SKKN Ứng dụng trực tuyến trong quản lí số liệu tại phòng giáo dục và đào tạo huyện ngọc lặc

SKKN Ứng dụng trực tuyến trong quản lí số liệu tại phòng giáo dục và đào tạo huyện ngọc lặc

 Hằng năm, việc thống kê số liệu thường xuyên hay định kỳ của các bộ phận chuyên môn và tổng hợp Phòng GD&ĐT nhằm đánh giá, kiểm tra lại việc thực hiện kế hoạch định kỳ hằng năm để báo cáo Sở GD&ĐT Thanh Hóa và Huyện ủy, UBND huyện.

 Quá trình quản lí số liệu tại Phòng GD&ĐT cần đảm bảo tính thống nhất, chính xác và có mối liên hệ mật thiết giữa các tổ chuyên môn trong Phòng GD&ĐT. Do đó cần thiết việc quản lí số liệu sao cho vừa đúng vừa nhanh chóng.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các đơn vị còn nhiều số liệu không đối khớp giữa các bộ phận chuyên môn, tổng hợp hoặc giữa các báo cáo trước và báo cáo sau trong cùng 1 nội dung.

Vì vậy quá trình thực hiện thu thập số liệu báo cáo, tổng hợp danh sách để trình cấp trên gặp nhiều khó khăn cho các bậc học nhất là quy hoạch mạng lưới trường lớp đến năm 2020 và thi đua khen thưởng hằng năm đối với cá nhân và tập thể của các đơn vị cơ sở, các báo cáo thông kê số liệu hoặc nhân sự thay đổi theo tuần, theo tháng mà trong các phần mềm hiện tại được triển khai như smas.thongke.vn chưa cập nhật theo thời gian tưng ứng. Việc thống kê quản lí số liệu không chính xác ảnh hưởng không nhỏ đến đến công tác quản lí của Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc.

Trước các yêu cầu đặt ra với số liệu phải chính xác, tổng hợp nhanh ở tất cả các bộ phận chuyên môn Phòng GD&ĐT để báo cáo cấp trên, theo dõi cơ sở hoạt động thường xuyên hay cập nhật định kỳ. Việc quản lí số liệu cần có mối liên hệ chặt chẽ giữa các bộ phận chuyên môn Phòng GD&ĐT.

 

docx 14 trang thuychi01 5480
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng trực tuyến trong quản lí số liệu tại phòng giáo dục và đào tạo huyện ngọc lặc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT NGỌC LẶC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG TRỰC TUYẾN TRONG QUẢN LÍ SỐ LIỆU TẠI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGỌC LẶC
Người thực hiện: Lê Xuân Dương
Chức vụ: Chuyên viên Phòng GD&ĐT
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Tin học
THANH HOÁ, NĂM 2017
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
	1. Lý do chọn đề tài:
	Hằng năm, việc thống kê số liệu thường xuyên hay định kỳ của các bộ phận chuyên môn và tổng hợp Phòng GD&ĐT nhằm đánh giá, kiểm tra lại việc thực hiện kế hoạch định kỳ hằng năm để báo cáo Sở GD&ĐT Thanh Hóa và Huyện ủy, UBND huyện.
	Quá trình quản lí số liệu tại Phòng GD&ĐT cần đảm bảo tính thống nhất, chính xác và có mối liên hệ mật thiết giữa các tổ chuyên môn trong Phòng GD&ĐT. Do đó cần thiết việc quản lí số liệu sao cho vừa đúng vừa nhanh chóng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các đơn vị còn nhiều số liệu không đối khớp giữa các bộ phận chuyên môn, tổng hợp hoặc giữa các báo cáo trước và báo cáo sau trong cùng 1 nội dung.
Vì vậy quá trình thực hiện thu thập số liệu báo cáo, tổng hợp danh sách để trình cấp trên gặp nhiều khó khăn cho các bậc học nhất là quy hoạch mạng lưới trường lớp đến năm 2020 và thi đua khen thưởng hằng năm đối với cá nhân và tập thể của các đơn vị cơ sở, các báo cáo thông kê số liệu hoặc nhân sự thay đổi theo tuần, theo tháng mà trong các phần mềm hiện tại được triển khai như smas.thongke.vn chưa cập nhật theo thời gian tưng ứng. Việc thống kê quản lí số liệu không chính xác ảnh hưởng không nhỏ đến đến công tác quản lí của Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc.
