SKKN Vận dụng cách giải phương trình bậc hai trong dạy cấu trúc rẽ nhánh

SKKN Vận dụng cách giải phương trình bậc hai trong dạy cấu trúc rẽ nhánh

 Sự phát triển như vũ bảo của công nghệ thông tin và truyền thông đóng vai trò không nhỏ trong sự phát triển chung của nhân loại. Đảng và nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học, công nghệ thông tin và truyền thông cũng như yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, nắm vững tri thức khoa học công nghệ để làm chủ trong mọi hoàn cảnh công tác và hoạt động xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

 Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin đã thực sự bùng nổ và nó là một ngành khoa học đang phát triển rất mạnh mẽ. Sự bùng nổ thông tin và tốc độ phát triển như vũ bảo của nó khiến cho người thầy không thể dạy hết tất cả các kiến thức cho học sinh.

 Do đó người thầy cần phải tìm ra phương pháp dạy học tích cực hơn để tăng hiệu quả dạy và học. Dạy học sinh cách học chủ động, phương pháp học, cách học những điều mà thực tế đòi hỏi thay vì truyền tải một lượng kiến thức quá nhiều mà học sinh không thể nhớ hết để vận dụng.

 Là một giáo viên môn tin học tôi luôn trăn trở làm thế nào để học sinh hiểu và yêu thích môn học, tích cực và hứng thú trong từng tiết học. Điều trăn trở đó chỉ được thực hiện khi đổi mới cách thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh. Việc tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh là một trong những nhiệm vụ của năm học. Là giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi không ngừng phấn đấu trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức các môn liên quan, thường xuyên học hỏi kinh nghiệm để hoàn thiện hơn trong quá trình giảng dạy.

 

doc 21 trang thuychi01 6200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng cách giải phương trình bậc hai trong dạy cấu trúc rẽ nhánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ HOÀN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG CÁCH GIẢI PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI TRONG DẠY CẤU TRÚC RẼ NHÁNH 
Người thực hiện: Lê Thị Hồng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Tin học
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
4
1.4. Phương pháp nghiên cứu
4
2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lí luận
5
2.2. Thực trạng trước khi nghiên cứu
5
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
6
2.3.1. Đối tượng dạy học của bài học
6
2.3.2. Thiết bị dạy học 
6
2.3.3. Nội dung tiết dạy
6
2.3.3.1. Kiểm tra bài cũ và gợi động cơ
6
 2.3.3.2. Bài mới
7
Hoạt động 1: Khái niệm rẽ nhánh
7
Hoạt động 2: Câu lệnh ghép
10
Hoạt động 3: Vận dụng toán học để viết chương trình giải phương trình bậc hai và tìm số ngày của năm cho trước
11
2.3.3.3. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
17
2.3.3.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
17
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 3.1. Kết luận 18 
3.2. Kiến nghị 18
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
	Sự phát triển như vũ bảo của công nghệ thông tin và truyền thông đóng vai trò không nhỏ trong sự phát triển chung của nhân loại. Đảng và nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học, công nghệ thông tin và truyền thông cũng như yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, nắm vững tri thức khoa học công nghệ để làm chủ trong mọi hoàn cảnh công tác và hoạt động xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
	Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin đã thực sự bùng nổ và nó là một ngành khoa học đang phát triển rất mạnh mẽ. Sự bùng nổ thông tin và tốc độ phát triển như vũ bảo của nó khiến cho người thầy không thể dạy hết tất cả các kiến thức cho học sinh.
	Do đó người thầy cần phải tìm ra phương pháp dạy học tích cực hơn để tăng hiệu quả dạy và học. Dạy học sinh cách học chủ động, phương pháp học, cách học những điều mà thực tế đòi hỏi thay vì truyền tải một lượng kiến thức quá nhiều mà học sinh không thể nhớ hết để vận dụng.
