SKKN Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn hoá học phổ thông

SKKN Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn hoá học phổ thông

Trong quá trình giảng dạy, người thầy luôn phải đặt ra cái đích, đó là giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kỹ năng, kỹ xảo, tạo thái độ và động cơ học tập đúng đắn để học sinh có khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế của thời đại và giải quyết phù hợp các vấn đề nảy sinh.

Đặc biệt và cơ bản nhất là thay đổi phương pháp giảng dạy. Thay đổi phương pháp truyền thụ kiến thức truyền thống sang phương pháp dạy – học tích cực, phát huy tính chủ động nghiên cứu tìm tòi kiến thức của học sinh. Làm thay đổi nhận thức về vai trò của thầy và trò trong quá trình dạy và học.

Giáo viên đã được bồi dưỡng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Một số kỹ thuật dạy học mang tính hợp tác: Khăn phủ bàn; Các mảnh ghép; Sơ đồ KWL và Sơ đồ tư duy. Một số phương pháp dạy học: dạy học nêu vấn đề, dạy học hợp tác, học theo góc; học theo hợp đồng; học theo dự án.

Để đa dạng hóa các hình thức dạy học, để khắc sâu kiến thức trong bộ não một cách lôgic mà lại phát huy được khả năng tiềm ẩn trong bộ não của học sinh, trong quá trình giảng dạy của mình, tôi luôn vận dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm tăng cường tính chủ động tích cực của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức. Giúp học sinh các kỹ năng làm việc theo nhóm, có sự phân công và hợp tác, cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

 

doc 26 trang thuychi01 115668
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn hoá học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC MÔN HOÁ HỌC PHỔ THÔNG.
Người thực hiện: Phạm Tuấn Hậu
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Hoá Học
THANH HÓA NĂM 2017
	MỤC LỤC
1. Mở đầu 	3
1.1. Lí do chọn đề tài 	3
1.2. Mục đích nghiên cứu 	3
1.3. Đối tượng nghiên cứu 	3
1.4. Phương pháp nghiên cứu 	3
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 	 3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm	 4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm	4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN 	 4
2.2.1. Thực trạng chung về học sinh 	 4
2.2.2. Thực tế vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong nhà trường	 4
2.3. Các SKKN hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 	 5
2.3.1. Vận dụng phiếu học tập kết hợp tổ chức hoạt động nhóm	 5
2.3.2. Kỹ thuật khăn phủ bàn và hoạt động nhóm	 8
2.3.3. Hoạt động nghiên cứu bài học chuyên sâu	 8
2.3.4. Quan sát thí nghiệm, giải thích hiện tượng	 9
2.3.5. Sử dụng hình ảnh, hoá chất, vật liệu trực quan	 10
2.3.6. Tổ chức kiểm tra vấn đáp học sinh theo tương tác GV-HS, HS-HS	 12
2.3.7. Tổ chức trò chơi ô chữ	 14
2.3.8. Kỹ thuậy dạy học theo sơ đồ tư duy	 16
2.3.9. Hoạt động dã ngoại tìm hiểu kiến thức thực tế	 18
2.4. Hiệu quả của SKKN 	 19
2.4.1. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục	 19
2.4.2. Hiệu quả của SKKN đối với bản thân, đồng nghiệp, nhà trường	 19
3. Kết luận và kiến nghị	 19
3.1. Kết luận	 19
3.2. Kiến nghị	 20
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Trong quá trình giảng dạy, người thầy luôn phải đặt ra cái đích, đó là giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kỹ năng, kỹ xảo, tạo thái độ và động cơ học tập đúng đắn để học sinh có khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế của thời đại và giải quyết phù hợp các vấn đề nảy sinh. 
Đặc biệt và cơ bản nhất là thay đổi phương pháp giảng dạy. Thay đổi phương pháp truyền thụ kiến thức truyền thống sang phương pháp dạy – học tích cực, phát huy tính chủ động nghiên cứu tìm tòi kiến thức của học sinh. Làm thay đổi nhận thức về vai trò của thầy và trò trong quá trình dạy và học.
