SKKN Vấn đề ô nhiễm môi trường và việc bảo vệ môi trường sống

SKKN Vấn đề ô nhiễm môi trường và việc bảo vệ môi trường sống

Cùng với sự phát triển của xã hội, các phương tiện truyền thông phổ biến như hiện nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm, sinh lý của các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh THPT, lưá tuổi muốn trở thành người lớn, nhưng việc tiếp nhận các thông tin còn chưa nhận thức được đúng sai.Trong những năm gần đây rất nhiều những câu chuyện gây sốc trong xã hội và ngày càng có xu hướng xảy ra nhiều như: Việc làm mẹ của các em gái đang trong thời gian còn đi học,chưa đủ tuổi công dân xảy ra ở các trường THPT; Việc tập trung đánh nhau hội đồng xảy ra càng nhiều, không chỉ ở các em nam sinh mà các em nữ sinh có xu hướng ngày càng phổ biến, và không chỉ dừng lại ở đó, các em còn quay video, tung lên mạng xã hội coi như là một chiến tích của bản than các em.Việc các em thực hiện nội quy chưa tốt, không có ý thức tu dưỡng,rèn luyện tốt, chỉ ham chơi, lướt mạng, chơi gem, ảnh hưởng lớn đến nhận cách, sức lao động và sự phát triển đất nước trong tương lai.Việc tham gia giao thông thiếu ý thức dẫn đến xảy ra nhiều vụ tai nạn đau lòng xảy ra ở lứa tuối các em thpt.Việc các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của bảo vệ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự sống của nhận loại trong tương lai

docx 21 trang thuychi01 7511
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vấn đề ô nhiễm môi trường và việc bảo vệ môi trường sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. MỞ ĐẦU..
1-2
1.1. Lí do chọn đề tài.
1`
1.2. Mục đích nghiên cứu..
1-2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu..
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...........................
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm..
2 - 3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 3 - 5
2.3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.
5 - 15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
 15 - 16
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
15-16
3.1. Kết luận.
15 - 16
3.2. Kiến nghị
 16
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Cùng với sự phát triển của xã hội, các phương tiện truyền thông phổ biến như hiện nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm, sinh lý của các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh THPT, lưá tuổi muốn trở thành người lớn, nhưng việc tiếp nhận các thông tin còn chưa nhận thức được đúng sai.Trong những năm gần đây rất nhiều những câu chuyện gây sốc trong xã hội và ngày càng có xu hướng xảy ra nhiều như: Việc làm mẹ của các em gái đang trong thời gian còn đi học,chưa đủ tuổi công dân xảy ra ở các trường THPT; Việc tập trung đánh nhau hội đồng xảy ra càng nhiều, không chỉ ở các em nam sinh mà các em nữ sinh có xu hướng ngày càng phổ biến, và không chỉ dừng lại ở đó, các em còn quay video, tung lên mạng xã hội coi như là một chiến tích của bản than các em.Việc các em thực hiện nội quy chưa tốt, không có ý thức tu dưỡng,rèn luyện tốt, chỉ ham chơi, lướt mạng, chơi gem, ảnh hưởng lớn đến nhận cách, sức lao động và sự phát triển đất nước trong tương lai.Việc tham gia giao thông thiếu ý thức dẫn đến xảy ra nhiều vụ tai nạn đau lòng xảy ra ở lứa tuối các em thpt.Việc các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của bảo vệ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự sống của nhận loại trong tương lai 
 Ở cấp THPT, chúng ta có các buổi hoạt động ngoại khóa, các buổi mít tinh ,phát động các phong trào như: an toàn giao thông, sức khỏe sinh sản vị thành niên.Tuy nhiên do thời gian ít, số lượng các em học sinh đông, nên hầu như các buổi học tập không đạt chất lượng cao. Do đó bằng kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm của mình, tôi thường đưa một số tư liệu, hình ảnh cần tuyên truyền cho các em trong một số buổi sinh hoạt lớp, bên cạnh nội dung chính của buổi sinh hoạt là nhận xét đánh giá tuần học vừa qua và kế hoạch phấn đấu của lớp trong tuần học tới. Số lượng học sinh trong lớp học ít hơn, các bài tuyên truyền có sử dụng các video sẽ thu hút các em học sinh theo dõi hơn.Đây chỉ là một sáng kiến nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy, hi vọng nó có thể góp một phần nào đó vào tài liệu tham khảo của các anh, chị, bạn bè đồng nghiệp.
