SKKN Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua các tiết sinh hoạt lớp ở Trường THPT Lê Lợi
Trong một vài năm học gần đây, tình trạng vi phạm đạo đức trong thanh thiếu niên học sinh đặc biệt là học sinh trung học phổ thông ngày càng có xu hướng gia tăng, các hành vi vi phạm đạo đức của học sinh diễn ra ở nhiều góc độ như: vi phạm pháp luật, đánh nhau bằng vũ khí, uống ruợu bia, cá độ bóng đá, cờ bạc, lô đề, trộm cắp,.Một số hành vi " lệch chuẩn" về mặt đạo đức như không vâng lời cha mẹ, người lớn, vô lễ với thầy cô giáo. Học sinh không hứng thú trong học tập, đánh nhau trong nhà trường, bị xâm phạm, bị lợi dụng, . là do các em không có khả năng ứng phó với những áp lực căng thẳng trong cuộc sống, không biết giải quyết xung đột, không tiết chế được cảm xúc bản thân Theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống
Vấn đề học sinh thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, thiếu tự lập, sống thiếu trách nhiệm với bản thân và gia đình, ích kỉ, vô tâm đang là những rào cản lớn cho sự phát triển toàn diện của thanh thiếu niên khiến nhiều bậc phụ huynh và giáo viên phiền lòng, trong khi xã hội thì phát triển ngày càng năng động.
Mặt khác tình trạng bạo lực học đường ngày một gia tăng thì kỹ năng tự bảo vệ mình, kỹ năng tiết chế cảm xúc bản thân, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là rất cần thiết và phải được coi trọng để giúp các em cảm nhận những điều đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày thật có ý nghĩa, các em có cảm giác thoải mái, an toàn và vui vẻ.
1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Trong một vài năm học gần đây, tình trạng vi phạm đạo đức trong thanh thiếu niên học sinh đặc biệt là học sinh trung học phổ thông ngày càng có xu hướng gia tăng, các hành vi vi phạm đạo đức của học sinh diễn ra ở nhiều góc độ như: vi phạm pháp luật, đánh nhau bằng vũ khí, uống ruợu bia, cá độ bóng đá, cờ bạc, lô đề, trộm cắp,...Một số hành vi " lệch chuẩn" về mặt đạo đức như không vâng lời cha mẹ, người lớn, vô lễ với thầy cô giáo. Học sinh không hứng thú trong học tập, đánh nhau trong nhà trường, bị xâm phạm, bị lợi dụng, ... là do các em không có khả năng ứng phó với những áp lực căng thẳng trong cuộc sống, không biết giải quyết xung đột, không tiết chế được cảm xúc bản thân Theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống Vấn đề học sinh thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, thiếu tự lập, sống thiếu trách nhiệm với bản thân và gia đình, ích kỉ, vô tâm đang là những rào cản lớn cho sự phát triển toàn diện của thanh thiếu niên khiến nhiều bậc phụ huynh và giáo viên phiền lòng, trong khi xã hội thì phát triển ngày càng năng động. Mặt khác tình trạng bạo lực học đường ngày một gia tăng thì kỹ năng tự bảo vệ mình, kỹ năng tiết chế cảm xúc bản thân, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là rất cần thiết và phải được coi trọng để giúp các em cảm nhận những điều đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày thật có ý nghĩa, các em có cảm giác thoải mái, an toàn và vui vẻ. Nhiều học sinh sống khép kín thu mình lại, thờ ơ lạnh nhạt với những người sống xung quanh, đắm chìm trong thế giới ảo của game online, của internet, mà đánh mất chính mình, không quan hệ bạn bè, không thể hiện được mình, rụt rè khi đứng trước đám đông, gặp người lớn thì không chào hỏi, thiếu tôn trọng thầy cô giáo, sống thiếu niềm tin và hoài bão Việc lồng ghép giáo dục kỹ năng vào trong quá trình giảng dạy từng môn học còn gặp khó khăn bởi vì thời gian trong