Giáo viên đã được bồi dưỡng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Một số kỹ thuật dạy học mang tính hợp tác: Khăn phủ bàn; Các mảnh ghép; Sơ đồ KWL và Sơ đồ tư duy... Một số phương pháp dạy học: dạy học nêu vấn đề, dạy học hợp tác, học theo góc; học theo hợp đồng; học theo dự án...
Để đa dạng hóa các hình thức dạy học, để khắc sâu kiến thức trong bộ não một cách lôgic mà lại phát huy được khả năng tiềm ẩn trong bộ não của học sinh, trong quá trình giảng dạy của mình, tôi luôn vận dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm tăng cường tính chủ động tích cực của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức. Giúp học sinh các kỹ năng làm việc theo nhóm, có sự phân công và hợp tác, cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm vận dụng tốt nhất các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực vào bài giảng, tạo hứng thú, đam mê học tập và yêu thích môn hoá học cho học sinh.
Thay đổi tư duy nhận thức của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiên thức. Giúp các em hình thành các kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm, làm việc với tính sáng tạo, chủ động và đam mê...
1.3. Đối tượng nghiên cứu. 
- Một số phương pháp dạy học tích cực như: sơ đồ tư duy, khăn phủ bàn, KWL,...
- Tác dụng của các phương pháp kể trên đối với thái độ học tập của học sinh.
- Kết quả đạt được sau thời gian dài vận dụng thường xuyên các phương pháp dạy học tích cực.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Giáo viên vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào từng bài dạy cụ thể và triển khai qua một quá trình lâu dài cả kì học, cả năm học với các bài, các khối lớp khác nhau.
- Tổ chức hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm, hoàn thành các nhiệm vụ được giao đạt mục tiêu, chất lượng.
- Định hướng cho học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thức thông qua sự chủ động tích cực của bản thân đối với bài học, chương trình học.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 
- Học sinh tham gia vào một quá trình học tập chủ động, tích cực và sáng tạo.
- Khả năng hoạt động nhóm, phối hợp hiệu quả trong quá trình làm việc cùng nhau.
- Sự phối kết hợp của các giáo viên trong bộ môn, trong trường.
- Bước đầu cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy. Chẳng hạn, có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp giáo viên hăng hái áp dụng PPDHTC nhưng không thành công vì học sinh chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ động. Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao.
Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng chung về học sinh
Hiện nay do thay đổi nội dung và hình thức thi tốt nghiệp THPT QG và xét tuyển Đại học nên nhiều học sinh không còn lựa chọn môn Hoá học là môn học để thi theo ban KHTN. Vì vậy trong quá trình học, các em chỉ coi Hoá học là môn học chung, không có hứng thú học tập tốt.
Từ đó, nhiều em học sinh chưa có thái độ học tập đúng. Nhiều em chưa chú ý trong giờ học, chưa học bài cũ và chuẩn bị bài học mới trước khi đến lớp.
Trong giờ học, còn có học sinh không ghi bài, không chú ý lắng nghe, không đọc sách. Nhiều học sinh còn không đủ đồ dùng học tập như: sách vở, bút viết, máy tính cá nhân... do các em không có, đã mất hoặc cố tình không mang theo.
Nhiều em chưa có phương pháp học tập, chưa tích cực trong trao đổi hoạt động thảo luận nhóm. Một số do nhút nhát, do chưa chuẩn bị kiến thức, do chưa biết cách thức hoạt động, hoặc do cố tình chống đối, lười biếng...
Vì vậy dẫn đến kết quả học tập của học sinh chưa cao, chưa đồng đều..
2.2.2. Thực tế vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong nhà trường
Bằng sự nỗ lực chung của toàn nhà trường, đặc biệt là tinh thần làm việc hăng hái của giáo viên đã vận dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực trong từng giờ học.