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Trong các giờ sinh hoạt lớp, bên cạnh nội dung chính là nhận xét, xếp loại các em trong giờ học, việc lồng ghép một số nội dung quan trọng, mang tính thiết thực, cần thiết vào tiết học, giúp các em tiếp thụ tốt hơn, có cách hiểu biết sâu sắc hơn, đem lại sự định hướng trong nhân cách, hành động tót hơn.Trong một số buổi sinh hoạt của từng thánh, tôi có lồng ghép một số nội dung sau:
+ Tháng 9, tuần học đầu, tiết sinh hoạt đầu tôi lồng ghép nội dung: Kỉ cương, nề nếp học tập của học sinh.
+ Tháng 10, tuần học số 7, tiết sinh hoạt tôi lồng ghép nội dung: Luật an toàn giao thông đối với học sinh thpt (2)
+ Tháng 12, tuần học số 15, tiết sinh hoạt tôi lồng ghép nội dung: Bạo lực học đường (3)
+ Tháng 1, tuần học số 19,20, tiết sinh hoạt tôi lồng ghép nội dung: Sức khỏe sinh sản vị thành niên . (4)
+ Tháng 3, tuần học số 27, tiết sinh hoạt tôi lồng ghép nội dung: Học sinh với vấn đề bảo vệ môi trường. (5)
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Như đã trình bày ở trên, đề tài nghiên cứu của tôi mong muốn có thể truyền tải đến các em học sinh những hiểu biết cơ bản, kiến thức cơ bản về những vấn đề có tính chất nổi cộm đang xảy ra trong lứa tuổi học sinh, trong xã hội như: Vấn nạn bạo lực học đường;Sức khỏe sinh sản vị thành niên; Luật giao thông đối với học sinh;Vấn đề ô nhiễm môi trường và việc bảo vệ môi trường sống; Tính kỉ luật trong họ tập và sinh hoạt của các em học sinh
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Trong các năm học trước, với việc sử dụng một số tiết sinh hoạt trong tuần, có sử dụng các video, hình ảnh để tuyên truyền một số kiến thức như đã nói ở trên trong các lớp tôi chủ nhiệm. Bằng phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết, tôi nhận thấy các em học sinh đều tích cực chú ý theo dõi trong các buổi sinh hoạt có nội dung trên. Và do đó ít hay nhiều, tôi thiết nghĩ các em cũng có những kiến thức cơ bản và những suy nghĩ tích cực về các vấn đề quan trọng đang xảy ra trong xã hội và học đường hiện nay. Đây cũng là một thành công trong việc giúp các em có định hướng và kĩ năng sống tốt hơn. Một trong những vấn đề mà xã hội đang rất quan tâm và bản thân nghành giao dục với các chương trình hoạt động ngoại khóa và giao lưu cũng đang muốn hướng tới.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Học sinh THPT là lứa tuối đã bắt đầu có sự hình thành về nhân cách và định hướng sống rõ ràng, do đó việc giúp cho nhân cách của học sinh phát triển một cách đúng đắn , giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: Giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, học sinh với những người xung quanh, là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của gia đình và nhà trường. Giáo dục học sinh hiểu biết và có kiến thức về những vấn đề nóng, những vấn đề mà học sinh thường sai lầm mắc phải trong lứa tuổi này, phàn nào giúp các em phòng, tránh được những sai lầm đó. Để các em có một hành trang bước vào đời là một công dân có một sức khỏe tốt và một nhân cách tốt.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu : “ dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức Cách mạng, là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức Cách mạng thì có tài cũng vô dụng ”. Giáo dục học sinh có những hiểu biết về các kiến thức như đã nêu trên, chính là giáo dục đạo đức cho các em học sinh. Quá trình đó là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải công phu, kiên trì, nhẫn nại, có sự phối hợp linh hoạt và khéo léo giữa nhà trường và gia đình, giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn. Đặc biệt làm giáo viên chủ nhiệm cần có nhiều biện pháp giáo dục mềm mỏng, khéo léo cũng như nghiêm khắc để uốn nắn học sinh.Một trong những biện pháp đó trước hết là làm cho học sinh hiểu, nhận thức được các kiến thức cơ bản về các vấn đề nội qui trường, lớp; các vấn đề xã hội: luật giao thong; bạo lực học đường; giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên; bảo vệ môi trườngHọc sinh có nắm được kiến thức thì giáo viên mới giáo dục được các em thực hiện tốt và phòng tránh được các vấn đề các em hay mắc sai lầm. 
