SKKN Vận dụng bài tập định tính và câu hỏi thực tế trong dạy học Vật lí 10 – THPT Quan sơn

SKKN Vận dụng bài tập định tính và câu hỏi thực tế trong dạy học Vật lí 10 – THPT Quan sơn

Mỗi một môn học trong chương trình phổ thông nói chung và môn Vật lí nói riêng thì môn Vật lí cũng đóng vai trò hết sức rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy nhân cách của học sinh.

Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải luôn phải đặt ra mục đích đó là nhằm giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kĩ năng, kĩ xảo, tạo thái độ và động cơ học tập một cách đúng đắn để học sinh có khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế phát triển của thời đại.

Môn Vật lý là môn khoa học nghiên cứu về những sự vật, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, có tính ứng dụng thực tiễn cao, cần vận dụng những kiến thức toán học. Học sinh phải có một thái độ học tập thật sự nghiêm túc, có tư duy sáng tạo về những vấn đề mới nảy sinh để tìm ra hướng giải quyết để phù hợp.

Học môn Vật lí là để hiểu, để giải thích đư¬ợc các hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày thông qua việc tìm hiểu các lí thuyết, các định luật chi phối các quy luật của tự nhiên. Đồng thời là khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo r¬a những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con ng¬ười và góp phần giải tỏa, xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm ảnh hưởng đến đời sống, tinh thần của con ngư¬ời.

Để đạt được những yêu cầu sự ham học và tìm đòi đư¬ợc mục đích của môn Vật lí trong tr¬ường phổ thông thì điều quan trọng giáo viên giảng dạy phải là nhân tố tham gia quyết định chất l¬ượng. Do vậy, ngoài những hiểu biết về Vật lí, người giáo viên cần phải có phư¬ơng pháp truyền đạt dễ hiểu để thu hút sự chú ý cho học sinh. Đó là vấn đề đáng được quan tâm và nghiên cứu. Chính vì vậy trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đưa ra đề tài “Vận dụng bài tập định tính và câu hỏi thực tế trong dạy học Vật lí 10 – THPT Quan sơn”

 

doc 16 trang thuychi01 60536
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng bài tập định tính và câu hỏi thực tế trong dạy học Vật lí 10 – THPT Quan sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
Mỗi một môn học trong chương trình phổ thông nói chung và môn Vật lí nói riêng thì môn Vật lí cũng đóng vai trò hết sức rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy nhân cách của học sinh.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải luôn phải đặt ra mục đích đó là nhằm giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kĩ năng, kĩ xảo, tạo thái độ và động cơ học tập một cách đúng đắn để học sinh có khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế phát triển của thời đại.
Môn Vật lý là môn khoa học nghiên cứu về những sự vật, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, có tính ứng dụng thực tiễn cao, cần vận dụng những kiến thức toán học. Học sinh phải có một thái độ học tập thật sự nghiêm túc, có tư duy sáng tạo về những vấn đề mới nảy sinh để tìm ra hướng giải quyết để phù hợp.
Học môn Vật lí là để hiểu, để giải thích được các hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày thông qua việc tìm hiểu các lí thuyết, các định luật chi phối các quy luật của tự nhiên. Đồng thời là khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo ra những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người và góp phần giải tỏa, xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm ảnh hưởng đến đời sống, tinh thần của con người. 
Để đạt được những yêu cầu sự ham học và tìm đòi được mục đích của môn Vật lí trong trường phổ thông thì điều quan trọng giáo viên giảng dạy phải là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy, ngoài những hiểu biết về Vật lí, người giáo viên cần phải có phương pháp truyền đạt dễ hiểu để thu hút sự chú ý cho học sinh. Đó là vấn đề đáng được quan tâm và nghiên cứu. Chính vì vậy trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đưa ra đề tài “Vận dụng bài tập định tính và câu hỏi thực tế trong dạy học Vật lí 10 – THPT Quan sơn” 
2. Mục đích nghiên cứu
Giáo viên cần xây dựng được một hệ thống các bài tập định tính và các hiện tượng Vật lí trong thực tiễn có thể vận dụng vào bài giảng trong chương trình Vật lí 10 ở THPT Quan Sơn.