Các giáo viên đều đã được bồi dưỡng, tự học và sáng tạo trong từng tiết dạy cụ thể phù hợp với đặc điểm tình hình lớp mình dạy.
Nhưng bên cạnh đó, nhiều giờ dạy vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn, do nhiều yếu tố cấu thành.
+ Sự chuẩn bị của giáo viên chưa chu đáo, chưa phù hợp với lớp mình dạy. 
+ Học sinh chưa chủ động tích cực, chưa chuẩn bị kỹ bài học, chưa hiểu nội dung yêu cầu, chưa chuẩn bị trước khi đến lớp...
+ Sự phân phối thời gian trong hoạt động lên lớp chưa thích hợp.
+ Lựa chọn phương pháp chưa phù hợp với nội dung bài học.
+ Quản lí lớp chưa bao quát, sắp xếp và phân nhóm hoạt động không chú ý đến tâm lý của học sinh, chưa chú ý đến sự tương đồng năng lực làm việc của học sinh, hoặc phân công công việc trong mỗi nhóm học sinh...
+ Trang thiết bị hỗ trợ không đầy đủ và đồng bộ như bảng phụ, phiếu học tập, máy chiếu, bài giảng điện tử, thí nghiệm hoá chất...
+ Không gian phòng học chật hẹp, học sinh đông...dẫn tới sự hoạt động bị hạn chế, giáo viên không hỗ trợ tốt cho học sinh...
+ Một số giáo viên chưa thực sự hiểu cách thức tổ chức hoạt động của phương pháp dạy học tích cực, chưa định hướng đúng nội dung hoạt động; hoặc chưa nắm bắt đúng kỹ thuật dạy học tích cực nên hướng dẫn học sinh hoạt động không đạt hiệu quả như mong muỗn.
+ Sự hỗ trợ từ phía đồng nghiệp còn hạn chế
+ Khả năng sử dụng CNTT chưa thành thục, còn lúng túng, chưa khai thác vận dụng các phần mềm dạy học điện tử.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Vận dụng phiếu học tập kết hợp tổ chức hoạt động thảo luận nhóm hoặc hoạt động cá nhân
Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm:
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm (4hs) cùng thảo luận chung một vấn đề theo phiếu học tập.
- Giáo viên bố trí phân nhóm theo đặc điểm thực tế không gian lớp học 40 học sinh như sau
+ Mỗi nhóm 4 học sinh ngồi hướng vào nhau.
+ Mỗi nhóm thực hiện một nội dung phiếu học tập (câu hỏi)
+ Thời gian khoảng 10 phút.
+ Sau khi kết thúc hoạt động,giáo viên thu phiếu học tập kiểm tra kết quả.
+Giáo viên gọi đại diện 4 nhóm làm tốt nhất lên bảng trình bày nội dung đạt được.
Ví dụ 1: Tiết 2 – Bài 1: ESTE (Hoá học 12)
+ Phiếu học tập nêu vấn đề
Câu hỏi 1: 
Câu hỏi 1: Cho phương trình hoá học sau:
CH3-COOH + CH3-CH2-OH CH3- COO-CH2- CH3 + H2O
Hãy cho biết:
a. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì mà ta đã học ở lớp 11?
b. Hai chất tham gia phản ứng thuộc loại hợp chất gì?tên gọi của nó?
c. Đặc điểm, điều kiện của phản ứng xảy ra như thế nào?
d. Sản phẩm của phản ứng thuộc loại hợp chất gì? có tên gọi là gì?
+ Phiếu học tập cung cấp thông tin
Câu hỏi 2: Điền các từ hoặc cụm từ thích hợp vào dấu “...” sau cho phù hợp
- Khi thay thế nhóm ..(1)..trong nhóm ...(2)... của ..(3)..bằng nhóm ..(4).. thì ta được este.