mỗi tiết học có hạn mà lượng kiến thức cần truyền đạt cho các em còn nhiều nên các thầy cô không thể giáo dục được, hoặc giáo dục được rất ít kỹ năng sống cho các em. Là một giáo viên trong nhà trường, trực tiếp đứng trên bục giảng, đồng thời cũng là một giáo viên chủ nhiệm qua những năm công tác tại trường THPT Lê Lợi. Tôi nhận thấy rằng nhiều em học sinh của trường tôi rất thiếu và yếu về các kỹ năng sống em không mạnh dạn tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng giao tiếp cực kì hạn chế, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn lại càng hạn chế hơn. Vì vậy trong những năm học gần đây, tôi luôn trăn trở là làm thế nào để các em có được nhận thức đúng đắn về giá trị cuộc sống và giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống một cách tốt đẹp nhất. Vì thế, tôi luôn chú trọng việc dạy học lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong bộ môn Lịch sử mình giảng dạy. Đặc biệt trong công tác chủ nhiệm, tôi luôn tìm cơ hội tốt nhất để gần gũi và giáo dục ít kỹ năng sống cho học sinh lớp mình. Tôi đã chủ động lên kế hoặch cho những tiết sinh hoạt lớp, tiết sinh hoạt tập thể, sinh hoạt dưới cờ... để làm sao qua những hoạt động tập thể trên các em có thêm được nhiều ít kỹ năng sống cần thiết từ đó giúp các em ngày một tiến bộ hơn. Lâu nay, tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần chủ yếu là dành thời gian cho các em cán bộ lớp và giáo viên chủ nhiệm tổng kết một tuần học, những mặt mạnh, yếu và thông báo kế hoạch của tuần tiếp theo. Tôi thiết nghĩ rằng, tiết sinh hoạt này nên làm cho nó sống động hơn, nên là một tiết để các em hiểu nhau, quan tâm, chia sẻ, cùng nhau đưa ra các tình huống trong đời sống, cùng giải quyết Từ những trải nghiệm và kết quả đạt được trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “ Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua các tiết sinh hoạt lớp ở Trường THPT Lê Lợi”. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài ra đời nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Lê Lợi, qua đó giúp các em: - Có khả năng giao tiếp, ứng xử một cách linh hoạt và đạt hiệu quả cao. - Làm chủ được bản thân, sống tự tin, năng động. - Biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hằng ngày, biết cách giải quyết những mâu thuẫn trong cuộc sống dễ dàng. - Sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và cộng đồng. - Sống đoàn kết, có tình cảm hơn, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình. - Luôn biết kiềm chế cảm xúc, làm chủ được các hành vi ứng xử của bản thân. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Học sinh lớp 10A4 năm học 2017- 2018 trường trung học phổ thông Lê Lợi, là lớp tôi chủ nhiệm . 1.4. Phương pháp nghiên cứu + Nghiên cứu các chính sách của Nhà nước về vấn đề văn hóa – xã hội – Giáo dục và Đào tạo. + Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT. + Nghiên cứu điều lệ trường trung học - Bộ Giáo dục và Đào tạo và nội quy của trường THPT Lê Lợi Một số tài liệu tham khảo khác trên Internet + Sử dụng phương pháp điều tra; phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, xử lý số liệu 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1. Khái niệm “kĩ năng sống” Kĩ năng sống chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả. (*) Theo UNICEF, giáo dục dựa trên kĩ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và hành vi (*) Theo WHO kĩ năng sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống. Trong giáo dục, kĩ năng sống là một tồn tại những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hoá. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh không ngoài mục đích đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện; phù hợp với 4 trụ cột của giáo dục theo quan niệm của UNESCO: "học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình" [1]. Giúp học sinh thích ứng được với cuộc sống đầy những biến động khôn lường của xã hội hiện đại. Thúc đẩy những hoạt động mang tính xã hội, phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế các nhân tố tiêu cực, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực [2]. Góp phần tích cực cho đổi mới phương pháp dạy và học của giáo viên và học sinh. 2.1.2. Giáo dục kỹ năng sống là gì? Giáo dục kỹ năng sống là trang bị những kiến thức, thái độ, hành động giúp cho người học hình thành được những kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với từng lứa tuổi, điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường sống,... Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là việc làm rất quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các em. Giáo dục kỹ năng sống cần được tiến hành càng sớm càng tốt và có thể bắt đầu ngay từ bậc tiểu học, thậm chí còn có thể ở tuổi mầm non. Bởi vì lứa tuổi này những hành vi cá nhân, tính cách và nhân cách đang dần được hình thành. 2.1.3. Kĩ năng sống của học sinh THPT hiện nay: Năm học 2010-2011 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa giáo dục kĩ năng sống vào giảng dạy đại trà trong các trường học, bậc học qua nhiều hình thức khác nhau. Năm học 2016-2017, sở Giáo dục Đào tạo Thanh Hóa và trường THPT Lê Lợi chú trọng triển khai giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục tập thể và lồng ghép vào các môn học và đặc biệt là bài dự thi liên môn của các em. Với học sinh THPT tôi nhận thấy cần phải giáo dục những kĩ năng cần thiết: Kỹ năng tự nhận thức( xác định được giá trị bản thân, tự tin, tự trọng); Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng suy nghĩ, sáng tạo; Kỹ năng ra quyết định:(xác định tìm kiếm các lựa chọn, giải quyết vấn đề, ứng phó, thương lượng)" [3] Nhiệm vụ của giáo viên thông qua một vấn đề thực tiễn, định hướng thái độ và hành vi đúng đắn, giáo dục các kĩ năng sống cho các em. Bước sang thế kỷ thứ XXI, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có những bước đột phá, tạo sự chuyển biến nhanh về mọi mặt trong đời sống của người Việt Nam. Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, nhiều học sinh sa đà vào Internet như nghiện gameonline, nghiện Facebooker khiến các em dễ rơi vào trạng thái tiêu cực ảnh hưởng tới sức khoẻ, tinh thần. Ở độ tuổi 15 - 16, các em chưa phải là người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con, còn thiếu nhiều kĩ năng sống, có khả năng nhận thức nhưng những nhận thức của các em chưa thật sự chín chắn và có thể sẽ sai lệch nếu không được định hướng. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm lớp 10 cần phải định hướng và hình thành kĩ năng sống cho các em. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Thuận lợi - Bộ giáo dục và đào tạo đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, cho cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông, - Trường THPT Lê Lợi đã thực hiện việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo quy định với phong trào" xây dựng truờng học thân thiện học sinh tích cực" do Bộ giáo dục và đào tạo phát động. - Việc triển khai áp dụng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được thực hiện bằng nhiều nội dung và nhiều