SKKN Ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ, chiến thuật tấn công cầu trên lưới cho học sinh THPT

SKKN Ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ, chiến thuật tấn công cầu trên lưới cho học sinh THPT

Giáo dục thể chất là một quá trình sư phạm nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, hoàn thiện thể chất, rèn luyện nhân cách và trang bị những kĩ năng cần thiết cho mỗi cá nhân trong cuộc sống. Do đó nhiều nhà sư phạm rất quan tâm đến giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ và xếp giáo dục thể chất là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống giáo dục và đào tạo ở nhà trường phổ thông. Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông còn là một mặt của giáo dục toàn diện, trang bị cho học sinh những kiến thức về thể dục thể thao, phát triển toàn diện các tố chất thể lực, giúp các em có thể học tốt các môn học khác

 Chính vì vậy, công tác GDTC và hoạt động TDTT trong nhà trường các cấp là một mặt giáo dục quan trọng trong sự nghiệp GD&ĐT góp phần thực hiện mục tiêu: Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước. Quán triệt được vấn đề này trong nhiều năm qua Bộ GD&ĐT đã chú trọng cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy nhằm phát triển thể lực nâng cao chất lượng GDTC trong nhà trường các cấp, xây dựng quy hoạch phát triển và đổi mới công tác GDTC và thể thao trường học.

Đá cầu là một môn thể thao dân tộc có lịch sử phát triển lâu đời. Hiện nay đá cầu đã phát triển thành môn thể thao được nhiều tầng lớp nhân dân ưu chuộng, nhất là học sinh, sinh viên góp phần phát triển và hoàn thiện thể chất. Đá cầu được đưa vào các giờ học thể dục của các trường THCS, THPT trên toàn quốc. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả chất lượng giờ học môn đá cầu đang được quan tâm mà trường THPT Quảng Xương 2 chưa có công trình nào nghiên cứu để nâng cao hiệu quả trong tập luyện cũng như thi đấu.

Đá cầu là môn thi đấu chính thức trong các kì Hội khỏe phù đổng. Cũng như nhiều môn thể thao khác việc tấn công và hóa giải các đòn tấn công của đối phương chính là yếu tố quyết định để giành thắng lợi trong thi đấu. Đối với mỗi nội dung thi đấu đòi hỏi phải có những kỹ thuật, chiến thuật khác nhau. Vì vậy phải xây dựng một hệ thống bài tập khoa học để nâng cao chiến thuật và hiệu quả chắn cầu làm hạn chế khả năng của đối phương và giành lại thế tấn công một cách chủ động. Ngoài việc tấn công đạt hiệu quả cao thì việc thực hiện tốt chiến thuật phòng thủ sẽ quyết định phần lớn trong các trận đấu. Yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn bài tập thế nào. Sắp xếp phân bổ ra sao trong chương trình huấn luyện. Giải quyết yêu cầu trên sẽ là một trong những vấn đề quyết định nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy và huấn luyện đội tuyển đá cầu.

 

doc 15 trang thuychi01 6000
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ, chiến thuật tấn công cầu trên lưới cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. Mở đầu
1
1.1 Lí do chọn đề tài
1
1.2 Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1. Cơ sở lí luận 
3
2.2. Thực trạng vấn đề 
3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng
4
2.3.1. Giải pháp thứ nhất
4
2.3.2. Giải pháp thứ hai
7
2.3.3. Giải pháp thứ ba
10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp, nhà trường.
11
3. Kết luận, kiến nghị
13
3.1. Kết luận
13
3.2. Kiến nghị
 13
Tài liệu tham khảo
14
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
	Giáo dục thể chất là một quá trình sư phạm nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, hoàn thiện thể chất, rèn luyện nhân cách và trang bị những kĩ năng cần thiết cho mỗi cá nhân trong cuộc sống. Do đó nhiều nhà sư phạm rất quan tâm đến giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ và xếp giáo dục thể chất là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống giáo dục và đào tạo ở nhà trường phổ thông. Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông còn là một mặt của giáo dục toàn diện, trang bị cho học sinh những kiến thức về thể dục thể thao, phát triển toàn diện các tố chất thể lực, giúp các em có thể học tốt các môn học khác
 Chính vì vậy, công tác GDTC và hoạt động TDTT trong nhà trường các cấp là một mặt giáo dục quan trọng trong sự nghiệp GD&ĐT góp phần thực hiện mục tiêu: Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước. Quán triệt được vấn đề này trong nhiều năm qua Bộ GD&ĐT đã chú trọng cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy nhằm phát triển thể lực nâng cao chất lượng GDTC trong nhà trường các cấp, xây dựng quy hoạch phát triển và đổi mới công tác GDTC và thể thao trường học.