	Là một giáo viên môn tin học tôi luôn trăn trở làm thế nào để học sinh hiểu và yêu thích môn học, tích cực và hứng thú trong từng tiết học. Điều trăn trở đó chỉ được thực hiện khi đổi mới cách thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh. Việc tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh là một trong những nhiệm vụ của năm học. Là giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi không ngừng phấn đấu trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức các môn liên quan, thường xuyên học hỏi kinh nghiệm để hoàn thiện hơn trong quá trình giảng dạy.
Vào bậc trung học phổ thông, học sinh mới bắt đầu làm quen với tin học và ở lớp 11 học sinh mới làm quen với viết chương trình (lập trình) nên các em còn rất lúng túng trong việc sử dụng các cấu trúc để viết câu lệnh. Vì vậy rất khó khăn cho việc dạy và học.
	Vậy để học sinh dễ dàng lĩnh hội được tất cả những kiến thức về cấu trúc rẽ nhánh đó, tôi đã chọn đề tài: “vận dụng cách giải phương trình bậc hai trong dạy cấu trúc rẽ nhánh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trong quá trình dạy học và dự giờ thăm lớp qua các môn học, tôi nhận thấy để có thể tạo ra được những giờ học hứng thú, học sinh có thể tập trung và yêu thích môn học, phát huy được tính sáng tạo trong tư duy và suy nghĩ thì người giáo viên đóng vai trò vô cùng quan trọng ở trong mỗi tiết học đó, từ việc dẫn dắt vấn đề cho đến phần giới thiệu vào nội dung đòi hỏi mỗi người giáo viên luôn phải có sự chuẩn bị kỹ càng, ngoài ra còn phải chuẩn bị thêm các thiết bị, đồ dùng dạy học, các phương tiện,  sao cho phù hợp với kiến thức nhưng việc chuẩn bị quá nhiều thứ trong một giờ học thì mất rất nhiều thời gian. Vì thế trong nội dung đề tài này tôi đã đưa ra một phương pháp giảng dạy cho học sinh lĩnh hội kiến thức mới thông qua những kiến thức liên môn đó là giải phương trình bậc hai trong toán học. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu dạy học lập trình trong chương trình Tin học phổ thông, đặc biệt là phần cấu trúc rẽ nhánh – SGK lớp 11.
Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến cấu trúc rẽ nhánh
Nghiên cứu một số tài liệu về đổi mới phương pháp giáo dục.
Nghiên cứu hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh khối 11 ở trường THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết;
- Phương pháp điều tra, xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận: 
	Tích hợp- liên môn là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở các trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Vận dụng hợp lí quan điểm tích hợp - liên môn trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển các năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học trở nên ý nghĩa hơn với học sinh so với việc các môn học được thực hiện riêng rẽ.
	Tin học là môn khoa học, kiến thức của môn tin học 11 có thể sử dụng kiến thức ở nhiều môn như toán học, vật lí, địa lí ...để xậy dựng chủ đề liên môn. Trong khi đó, thực tiễn dạy học phần tin học 11 đa số học sinh đánh giá tương đối nặng nề về kiến thức, khó nhớ và không tạo được thú vị cho người học. Vì vậy dạy học vận dụng kiến thức liên môn sẽ giúp cho học sinh hứng thú hơn trong quá trình lĩnh hội kiến thức mới của bài học.
Vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giáo viên chủ động tìm hiểu kiến thức của toán học, hiểu sâu sắc nội dung "cấu trúc rẽ nhánh", từ đó có sự say mê và sáng tạo trong giảng dạy nội dung này, nhằm truyền tải kiến thức một cách đầy đủ, chính xác và chặt chẽ tới học sinh, giúp học sinh hiểu rõ cấu trúc rẽ nhánh, vận dụng thành thạo câu lệnh để giải các bài toán cụ thể.
2.2. Thực trạng trước khi nghiên cứu:
Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT Lê Hoàn các năm học qua, tôi nhận thấy khi học đến chương trình Tin học lớp 11 đa số học sinh đều nhận xét bộ môn này rất khó, nên nhiều học sinh chưa thực sự yêu thích, luôn coi nhẹ và thờ ơ với việc học môn tin học.