- Sản phẩm của phản ứng giữa ..(5).. và ..(6).. là este, nhưng ngược lại thì ..(7).. 
- Công thức cấu tạo tổng quát của este đơn chức là ..(8).. với điều kiện ..(9)..
- Công thức phân tử chung của este no, đơn chức, mạch hở là ..(10)..
+ Phiếu yêu cầu rèn luyện kỹ năng
Câu hỏi 3: Điền các thông tin vào bảng sau
STT
CTCT
CTPT
Tạo bởi axit
Tạo bởi ancol
Tên gọi
1
C2H4O2
2
Metylaxetat
3
CH3COOCH2C6H5
4
Etylaxetat
5
HCOOH
C2H5OH
6
CH3CH2COOCH3
+ Phiếu học tập để dạy kiến thức mới
Câu hỏi 4: So sánh phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit và môi trường kiềm?
STT
Nội dung
Thuỷ phân trong môi trường axit
Thuỷ phân trong môi trường kiếm
1
Đặc điềm phản ứng
2
Điều kiện phản ứng
3
Sản phẩm
4
Ứng dụng của phản ứng
Ví dụ 2: Bài luyện tập : Cấu tạo và tính chất của cacbohidrat (Hoá học 12)
+ Phiếu học tập cung cấp thông tin
Câu hỏi 1: Điền các từ hoặc cụm từ vào trong dấu “...”
a. Cacbohidrat được phân thành ..(1)..loại, gồm ..(2)..
b. Glucozo và fructozo đều có CTPT là ..(3).. nhưng có CTCT khác nhau. Trong phân tử glucozo có ..(4)..nhóm chức ..(5).. liền kề và có..(6)..nhóm chức andehit.
c. CTPT của saccarozo là ..(7).., phân tử được cấu tạo từ ..(8).. liên kết với nhau qua ..(13)..
d. Tinh bột có 2 dạng mạch là amilozo và ..(9)..Còn xenlulozo có cấu trúc mạch dài, dạng sợi. Cả hai đều được tạo nên từ các gốc ..(10)..liên kết với nhau.
+ Phiêu học tập trả lời câu hỏi
Câu hỏi 2: Giải thích vì sao quả nho lại rất tốt cho người đang bị ốm để ăn? Và vì sao mật ong lại ngọt hắc hơn đường mía?
Câu hỏi 3: Giải thích vì sao cơm lại có tính dẻo và bông được dùng để dệt vải?
Ví dụ 3: Tiết 56 – Bài: KIM LOẠI SẮT (Hoá học 12)
- Giáo viên sử dụng các file video thí nghiệm (hoặc hình ảnh thí nghiệm), lần lượt trình chiếu cho học sinh quan sát.
TN1: Sắt cháy trong khí Clo
TN2: Sắt cháy trong khí Oxi
TN3: Bột sắt tác dụng với bột lưu huỳnh
TN4: Đinh sắt tác dụng với dung dịch HCl
TN5: Đinh sắt tác dụng với dung dịch CuSO4
- Đồng thời học sinh sử dụng phiếu học tập sau để tiến hành hoạt động nhóm nghiên cứu bài học
Quan sát các thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích
Thí nghiệm
Hiện tượng
Giải thích- viết ptpư
Fe + Cl2
Fe + O2
Fe + S
Fe + HCl
Fe + CuSO4
2.3.2. Sử dụng phiếu học tập kết hợp hoạt động thảo luận nhóm và kỹ thuật khăn phủ bàn
Với kỹ thuật này, đòi hỏi học sinh phải chuẩn bị tốt cả về phương pháp và nội dung kiến thức. Mỗi nhóm trình bày một vấn đề, mỗi cá nhân học sinh tự hoàn thành nhiệm vụ của mình, sau đó thống nhất trong nhóm. Sử dụng giấy A0 để thực hiện.