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Tôi xin trích dẫn một số bài báo nói về các vấn đề xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên:
 “Tại việt nam, số liệu được bộ giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Cũng thống kê của bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11000 HS thì có 1 em bị buộc thôi học vì đánh nhau. Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của bộ công an mỗi tháng có hơn 1000 thanh thiếu niên phạm tội”[1]
 “Bà Phan Thị Lê Mai, cán bộ quỹ dân số lien hợp quốc tại Việt Nam cho biết, theo điều tra quốc gia, trên 9 768 thanhthieeus niên trong độ tuổi từ 10 đến 24 ở 8 tám tỉnh và thành phố cho thấy thanh thiếu niên vẫn thiếu kiến thức và thức hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Có 7,8 % vị thành niên, thanh niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 đã quan hệ tình dục trước 15 tuổi và chỉ có 54% thanh thiếu niên có sử dụng biện pháp tránh thai. Rất ít thanh, thiếu niên tham vấn với thầy cô và cha mẹ trong tìm hiểu thông tin và dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản”[2]
 “Hàng năm cả nước tiêu thụ hơn 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật, phát sinh hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 7 triệu tấn rác thải công nghiệp, hơn 630 000 tấn chất thải nguy hại trong khi việc xử lý nước thải và chất thải còn rất hạn chế ” [3]
 “ Theo phân tích thống kê của bộ công an liên quan đến TNGT trong độ tuổi thanh thiếu niên chiếm gần 40%, trong đó đối với người 18-27 tuổi chiếm gần 33,9% số vụ TNGT trong cả nước. Đây là những nằm trong độ tuổi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên những vụ TNGT nghiêm trọng do lứa tuổi này gây ra thời gian gần đây đã và đang ngày một gia tang đặc biệt là thanh niên vùng nông thôn” [4]
 “ Ở Nhật Bản họ chú trọng giáo dục lòng nhân ái ngay từ nhỏ. Tính kỉ luật trong gia đình và nhà trường rất cao nên đứa trẻ được lớn lên trong môi trường đó sẽ hạn chế tính ích kỉ, hung hăng.. Ở Việt Nam, trẻ chơi game nhiều hơn, tìm vui ở các dịch vụ trên mạng Internet, trẻ dễ bị vô cảm, sống ích kỷ hơn và đặc biệt là thiếu kỹ năng xây dựng tình bạn, thiếu tính kỉ luật. Từ thiếu kỹ năng đó, trẻ dễ gây gổ đánh nhau và hơn hết là hung hăng với bè bạn. [5]
 Do đó ở trường ngoài giảng dạy kiến thức, còn phải giáo dục các em về mặt nhận thức các vấn đề lớn của xã hội, đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, không hề đơn giản.
2.2.a. Thuận lợi:
- Học sinh ở trường THPT Hà Trung nằm ở vùng nông thôn nên ít bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội thâm nhập học đường.
- Học sinh trường đại đa số là con nhà nông dân nên phần nhiều các em có ý thức được học tập và tu dưỡng đạo đức, vươn lên trong học tập.
- Ở lứa tuổi các em nhận thức đã tốt, hiểu biết xã hội phần nào cũng đã nắm bắtđược nhiều hơn so với các em ở bậc THCS và bậc tiểu học.
- Trong quá trình thamgia học tập ở trường các em có được sự quan tâm của BGH nhà trường và của giáo viên.