Đa số học sinh ở vùng nông thôn nên ít có điều kiện tiếp xúc với máy tính.
Trang thiết bị cho phòng học bộ môn Tin học còn nhiều hạn chế: Số máy tính trang bị cho học sinh thực hành đã xuống cấp, cũ kỹ, số lượng máy còn ít trung bình phải từ 3 – 4 em / một máy. Trang thiết bị hỗ trợ cho phòng máy hầu như không có. 
Khả năng tiếp thu của học sinh không đồng đều, chưa hứng thú trong học tập;
Quá trình dạy tập trung vào người dạy, học sinh thụ động đọc - chép;
Với việc học lập trình mang tính trừu tượng làm cho các em bỡ ngỡ, lúng túng và thậm chí thấy khó hiểu dẫn đến không thích học. Tuy nhiên cũng có một số ít học sinh rất yêu thích Tin học và thích tìm hiểu một số bài toán, dạng toán ngoài sách giáo khoa.
	Kết quả khảo sát kiểm tra 15 phút sau khi học xong bài “Cấu trúc rẽ nhánh” của lớp 11A2 năm học 2018 - 2019 khi chưa thực hiện đề tài như sau:
Điểm bài làm 
4.1- 5.0
5.1 - 6.0
6.1- 7.0
7.1- 8.0
8.1 – 9.0
9.1 - 10
Số lượng theo HS
8
10
12
7
2
1
Tỉ lệ
20%
25%
30%
17,5%
5%
2,5%
Vấn đề đặt ra là để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học ở trường THPT Lê Hoàn, tôi đã thử nghiệm và đưa ra giải pháp giúp học sinh hiểu và vận dụng được cấu trúc rẽ nhánh để xây dựng thuật toán và giải quyết được các bài toán cụ thể, giải pháp cụ thể như sau:
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Đối tượng dạy học của bài học:
- Đối tượng học sinh:
 + Học sinh lớp 11A1 Trường THPT Lê Hoàn – Thọ Xuân 
 + Số lượng 40 em 
- Những đặc điểm cần thiết: Học sinh đã được học kiến thức về cách giải phương trình bậc hai. 
2.3.2. Thiết bị dạy học:
- Máy tính, máy chiếu; 
- Giáo án;
- Sách giáo khoa và sách giáo viên Tin học 11.
	- Bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan , tài liệu tham khảo.
	- GV yêu cầu học sinh phải chuẩn bị về:
+ Học bài: Cấu trúc rẽ nhánh
+ Đọc và tìm hiểu toán: “Cách giải phương trình bậc hai”.
2.3.3. Nội dung tiết học:
Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh 
2.3.3.1. Kiểm tra bài cũ và gợi động cơ:
Bài toán: cho 2 số nguyên a, b; tìm Max(a,b).
Yêu cầu: viết phần tên, phần khai báo, và câu lệnh nhập a, b.
Nêu thuật toán tìm Max(a,b).
Giáo viên đặt vấn đề: Chương trình giải quyết các bài toán mà chúng ta đã xem xét ở các bài học trước chỉ dừng lại ở việc tính toán đơn thuần. Trong thực tế, có nhiều bài toán khi giải cần phải chia trường hợp. Ví dụ để giải một phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 với a, b, c là các số thực cho trước và a ≠ 0, ta cần phải xét dấu của biết số delta. Ví dụ khác để đưa ra màn hình số ngày của một năm nào đó được nhập tà bàn phím, ta cũng phải xét xem đó là năm nhuận (có 366 ngày) hay là năm không nhuận (có 365 ngày). Trong bài học này ta sẽ tìm hiểu về cấu trúc rẽ nhánh để giải quyết các bài toán thuộc dạng đó.
2.3.3.2. Bài mới 
Hoạt động 1: Khái niệm rẽ nhánh
GV: Cần thiết có cấu trúc rẽ nhánh để biểu diễn thuật toán. Các ngôn ngữ lập trình đều có các câu lệnh thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.
- Nội dung : Đưa ra khái niệm cấu trúc rẽ nhánh ở dạng thiếu và đủ.