Thời gian cho mỗi nhóm là tự 5 – 7 phút. Sau đó giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày phần kiến thức của mình
1
Viết ý kiến cá nhân
4
Viết ý kiến cá nhân
Ý kiến chung của cả nhóm về chủ đề
2
Viết ý kiến cá nhân
3
Viết ý kiến cá nhân
Ví dụ 1: Bài – HỢP CHẤT CỦA SẮT (Hoá học 12)
Vấn đề 1: Trình bày các tính chất của hợp chất sắt (II)?
Vấn đề 2: Trình bày tính chất hoá học của hợp chất sắt (III)?
Vấn đề 3: So sánh tính chất hoá học của hợp chất sắt (II) và hợp chất sắt (III).
Vấn đề 4: Viết các phương trình hoá học thực hiện sơ đồ chuyển hoá
Ví dụ 2: Bài – AMINOAXIT (Hoá học 12)
Vấn đề 1: Nêu đặc điểm cấu tạo của aminoaxit và của α-aminoaxit?
Vấn đề 2: Vì sao aminoaxit có tính lưỡng tính? Viết phương trình hoá học minh hoạ?
Vấn đề 3: Nhúng quỳ tím vào dung dịch Glyxin, Lysin và Axit Glutamic thì màu sắc của quỳ tím biến đổi thế nào? Giải thích?
2.3.3. Hoạt động nghiên cứu bài học
- Giáo viên giao bài về nhà cho học sinh nghiên cứu trước khi học bài mới
- Dựa trên kết quả bài làm của học sinh, giáo viên kết luận.
Ví dụ 1: Bài – NƯỚC CỨNG (Hoá học 12)
Người ta kiểm tra một nguồn nước thấy nồng độ một số ion như sau
Ion
Nồng độ (mol/l)
Ca2+
0,031
Mg2+
0,028
Na+
0,021
K+
0,017
HCO3-
0,064
SO42-
0,035
Cl-
0,006
NO3-
0,005
a. Đây là nước có tính cứng gì?
b. Tính khối lượng các nguyên tố Caxi, Magie có trong 1,0 lít nước này?
c. Có thể làm mềm nước cứng này bằng những phương pháp nào?
d. Cần bao nhiêu ml dung dịch Na2CO3 0,1M đủ để kết tủa hết các ion Ca2+ và Mg2+ trong 1,0 lít nước trên?
e. Cần bao nhiêu ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M đủ để kết tủa hết các ion Ca2+ và Mg2+ trong 1,0 lít nước trên?
Ví dụ 2: Bài – AXIT SUNFURIC (Hoá học 10)
Axit sunfuric được coi là axit mạnh và là chất oxi hoá mạnh.
1. lấy ví dụ viết phương trình hoá học của phản ứng chứng minh H2SO4 có tính axit mạnh. Tiến hành các thí nghiệm kiểm chứng
2. kim loại đồng (Cu) và kim loại sắt (Fe) phản ứng như thế nào với axit H2SO4 trong các trường hợp: loãng, đặc nguội, đặc nóng?
3. Giải thích vì sao đường trắng (đường saccarozo), giấy (thành phần chính là xenlulozo)...bị hoá than khi tiếp xúc với axit sunfuric đặc. Từ đó giải thích cách viết chữ bí mật bằng axit H2SO4 loãng trên giấy trắng.
2.3.4. Quan sát thí nghiệm, giải thích hiện tượng hoá học
Ví dụ 1: Bài – ĂN MÒN KIM LOẠI (Hoá học 12)
Hãy quan sát hình ảnh các thí nghiệm sau:
TN 1: Để 1 đinh sắt trong ống nghiệm khô chứa CaO có đậy nút.
TN 2: Để 1 đinh sắt trong ống nghiệm chứa nước cất không đậy nút.
TN 3: Để 1 đinh sắt trong ống nghiệm dung dịch muối ăn không đậy nút.
TN 4: Để 1 đinh sắt trong ống nghiệm chứa nước cất, sau đó thêm môt ít dầu nhờn và đậy nút.