Vận dụng hệ thống các bài tập định tính và hiện tượng thực tiễn vào bài giảng nhằm giáo dục ý thức và tăng sự hứng thú học tập của bộ môn Vật lí cho học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu
 Trong thời gian dạy học môn Vật lí tại các lớp: 10A2; 10A3 ở trường THPT Quan Sơn. Thông qua đề tài nghiên cứu “Vận dụng bài tập định tính và câu hỏi thực tế trong dạy học Vật lí 10 – THPT Quan sơn” này tôi muốn giúp cho các em học sinh hiểu biết sâu rộng hơn về môn học Vật lí, để các em có thể áp dụng vào cuộc sống thực tiễn một cách linh hoạt hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu 
Qua việc nghiên cứu đề tài tôi đưa ra các phương pháp sau:
Phương pháp dạy học tích cực. 
Phương pháp tích hợp môi trường, các kĩ thuật dạy học, kĩ năng vận dụng kiến thức trong học tập và liên hệ thực tiễn của bộ môn Vật lí.
Các bài dạy trong chương trình Vật lí 10- cơ bản.
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
 Trong điều kiện hiện nay, khoa học kỹ thuật của nhân loại phát triển, nền kinh tế trí thức ngày càng cao thì nhiệm vụ của ngành giáo dục càng trở nên to lớn và đáng được trân trọng: 
 Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp cho học sinh vận dụng được kiến thức khoa học vào cuộc sống, mang tính giáo dục, nhưng cao hơn vẫn là giáo dục hướng thiện khoa học cho các em.
+ Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh học tập theo hướng tích hợp
 Khi dạy kiến thức Vật lí trong bất kì lĩnh vực nào: chuyển động cơ học, các lực cơ học, công cơ học, năng lượng đều liên quan đến các hiện tượng Vật lí mà diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nên khi sử dụng những câu hỏi mở rộng theo hướng tích hợp làm cho học sinh có sự hứng thú và chủ động tìm tòi câu trả lời, từ đó đồng thời cho thấy được mối liên hệ tương quan giữa các môn học với nhau.
2. Thực trạng vấn đề
 Trong quá trình dạy môn Vật lí phải luôn đổi mới những phương pháp dạy học qua từng tiết dạy. Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phải phát huy tính thực tế cao, giáo dục về môi trường, lối sống, đảm bảo tính khoa học – hiện đại, cơ bản; tính thực tiễn tính hệ thống sư phạm.
 Tuy nhiên mỗi tiết học có thể không nhất thiết phải hội tụ tất cả những quan điểm nêu trên, bên cạnh đó cũng cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đừng quá lạm dụng khi lượng kiến thức không đồng nhất .
+ Thực tế giảng dạy cho thấy
 Môn Vật lí là một môn học tương đối khó, nếu giáo viên không có những bài giảng và phương pháp phù hợp với từng học sinh thì dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, Đã có hiện tượng một số học sinh không muốn học môn Vật lí, vì cho rằng môn học này khó hiểu, khó tiếp thu.
 Cũng nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức và đi sát vào từng đối tượng học sinh: Chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm cao để tìm hiểu, nghiên cứu, hiện tượng, còn áp dụng một bài giảng cho nhiều lớp. Do phương pháp ít có tiến bộ, mà người giáo viên đã trở thành người cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều. Giáo viên nên là người hướng dẫn học sinh chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức môn Vật lí.