Trước các yêu cầu đặt ra với số liệu phải chính xác, tổng hợp nhanh ở tất cả các bộ phận chuyên môn Phòng GD&ĐT để báo cáo cấp trên, theo dõi cơ sở hoạt động thường xuyên hay cập nhật định kỳ. Việc quản lí số liệu cần có mối liên hệ chặt chẽ giữa các bộ phận chuyên môn Phòng GD&ĐT.
 	Hiện tại các bộ phận tổng hợp hay chuyên môn đều làm theo cách thủ công đó là cơ sở nạp báo cáo rồi tự nhập lại số liệu sau đó đối chiếu với các bản đã nạp trước cho nên mất thời gian tổng hợp, đối chiếu số liệu, rất nhiều lần không tổng hợp kịp thời để báo cáo cấp trên. Mỗi kỳ báo cáo hay tổng hợp liên quan đến quản lí số liệu là cả một vấn đề khó khăn đối với các cán bộ Phòng GD&ĐT.
	Việc quản lí số liệu thống nhất giữa các tổ chuyên môn, tổng hợp của Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc cần chính xác nhanh chóng và phải được thực hiện đúng thời gian quy định hoặc hoàn thành trước thời hạn được giao là vấn đề cần thiết phải thực hiện theo yêu cầu hiện tại của nhiệm vụ công tác và lãnh đạo giao phó.
	Với những lý do nêu trên, tôi thực hiện đề tài: "Ứng dụng trực tuyến trong quản lí số liệu tại Ph̉òng Giáo dục và Đào tạo huyện Ngọc Lặc"
2. Mục đích nghiên cứu:
 	Đề xuất các biện pháp ứng dụng trực tuyến trong quản lí số liệu tại Phòng GD&ĐT huyện Ngọc Lặc.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Các giải pháp giúp việc quản lí số liệu tại Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc bằng các ứng dụng trực tuyến.
4. Các phương pháp nghiên cứu:
	Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích nghiên cứu các tài liệu có liên quan
	Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra viết, thử nghiệm, thực hành, tổng kết kinh nghiệm
	B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG 
 	Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong đó nêu rõ: Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý. Quan tâm nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học quản lý, tập trung đầu tư nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục quốc gia. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyên gia giáo dục. Triển khai chương trình nghiên cứu quốc gia về khoa học giáo dục. Tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học. Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu, giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Ưu tiên đầu tư phát triển khoa học cơ bản, khoa học mũi nhọn, phòng thí nghiệm trọng điểm, phòng thí nghiệm chuyên ngành, trung tâm công nghệ cao, cơ sở sản xuất thử nghiệm hiện đại trong một số cơ sở giáo dục đại học. Có chính sách khuyến khích học sinh, sinh viên nghiên cứu khoa học [1].
 Chuyển giao công nghệ có tác dụng tích cực đến quá trình thực hiện nhiệm vụ thường xuyên liên tục chính xác và nhanh chóng. Quản lí số liệu theo cách số hóa và trực tuyến là luôn duy trì mối liên hệ phổ biến có tính quy luật giữa cộng đồng và xã hội, làm cho giáo dục phát triển phù hợp với sự vận động của xã hội.
	Số liệu được quản lí chính xác chặt chẽ là chiến lược nhằm đánh giá và dự báo được quá trình phát triển của giáo dục địa phương như sát nhập hoặc chia tách trường lớp, thống kê nhanh số liệu học sinh hộ nghèo, chất lượng giáo dục hàng quý, hàng kỳ, báo cáo thống kê các đợt cao điểm phát động thi đua, ...
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1. Thuận lợi:
a. Lãnh chỉ đạo của các cấp, các ngành: 
- Sự nghiệp giáo dục và đào tạo luôn nhận được sự quan tâm của Đảng uỷ- HĐND, UBND, các tổ chức đoàn thể và nhân dân, tạo mọi điều kiện để giáo dục ngày càng phát triển.