Đá cầu là một môn thể thao dân tộc có lịch sử phát triển lâu đời. Hiện nay đá cầu đã phát triển thành môn thể thao được nhiều tầng lớp nhân dân ưu chuộng, nhất là học sinh, sinh viên góp phần phát triển và hoàn thiện thể chất. Đá cầu được đưa vào các giờ học thể dục của các trường THCS, THPT trên toàn quốc. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả chất lượng giờ học môn đá cầu đang được quan tâm mà trường THPT Quảng Xương 2 chưa có công trình nào nghiên cứu để nâng cao hiệu quả trong tập luyện cũng như thi đấu.
Đá cầu là môn thi đấu chính thức trong các kì Hội khỏe phù đổng. Cũng như nhiều môn thể thao khác việc tấn công và hóa giải các đòn tấn công của đối phương chính là yếu tố quyết định để giành thắng lợi trong thi đấu. Đối với mỗi nội dung thi đấu đòi hỏi phải có những kỹ thuật, chiến thuật khác nhau. Vì vậy phải xây dựng một hệ thống bài tập khoa học để nâng cao chiến thuật và hiệu quả chắn cầu làm hạn chế khả năng của đối phương và giành lại thế tấn công một cách chủ động. Ngoài việc tấn công đạt hiệu quả cao thì việc thực hiện tốt chiến thuật phòng thủ sẽ quyết định phần lớn trong các trận đấu. Yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn bài tập thế nào. Sắp xếp phân bổ ra sao trong chương trình huấn luyện. Giải quyết yêu cầu trên sẽ là một trong những vấn đề quyết định nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy và huấn luyện đội tuyển đá cầu.
Trường THPT Quảng Xương 2 ngoài việc trang bị những kiến thức cho học sinh, công tác giáo dục thể chất của nhà trường cũng luôn được đầu tư và coi trọng. Nhưng trong những năm qua, công tác GDTC của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác GDTC. Vì vậy cũng ảnh hưởng phần nào đến chất lượng môn học nói riêng và giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung. 
 Xuất phát từ nhứng lý do trên tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ, chiến thuật tấn công cầu trên lưới cho học sinh THPT"
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Xây dựng một hệ thống bài tập khoa học để nâng cao chiến thuật và hiệu quả chắn cầu làm hạn chế khả năng của đối phương và giành lại thế tấn công một cách chủ động. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Môn thể dục khối 10, 11, 12 trường THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp làm mẫu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp rèn luyện thực hành
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp đàm thoại 
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Trong giảng dạy và huấn luyện, chiến thuật trong thi đấu đá cầu đóng vai trò quan trọng. Trong thi đấu hai đội có cùng trình độ tập luyện như nhau nhưng đội nào có chiến thuật thi đấu tốt hơn sẽ giành chiến thắng. Nhưng không phải với đối tượng nào cũng sử dụng chiến thuật như nhau mà tùy thuộc tình huống, đối tượng cụ thể mà sử dụng chiến thuật sao cho hợp lý. Nói chung việc huấn luyện chiến thuật làm cho người tập có ý thức về chiến thuật trong thi đấu và thực hiện được các ý đồ chiến thuật cá nhân mà đấu pháp đề ra làm cơ sở cho các hoạt động chiến thuật trong thi đấu đồng đội. Trong chiến thuật chắn cầu(phòng thủ) thì chắn cầu đóng vai trò quan trọng trong các trường hợp không thể phối hợp chắn cầu đôi bởi vì nó phụ thuộc trực tiếp vào cách tấn công của đối phương. Do vậy bản thân vận động viên phải biết chắn cầu với các dạng chiến thuật tấn công khác nhau như tấn công một chạm, tấn công xa lưới, vít chéo, vít lái.