- Phương pháp dạy học : Giáo viên thuyết trình về cấu trúc rẽ nhánh. Đưa ra các ví dụ thực tế về các mệnh đề thiếu và các mệnh đề đủ, nêu câu hỏi, dẫn dắt đến khái niệm về cấu trúc rẽ nhánh.
- Hoạt động của giáo viên và học sinh:
GV: Thuyết trình về cấu trúc rẽ nhánh.
- Đưa ra các ví dụ về mệnh đề thiếu và mệnh đề đủ;
Trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều việc chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể nào đó được thõa mãn:
Ví dụ 1: Châu hẹn Ngọc: “Chiều nay nếu trời không mưa thì Châu sẽ đến nhà ngọc”
Ta nói cách diễn đạt thuộc mệnh đề thiếu:
Nếu  thì 
Cụ thể là: Nếu thì 
Ví dụ 2: Lần khác Ngọc nói với Châu: “Chiều nay nếu trời không mưa thì Ngọc sẽ đến nhà Châu, nếu mưa thì Ngọc sẽ gọi điện cho Châu để trao đổi”
Ta nói cách diễn đạt thuộc mệnh đề đủ:
Nếu  thì  nếu không thì
Gv: Nêu câu hỏi: - Các em hãy cho thêm các ví dụ tương tự về những việc chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể nào đó được thõa mãn:
HS: Suy nghĩ tham gia xây dựng bài.
GV: Dẫn dắt đến khái niệm về cấu trúc rẽ nhánh
Tích hợp kiến thức giải phương trình bậc hai.
Ví dụ 3 : Để viết chương trình giải phương trình bậc 2: ax2 + bx + c = 0 với a, b, c là các số thực cho trước và a≠ 0, trước tiên ta tính biệt số delta:
Tính D = b2 – 4ac;
Sau đó tùy thuộc vào giá trị của D mà ta có tính nghiệm hay không.
GV : Đưa ra ví dụ rồi cùng học sinh thảo luận phương pháp giải quyết bài toán.
Kiểm tra r>=0
Thông báo vô nghiệm
Tính và đưa ra nghiệm
Kết thúc
GV: Yêu cầu học sinh viết lại mệnh đề dạng đủ cho ví dụ 3
HS: Vận dụng kiến thức về giải phương trình bậc hai để giải bài toán.
Nếu D<0 thì phương trình vô nghiệm
Nếu D >=0 thì phương trình có nghiệm
Như vậy tùy thuộc vào giá trị của D mà ta đưa ra vô nghiệm hay có nghiệm.
Hoặc có thể nói : Nếu D < 0 thì phương trình vô nghiệm, ngược lại thì phương trình có nghiệm.
GV kết luận: Cấu trúc rẽ nhánh: Cấu trúc dùng để mô tả các mệnh đề có dạng như hai ví dụ trên được gọi là cấu trúc rẽ nhánh.
GV: Giới thiệu câu lệnh If – Then thể hiện cấu trúc rẽ nhánh trong ngôn ngữ lập trình pascal. 
GV : Đưa ra cấu trúc lệnh rẽ nhánh trong Pascal. Nhắc nhở học sinh đây là cấu trúc quan trọng, nó sẽ được sử dụng rất nhiều trong các chương trình sau này.
HS: Nghe giảng ghi chép đầy đủ
 Pascal dùng câu lệnh If – then để mô tả việc rẽ nhánh tương ứng với hai loại mệnh đề rẽ nhánh như nhau
- Dạng thiếu :
 If Then ;
- Dạng đầy đủ :
 If Then 
 Else 
Trong đó:
- Điều kiện : Là biểu thức quan hệ Logic.
- Câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2 là 1 câu lệnh của Pascal
GV : Lưu ý các em sau Then và sau Else chỉ có một lệnh chương trình.