- Mục tiêu chung của Đảng uỷ; Chính quyền địa phương là không ngừng 
phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, quốc phòng, an ninh xã nhà, đặc biệt phấn đấu thực hiện tốt Kết luận số 23-KL/HU về “Tăng cường quản lý nhà nước về Giáo dục - Đào tạo trên địa bàn huyện Ngọc Lặc”.
- Các ban ngành đoàn thể, thôn bản, hội khuyến học, hội cha mẹ học sinh và nhân dân địa phương đã nhận thức rõ về vai trò trách nhiệm đối với sự nghiệp giáo dục.
 b. Các điều kiện về tình hình kinh tế- xã hội của địa phương:
 	Ngọc Lặc là huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, những năm trở lại đây có sự chuyển mình mạnh mẽ về phát triển kinh tế, đầu tư của các công ty, các tổ chức vào Ngọc Lặc ngày nhiều, có hiệu quả. Việc dịch chuyển cơ cấu ngành nghề, cơ cấu giống cây trồng làm cho tình hình kinh tế - xã hội của huyện ngày càng nâng cao.
	Tình hình chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội luôn được giữ vững. Nhân dân yên tâm lao động sản xuất, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Thực hiện sống và làm việc theo Pháp luật của nhà nước.
	Ngọc Lặc là địa phương có truyền thống văn hóa từ lâu đời, hiện nay Mo mường "Đẻ đất đẻ nước" được công nhận là di sản phi vật thể, điệu múa "Pồn - Poong" được đề nghị công nhận là di sản phi vật thể cấp Quốc gia.
	c. Các điều kiện về đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh huyện Ngọc Lặc:
* Số trường: 
Toàn huyện có 84 trường, 01 TT GDTX và 22 Trung tâm học tập cộng đồng (giảm 2 trường TH do sáp nhập trường gồm TH Kiên Thọ 3 và TH Sông Âm). Cụ thể:
- Mầm non:	 	24 trường
- Tiểu học: 	33 trường
- THCS:	 	24 trường	 	
- THPT: 	3 trường
- TT GDTX:	 	01 trung tâm
- TT HTCĐ:	 	22 Trung tâm.
* Số lớp: Tổng 1.099 lớp( Tăng 05 lớp so với năm học trước). Trong đó:
- Mầm non:	 	325 lớp (Tăng 05)
- Tiểu học: 	 474 lớp (Tăng 06)	1006 lớp 
- THCS: 	207 lớp(giảm -4)
- TT GDTX: 	17 lớp(giảm -1)
- THPT: 	76 lớp(giảm -1)
* Số học sinh: 29.690 (Tăng 1.381 em so với năm học trước). Trong đó:
- Mầm non:	 	8.445 cháu ra lớp.(Tăng 323)
- Tiểu học: 	10.616 học sinh. (Tăng 439)
- THCS:	 	6.910 học sinh. (Tăng 262)
- TT GDTX:	 	570 học viên và học sinh. (Tăng 27)
- THPT: 	3.149 học sinh. (Tăng 330)
	* Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Bậc học
Tổng
CBQL
Giáo viên
Nhân viên
Mầm non
648
62
559
27
Tiểu học
758
72
633
53
THCS
686
48
580
58
THPT
205
8
179
18
GDTX
30
3
26
1
Tổng
2.327
193
1.979
157
2. Khó khăn 
- Là huyện đang phát triển, điều kiện tự nhiên và xã hội còn nhiều khó khăn; địa bàn các điểm trường, khu lẻ còn nhiều; phòng học nghe nhìn, phòng đa năng, bãi tập, trang thiết bị đã có nhưng so với nhu cầu vẫn chưa đủ đáp ứng cho việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ cấp học trong tình hình mới hiện nay. 
- Đội ngũ QL, giáo viên, nhân viên tuy đầy đủ về số lượng nhưng chất lượng một số giáo viên vẫn chưa bắt nhịp kịp sự đổi mới về phương pháp giảng dạy, ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu của ngành và xã hội trong xu thế hội nhập và phát triển.
 * Thực trạng quản lý số liệu tại Phòng GD&ĐT 
- Tất cả các cán bộ, viên chức Phòng GD&ĐT luôn nhận thức được vấn đề về việc quản lí số liệu khoa học và hiệu quả, nâng cao hiệu quả làm việc của cá nhân, bậc học quản lí và toàn Phòng GD&ĐT.