	Chuẩn bị thể lực chuyên môn trong huấn luyện chiến thuật: Như đã biết thể lực là cơ sở cho việc huấn luyện chiến thuật thi đấu. Huấn luyện chiến thuật thi đấu đòi hỏi người tập sự tiêu hao lớn về thể lực nhất là sức mạnh bột phát, sức mạnh bật nhẩy và sức bền tốc độ... trong thi đấu. Do vậy để tập luyện có hiệu quả cần giúp người tập phát triển các tố chất chuyên môn cần thiết trong huấn luyện chiến thuật thì sức mạnh tốc độ, sức mạnh bật nhẩy đóng vai trò quan trọng, liên quan rất nhiều tới hiệu quả tấn công, tổ chức các hình thức phối hợp phản công có hiệu quả cao. Thể lực chuyên môn kém không những không có tác dụng nâng cao hiệu quả phối hợp chiến thuật thi đấu mà còn trực tiếp giảm sút hiệu quả kỹ thuật cá nhân của người tập.
	Muốn huấn luyện tốt chiến thuật, kỹ thuật phải am hiểu các hệ thống chiến thuật đã được áp dụng, đội hình chiến thuật cơ bản, chức năng nhiệm vụ của người tập và các biến dạng của nó trong thi đấu. Trên cơ sở đó nắm được phương pháp vận dụng ưu nhược điểm của đội hình trong thực tế thi đấu. Ngoài ra cần nắm được cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc huấn luyện chiến thuật thông qua các tài liệu nghiên cứu của các tác giả như: Nguyễn Trọng Hải (1993), Nguyễn Thị Hồng Thắm(2010)....
2.2. Thực trạng của vấn đề
Đá cầu là một môn thể thao đòi hỏi người tập phải có tố chất mềm dẻo, khéo léo và khả năng phán đoán. Bên cạnh đó người tập phải có thể lực chuyên môn và có khả năng phối hợp kỹ chiến thuật tốt trong tập luyện và thi đấu. Sự mềm dẻo khéo léo và khả năng phán đoán còn được thể hiện qua tập luyện các kỹ thuật như: kỹ thuật phát cầu, kỹ thuật tâng cầu bằng mu chính diện, kỹ thuật tấn công và các kỹ thuật phòng thủ như: Kỹ thuật chắn cầu trên lưới trong nội dung thi đấu đôi, chiến thuật chắn cầu hai người trong thi đấu đồng đội để có kết quả tốt trong thi đấu và tập luyện đòi hỏi người tập phải thể hiện khả năng khéo léo phối hợp tốt với đồng đội để có khả năng phán đoán tình huống.
Qua quá trình giảng dạy nghiên cứu tôi nhận thấy để đạt được thành tích cao trong thi đấu phải qua quá trình tập luyện lâu dài, hợp lý, khoa học và nắm được tâm sinh lý ở độ tuổi các em trong huấn luyện mới đạt được kết quả cao trong tập luyện, thi đấu.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng
2.3.1.Giải pháp thứ nhất.
 Nghiên cứu thực trạng công tác giảng dạy và huấn luyện chiến thuật, kỹ thuật của đội tuyển đá cầu Trường THPT Quảng Xương II.	
 Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu trên tôi tiến hành giải quyết những vấn đề sau: 
- Đánh giá thực trạng sử dụng kỹ thuật, chiến thuật trong nội dung thi đấu đôi và thi đấu đồng đội.
- Đáng giá thực trạng sử dụng bài tập hiệu quả trong chiến thuật, kỹ thuật của đội tuyển đá cầu.
- Đánh giá thực trạng sử dụng chiến thuật, kỹ thuật trong thi đấu đôi và đồng đội.