3. Các giải pháp và hình thức tổ chức thực hiện
 Từ cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học, tôi đã thấy rằng: “Vận dụng bài tập định tính và câu hỏi thực tế trong dạy học Vật lí 10 - THPT” sẽ tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê để học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn của môn học Vật lí. Vậy để thực hiện được, người giáo viên trước tiên cần phải nghiên cứu và xây dựng kỹ các bài giảng trong chương trình sách giáo khoa, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực tế liên quan phù hợp với từng học sinh, đôi lúc cần quan tâm đến tính cách sở thích của đối tượng tiếp thu, hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phải mang tính hợp lý và hài hoà, nhiều khi trong giảng dạy cần pha chút sự khôi hài mà vẫn đảm nhiệm được mục đích học.
+ Các giải pháp thực hiện
 “Vận dụng bài tập định tính và câu hỏi thực tế trong dạy học Vật lí 10 – THPT Quan sơn” bằng cách:
 Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thay cho lời giới thiệu bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh sự hứng thú, bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn thường gặp.
 Nêu một số hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống mà chúng ta đang ở, sau khi đã kết thúc một bài học. Với sự hướng dẫn bằng cách nêu trên có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức mình đã học để tìm cách giải thích vì sao lại có hiện tượng đó? Để tạo tiền đề thuận lợi khi học vào bài học mới. 
 Dựa vào những hiện tượng thực tiễn để áp dụng các bài tập tính toán. Và cách nêu vấn đề này có thể giúp cho học sinh trong khi làm bài tập sẽ lĩnh hội được vấn đề cần truyền đạt, giải thích.Vì muốn giải được bài toán Vật lí đó học sinh cần phải hiểu được những nội dung kiến thức mà bài toán yêu cầu gì? Và giải quyết như thế nào cho phù hợp?
 Nêu các hiện tượng xung quanh có liên quan đến đời sống hằng ngày để từ đó liên hệ với nội dung bài giảng nhằm rút ra những kết luận mang tính quy luật. Làm cho học sinh không có cảm giác khó hiểu vì có nhiều lý thuyết, nếu đề cập theo tính đặc thù của bộ môn thì khó tiếp thu được nhanh so với gắn nó vào thực tiễn hàng ngày. 
+ Các hình thức tổ chức thực hiện
+ Đặt tình huống vào bài mới:
 Một tiết dạy mà người giáo viên muốn gây được sự chú ý đến học sinh hay không là nhờ đặt vấn đề vào bài mới. Trong đó phần mở đầu là rất quan trọng, nếu ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc giả định rồi yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu và giải thích.
+ Lồng ghép tích hợp môi trường vào trong bài dạy
Môn vật lý có thể tích hợp với những môn học khác, như chúng ta đã biết vấn đề môi trường luôn được quan tâm hằng đầu như: khói bụi của nhà,nước thải của sinh hoạt, ô nhiễm phóng xạ...có liên quan gì đến sự thay đổi của thời tiết haykhông. Tùy vào thực trạng của từng địa phương mà ta lấy ví dụ sao cho phù hợp, gần gũi và dễ hiểu.
+ Liên hệ thực tế trong bài dạy
 Khi học xong một vấn đề gì mà học sinh thấy được ứng dụng trong thực tiễn thì sẽ chú ý hơn, chủ động tư duy để tìm hiểu. Do đó trong mỗi bài học giáo viên nên đưa ra được một vài ứng dụng thực tiễn sẽ lôi cuốn được sự chú ý của học sinh nhiều hơn.
HỆ THỐNG CÁC BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH VÀ CÂU HỎI THỰC TẾ DÙNG CHO CÁC BÀI GIẢNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ 10 THPT QUAN SƠN.
BÀI 2: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU - (Tiết 2 Vật lí 10 cơ bản)
Câu 1: Một ô tô đang chuyển động. Hãy cho biết bộ phận nào chuyển động bộ phận nào đứng yên đối với. [1]
Mặt đường
Thành xe
 Giải thích: 
Đối với mặt đường, mọi điểm đều chuyển động, trừ điểm của bánh xe tiếp xúc với mặt đường. 