hình thức như: Dạy học tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong môn học, trong chương trình ngoại khoá; giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt dưới cờ; các tiết sinh hoạt lớp; các buổi liên hoan văn nghệ. - Kế hoặch giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh được triển khai ngay từ đầu năm học để tất cả các cán bộ công nhân viên trong nhà trường nắm được và thực hiện 2.2.2. Khó khăn Ở trường THPT Lê Lợi nói chung và lớp 10A4 nói riêng, trong thời gian đảm nhiệm vai trò chủ nhiệm lớp, bản thân tôi cũng nhận thấy rằng các em học sinh lớp mình chủ nhiệm còn thiếu quá nhiều kĩ năng sống, có em vì bị bố mẹ la mắng đã từng nghĩ đến cái chết khi ở cấp THCS (em Thành), có em còn chửi bậy (em Minh Đức, em Thuần, em Linh,..), vô lễ với thầy cô (em Thế,...), có em không chú tâm học tập mà bị sa vào các tệ nạn xã hội (em Thảo Linh, em Hiếu, em Xuân,) có một số không nhỏ học sinh có hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu kì quặc, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, nhiều em sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học ảnh hưởng đến chất lượng học tập, một số em bỏ học đi đánh điện tử, nghiện Facebook, ăn - chơi - ngủ - học gắn với mạng xã hội, câu “like”, hùa theo tâm lí đám đông, dùng mạng xã hội công kích lẫn nhau, lợi dụng quay cóp bài trong giờ kiểm chất lượng học tập của lớp không cao, trong các tiết học còn bị thầy cô giáo bộ môn nhắc nhở nhiều. Không những học sinh trong lớp chủ nhiệm mà những học sinh trong nhà trường hầu như các em chưa tích lũy cho mình những kĩ năng sống cần thiết để có thể tự tin trong cuộc sống, những em học giỏi thì bị các bạn trêu trọc là mọt sách vì ngoài những con số, những kiến thức thì các em khi gặp những tình huống hàng ngày các em không biết giải quyết như thế nào cả, hay giải quyết còn rất lúng túng, có em vì những mâu thuẫn nhỏ dẫn tới đánh bạn, gây thương tích.. 2.3. Các giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống cho tại học sinh thông qua các tiết sinh hoạt lớp tại Trường THPT Lê Lợi. Kĩ năng sống rất đa dạng về nội dung và việc giáo dục kĩ năng sống cho các em cũng có rất nhiều hình thức, thông qua nhiều hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, trong sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi chỉ thông qua các tiết sinh hoạt cuối tuần để giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh lớp mình chủ nhiệm. Nội dung mà tôi muốn giáo dục cho các em đó là: - Nhóm kĩ năng học tập, làm việc, vui chơi giải trí: + Các kĩ năng nghe đọc, nói, viết, quan sát, đưa ra ý kiến trong nhóm. + Kĩ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung. + Kĩ năng làm việc theo nhóm. + Các kĩ năng tư duy logic, suy nghĩ nhiều chiều. - Nhóm kĩ năng giao tiếp, hòa nhập, ứng phó với các tình huống trong cuộc sống: + Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng. + Kĩ năng kiểm soát tình cảm, kìm chế thói hư tật xấu, sở thích cá nhân. + Biết phân biệt hành vi đúng sai, phòng tránh tai nạn. + Kĩ năng trình bày ý kiến, diễn đạt, thuyết trình trước đám đông. + Kĩ năng về giới tính, chống lại sự cám dỗ từ các tệ nạn xã hội, chống xâm phạm tình dục. + Kĩ năng ứng phó với tình huống bạo lực học đường. 