	Trong tập luyện và thi đấu để chiến thắng được đối phương về mặt thể lực tâm lý, kỹ chiến thuật thì trước hết đòi hỏi học sinh phải biết sử dụng kỹ thuật một cách hợp lý, phối hợp nhuần nhuyễn các chiến thuật tấn công và phòng thủ với đồng đội của mình trong mọi tình huống. Chiến thuật trong đá cầu rất đa dạng và phong phú bao gồm chiến thuật tấn công, chiến thuật chắn cầu. Trong các dạng đó lại có nhiều kỹ thuật mà cá nhân cần phải thực hiện tốt chuẩn xác để phối hợp với đồng đội. Việc sử dụng cũng như huấn luyện chiến thuật tấn công và chắn cầu thế nào để có hiệu quả thì cần chú ý đến kỹ thuật tấn công trên lưới ở nội dung thi đấu đôi và đồng đội. Muốn đạt được hiệu quả cao cần chú ý đến: sức bật, khả năng phối hợp phán đoán hướng chắn cầu và cứu cầu khi bị chắn lại. Do đó các bài tập nâng cao hiệu quả tấn công trên lưới trong nội dung đá cầu là hết sức cần thiết. Thực tế cho thấy trong các trận thi đấu đồng đội và thi đấu đôi sử dụng các pha tấn công sẽ dễ dành phần thắng vì đây là những pha quyết định.
	Qua đó ta thấy rằng chiến thuật tấn công trên lưới đóng vai trò quan trọng trong thi đấu đá cầu góp phần trong việc đạt thành tích thi đấu.
	Mục tiêu đặt ra trong đề tài của tôi là xem xét về số lần hiệu quả sử dụng chiến thuật tấn công trên lưới với học sinh của đội tuyển đá cầu trường THPT Quảng Xương II. Cũng như khả năng phát triển và hoàn thiện chiến thuật đó. Thực hiện mục tiêu trên chúng tôi đã tiến hành quan sát kết quả thực hiện chiến thuật tấn công của đội tuyển trong các giải đá cầu tại các kì HKPĐ . Kết quả thu được tại bảng 1.
 Bảng 1. Thực trạng sử dụng chiến thuật tấn công trong thi đấu đôi nam của Trường THPT Quảng Xương II.
TT
Kỹ chiến thuật tấn công
Số lần thực hiện
Tốt
Đạt
Không đạt
n
n
%
n
%
n
%
1
Quét cầu gần lưới
29
7
24.13
9
31.03
13
44.82
2
Móc cầu gần lưới
68
25
36.76
30
44.11
13
19.11
3
Quét cầu xa lưới
4
1
25
1
55
2
50
4
Móc cầu xa lưới
9
5
55.55
2
22.22
2
22.22
	Qua bảng 1 cho ta thấy tấn công cầu được sử dụng với số lần nhiều hơn. Tuy nhiên số lần tốt và đạt chưa cao vì vậy cần có những phương pháp nghiên cứu để lựa chọn những bài tập tăng hiệu quả của kỹ thuật tấn công là nhiệm vụ đặt ra trong công tác huấn luyện chiến thuật của học sinh trường THPT Quảng Xương 2 được chúng tôi nghiên cứu bằng 2 phương pháp:
 - Bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, gián tiếp.
 - Bằng phương pháp quan sát sư phạm.
Qua thực tiễn chúng tôi đã phỏng vấn bằng phiếu cũng như trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh có thành tích cao tại các kì thi đấu đã cho kết quả thu được tại bảng 2.
Bảng 2. Đánh giá hiệu quả sử dụng kỹ thuật, chiến thuật tấn công trong thi đấu đôi của Trường THPT Quảng Xương II.
TT
Đối tượng
Chiến thuật tấn công
Số lần thực hiện
Tốt
Đạt
Không đạt
n
n
%
n
%
n
%
1
Nam đội 1(lớp11)
142
61
42.96
63
44.36
18
12.68
2
Nữ đội 1(lớp11)
135
54
40
62
45.59
19
14.08
3
Nam đội 2( Lớp 11)
110
31
28.18
42
38.18
37
33.63
4
Nữ đội 2( Lớp 11)
105
15
14.29
30
28.57
60
52.14
 Qua bảng 2 cho thấy chiến thuật, kỹ thuật tấn công được các em học sinh sử dụng với số lần lớn đặc biệt là học sinh nam và nữ đội 1 đạt hiệu quả 40%-42,96%. Trong đó đội nam, nữ đội 2 (lớp 11) lại sử dụng với hiệu quả thấp 14,29%-28,18% nhưng do phạm vi và thời gian nghiên cứu chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu đối với đội 1. Như vậy khi trình độ của học sinh càng cao thì đòi hỏi việc sử dụng chiến thuật tấn công với số lượng càng lớn. Do đó việc lựa chọn các bài tập nâng cao hiệu quả chiến thuật, kỹ thuật là điều quan trọng và mang tính cấp thiết. Điều này khiến chúng tôi phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất trong công tác huấn luyện.