2.3.b. Khó khăn:
- Một bộ phận nhỏ học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của học tập và tu dưỡng đạo đức, lười học, còn dễ bị cám dỗ và ảnh hưởng của các tệ nạn ngoài xã hội, thiếu tính kỉ luật.
- Các nội dung tuyên truyền kiến thức cho các em không thường xuyên, chỉ một buổi trong năm học nên thời gian dài các em có thể quên hoặc sao nhãng kiến thức.
- Nhiều em có bố mẹ đi làm ăn xa, gia đình không hạnh phúc nên thiếu sự quan tâm, đôn đốc của gia đình, nên dẫn đến việc rèn luyện,tu dưỡng còn yếu.
2.3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.
a. Trong tuần học số 2, (tháng 9) sau khi tuần học đầu tiên ổn định và sắp xếp cán bộ lớp. Tôi cho các em học nội quy của nhà trường và của lớp học. Yêu cầu các em ghi lại, nắm vững, dựa trên cơ sở đó để có sự xếp loại các em học sinh trong các tuần học, rồi từ tuần học đó đi đến các tháng. Để buổi sinh hoạt trở nên không cứng nhắc, mô phạm, lớp học đã có máy chiếu, tôi cho trình chiếu các nôị dung sau:
- Video: Các tình huống vi phạm kỷ luật. [6]
 Thời lượng 12 phút, video là các tình huống học sinh thường hay vi phạm trong quá trình học tập, mặc dù hình ảnh mang tính chất vui nhộn, nhưng thông qua đó giáo viên cũng thông báo cho học sinh biết hình thức xử phạt của mình khi các em mắc các lỗi trên. Để từ đó trình chiếu PoWer Point: Nội quy của người học sinh và biện pháp xử lí kỷ luật học sinh.
- PoWer Point: Nội quy của người học sinh và biện pháp xử lí kỷ luật học sinh
 Trên cơ sở, nội quy của trường học, các em học sinh cần nắm vững các nội quy của lớp như sau:
Nội quy học tập của học sinh
Điều 1: Đi học đầy đủ và đúng giờ. Nghỉ học phải viết giấy phép và có chữ ký của phụ huynh học sinh.
Điều 2: Đến lớp ăn mặc phải đúng quy định,đầu tác gọn gàng, không trang điểm phấn son, đi dép quai hậu.
Điều 3: Không đánh chửi nhau, gây gổ mất đoàn kết. Không nói tục, chửi bậy. Không ăn quà vặt.
Điều 4: Học sinh phải giữ gìn tài sản chung trong phòng học, bàn ghế xếp ngay ngắn, thẳng hàng và không tự ý di dời bàn ghế. 
Điều 5: Bảo quản, giữ gìn tốt sổ ghi đầu bài, không được tự ý sửa chữa, ghi thêm vào sổ đầu bài.
Điều 6: Không xả rác, vứt rác bừa bãi ngăn bàn, phòng học; không vứt rác qua cửa sổ; để rác đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh chung và phòng học luôn sạch đẹp. 
Điều 7: Không viết, vẽ, khắc lên bàn ghế, tường.
Điều 8: Không được ngồi trên bàn học sinh, bàn ghế dành cho giáo viên.
Điều 9: Thực hiện nghiêm túc truy bài đầu giờ, trong giờ học phải trật tự, chú ý nghe thầy cô giảng bài; tích cực phát biểu xây dựng bài; không được mang và sử dụng điện thoại trong trường học.
Điều 10: Chuẩn bị đồ dùng học tập. Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
Những vi phạm của học sinh và mức xử phạt đối với các vi phạm đó.
Cấp độ 1: - Vào muộn
 - Sai / thiếu đồng phục.
Tư thế sai trong lớp học.
Chưa lắng nghe trong giờ học.
Hành động thiếu văn minh(nói bậy,vứt rác,đi lại tự do)
Hình thức kỉ luật: -Trừ điểm hạnh kiểm
Lao động ngoài giờ theo hướng dẫn của giáo viên.
Cấp độ 2: - Bỏ giờ học.
Sử dụng điện thoại/thiết bị điện tử trong giờ học
Thái độ vô lễ, chống đối giáo viên.
