái niệm năng lực
Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong các tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm, cũng như sẵn sàng hành động. [1] 
 2.1.1.2. Chương trình giáo dục định hướng năng lực.
Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học.
Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là ”sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của HS.[1]
2.1.2. Các năng lực trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực nói chung và dạy học Địa lí nói riêng.
 2.1.2.1. Các năng lực chung
Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. 
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực nhằm bồi dưỡng và phát huy cho học sinh các năng lực chung như: năng lực tự học ; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực tự quản lí; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực tính toán.[2]
 2.1.2.2. Các năng lực chuyên biệt trong môn Địa lí
Năng lực chuyên biệt là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động như Toán học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể thao, Địa lí, 
Các năng lực chuyên biệt của môn Địa lí gồm 5 năng lực sau:Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; năng lực học tập tại thực địa; năng lực sử dụng bản đồ ; năng lực sử dụng số liệu thống kê; năng lực sử dụng tranh , ảnh địa lí (hình vẽ, ảnh chụp gần, ảnh chụp vệ tinh)[2]
 2.1.3. Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học phát huy năng lực học sinh trong bộ môn Địa lí
2.1.3.1. Các phương pháp dạy học tích cực[1]
 2.1.3.1.1. Dạy học nêu và giải quyết vấn đề 
Nét đặc trưng của phương pháp này là sự lĩnh hội tri thức diễn ra thông qua việc tổ chức cho học sinh hoạt động đặt và giải quyết các vấn đề. Giáo viên hướng dẫn học sinh (hướng dẫn và điều khiển) học sinh tích cực, tự lực giải quyết vấn đề, đi đến những kết luận cần thiết. 
 2.1.3.1.2. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ, lược đồ, Atlat địa lí
Bản đồ là một phương tiện dạy học đặc trưng của môn Địa lí. Do đó kĩ năng khai thác bản đồ nói chung và Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng là kĩ năng cơ bản của môn Địa lí. Nếu không nắm vững kĩ năng này thì khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật, hiện tượng địa lí, đồng thời cũng rất khó tự mình tìm tòi các kiến thức Địa lí khác. Do vậy, việc rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ, lược đồ, Atlat là không thể thiếu khi học môn Địa lí.
2.1.3.1.3. Phương pháp dự án 
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự án.
2.1.3.1.4. Dạy học nhóm
	Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. 
2.1.3.1.5. Phương pháp đóng vai
Đóng vai là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành làm thử một số cách ứng xử trong một tình huống đạo đức hoặc pháp luật giả định.
2.1.3.1.6. Phương pháp bản đồ tư duy:
	Bản đồ tư duy ( Mind map) không chỉ dơn thuần là một công cụ ghi chép hoàn chỉnh mà là một phương pháp tư duy nhằm nâng cao khả năng tiếp nhận , ghi nhớ thông tin và kích thích khả năng sáng tạo của con người.
	Sử dụng bản đồ tư duy góp phần rèn luyện phương pháp học tập hiệu quả cho học sinh. Trong dạy học môn Địa lí, bản đồ tư duy có thể sử dụng trong phương pháp thảo luận nhóm , trong củng cố kiến thức, ôn tập và trong kiểm tra, đánh giá.
2.1.3.2. Các kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực[1]
 2.1.3.2.1.Kĩ thuật “Khăn trải bàn”
Kĩ thuật "khăn trải bàn" là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của người học và phát triển mô hình có sự tương tác giữa người học với người học.
 2.1.3.2.2.Kĩ thuật mảnh ghép
Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực của học sinh, nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác .
 2.1.3.2.3.Kĩ thuật XYZ .
Kỹ thuật XYZ là một kỹ thuật làm việc nhóm nhằm phát huy tính tích cực của mỗi thành viên trong nhóm, trong đó mỗi nhóm có X thành viên, mỗi thành viên cần đưa ra Y ý kiến trong khoảng thời gian Z. 
2.1.3.2.4. Kĩ thuật hỏi chuyên gia: 
	Kĩ thuật này giúp học sinh rèn một số kĩ năng như: đảm nhận trách nhiệm, xử lí thông tin, tư duy sáng tạo, thể hiện tự tin, giao tiếp, tìm kiếm sự hỗ trợ
2.1.3.2.5. Kĩ thuật tổ chức Trò chơi (Game show)
Tổ chức các trò chơi (Game show) trong hoạt động học tập có tác dụng mở rộng, nâng cao hiểu biết và các kĩ năng hoạt động của học sinh. Tổ chức trò chơi tốt vừa phát huy được sự nhanh trí, sáng tạo, vừa rèn luyện tính tự lập và tinh thần tập thể của các em. 
 2.2 . CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Khái quát chương trình Địa lí 11
	Chương trình địa lí lớp 11 được biên soạn theo mục tiêu đổi mới giáo dục nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản và phổ thông về địa lí gồm một loạt các khái niệm chung về kinh tế thế giới hiện đại, toàn cầu hóa và một số vấn đề về tự nhiên, kinh tế - xã hội của một số quốc gia tiêu biểu.