	Nhằm tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi tiến hành điều tra phỏng vấn thông qua các buổi tập luyện thi đấu và các phiếu phỏng vấn tới giáo viên, số phiếu phát ra là 25, số phiếu thu về là 21. Kết quả thu được trình bày tại bảng 3.
Bảng 3. Nguyên nhân thực hiện không tốt kỹ thuật, chiến thuật tấn công trong thi đấu( n = 21).
TT
Nguyên nhân
Số người lựa chọn
%
1
Độ bật chưa tốt
17
80.95
2
Tấn công cầu vào lưới hoặc ra ngoài sân
7
33.33
3
Khả năng phối hợp với người bắt bước 1 chưa tốt
16
76.19
4
Thực hiện kỹ thuật chưa đúng
5
23.81
5
Phán đoán hướng chuyền cầu chưa tốt
13
61.90
 Qua bảng 3 cho thấy có 5 nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện không tốt kỹ thuật tấn công. Tuy nhiên chỉ có 3 nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chiến thuật, kỹ thuật tấn công đó là:
	- Sức bật chưa tốt.
	- Khả năng phối hợp với người bắt bước 1 chưa tốt.
	- Phán đoán hướng chuyền cầu chưa tốt.
	- Từ những kết quả thu được là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu và lựa chọn các bài tập nâng cao tại trường THPT Quảng Xương 2.
	Thực trạng sử dụng bài tập: chúng tôi đã tiến hành tổng hợp các ý kiến phỏng vấn các giáo viên ở các trường THPT trong toàn tỉnh nhằm nắm rõ thực trạng để có biện pháp hữu hiệu trong quá trình nghiên cứu. Kết quả điều tra thu được trình bày ở bảng 4.
Bảng 4. Kết quả điều tra thực trạng sử dụng bài tập nâng cao hiệu quả tấn công trong thi đấu đôi nam. 
TT
ND bài tập
Mức độ sử dụng
Đội 1( n = 6)
Đội 2 ( n = 5)
Thường xuyên
TB
Ít
Thường xuyên
TB
Ít
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
Các bài tập nhằm nâng cao độ bật
1
Bật nhầy lên xuống bục cao 50cm
5
83.3
1
16.7
0
0
2
40
2
40
1
20
2
Bật nhẩy co gối ở hố cát
2
33.3
3
50
1
16.7
4
80
1
20
0
0
3
Bật nhẩy qua ghế thể dục
2
33.3
3
50
1
16.7
1
20
2
40
2
40
4
Bật nhẩy bằng 1 chân
1
16.7
2
33.3
3
50
1
20
1
20
3
50
5
Đeo bao cát bật nhẩy lên xuống bục cao 30 cm( Trọng lượng chì 0,5kg/ 1 chân)
6
100
0
0
0
0
1
20
2
40
2
40
6
Bật nhẩy lên xuống bậc cao 30 cm
1
16.7
4
66.7
1
16.7
2
40
1
20
2
40
7
Nhẩy dây 2 chân chụm 5 phút
2
33.3
1
16.7
3
50
4
80
1
20
0
0
8
Bật nhẩy tấn công ở tư thế đứng
2
33.3
2
33.3
2
33.3
1
20
2
40
2
40
9
Gánh tạ đứng lên ngòi xuống trọng lượng tạ chiếm 30% cơ thể
2
33.3
3
50
1
16.7
4
80
1
20
0
0
Bài tập nhằm nâng cao khả năng phán đoán
10
Bật nhẩy tấn công cầu phía sau ở bên phải
2
33.3
2
33.3
2
33.3
1
20
2
40
2
40
11
Bật nhẩy tấn công cầu phía sau ở bên trái
2
33.3
2
33.3
2
33.3
2
40
2
40
1
20
12
Tấn công cầu phía trước mặt
4
66.7
1
16.7
1
16.7
2
40
2
40
1
20
13
Bật nhẩy tấn công cầu theo tín hiệu
2
33.3
1
16.7
3
50
4
80
1
20
0
0
14
Tấn công cầu ở bên phải có người chắn
2
33.3
2
33.3
2
33.3
1
20
2
40
2
40
15
Tấn công cầu ở bên trái có người chắn
1
16.7
4
66.7
1
16.7
2
40