Nêu hiện tượng và giải thích?
Ví dụ 2: Bài – PROTEIN
Chủ đề thảo luận: Tính chất của protein
Giáo viên tổ chức cho học sinh tiến hành 2 thí nghiệm
-TN1: Cho lòng trắng trứng gà vào ống nghiệm, đun nóng nhẹ
-TN2: Cho dd lòng trắng trứng vào ống nghiệm có chứa Cu(OH)2
Hãy quan sát, nêu hiện tượng và giải thích?
Ví dụ 3: Bài – HỢP CHẤT CỦA NHÔM
Chủ đề thảo luận: Tính lưỡng tính của Al(OH)3
Giáo viên tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm sau
- Cho dd AlCl3 vào 2 ống nghiệm (1) và (2) chứa dd NH3 
- Cho thêm dung dịch NaOH dư vào ống nghiệm (1)
- Cho thêm dung dịch HCl dư vào ống nghiệm (2).
Hãy quan sát, nêu hiện tượng và giải thích?
2.3.5. Sử dụng hình ảnh, hoá chất, vật liệu trực quan
- Đây là kênh thông tin rất quan trọng mà giáo viên cần tăng cường sử dụng. Nó sẽ khiến cho học sinh có ấn tượng hơn với kiến thức liên quan về hình ảnh đó.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị, sưu tầm...hoặc giáo viên cung cấp
- Kết hợp máy chiếu, vi tính và bài giảng PowerPoint với các hiệu ứng chuyển động, xuất hiện...
- Có thể phân nhóm cho học sinh chuẩn bị. Mỗi nhóm được yêu cẩu thực hiện một số chuẩn bị cụ thể cho từng bài. Giáo viên làm công tác theo dõi và kiểm chứng.
Ví dụ 1: Chương 2 – Cacbohidrat (Hoá học 12)
Từ một chùm nho, rau củ quả, mía, gạo, hồ tinh bột, mật ong, bông...chúng ta có thể khai thác nhiều kiến thức về glucozo, saccarozo, tinh bột, xenlulozo...
Giáo viên khai thác các sản phẩm do học sinh mang tới, nói về nó. Và học sinh cũng vận dụng chúng để tìm tòi các kiến thức trong bài học.
- Nguồn gốc của glucozo, fructozo, saccarozo...?
- Tính chất của glucozo, fructozo, saccarozo...?
- Ứng dụng của glucozo, fructozo, saccarozo...?
Ví dụ 2: Bài – VẬT LIỆU POLIME (Hoá học 12)
- Học sinh sưu tầm các vật liệu polime sẵn có trong đời sống và phân loại theo nhóm
+ Polime thiên nhiên: bông, dây mây, tre nứa, tơ tằm, cao su thiên nhiên...
+ Polime trùng hợp: PE, PVC, cao su tổng hợp
+ Polime trùng ngưng: tơ Nilon -6, nilon -6,6...
- Các đồ dùng bằng vật liệu polime: ống nhựa, túi nilon, đĩa hát, thước nhựa, vỏ bọc dây điện...
Ví dụ 3: Bài – HỢP CHẤT CỦA SẮT (Hoá học 12)
Giáo viên cho học sinh quan sát các mẩu vật quặng sắt
Quặng Manhetit Fe3O4	Hematit đỏ (Fe2O3)
Sắt (II) hidroxit Fe(OH)2	Sự chuyển hoá Fe(OH)2 thành Fe(OH)3
	Hematit nâu	Xiderit (FeCO3)
Sau khi học sinh quan sát, yêu cầu học sinh điền thông tin vào phiếu học tập sau
1. Sắp xếp các chất sau vào bảng dưới đây nêu tính chất của chúng: Fe2O3, Fe(OH)2, FeSO4, Fe(OH)3, FeCl2, FeCl3, Fe2(SO4)3, FeO.