Đối với thành xe, những điểm gắn với thành xe một cách cố định là đứng yên. Các điểm khác đều chuyển động.
 Áp dụng: Giáo viên có thể áp dụng vào phần bài giảng về câu hỏi bài tập.
Câu 2: Trong các phương trình sau đây, những phương trình nào mô tả chuyển động đều? [1]
a) x = 5t + 4 b) x = t2 – 4 c) x = t – 2 
d) x = 6t e) v = 2 f) x = 
Giải thích: Những phương trình mô tả chuyển động đều là: a, d, e 
Áp dụng: Giáo viên có thể áp dụng vào phần củng cố bài tập. 
BÀI 5: CUYÊN ĐỘNG TRÒN ĐỀU - (Tiết 8,9 Vật lí 10 cơ bản)
Câu 1: Một vật chuyển động trên một cung tròn với vận tốc có độ lớn không đổi. Hỏi vectơ gia tốc của vật ở các điểm trên quỹ đạo có bằng nhau không?[1]
Giải thích: vectơ gia tốc không bằng nhau vì chúng luôn hướng vào tâm quỹ đạo (khác phương). Tuy nhiên độ lớn của vectơ gia tốc bằng nhau tại mọi điểm 
Áp dụng: Giáo viên sử dụng để đặt vấn đề vào bài.
Câu 2: Để các tia nước từ cái bánh xe đạp không thể bắn vào người đi xe, phía trên bánh xe người ta gắn những cái chắn bùn. Khi đó phải gắn những cái chắn bùn như thế nào?[1]
Giải thích: Phải gắn những cài chắn bùn sao cho mép dưới cắt đường tiếp tuyến đi qua điểm thấp nhất của bàn đạp với mép trước của bánh xe.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi cho phần học về đặc điểm của vận tốc trong chuyển động tròn đều. 
BÀI 6: TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG. CỘNG THỨC CỘNG VẬN TỐC - (Tiết 10Vật lí 10 cơ bản)
Câu 1: Người ngồi trên xe sẽ thấy đầu van chuyển động theo quỹ đạo như thế nào quanh trục bánh xe? [2]
Giải thích: Người ngồi trên xe đạp sẽ thấy đầu van chuyển động tròn đều quanh trục bánh xe.
 Áp dụng: Giáo viên dùng câu hỏi này cho phần bài tập.
Câu 2: Khi đi xe máy trong mưa, ta thường có cảm giác các giọt nước mưa rơi nghiêng (hắt vào mặt ta) ngay cả khi trời lặng gió. Lẽ ra khi lặng gió các giọt mưa sẽ rơi thẳng đứng và không thể hắt vào mặt ta được. Hãy giải thích điều dương như vô lí đó. [1]
Giải thích: Khi không có gió, những giọt mưa roi theo phương thẳng đứng so với đất, nhưng lại rơi theo phương xiên đối với người lái xe máy.
Áp dụng: Giáo viên có thể dùng cho phần đặt vấn đề vào bài.
BÀI 10: BA ĐỊNH LUẬT NIU- TƠN - ( Tiết 17,18 Vật lí 10 cơ bản, nâng cao)
Câu 1: Một đoàn tàu đang chuyển động trên đường sắt nằm ngang với một lực kéo không đổi bằng lực ma sát. Hỏi đoàn tàu chuyển động như thế nào? ở định luật I Niutơn đã thể hiện ra sao? [1]
Giải thích: Đoàn tàu chuyển động thẳng đều. Theo phương ngang đoàn tàu chịu tác dụng của hai lực cân bằng, theo định luật I Niutơn vận tốc của tàu không thay đổi.
Áp dụng: Giáo viên có thể áp dụng phần câu hỏi này ở tiết bài tập.