Tự ý ra khỏi lớp.
Hình thức kỉ luật: - Trừ điểm hạnh kiểm.
- Lao động ngoài giờ theo hướng dẫn của giáo viên.
Mời phụ huynh tới trường
Cấp độ 3: - Không trung thực trong kiểm tra, thi cử.
Phá hoại của công
 - Trộm cắp, cướp giật.
Đánh nhau có tổ chức và gây thương tích.
Mang đồ dùng nguy hiểm đến trường.
Tàng trữ, sử dụng ma túy, thuốc cấm.
Hình thức kỉ luật:- Trừ điểm hạnh kiểm.
 - Lao động ngoài giờ theo hướng dẫn của giáo viên.
Mời phụ huynh tới trường
 - Đuổi học
- Video: Năm thói quen của người thành công mà bạn và tôi đều nên học.[7]
 Thời lượng 5 phút, nội dung video là cách nhìn nhận những thói quen của những người thành công, có thể giúp học sinh có ý thức về sự hình thành thói quen và đọng lực phấn đấu trong học tập và cuộc sống sau này, như: Thức dậy sớm đêr học bài; đọc sách nhiều hơn; có mục tiêu phấn đấu trong học tập và cuộc sống
- Video : Lãng phí cuộc đời.[8]
 Thời lượng 6 phút 44 giây. Các video tạo không khí vui,sôi nổi, đề các em có động lực phấn đấu, niềm tin, hình mẫu trong suốt cả năm học.
b. Trong tuần học số 7, ( Tháng 10). Trong buổi sinh hoạt lớp, ngoài nhận xét kết quả và xếp loại các em trong tuần học, tôi còn cho các em tìm hiểu về vấn đề giao thông đang xảy ra hiện nay (đặc biệt ở lứa tuổi các em).Cũng như trên, tôi trình chiếu máy chiếu cho các em xem, để buổi học, sinh hoạt trở nên sống động và dễ hiểu. Các nội dung trình chiếu sau:
- Trình chiếu bài báo:Những thói quen xấu của học sinh khi tham gia giao thông [9]. Thời lượng là 5 phút. Nêu lên những lỗi vi phạm giao thông mà các em học sinh thường mắc phải như: Tụ tập trước cổng trường, chạy xe dàn hang ngang, vượt đèn đỏ, điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ độ tuổi theo quy định, phóng nhanh vượt ẩu và không đội mũ bảo hiểm.
- PoWer Point: Một số kĩ năng về giao thông đối với học sinh. [10]
 Thời lượng 10 phút, nội dung trình bày các kiến thức sau:
+ Thông kê kết quả về tai nạn giao thông ở Việt Nam xảy ra ở lứa tuổi thanh, thiếu niên;
+ Một số kĩ năng phòng tránh tai nạn khi đi đường của học sinh;
+ Một số câu hỏi về luật giao thông mà học sinh cần biết. Ví dụ như:
Câu 1. Khi tham gia giao thông, hành động nào dưới đây không gây nguy hiểm cho người lái xe và người tham gia giao thông?
A. Đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng.
B. Buông cả hai tay hoặc điều khiển phương tiện bằng một tay.
C. Giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ khi muốn rẽ.
D. Đu bám, kéo, hoặc đẩy xe khác trên đường
Câu 2. Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy điện trên đường bộ không được quá bao nhiêu km/h?
A. 25 km/h. B. 50 km/h
C. 40 km/h. D. 60 km/h
Câu 3. Trong các phương án dưới đây, khái niệm “xe đạp điện” được hiểu như thế nào là đúng?
A. Là xe cơ giới hai bánh, có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 20 km/h
B. Là xe cơ giới hai bánh, có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h
C. Là xe thô sơ hai bánh, có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h
D. Là xe thô sơ hai bánh, có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 20 km/h
Câu 4. Theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên bị phạt bao nhiêu tiền?
A. Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
B. Từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng
C. Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng
D. Từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng
Câu 5. Chọn và điền các từ còn thiếu vào chỗ ..trong nội dung sau đây
 Để bảo đảm an toàn khi đi qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt mà không có tín hiệu đèn, rào chắn và tín hiệu thông báo, người tham gia đường bộ phải (1). cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có (2) . đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải (3).. và giữ khoảng cách tối thiểu (4) tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.
A. (1) quan sát – (2) tàu hỏa – (3) tiếp tục đi – (4) 3 mét.
B. (1) quan sát – (2) phương tiện đường sắt – (3) dừng lại – (4) 5 mét.
C. (1) chú ý – (2) phương tiện đường sắt – (3) dừng lại – (4) 3 mét.
D. (1) chú ý – (2) tàu hỏa – (3) tiếp tục đi – (4) 5 mét.
Câu 6. Dựa vào tình huống sau: “Khi đang xem tivi ở trong nhà, bất ngờ nghe thấy tiếng động mạnh phát ra ở ngoài đường trước nhà, bạn chạy ra thấy tai nạn giao thông xảy ra giữa hai xe mô tô và có người bị thương bất tỉnh nằm trên đường”. Hãy cho biết, hành động nào dưới đây không nên làm?
A. Gọi cho hàng xóm, người đi đường giúp đỡ và đưa người bị thương đi cấp cứu.
B. Đưa người bị nạn, phương tiện vào bên lề đường để không gây cản trở giao thông.
C. Bảo vệ những tư trang, tài sản của người bị nạn rơi vãi tại hiện trường.
D. Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.
Câu 7. Hành vi đi xe đạp nào dưới đây vi phạm quy tắc giao thông đường bộ?
A. Đi vào phần đường, làn đường dành cho xe đạp, xe thô sơ và đi về phía bên phải theo chiều đi của mình
B. Sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh khi đang điều khiển phương tiện.
C. Điều khiển xe đạp/xe đạp điện bằng hai tay, đặt hai chân vào bàn đạp và tay đặt vào phanh.
D. Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và các hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng về trách nhiệm của học sinh đối với việc phòng tránh tai nạn giao thông?
A. Luôn học tập để nắm vững pháp luật về giao thông.
B. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về giao thông.
C. Phải thận trọng và luôn chú ý quan sát khi đi đường.
D. Gọi điện thoại cho người thân khi xảy ra tai nạn.
Câu 9. Chọn và điền từ còn thiếu vào chỗ ...về quy tắc đi bộ an toàn.
“Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi (1).... Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có (2), có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho (3) và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn. Người đi bộ không được vượt qua (4).., không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ”
A. (1) trên lòng đường - (2) dải phân cách - (3) xe cơ giới - (4) vỉa hè
B. (1) sát mép đường - (2) đèn tín hiệu - (3) người đi bộ - (4) dải phân cách
C. (1) sát mép đường - (2) dải phân cách - (3) người tham gia giao thông - (4) làn đường
D. (1) trên lòng đường - (2) đèn tín hiệu - (3) xe thô sơ - (4) lề đường
c. Trong tuần học số 11 ( Tháng 12). Cũng Trong buổi sinh hoạt lớp, ngoài nhận xét kết quả và xếp loại các em trong tuần học, tôi còn cho các em tìm hiểu về vấn đề bạo lực học đường. Cũng giống như trên, tôi trình chiếu máy chiếu cho các em xem, để buổi học, sinh hoạt trở nên sống động và dễ hiểu. Các nội dung trình chiếu sau:
- Video: Bạo lực học đường ở Việt Nam : Khi học sinh nói chuyện bằng nắm đấm. [11]. Thời lượng của video là 4 phút.
 Nội dung của video bao gồm:
+ Một số hình ảnh các em học sinh đánh nhau và được quay clip phát tán lên mạng. 
+ Nêu lý do cuộc hỗn chiến học trò như : - Đánh bạn vì thấy ghét.
 - Đánh nhau vì một cái liếc mắt
 - Đánh nhau vì mâu thuẫn facebook
→ Có thể nói, là rất nhiều nguyên nhân đơn giản, tưởng chừng không có gì
+ Thái độ vô cảm của các bạn học sinh khác

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_van_de_o_nhiem_moi_truong_va_viec_bao_ve_moi_truong_son.docx