GV: Mô phỏng trên sơ đồ khối để giải thích câu lệnh rẽ nhánh và yêu cầu học sinh làm theo;
Câu lệnh
IF
Điều kiện
Đ
S
Câu lệnh
IF
Điều kiện
Đ
S
Gv: Giải thích kỹ hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, sau đó yêu cầu học sinh giải thích sơ đồ rẽ nhánh dạng đủ.
 GV kết luận: Hoạt động của các câu lệnh :
- Dạng thiếu : Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh được thực hiện, nếu điều kiện sai thì không thực hiện gì
- Dạng đủ : Nếu điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh 1, nếu điều kệin sai thì thực hiện câu lệnh 2.
GV : Với hai dạng này, dạng nào dùng thuận tiện hơn ?
HS : Tìm câu trả lời, giáo viên gợi ý để học sinh đưa ra được tùy trường hợp cụ thể mà dùng dạng thiếu hay dạng đủ.
 Đưa ra các ví dụ có sử dụng lệnh rẽ nhánh, nếu không có lệnh rẽ nhánh thì không thể thực hiện được.
Tích hợp kiến thức toán học cách tìm giá trị lớn nhất của hai số.
GV: Làm mẫu và yêu cầu học sinh làm theo:
GV làm mẫu ví dụ 4,5
VD 4 : If (X Mod 2 = 0) Then
 WRITE(x,’La so chan’);
VD 5: If DELTA <0 Then 
 WRITE(‘PT Vo Nghiem’)
 Else WRITE(‘PT co nghiem’);
GV: Nêu câu hỏi
VD 6: Tìm giá trị lớn nhất (max) của 2 số a và b 
HS: Suy nghĩ tham gia xây dựng bài.
GV: yêu cầu học sinh thực hiện ở 2 cách.
GV: Sửa lại 
Cách 1 :
 Max :=a; If b >a Then max :=b;
Cách 2 :
 If a >b Then max :=a Else max :=b;
GV : ở VD6: Cách nào nhanh hơn, tiện hơn?
=> Cách 2 tiện hơn
GV : Phân tích sự tiện lợi trong cách 2 và số lệnh mà máy phải thực hiện
Hoạt động 2: Câu lệnh ghép
- Nội dung : Đưa ra cú pháp câu lệnh ghép.
- Phương pháp dạy học : Giáo viên thuyết trình về câu lệnh ghép. Đưa ra các ví dụ về câu lệnh ghép, nêu câu hỏi, dẫn dắt đến khái niệm câu lệnh ghép.
- Hoạt động của giáo viên và học sinh:
GV: Thuyết trình về cấu trúc rẽ nhánh.
GV : Trong câu lệnh If – Then muốn thực hiện nhiều lệnh sau Then hay nhiều lệnh sau Else làm thế nào ?
HS : Phát biểu ý kiến của mình.
GV : Khi đó ta cần gộp nhiều lệnh đó lại và coi đó là một câu lệnh trong chương trình. Các ngôn ngữ lập trình thường có cấu trúc để giúp ta thực hệin điều này.
HS: Nghe giảng, ghi bài đầy đủ
GV: Đưa ra cú pháp câu lệnh ghép
- Trong ngôn ngữ Pascal, Câu lệnh ghép có dạng:
Begin
End ;
Chú ý :
- Sau End phải là dấu; và trước Else không chứa dấu ;
- Từ nay nói đến câu lệnh thì đó có thể là câu lệnh đơn hoặc là câu lệnh ghép;
Tích hợp kiến thức toán cách tìm nghiệm phương trình bậc hai.
GV: Giảng và làm mẫu ví dụ 7, đồng thời yêu cầu học sinh cùng thực hiện mô phỏng theo từng dòng lệnh.
HS: Suy nghĩ tham gia xây dựng bài.
Ví dụ 7 : 
if d <0 then
 writeln(‘phuong trinh vo nghiem’)
else
 begin
 x1 :=(-b-sqrt(delta))/(2*a);
 x2 := - b/a – x1;
 writeln(‘x1=’,x1:6:3,’x2=’,x2:6:3);
 end;
Hoạt động 3: Vận dụng toán học để viết chương trình giải phương trình bậc hai và tìm số ngày của năm cho trước. 