Phân loại
Hợp chất sắt (II)
Hợp chất sắt (III)
oxit
hidroxit
muối
oxit
Hidroxit
muối
FeO
Fe(OH)2
FeCl2
FeSO4
Fe2O3
Fe(OH)3
FeCl3
Fe2(SO4)3
1. Tính chất vật lí
Chất rắn, màu đen, không tan trong nước
Chất rắn, màu trắng xanh, không tan
Đa số đều tan, kết tinh dạng ngậm nước
Chất rắn, nâu đỏ, không tan trong nước
Chất rắn, nâu đỏ, không tan trong nước
Đa số tan trong nước, kết tinh dạng ngậm nước
4. T/c
HH đặc trưng
Tính khử
Fe2+ ® Fe3+ + 1e
Tính oxi hóa
Fe3+ + 1e ® Fe2+
Fe3+ + 3e ® Fe
Và thực hiện thảo luận nhóm làm bài tập vận dụng
2. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi cho FeO, Fe(OH)2, Fe2O3 và Fe(OH)3 tác dụng với:
a) dung dịch axit HCl. 
a) dung dịch axit HNO3 loãng 
Cho biết trong phản ứng nào thì hợp chất của sắt thể hiện tính bazo và phản ứng nào thể hiện tính khử?
2.3.6. Tổ chức kiểm tra vấn đáp học sinh theo tương tác giáo viên – học sinh và học sinh – học sinh
Thông thường quá trình học bài của học sinh cần có kỹ năng ghi nhớ nhanh, chính xác và hệ thống. Nhưng với những đối tượng học sinh có học lực yếu thì thường là các em ngại ghi nhớ vì không có hệ thống logic, luôn thấy kiến thức rời rạc...
Trong quá trình học, giáo viên nên hướng dẫn các em tự kiểm tra kiến thức ghi nhớ của mình, rèn kỹ năng nhớ, hiểu và vận dụng. Hình thức có thể tự vấn (tự minh kiểm tra mình), song vấn (hai học sinh kiểm tra lẫn nhau) và quá trình phổ biến trong giờ học là giáo viên kiểm tra.
Nhưng câu hỏi để học kiến thức mới thì khác với kiểm tra bài cũ. Và giáo viên thường chỉ kiểm tra đầu giờ. Tôi đã thực hiện kiểm tra đột xuất giữa giờ, ngay những kiến thức bài vừa học hoặc có liên quan kiến thức vừa học.
a. Giáo viên kiểm tra vấn đáp học sinh
Ví dụ 1: Bài 1 – ESTE (Hoá học 12)
Sau khi dạy xong phần khái niệm, danh pháp và tính chất vật lí, tôi tiến hành kiểm tra vấn đáp 2 học sinh với các câu hỏi
- Em hãy cho biết CTPT tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở?
Lấy 3 ví dụ?
- Este có mùi thơm và dễ bay hơi, lấy ví dụ chứng minh?
- Đọc tên este có CTCT sau CH3-COO-CH3?
- Este là sản phẩm của phản ứng giữa axit hữu cơ và ancol. Đúng hay sai?Vì sao?
Ví dụ 2: Bài – AMIN (Hoá học 12)
Sau khi dạy xong phần tính chất bazo của amin, tôi kiểm tra 2 học sinh
- Nêu CTCT của amin có tên là Etylamin?
- Gọi tên của amin có CTCT là CH3-NH-CH3?
- Anilin có thể tan tốt trong nước lạnh, đúng hay sai?
- Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm hoá xanh, đúng hay sai? Vì sao?
- So sánh tính bazo của metylamin, anilin và amoniac?...
Với các câu hỏi đơn giản, nhằm tới đối tượng là học sinh có yếu, kém trong lớp. Với mức độ và thời gian vừa học xong, học sinh có thể ghi nhớ và trả lời đư

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_cac_phuong_phap_ky_thuat_day_hoc_tich_cuc_tron.doc