Qua tìm hiểu về việc quản lý số liệu và các yêu cầu của việc ứng dụng sao cho thực hiện nhanh chóng và có mối liên hệ mật thiết giữa các bộ phận chuyên môn trong Phòng GD&ĐT. Các đối tượng điều tra đều cho rằng việc quản lí số liệu thống nhất nhanh chóng và chính xác là quan trọng nhất.
	- Không ít người chưa thấy hết tầm quan trọng của sự phối hợp của các bộ phận chuyên môn, giữa cơ sở và cấp quản lí cao hơn để phát huy tính tích cực tham gia của các đơn vị cơ sở và thực hiện dân chủ hóa như một điều kiện tiên quyết để bảo đảm thành công trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ quản lí giáo dục tại địa phương.
- Việc thực hiện công tác báo cáo đồng bộ số liệu của một số đơn vị, bộ phận chuyên môn Phòng GD&ĐT còn nặng nề khi thu thập và xử lí số liệu của các đơn vị cơ sở chuyển đến, dẫn đến cập nhật không kịp thời, thống kê phải sửa chữa nhiều lần, không trực tiếp tương tác để có số liệu kịp thời và chính sác cho các ngành, các cấp quản lí và các ngành có liên quan.
Từ thực trạng nêu trên cho thấy, vấn đề cần thiết là phải làm tốt việc ứng dụng trực tuyến trong quản lí số liệu nhằm qua đó có điều kiện để bố trí tốt hơn về thời gian thực hiện, hữu hiệu, đơn giản hóa các hình thức báo cáo mà vẫn có số liệu chính xác; đảm bảo số liệu chính xác, minh bạch từ cơ sở tới các cấp quản lí, có dự báo chính xác cho những năm học tiếp theo từ xây dựng cơ sở vật chất, kế hoạch phát triển giáo dục, cơ cấu giáo viên, dự báo số học sinh, cập nhật số liệu Phổ cập giáo dục, số liệu báo cáo các loại khác nhau...
III. CÁC BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG TRỰC TUYẾN TRONG QUẢN LÍ SỐ LIỆU TẠI PHÒNG GD&ĐT 
	1. Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao hiểu biết về vai trò của việc ứng dụng trực tuyến trong quản lí số liệu đối với cán bộ chuyên viên phòng GD&ĐT.
	Cá nhân cần tuyên truyền và vận dụng các nội dung công việc được đặt ra để tuyên truyền trong Phòng GD&ĐT đến cơ sở về việc ứng dụng trực tuyến, nhất là ứng dụng để quản lí số liệu. Chỉ có những người thường xuyên làm việc với việc quản lí số liệu mới thấy sự hiệu quả trong việc ứng dụng trực tuyến đối với mỗi đợt, kỳ báo cáo. Chỉ có họ mới thấy đủ vai trò để tập hợp các đơn vị, các cá nhân, hợp tác với nhau cùng quản lí số liệu chính xác và minh bạch.
 Đối tượng cần tác động tiếp theo là các trường từ Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và thư ký hội đồng (những người liên tục tiếp xúc với việc phải báo cáo số liệu), cần làm rõ mục đích của việc số liệu chính xác sẽ đem lại hiệu quả như thế nào trong công tác hoạch định các kế hoạch cho những năm sau, xây dựng kế hoạch sát thực tế để nhằm mục đích: Từ số liệu học sinh sẽ tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, trang bị thiết bị dạy học phù hợp với thực tế học sinh, từ đó có thể xác định được quy mô trường lớp, tiến trình xây dựng trường chuẩn quốc gia và một số các vấn đề có liên quan [2].
Hướng dẫn thực hành ứng dụng trực tuyến tại Phòng GD&ĐT
2. Biện pháp 2: Tập trung xây dựng đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên để tăng cường hiệu quả ứng dụng trực tuyến trong quản lí số liệu có hiệu quả.
	Có kế hoạch giải quyết tình trạng thiếu hiểu biết về tin học để cập nhật kiến thức cho cán bộ giáo viên, chống tụt hậu và lão hóa kiến thức, tiếp cận với các ứng dụng mới miễn phí của các nhà cung cấp mã nguồn mở, ứng dụng vào thực hiện phương pháp giảng dạy mới và sử dụng tốt trang thiết bị dạy học hiện đại.