2.3.1 Cách tổ chức sinh hoạt lớp chủ nhiệm theo lối cũ. Giáo viên chủ nhiệm tổng kết hoạt động tuần qua, xem xét qua các lỗi vi phạm của học sinh, chấn chỉnh những sai phạm, khiển trách những trường hợp sai phạm của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm la mắng học sinh vi phạm một cách gay gắt. Sau đó là thông báo kế hoạch hoạt động trong tuần sắp tới, nhắc nhở học sinh thực hiện kế hoạch. Giáo viên chủ nhiệm còn làm nhiệm vụ “tài chính” (thu tiền học phí và các khoản thu khác) trong giờ sinh hoạt lớp. Giáo viên chủ nhiệm kể hoặc đọc những câu chuyện mang tính giáo dục cho học sinh nghe và từ đó học sinh rút ra được những bài học cần thiết cho bản thân. Mặc dù thầy cô có ý tốt muốn nhắc nhở học sinh của mình, đó cũng là một cách quan tâm nhưng thầy cô cứ lặp đi lặp lại điều này trong hầu hết các buổi sinh hoạt khiến cho học sinh cảm thấy khá căng thẳng thậm chí giống như là tra tấn cực hình.Vì thế giờ sinh hoạt lớp được tổ chức một cách rời rạc, đơn điệu, nhàm chán, thiếu thực tế, không sinh động, không hứng thú với học sinh. Giáo viên chủ nhiệm quá nghiêm khắc, không gần gữi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu các em. Do đó tạo tâm lí chán nản cho đối tượng tham gia. 2.3.2. Điều kiện thực hiện tốt giờ sinh hoạt : Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ của một giáo viên giảmg dạy, còn những những nhiệm vụ sau đây: - Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp. - Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm. - Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh; - Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng. - Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp. - Thu hút tối đa sự tham gia của mọi học sinh dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, cố vấn của giáo viên nhằm tăng cường vai trò tự quản của học sinh. - Tăng cường những nội dung sinh hoạt có liên quan đến các công việc chung của lớp, phù hợp với nhu cầu, sở thích của học sinh. - Đảm bảo giao lưu dưới hình thức đối thoại. - Xác định hình thức, phương pháp tổ chức giờ sinh hoạt lớp . Tổng kết, đánh giá thi đua và xây dựng kế hoạch. Hình thức hỗn hợp: tổng kết thi đua và sinh hoạt theo chủ đề Thảo luận chuyên đề/ chủ điểm Giao lưu- đối thoại với người trong cuộc. Tổ chức các hội thi (văn nghệ, hiểu biết khoa học, HS thanh lịch) 2.3.3 Nội dung – cách thức thực hiện giờ sinh hoạt lớp. Thực hiện tốt tiết sinh hoạt sẽ tác động tích cực đến các tiết học khác trong toàn tuần học của lớp và là cơ sở để theo dõi, đánh giá quá trình rèn luyện và tiến bộ của mỗi học sinh xuyên suốt cả năm học. Trong tiết sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò vừa là nhà viết kịch bản vừa là đạo diễn và cũng là cá nhân tác động tích cực trong giáo dục hoàn thiện nhân cách cho học sinh và hoàn thành nhiệm vụ tiết học. Để hoàn thành tốt tiết sinh hoạt chúng ta thực hiện theo các theo các bước: Bước 1 : Thu thập thông tin- Điều khiển gián tiếp Giải pháp : Giáo viên chủ nhiệm cần: - Rà soát nhiệm vụ giáo dục của tháng, của tuần theo chủ đề. - Nắm bắt tình hình hoạt động và học tập của toàn lớp trong tuần thông qua các nguồn: Sổ đầu bài, thầy cô bộ môn và cán bộ lớp. Cần nắm và phân loại các thông tin trong giờ học và ngoài giờ học: Tiến bộ, sa sút, yếu có cố gắng, thiếu tập trung và việc thực hiện nội quy của tập thể lớp cũng như cá nhân học sinh trong lớp - Trao đổi, định hướng trước với cán bộ lớp về nhiệm vụ của tiết sinh hoạt chuẩn bị thực hiện và kế hoạch tuần tiếp theo (dựa trên chủ đề hoạt động và các công tác đột xuất của nhà trường và ban thi đua đoàn trường ) Bước 2: Tiến hành giờ sinh hoạt : Có thể chia thành 4 hoạt động lớn Hoạt động 1. Tổng kết, đánh giá thi đua và xây dựng kế hoạch Đánh giá lại những hoạt động trong tuần: * Lớp truởng điều khiển lớp: + Các tổ trưởng: lần luợt báo