2
40
1
20
16
Tấn công cầu ra tín hiệu cho người phía sau phòng thủ
1
16.7
3
50
2
33.3
4
80
1
20
0
0
Các bài tập nâng cao khả năng phối hợp kỹ thuật tấn công
17
Tập tấn công ứng dụng chiến thuật đỡ cầu khi đối phương chắn sang
2
33.3
2
33.3
2
33.3
1
20
2
40
2
40
18
Thi đấu tập ứng dụng chiến thuật, kỹ thuật cả các pha tấn công phòng thủ đồng thời ra tín hiệu cho đồng đội phía sau theo sự chỉ dẫn của giáo viên
5
88.3
1
16.7
0
0
2
40
2
40
1
20
	Qua bảng 4 cho thấy sử dụng bài tập của giáo viên trong quá trình tập luyện đội 1 và đội 2 là khác nhau. Điều này đã tạo ra sự thiếu thống nhất trong việc huấn luyện. Đây chính là cơ sở khoa học để chúng tôi lựa chọn ra các bài tập nhằm nâng cao kỹ chiến thuật tấn công trong thi đấu. 
2.3.2. Giải pháp thứ hai
	- Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn đối với kỹ chiến thuật tấn công trong nội dung thi đấu đôi lứa tuổi THPT.
	- Để giải quyết nhiệm vụ này các vấn đề cụ thể được đặt ra.
	- Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nâng cao hiệu quả kỹ chiến thuật tấn công trong nội dung thi đấu đôi.
	- Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn đối chiếu , với chiến thuật tấn công trong thi đấu tại HKPĐ lần thứ 9.
a) Xây dựng nguyên tắc lựa chọn bài tập
	Kết quả nghiên cứu trên là những căn cứ khoa học để chúng tôi có những định hướng đảm bảo khả năng tấn công cầu một cách tốt nhất cho học sinh THPT .
	Để có thể lựa chọn các bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật tấn công cho học sinh THPT trước hết chúng tôi phải xác định được nguyên tắc lựa chọn bài tập dựa vào nguyên tắc huấn luyện, cơ sở tâm lý, sinh lý dựa vào mục tiêu yêu cầu của chương trình huấn luyện. Bước đầu xây dựng các nguyên tắc lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả tấn công trên lưới đối với đá đôi và đá đồng đội như sau:
	- Thứ nhất: Các bài tập nâng cao hiệu quả tấn công cầu trên lưới được lựa chọn phải phù hợp với đối tượng tập luyện về tâm lý trình độ điều kiện tập luyện...
	- Thứ hai: Các bài tập được lựa chọn phải đảm bảo tính vừa sức, hình thức tập luyện đơn giản, phù hợp với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
	- Thứ ba: Các bài tập được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện thực tiễn, kế hoạch chuyên môn của đội và đặc điểm của hoạt động thi đấu trong môn đá cầu.
b) Nghiên cứu và lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật tấn công trên lưới
	Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu một số tài liệu chuyên môn cũng như thực tiễn giảng dạy và huấn luyện. 
	Căn cứ vào kết quả phỏng vấn các giáo viên, học sinh có thành tích cao trong giải học sinh THPT Quảng Xương 2 chúng tôi đã tổng hợp phân tích và phân loại theo hệ thống . Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 5.