 	Tuyên truyền vận động để thấy được từ việc làm này sẽ lập được kế hoạch dự báo chính xác trong phát triển giáo dục cũng được coi là đang đầu tư vào giáo dục, là làm giàu cho địa phương và đất nước. Huy động đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện cho họ có cơ hội trau dồi kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ bằng cách tạo các lớp hỗ trợ, tư vấn và đào tạo về công nghệ thông tin. Trước hết cần phải làm cho các nhà trường THCS nhận thức đúng và đầy đủ về xây dựng được một đội ngũ cán bộ giáo viên chuẩn hóa. Có như vậy bản thân lãnh đạo các nhà trường và giáo viên mới tích cực tự học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu đào tạo của địa phương và đất nước [3].
Hướng dẫn ứng dụng trực tuyến vào các thống kê cụ thể tại cơ sở
3. Biện pháp 3: Chỉ đạo các trường phải thực hiện tốt các báo cáo trực tuyến phối hợp của các bộ phận chuyên môn Phòng GD&ĐT.
 Chất lượng và hiệu quả giáo dục tùy thuộc một phần quan trọng ở các trường THCS. Một khi nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ nhiệm vụ đào tạo của mình, đem hết năng lực trí tuệ của mình để giảng dạy con em nhân dân đạt hiệu quả chất lượng cao thì mới thuyết phục được mọi người. Từ đó mới huy động được sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội cùng nhau đầu tư môi trường tốt hơn nữa để tạo điều kiện cho con em họ học tập tốt hơn nữa.
 	Với vai trò chủ động, các nhà trường phải là nòng cốt trong các hoạt động giáo dục như theo dõi, điều chỉnh, đánh giá đồng thời thu hút các tổ chức, đoàn thể cùng tham gia. Tham khảo ý kiến chỉ đạo của Phòng Giáo dục, cán bộ quản lý nhà trường cần đề xuất các nội dung và phối hợp các lực lượng xã hội cùng với Hội đồng sư phạm nhà trường thực hiện sáng tạo đảm bảo kết quả ở từng khâu, từng tiêu chuẩn, từng nhiệm vụ nhằm đạt được kế hoạch đã đặt ra.
Tập huấn triển khai ứng dụng cho các trường Mầm non, Tiểu học
Tập huấn triển khai ứng dụng cho các trường Trung học cơ sở
IV. KẾT QUẢ:
Sau khi ứng dụng trực tuyến trong quản lí số liệu tại phòng GD&ĐT đã cho thấy hiệu quả thực sự. Các số liệu luôn được cập nhật thường xuyên, liên tục, chính xác và nhanh chóng. Từ các đơn vị nhà trường đến chuyên viên Phòng GD&ĐT đều có sự kết nối trực tiếp, chia sẻ, trao đổi trực tiếp các vấn đề cần thảo luận và thống kê chính xác. Trong quá trình thực hiện áp dụng cho các bậc học Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở đều đã nâng cao được kỹ năng thực hiện, áp dụng công nghệ thông tin vào thực hiện các nhiệm vụ được giao. Các nhà trường đã từ ứng dụng này để quản lí học sinh theo buổi, theo tuần, cập nhất thống kê cho Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng luôn có số liệu tình hình học sinh hiện tại.