	Chương trình của SGK Địa lí 11 có 2 phần lớn sau đây:
Phần A: Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới
Phần B: Địa lí khu vực và quốc gia [3]
Do mỗi tuần chỉ có 1 tiết và cứ trung bình 2 đến 3 tiết lại có 1 tiết thực hành nên có thể nói , cấu trúc và nội dung chương trình địa lí 11 rất thuận lợi cho việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
2.2.2. Thực trạng vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá nói chung và trường THPT Hoằng Hoá 3 nói riêng.
Trong những năm học vừa qua, nhận thức của đội ngũ giáo viên về tính cấp thiết phải đổi mới phương pháp dạy học đã thay đổi và có nhiều chuyển biến. Việc áp dụng những phương pháp dạy học tích cực đã được thực hiện, song không thường xuyên và còn mang nặng tính hình thức vì thế tính hiệu quả khi sử dụng một số phương pháp còn nhiều hạn chế. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm rèn luyện các kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh chưa được thực sự quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy chưa được thực hiện rộng rãi (chủ yếu khi có giáo viên dự giờ). 
2.3. THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC .
BÀI 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC
 TIẾT 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
Sau bài học, HS cần:
1/ Về kiến thức:
- Biết được Châu Phi khá giàu có về khoáng sản, song có nhiều khó khăn do khí hậu khô, nóng. Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, môi trường bị tàn phá.
- Hiểu được dân số tăng nhanh, nguồn lao động dồi dào song chất lượng cuộc sống thấp, bệnh tật, chiến tranh đe doạ, xung đột sắc tốc, nội chiến xảy ra thường xuyên
- Biết được kinh tế có khởi sắc song cơ bản phát triển chậm. Nêu được các nguyên nhân làm cho Châu Phi nghèo và lạc hậu nhất thế giới.
- Tích hợp với bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ La Tinh (lịch sử 12) để hiểu được các nguyên nhân khiến Châu Phi đến nay vẫn còn rất nghèo và lạc hậu.
2/ Về kĩ năng
- Phân tích lược đồ, bảng số liệu , hình ảnh và thông tin để nắm các vấn đề của Châu Phi.
3/. Về thái độ:Chia sẻ những khó khăn mà người dân Châu Phi phải trải qua.
4/. Định hướng năng lực được hình thành.
- Năng lực chung: năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng công nghệ thông tin... 
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng bản đồ, năng lực sử dụng hình ảnh, hình vẽ, video, năng lực sử dụng số liệu thống kê, năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ...
II. Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh
1. Giáo viên
- Bản đồ tự nhiên Châu Phi, lược đồ các cảnh quan và khoáng sản chính của Châu Phi (sgk), Bản đồ kinh tế chung Châu Phi; tranh ảnh, video clip về tự nhiên, dân cư và xã hội, kinh tế Châu Phi; sơ đồ tư duy toàn bài, phòng máy
2. Học sinh
Để dạy bài này, Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học nhóm, phương pháp đóng vai và kĩ thuật “Hỏi chuyên gia” là chủ đạo nên ở cuối tiết học trước (Tiết 4: Thực hành), giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho bài tiết sau với các nội dung sau:
+ Bước 1: Giáo viên thành lập 3 nhóm chuyên gia trong lớp.
.Nhóm 1: Các chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề tự nhiên của Châu Phi.
.Nhóm 2: Các chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề dân cư – xã hội Châu Phi.
.Nhóm 3: Các chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề kinh tế Châu Phi.
Các nhóm được thành lập ở hai lớp thực nghiệm là 11C3 và 11C5.
+ Bước 2: Các nhóm sẽ tự bầu trưởng nhóm, thư kí, tự lên kế hoạch nghiên cứu tìm hiểu nội dung, tổ chức thực hiện dựa vào các tài liệu .
+ Bước 3: Ngoài việc cùng tìm hiểu các nội dung liên quan đến nhóm chuyên gia của mình, các nhóm cũng thảo luận để đưa ra các câu hỏi cho chuyên gia của các nhóm khác hoặc giáo viên của mình.
+ Bước 4: Giáo viên hướng dẫn, kiểm tra tiến độ làm việc của các nhóm chuyên gia qua email 
Phương pháp, kĩ thuật dạy học
Phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp đóng vai.
Kĩ thuật hỏi chuyên gia, kĩ thuật 321.
III.MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH THEO CHỦ ĐỀ
Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
I. Một số vấn đề về tự nhiên
- Biết được Châu Phi giàu có về khoáng sản, khí hậu khô nóng, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, môi trường bị tàn phá
- Sử dụng bản đồ để trình bày một số đặc điểm nổi bật về khí hậu, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, đất
- Hiểu được những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên Châu Phi.
- Liên hệ kiến thức lịch sử để hiểu được nguyên nhân khiến cho tài nguyên thiên nhiên của châu Phi bị khai thác dẫn đến cạn kiệt. 
- Giải thích được vì sao Châu Phi có khí hậu nóng và rất khô hạn, diện tích hoang mạc lớn
- Đưa ra các giải pháp để bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo vệ sự phát triển bền vững ở Châu Phi.
Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, hình ảnh, video clip, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
II. Một số vấn đề về dân cư xã hội
- Biết được những đặc điểm nổi bật về dân cư xã hội của Châu Phi :dân số đông, tình trạng bùng nổ dân số ,nạn đói, dịch bệnh, xung đột sắc tộc, nội chiến xảy ra thường xuyên. Trình độ dân trí rất thấp, có nhiều hủ tục lạc hậu.
- Phân tích được hậu quả của bùng nổ dân số, chiến tranh, xung đột đối với phát triển kinh tế Châu Phi .
- Đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề bùng nổ dân số, giáo dục, dịch bệnh, nội chiếnở Châu Phi.
Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin, tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, hình ảnh, video clip, số liệu thống kê
III. Một số vấn đề về kinh tế
- Biết được Châu Phi là châu lục kinh tế chậm phát triển nhất thế giới.
- Hiểu được các nguyên nhân làm cho Châu Phi nghèo và lạc hậu nhất thế giới.
Đưa ra các giải pháp đối với phát triển kinh tế Châu Phi
Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin, tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, hình ảnh, số liệu thống kê.
IV. Tiến trình giờ học
A. Tình huống xuất phát (Khởi động) (5').
1. Mục tiêu: Học sinh huy động vốn hiểu biết của bản thân về châu Phi, biết được những nét nổi bật về châu Phi, hiểu được tại sao châu Phi lại được xem là “ Lục địa đen”, đồng thời tạo ra hứng thú khi tiếp cận bài học mới.
2. Phương pháp/ kĩ thuật: đàm thoại gởi mở, kĩ thuật 321.
3. Phương tiện: Ảnh chụp vệ tinh Trái Đất.
4. Các bước tiến hành:
Bước 1: Giáo viên đưa ra hình ảnh vệ tinh chụp Trái Đất vào ban đêm. Hỏi học sinh “ Hình ảnh trên cho em liên tưởng đến vấn đề gì của châu Phi?Tại sao châu Phi lại được xem là‘ lục địa đen”?
Học sinh trả lời
Giáo viên: Thời cổ đại Châu Phi đã từng có nền văn minh sông Nin rực rỡ do người Ai Cập xây dựng. Châu Phi cũng được biết đến là Châu lục giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất thế giới. Vậy tại sao cho đến ngày nay Châu Phi vẫn là châu lục nghèo, lạc hậu và chậm phát triển nhất thế giới?3 nhóm chuyên gia đến từ Châu Phi hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó.
Các nhóm chuyên gia ra mắt (mỗi nhóm 4 học sinh-có thể hóa trang cho phù hợp để tạo không khí sôi nổi và hứng thú trong lớp học)
-Bước 2: Giáo viên giới thiệu 3 nội dung chính của bài học và cách thức tổ chức:
+ Các nhóm chuyên gia sẽ lần lượt được phỏng vấn, đặt câu hỏi.
+ Sau khi trả lời các câu hỏi, đại diện nhóm chuyên gia sẽ tóm tắt lại những nét nổi bật nhất về tự nhiên, dân cư – xã hội và sự phát triển kinh tế của Châu Phi .
-Bước 3:
+ Giáo viên sử dụng kĩ thuật 321 (3 lời khen – 2 điểm hạn chế - 1 đề nghị) để các nhóm tự nhận xét, đánh giá về nhau.
Bước 4: GV củng cố, mở rộng kiến thức.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về các vấn đề tự nhiên của Châu Phi (15’)
1. Mục tiêu: Học sinh hiểu và trình bày được những vấn đề nổi bật nhất về tự nhiên từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục khó khăn và bảo vệ, sử dụng hợp lí tài nguyên ở châu Phi.
2. Phương pháp/ kĩ thuật: đàm thoại gợi mở, kĩ thuật hỏi chuyên gia.
3. Phương tiện: Bản đồ thế giới, lược đồ các cảnh quan và khoáng sản chính của Châu Phi, lược đồ tự nhiên Châu Phi, hình ảnh về sự khô hạn, hoang mạc Sa-ha-ra.
4. Các bước tiến hành:
Bước 1: Đặt câu hỏi cho Nhóm chuyên gia đến từ trung tâm giáo dục thiên nhiên Châu Phi.
- Câu 1: Châu Phi rất giàu tài nguyên khoáng sản đặc biệt là các khoáng sản quý, hiếm: vàng, kim cương, dầu mỏ, khí tự nhiên. Vậy tại sao các nước Châu Phi vẫn nghèo nhất thế giới?
- Câu 2: Khí hậu Châu Phi nóng và khô hạn như thế nào? Giải thích nguyên nhân? Tại sao khu vực Bắc Phi cùng vĩ độ địa lí với nước ta mà lại biến thành hoang mạc?
Bước 2: Các thành viên trong nhóm chuyên gia sử dụng các bản đồ, lược đồ, hình ảnh, đã chuẩn bị trước để giải đáp các câu hỏi.
Bước 3: Đại diện nhóm chuyên gia nhấn mạnh lại những vấn đề nổi bật nhất về tự nhiên ở Châu Phi, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lí và khắc phục những khó khăn về tự nhiên.
Bước 4

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_luc_ch.doc