- Nội dung : Khai thác các chương trình minh họa để củng cố kiến thức về câu lệnh rẽ nhánh.
- Phương pháp dạy học : Kết hợp phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, vấn đáp, sử dụng phương tiện trực quan
- Hoạt động của giáo viên và học sinh:
GV: Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 8. Trả lời các câu hỏi dưới đây:
Ví dụ 8 :
Tìm nghiệm thực của phương trình bậc hai: ax2 + bx + c= 0
1. Hãy xác định Input và output của bài toán?
2. Chương trình cần khai báo những biến nào? Hãy phát biểu chính xác câu lệnh khai báo các biến đó?
3. Chương trình có thể chia thành mấy phần? ( 3 phần: nhập dữ liệu; Tính D và biện luận theo D để đưa ra màn hình thông tin về nghiệm)
4. Hãy phát biểu chính xác các câu lệnh thực hiện phần nhập dữ liệu và tính D?
5. Để biện luận theo D và thông báo lên màn hình thông tin về nghiệm, ta sẽ sử dụng đoạn chương trình nào đã biết? (Sử dụng lại ví dụ 7)
HS: Suy nghĩ tham gia xây dựng bài.
GV: tổ chức lớp thành 2 nhóm, yêu cầu học sinh viết chương trình hoàn thiện lên bìa trong.
- Thu phiếu trả lời chiếu lên bảng, gọi học sinh nhóm khác nhận xét, đánh giá.
- Chuẩn hóa lại chương trình cho cả lớp bằng chương trình mẫu giáo viên.
Input: Các hệ số a, b, c nhập từ bàn phím
Output: Đưa ra màn hình nghiệm thực hoặc thông báo “phương trình vô nghiệm”
Program Giai_PTB2;
Uses crt;
Var a, b, c : real;
D, x1, x2 : Real;
Begin
 Clrscr;
 Write (‘nhap a, b, c’);
 Realln(a,b,c);
 D:=b*b – 4*a*c;
 If D<0 then writeln(‘Phuong trinh vo nghiem’)
 Else
 Begin
 X1: = ( - b – sqrt(D))/(2*a);
 X2 : = -b/a – x1;
 Writeln(‘x1= ‘, x1:6:2, ‘ x2 = ‘, x2:6:2);
 End;
Readln;
End.
GV: Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 9. Trả lời các câu hỏi dưới đây, rồi yêu cầu HS lên bảng viết chương trình đầy đủ:
Ví dụ 9 :
Tìm số ngày của một năm: Năm nhuận là năm chia hết cho 400 hoặc chia hết cho 4 nhưng không chia hết cho 100 .
Tích hợp toán học để tính số ngày của năm N.
GV: Nêu các câu hỏi:
1. Hãy xác định Input và output của bài toán?
2. Chương trình cần khai báo những biến nào? Hãy phát biểu chính xác câu lệnh khai báo các biến đó?
3. Chương trình có thể chia thành mấy phần? 
4. Hãy phát biểu chính xác các câu lệnh thực hiện phần nhập dữ liệu?
5. Để tính số ngày của năm ta viết câu lệnh nào?)
HS: Thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao.
GV: tổ chức lớp thành 2 nhóm, yêu cầu học sinh viết chương trình hoàn thiện lên bìa trong.
- Thu phiếu trả lời chiếu lên bảng, gọi học sinh nhóm khác nhận xét, đánh giá.
- Chuẩn hóa lại chương trình cho cả lớp bằng chương trình mẫu giáo viên.
Input: N nhập từ bàn phím
Output: Đưa ra màn hình số ngày của năm N.
Program Nam _ nhuan;
Uses crt;
Var N, SN : integer;
Begin
 Clrscr;
 Write (‘Nam’);
 Realln(N);
 If (N mod 400 = 0) or (N mod 4 = 0) or (N mod 100 0) then SN:= 366
 Else SN:=365;
 Writeln(‘ so ngay cua nam ‘,N, ‘ la ‘, SN);
Readln;
End.