Câu 2: Một hành khách đi trên xe buýt cho biết, lúc đầu xe còn ít khách khi qua chỗ đường xấu, xe bị xóc nhiều làm người ngồi trên xe rất khó chịu. Nhưng khi xe đã đông khách, lại thấy êm hơn kể cả khi đi qua những chỗ đường xấu. Cảm giác ấy có đúng không? Hãy giải thích? [1]
Giải thích: Càng đông khách khối lượng xe và người càng lớn gia tốc xe thu được khi tương tác với đường (chỗ đường xấu xe bị xóc) sẽ nhỏ, sự thay đổi vận tốc theo phương thẳng đứng của xe rất bé nên người ngồi trên xe có cảm giác êm hơn.
Áp dụng: Đây là hiện tượng xảy ra trong thực tế mà ta có thể cảm nhận được khi ngồi trên xe ô tô. Giáo viên dùng cho phần củng cố về định luật II Niuton.
Câu 3: Tại sao khi đi bộ xa hoặc leo núi, ta chống gậy thì đỡ mỏi chân?[3]
 Giải thích: Khi đi bộ hoặc leo núi, chân ta phải đạp vào mặt đất, đất sẽ tác dụng một phản lực làm cho ta đi được. Động tác đó lập lại nhiều lần sẽ khiến cơ chân bị mỏi. Khi chống gậy, ta dùng tay ấn mạnh gậy về phía sau, mặt đất sẽ tác dụng vào đầu gậy một phản lực hướng về phía trước và nó được truyền đến cơ thể chúng ta làm ta dịch chuyển về phía trước. Như vậy ta đã thay bớt hoạt động của chân bằng hoạt động của tay nên chân đỡ mỏi. 
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi củng cố cho phần định luật III Niutơn.
BÀI 11: LỰC HẤP DẪN. ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP - (Tiết 19 Vật lí 10 cơ bản)
Câu 1: Hai vật bất kì luôn hút nhau bằng một lực hấp dẫn, tại sao các vật để trong phòng như bàn, ghế, tủ, giường mặc dù chúng luôn hút nhau nhưng không bao giờ di chuyển lại gần nhau? [1]
Giải thích: Các vật để trong phòng không chỉ chịu tác dụng của lực hấp dẫn mà còn chịu tác dụng của trọng lực, phản lực và lực ma sát. Các lực này triệt tiêu lẫn nhau nên các vật vẫn đứng yên, không hút lại gần nhau.
Áp dụng: Sử dụng cho phần củng cố về lực hấp dẫn.
Câu 2: Lực hấp dẫn giữa hai vật có thay đổi không nếu ta đặt xen vào giữa hai vật một tấm kính dày. [1]
Giải thích: Không tay đổi. Vì lực hấp dẫn giữa hai vật không phụ thuộc vào sự có mặt hay không có mặt của vật thứ ba.
Áp dụng: Giáo viên có thể áp dụng phần câu hỏi này ở phần củng cố bài tập.
BÀI 13: LỰC MA SÁT - (Tiết 21 Vật lí 10 cơ bản)
Câu 1: Bôi dầu mỡ có tác dụng làm giảm ma sát. Nhưng tại sao người ta không bôi dầu cho các thanh ray đường sắt? [1]
Giải thích: Nếu đường ray được bôi dầu thì sảy ra sự quay tại chỗ của bánh ở đầu tàu, đầu tàu không làm cho đoàn tàu chuyển động được.
Áp dụng: Giáo viên có thể áp dụng phần câu hỏi này để đặt vấn đề vào bài.
Câu 2: Vì sao trong các cuộc đua maratông hay đua xe đạp ta thường thấy có một số vận động viên thường bám sát sau đối thủ của mình, chỉ khi gần tới đích họ mới cố vượt lên phía trước ? [1]
Giải thích: Mục đích là làm giảm sức cản của không khí.
 Áp dụng: Giáo viên sử dụng vào phần củng cố sau bài học. Câu 3: Lấy một hòn đá, đập vụn ra thành những hạt nhỏ và thả rơi xuống. Chúng có rơi nhanh như khi hòn đá nguyên vẹn rơi không? Vì sao? [2] Giải thích: Rơi chậm hơn vì khi đạp vụn đá diện tích bề mặt tăng và sức cản không khí tăng lên đáng kể.
 Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi củng cố cho phần định lực ma sát.
BÀI 14: TÂM LỰC HƯỚNG - (Tiết 22 Vật lí 10 cơ bản )
Câu hỏi: Tại sao khi đi xe đạp hoặc xe máy đến đoạn đường cong chúng ta phải giảm tốc độ và nghiêng người ? [2]
Giải thích: Mục đích của việc nghiêng người để tạo ra lực hướng tâm khi đi ở những đoạn đường cong, bởi vì lực ma sát nghỉ không đủ giữ cho xe chuyển động cong. Tuy nhiên việc nghiêng người và xe chỉ tạo ra lực hướng tâm có giá trị nhất định, cho nên để đảm bảo xe không bị văng đi theo phương tiếp tuyến với đường cong thì cần phải giảm tốc độ xe.
Áp dụng: Hiện nay tai nạn giao thông diễn ra phổ biến ở nước ta mà một trong những nguyên nhân là do người lái xe không làm chủ được tốc độ, nhất là khi qua những đoạn đường cong. Qua câu hỏi trên đã chỉ cho chúng ta thấy cần phải có ý thức hơn khi tham gia giao thông, từ đó góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi cho phần củng cố sau bài học.
BÀI 20: CÁC DẠNG CÂN BẰNG. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾ - (Tiết 31Vật lí 10 cơ bản) 
Câu 1: Tại sao những công nhân khi vác những bao hàng nặng họ thường chúi người về phía trước một chút. Hãy giải thích vì sao?[1]
Giải thích: Mục đích của việc công nhân chúi người về phía trước là để trọng tâm của bao hàng rơi vào mặt chân đế.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng cho phần cân bằng của vật có mặt chân đế.
Câu 2: Các nhà khoa học đang lo ngại vì tháp nghiêng Pisa (Ý) đang có xu hướng nghiêng dần và có thể bị đổ. Hãy giải thích nguyên nhân có thể làm đổ tháp? [1]
Giải thích: Nguyên nhân: Trọng tâm “ rơi ”khỏi mặt chân đế khi tháp nghiêng sẽ bị đổ.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng cho phần đặt vấn đề vào phần mức vững vàng của cân bằng.
Câu 3: Tại sao khi xây dựng các công trình lớn các kiến trúc sư thường thiết kế móng của công trình to và vững chắc? [1]
Giải thích: Có hai nguyên nhân chính: Tạo mặt chân đế lớn và giảm áp suất của công trình xuống mặt đất tránh bị lún xuống.
Áp dụng: Đây là hiện tượng hầu như trong chúng ta ai cũng thấy nhưng không phải ai cũng giải thích được nó một cách kĩ càng và đầy đủ. Giáo viên có thể sử dụng cho phần củng cố của bài học. 
BÀI 21: CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH. QUY TẮC MÔMEN LỰC - (Tiết 29 Vật lí 10 cơ bản)
Câu 1: Tại sao khi gập khuỷu tay ta có thể nâng được vật nặng hơn so với trường hợp duỗi thẳng tay theo phương ngang ? [1]
Giải thích: Khi gập khuỷu tay, “cánh tay đòn” thu lại ngắn hơn nên có thể giữ được với lực lớn hơn. 
 Áp dụng: Đây là vấn đề thường ngày chúng ta hay áp dụng trong công việc như là một bản năng. Tuy nhiên không mấy người giải thích được. Giáo viên có thể dùng để đặt vấn đề vào bài.
Câu 2: Hai học sinh khiêng một xô nước treo ở giữa phần đòn gánh. Học sinh nào chịu lực lớn hơn nếu điểm treo xô nước bị lệch hẳn về một phía so với điểm chính giữa? [1]
Giải thích: Xô nước ở gần học sinh nào hơn thì học sinh đó chịu tác lực lớn hơn và theo quy tắc hợp lực xong xong.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng sau khi học song phần mômen.