Kết quả sau khi triển khai SKKN như sau:
+ Phòng GD&ĐT:
Cán bộ, chuyên viên áp dụng
Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng
Ghi chú
Lê Văn Bảo
Hoàn thành nhiệm vụ
Hoàn thành tốt nhiệm vụ
Nguyễn Thị Hoa
Hoàn thành tốt nhiệm vụ
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Phạm Thị Anh
Hoàn thành tốt nhiệm vụ
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Nguyễn Thanh Tùng
Hoàn thành tốt nhiệm vụ
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Chu Quang Dũng
Hoàn thành nhiệm vụ
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Nguyễn Thị Tuyến
Hoàn thành tốt nhiệm vụ
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Lê Xuân Dương
Hoàn thành tốt nhiệm vụ
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Lê Huy Hoàn
Hoàn thành tốt nhiệm vụ
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Ứng dụng trực tuyến là một ứng dụng có nhiều tiện ích quan trọng trong việc kết nối người thực hiện và người tổng hợp số liệu, do đó cũng đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm, và các chuyên đề nghiên cứu về các tiện ích trực tuyến được phổ biến trên mạng Internet, tuy nhiên: Việc tiếp cận với các tiện ích chưa được tìm hiểu kỹ, chưa vận dụng vào các công việc cần thực hiện; Trình bày việc vận dụng vào các lĩnh vực khác mà chưa có trong lĩnh vực giáo dục Chính vì vậy chuyên viên Phòng GD&ĐT và các đơn vị trường học gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và khai thác ứng dụng và tham khảo sản phẩm. Đây là một trong những lí do dẫn tới thực trạng các đơn vị phải kiểm tra số liệu nhiều lần, cán bộ chuyên viên phòng GD&ĐT phải tổng hợp, kiểm tra nhiều lần, thiếu năng lực sử dụng các ứng dụng trực tuyến đặc biệt trong việc quản lí số liệu nội bộ. 
Với kết quả đạt được từ quá trình áp dụng thử nghiệm đề tài trong năm học 2015 -2016 và 2016 – 2017 đã cho thấy, sáng kiến kinh nghiệm mang lại hiệu quả thiết thực trong việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả trong quản lí số liệu tại Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc. Các nội dung trong đề tài "Ứng dụng trực tuyến trong quản lí số liệu tại Ph̉òng Giáo dục và Đào tạo huyện Ngọc Lặc" đã được đưa vào từng hoạt động của các chuyên viên Phòng GD&ĐT đã trang bị cho các chuyên viên và các đơn vị trường học một phương pháp quản lí số liệu, nâng cao năng lực thực hiện các nhiệm vụ được giao. Từ đó giúp các mỗi người chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ, phối hợp nhịp nhàng giữa tư duy với kĩ năng thực hiện chính xác và tiết kiệm thời gian giải toán. Vì vậy chất lượng các báo cáo của Phòng GD&ĐT liên quan đến số liệu về sự chính xác được nâng lên rõ rệt, hai năm liên tục không có báo cáo nào chậm tiến độ theo yêu cầu của Sở GD&ĐT Thanh Hoá.
	Tuy nhiên do yêu cầu về mặt phạm vi, nên đề tài chỉ trình bày ứng dụng trực tuyến trong quản lí số liệu tại Phòng GD&ĐT, trong quá trình thực hiện các đồng chí chuyên viên sử dụng thêm vào các vấn đề khác như lấy danh sách học sinh dự thi học sinh giỏi, học sinh yếu kém, bỏ học, đăng ký hoạt động tháng của Trung tâm học tập cộng đồng. 
     Vì điều kiện thời gian nghiên cứu đề tài có hạn và đề tài mới chỉ được thực nghiệm trong phạm vi Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc, chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong được sự quan tâm, góp ý, bổ sung của tất cả các đồng nghiệp để đề tài ngày càng hoàn thiện và hiệu quả hơn.
	Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA TRƯỞNG PHÒNG
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 Thanh Hóa, ngày tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam kết đây là SKKN do mình tự viết, không sao chép của người khác.
Người viết
Lê Xuân Dương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI.
[2]. Các biểu trực tuyến của Chuyên viên Sở GD&ĐT: Lê Ngọc Tú, Dương Đình Sỹ.
[3]. https://drive.google.com.
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:	 Lê Xuân Dương
Chức vụ và đơn vị công tác: Chuyên viên Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại (Phòng, Sở, Tỉnh...)
Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C)
Năm học đánh giá xếp loại
Một số phương pháp giải toán bất đẳng thức
Sở GD&ĐT Thanh Hóa
C
2008 - 2009
Vận dụng tính tổng vào giải toán
Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc
A
2010 - 2011
Ứng dụng trực tuyến trong quản lí số liệu tại Ph̉òng Giáo dục và Đào tạo huyện Ngọc Lặc
Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc
A
2016 - 2017

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ung_dung_truc_tuyen_trong_quan_li_so_lieu_tai_phong_gia.docx