Củng cố kiến thức ( Bài tập TNKQ :10 câu)
1. Trong ngôn ngữ lập trình pascal, câu lệnh nào sau đây là đúng:
A. if ; then ;
B. if then ;
C. if then .
D. if ; then 
2. Trong ngôn ngữ lập trình pascal câu lệnh nào sau đây là đúng:
A. if ; then ; else ;
B. if then ; else ;
C. if then else ;
D. if then else 
3. Trong cú pháp tổng quát của câu lệnh if – then dạng thiếu hoặc dạng đủ, các câu lệnh: câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2 có thể là:
A. Câu lệnh đơn;
B. Câu lệnh ghép;
C. Câu lệnh có cấu trúc ví dụ như câu lệnh if – then khác;
D. Tất cả các khả năng trên.
Hãy chọn phương án đúng.
4. Trong cú pháp tổng quát của câu lệnh if – then dạng khuyết hoặc dạng đủ, điều kiện của câu lệnh rẽ nhánh chính xác là:
A. Một biểu thức quan hệ;
B. Một biểu thức logic;
C. Một biểu thức số học;
D. Một biểu thức quan hệ hoặc biểu thức logic;
Hãy chọn phương án đúng nhất.
5. Trong ngôn ngữ lập trình pascal, về mặt cú pháp cách viết câu lệnh ghép nào sau đây là đúng?
A. Begin
A:=1;
B:= 5;
End;
B. Begin:
A:=1;
B:= 5;
End;
C. Begin
A:=1;
B:= 5;
End
D. Begin
A:=1;
B:= 5;
End.
6. Trong ngôn ngữ lập trình pascal, câu lệnh nào sau đây là đúng?
A. if a =5 then
a:=d+1;
Else
a:=d+2;
B. if a =5 then
a:=d+1
Else
a:=d+2
C. if a =5 then
a:=d+1;
Else
a:=d+2.
D. if a =5 then
a:=d+1
Else
a:=d+2;
7. Trong ngôn ngữ lập trình pascal, câu lệnh nào sau đây là đúng?
A. if a =5 then
a:=d+1;
b:=2
Else
a:=d+2;
B. if a =5 then
Begin
a:=d+1;
b:=2;
end
Else
a:=d+2;
C. if a =5 then
Begin
a:=d+1;
b:=2;
end;
Else
a:=d+2;
D. if a =5 then
Begin
a:=d+1;
b:=2;
end.
Else
a:=d+2;
8. Trong ngôn ngữ lập trình pascal, phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Sau mỗi câu lệnh đều phải có dấu chấm phẩy “;”
B. Trước lệnh else bắt buộc phải có dấu chấm phẩy “;”
C. Có phân biệt chữ hoa và chữ thường;
D. Câu lệnh trước câu lệnh else không nhất thiết phải có dấu chấm phẩy “;”
9.Trong ngôn ngữ lập trình pascal, phát biểu nào sau đây là đúng với câu lệnh if  then?
A. Nếu sau Then muốn thực hiện nhiều câu lệnh thì các lệnh phải đặt giữa hai dấu ngoặc đơn;
B. Nếu sau Then muốn thực hiện nhiều câu lệnh thì các lệnh phải đặt giữa Begin và End;
C. Nếu sau Then muốn thực hiện nhiều câu lệnh thì các lệnh phải đặt giữa Begin. Và End;
D. Nếu sau Then muốn thực hiện nhiều câu lệnh thì các lệnh phải đặt giữa Begin và End.
10. Xét 3 điểm P, Q, R nằm trên trục hoành của một hệ tọa độ vuông góc, có hoành độ tương ứng lần lượt là x, y, z và giả sử x< z. Xét các cách sau đây để kiểm tra nếu điểm Q nằm giữa hai điểm P và R thì thông báo điều đó lên màn hình:
A. if x< y < z then writeln(‘ Diem Q nam giua P và R’);
B. if (x< y) and (y< z) then writeln(‘ Diem Q nam giua P và R’);
C. if (

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_cach_giai_phuong_trinh_bac_hai_trong_day_cau_t.doc