Câu 3: Khi đi xe đạp, xe máy cần phanh gấp người lái xe luôn chủ động phanh bánh sau cuả xe mà ít dùng phanh trước. Làm như vậy có lợi gì?[1]
Giải thích: Nếu phanh ở bánh trước, theo quán tính sẽ xuất hiện mômen lực làm lật xe rất nguy hiểm.
Áp dụng: Giáo viên dùng câu hỏi này cho phần củng cố bài tập.
BÀI 23: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG - (Tiết 37,38 Vật lí 10 cơ bản)
Câu 1: Một em bé đang thổi hơi vào một quả bóng bay, khi bóng căng, do sơ ý quả bóng bay tuột khỏi tay. Hỏi quả bóng sẽ chuyển động như thế nào?Tại sao? [1]
Giải thích: Hơi quả bóng phụt ra phía sau làm quả bóng bay nhanh tới phía trước. 
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng cho phần đặt vấn đề vào bài mới.
Câu 2: Một người làm xiếc nằm trên mặt đất rồi cho đặt lên ngực mình một tảng đá to. Sau đó, cho người khác lấy búa tạ đập vào tảng đá. Khi tảng đá vỡ ra, người làm xiếc vẫn đứng dậy vui cười chào khán giả. Điều gì đã giúp anh ta thoát khỏi "mối nguy hiểm "nêu trên? [1]
Giải thích: Theo định luật bảo toàn động lượng, sau va chạm vật có khối lượng càng lớn thì biến thiên động lượng càng nhỏ (tức ít bị chấn động ). Tảng đá trên ngực sẽ có tác dụng giảm chấn động, đá càng to càng an toàn. 
Áp dụng: Đây là màn biểu diễn xiếc tạo cho người xem từ sự hồi hộp đến thán phục, tuy nhiên không phải ai cũng giải thích được. Giáo viên sử dụng để làm rõ mối quan hệ giữa độ biến thiên động lượng và xung của lực.
Câu 3: Tại sao viên đạn bay ra khỏi nòng súng không làm vỡ tan tấm cửa kính mà chỉ khoan một lỗ tròn? [2] 
 Giải thích: Thời gian va chạm giữa viên đạn và tấm kính là rất nhỏ. Trong khoảng thời gian đó, biến dạng gây ra bởi áp suất của viên đạn không kịp lan ra xa.Vì vậy, phần động lượng mà viên đạn mất đi chỉ truyền cho một phần nhỏ của tấm kính và tạo thành một lỗ tròn. 
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi để làm rõ tính chất “độ biến thiên động lượng của vật phụ thuộc vào thời gian xảy ra va chạm”
BÀI 28: CẤU TẠO CHẤT. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CÁC CHẤT (Tiết 47 Vật lí 10 cơ bản)
Câu 1: Mùi thơm của nước hoa thoảng bay trong không khí dần tan biến mất. Hãy giải thích tại sao lại có hiện tượng trên? [1]
Giải thích: Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng. trong quá trình chuyển động, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau gây ra hiên tượng khuếch tán. Nước hao thoảng bay là kết quả của hiện tượng khuếch tán
 Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi cho phần cấu tạo chất.
Câu 2: Việc tách hai tấm ván gỗ úp lên nhau dễ hơn nhiều so với việc tách hai tấm kính chồng lên nhau. Tại sao vậy?[1]
Giải thích: Hai tấm kính đặt úp lên nhau có lực liên kết giữa các phân tử mạnh hơn do chúng có bề mặt nhẵn, các phân tử ở hai tấm kính ở rất gần nhau đến mức nó có thể hút nhau. Điều này không xảy ra vớ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_bai_tap_dinh_tinh_va_cau_hoi_thuc_te_trong_day.doc