	Bảng 5. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật tấn công trên lưới của học sinh THPT( n = 21 )
TT
Nội dung bài tập
Kết quả phỏng vấn
 n
%
Các bài tập nhằm nâng cao độ bật
1
Bật nhầy lên xuống bục cao 50cm
17
80.95
2
Bật nhẩy co gối ở hố cát
18
85.71
3
Bật nhẩy qua ghế thể dục
9
42.86
4
Bật nhẩy bằng 1 chân
10
47.62
5
Đeo bao cát bật nhẩy lên xuống bục cao 30 cm( Trọng lượng chì 0,5kg/ 1 chân)
19
90.48
6
Bật nhẩy lên xuống bậc cao 30 cm
9
42.86
7
Nhẩy dây 2 chân chụm 5 phút
16
76.19
8
Bật nhẩy tấn công ở tư thế đứng
7
33.33
9
Gánh tạ đứng lên ngòi xuống trọng lượng tạ chiếm 30% cơ thể
18
85.71
Các bài tập nhằm nâng cao khả năng phán đoán 
10
Bật nhẩy tấn công cầu phía sau ở bên phải
8
38.09
11
Bật nhẩy tấn công cầu phía sau ở bên trái
9
42.86
12
Tấn công cầu phía trước mặt
15
71.43
13
Bật nhẩy tấn công cầu theo tín hiệu
13
61.90
14
Tấn công cầu ở bên phải có người chắn
10
47.62
15
Tấn công cầu ở bên trái có người chắn
16
76.19
16
Tấn công cầu ra tín hiệu cho người phía sau phòng thủ
15
71.43
Các bài tập nhằm nâng cao khả năng tấn công và phòng thủ
17
Tập tấn công ứng dụng chiến thuật đỡ cầu khi đối phương chắn sang
8
38.09
18
Thi đấu tập ứng dụng chiến thuật, kỹ thuật cả các pha tấn công phòng thủ đồng thời ra tín hiệu cho đồng đội phía sau theo sự chỉ dẫn của giáo viên
18
85.71
Qua bảng 5 chúng ta thấy một số bài tập được giáo viên đánh giá về tác dụng nâng cao hiệu quả tấn công cầu trên lưới đối với đôi THPT đạt 50% số phiếu trở lên, một số bài tập khác ít sử dụng trong việc nâng cao hiệu quả kỹ chiến thuật dưới 50% số phiếu tán thành thì chúng tôi loại bỏ bài tập đó là:	
 1/ Bật nhẩy qua ghế thể dục.
	2/ Bật nhẩy bằng một chân.
	3/ Bật nhẩy lên bục 30 phân
	4/ Bật nhẩy bằng một chân
	5/ Bật nhẩy tấn công cầu bên phải
	6/ Bật nhẩy tấn công cầu bên trái
	7/ Tấn công cầu ở bên trái có người chắn
	8/ Tấn công cầu ra tín hiệu cho người phía sau phòng thủ
	* Nhóm bài tập nâng cao độ bật nhẩy: 
	1/Bật nhầy lên xuống bục cao 50cm
 2/ Bật nhẩy co gối ở hố cát
	3/ Đeo bao cát bật nhẩy lên xuống bục cao 30 cm( Trọng lượng chì 0,5kg/ 1 chân
	4/ Nhẩy dây 2 chân chụm 5 phút
	5/ Gánh tạ đứng lên ngòi xuống trọng lượng tạ chiếm 30% cơ thể
* Nhóm bài tập nâng cao khả năng phán đoán:
	1/ Bật nhẩy tấn công cầu phía sau.
	2/ Bật nhẩy tấn công theo tín hiệu
	3/ Bật nhẩy tấn công có người phục vụ
	4/ Bật nhẩy tấn công có người ra tín hiệu cho đồng đội phía sau.
* Nhóm bài tập nhằm nâng cao khả năng phối hợp tấn công cầu trên lưới thi đấu và tập ứng dụng tấn công cầu ở mọi tư thế, khi tấn công ra tín hiệu cho đồng đội phía sau theo sự chỉ dẫn của giáo viên(người phòng thủ phía sau khi đối phương chắn cầu sang).
c) Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn đối với chiến thuật tấn công cầ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_mot_so_bai_tap_nham_nang_cao_hieu_qua_ky_chien.doc