cáo tình hình học tập cũng như thưc hiện nội quy trường lớp của các thành viên trong tổ. + Lớp phó phụ trách học tập: Theo dõi nề nếp học tập chung và tổng hợp để đánh giá hoạt động học tập vào tiết sinh hoạt cuối tuần. + Lớp phó phụ trách lao động: Phân công, theo dõi, đôn đốc công tác lao động, vệ sinh lớp và khu vực, tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần. + Bàn trưởng: Nhiệm vụ đôn đốc các thành viên trong bàn hoàn thành tốt nhiệm vụ + Lớp trưởng: nhận xét ưu điểm, khuyết điểm về các họat động của lớp trong tuần vừa qua: nề nếp, học tập, đạo đức và điều hành tiết sinh hoạt cuối tuần Giải pháp : Đây là hoạt động quan trọng nhất của tiết sinh hoạt, thể hiện tốt khả năng tự quản của học sinh. Nêu cao được tinh thần phê và tự phê trong tập thể, giúp các em có được sự đoàn kết, thấy rõ trách nhiệm của mỗi thành viên trong xây dựng tập thể đồng thời ngăn ngừa được mầm mống của những sai phạm về đạo đức học đường. Qua đó giáo viên chủ nhiệm vừa để nắm được một cách cụ thể chi tiết hơn tình hình của từng học sinh trên lớp, vừa tạo cơ hội để các em thể hiện tâm tư nguyện vọng. Như vậy để hoạt động này được hiệu quả thì ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, cán sự bộ môn vững vàng có thể thu hút, thuyết phục được tập thể. Đồng thời có sự tập dượt cho lực lượng cán bộ lớp phương pháp làm việc, phương pháp theo dõi đánh giá, phương pháp nhận xét trước tập thể như: tuyên dương thì cần làm nổi bật, phê bình thì nhẹ nhàng thuyết phục không nên dùng từ ngữ gay gắt gây tổn thương trực diện đến đối tượng bị phê bình. Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm cũng phải giảng giải cho tập thể lớp hiểu đó là công việc phải làm với mục tiêu xây dựng tập thể, đoàn kết giúp đỡ nhau tiến bộ. Mọi người trong tập thể lớp bình đẳng, việc phê bình chỉ giúp hoàn thiện chứ không mang tính chất chỉ trích, trù dập hay cô lập một thành viên nào đó trong tập thể. Hoạt động 2: Sinh hoạt, thảo luận theo chuyên đề / chủ điểm hoặc tổ chức các trò chơi. - Sinh hoạt theo chủ đề nội dung sinh hoạt nên gắn với các hoạt động chủ điểm tháng, gắn với những ngày kỉ niệm lớn, gắn với các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội diễn ra ở địa phương, trong nước và trên thế giới, Hình thức sinh họat cũng đa dạng: có thể là thi văn nghệ giữa các tổ, có thể chỉ là đố vui khoa học, có thể là sự giao lưu với người trong cuộc, tổ chức các trò chơi. Giải pháp: Nên giao lần lượt cho các tổ học sinh chủ trì, các tổ khác hỗ trợ, tham gia. Mỗi tổ sẽ chịu trách nhiệm tổ chức sinh hoạt lớp một tuần. Kế hoạch sinh hoạt lớp sẽ được giáo viên chủ nhiệm thông qua và thực hiện. Khi các em tự tổ chức các em sẽ cảm thấy vai trò của mình quan trọng hơn. Các em có khả năng sáng tạo theo cách các em mong muốn. Chính các em đã biến giờ sinh hoạt lớp đơn thuần và nhạt nhẽo thành thú vị, sôi động. Khi tiến hành thảo luận chuyên đề cần lưu ý: + Vấn đề hay chủ đề thảo luận phải phù hợp với hứng thú, nhu cầu và trình độ nhận thức chung của học sinh + Vấn đề đưa ra thảo luận đòi hỏi sử dụng nhiều kiến thức và kinh nghiệm để đánh giá, kết luận, hay sáng tạo ý tưởng mới. + Môi trường thảo luận phải thuận lợi, an toàn, thoải mái để tất cả học sinh đều có cơ hội bày tỏ những ý kiến, quan điểm và chính kiến của mình. + Người dẫn chuơng trình phải khéo léo đẫn dắt, khêu gợi sự mạnh dạn, tự tin, tích cực của mọi học sinh trong lớp thảo luận sôi nổi và hiệu quả. Cần tôn trọng ý kiến c
Tài liệu đính kèm:
- skkn_vai_tro_cua_giao_vien_chu_nhiem_trong_viec_giao_duc_ky.doc