SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin để phát huy tính sáng tạo của học sinh trong dạy học môn âm nhạc lớp 4, 5

SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin để phát huy tính sáng tạo của học sinh trong dạy học môn âm nhạc lớp 4, 5

Chúng ta đều biết con người dùng rất nhiều cách để thể hiện chính mình. Đối với trẻ em thì sao? Làm thế nào để trẻ có thể thể hiện được cá tính của mình? Một cách thú vị nhất, đấy chính là âm nhạc. Âm nhạc đem đến cho mọi người niềm vui, giúp mọi người bày tỏ những sắc thái tình cảm khác nhau trong cuộc sống. Ở lứa tuổi thiếu niên và nhi đồng, học sinh được vui chơi, được ca hát, được trải nghiệm qua các hoạt động thực tiễn, được tham gia vào các Câu lạc bộ theo sở thích của riêng mình. Chính những hoạt động mang tính bề nổi đó sẽ giúp cho các em học sinh tiểu học phát triển một cách toàn diện, có được một đời sống tâm hồn phong phú, hướng tới cái đẹp và đặc biệt là làm giảm căng thẳng sau những giờ học.

 Âm nhạc ở trường Tiểu học là môn học có vai trò quan trọng trong việc trang bị cho học sinh những kiến thức đơn giản, cốt lõi về âm nhạc. Nó không nhằm đào tạo các em thành những nhạc sĩ, ca sĩ hay nhạc công vì: Đối tượng ở đây là những học sinh có năng khiếu hay không có năng khiếu, yêu thích hay không yêu thích âm nhạc. Trong trường Tiểu học, âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ em tham gia ca hát là được tham gia các hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Những hình tượng âm thanh của bài hát, của bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức của các em rất hiệu quả. Chính vì thế, môn học âm nhạc hiện nay trong nhà trường đã là một trong những môn học chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẫm mĩ - giáo dục những cái hay, cái đẹp trong đời sống tinh thần của học sinh.

 Trước đây, môn học này chưa được coi trọng vì chưa có giáo viên dạy môn âm nhạc mà chỉ có giáo viên đứng lớp kiêm nhiệm nên việc dạy học còn bị xem nhẹ và mang tính hình thức. Giáo viên chưa sử dụng hệ thống phương pháp dạy học thích hợp theo hướng “Tích cực hoá nhận thức của học sinh” mà chủ yếu sử dụng phương pháp truyền thống như giảng giải, thuyết trình nên giáo viên làm việc nhiều. Điều đó làm hạn chế việc phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh. Vì vậy việc dạy học chưa mang lại kết quả cao. Ngày nay, môn âm nhạc được quan tâm nhiều hơn, thể hiện ở việc đã có giáo viên dạy âm nhạc chuyên sâu, đã mở nhiều lớp chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, tập huấn đàn oorgan, đàn piano, cho giáo viên để cùng nhau trao đổi, nghiên cứu tìm ra phương pháp dạy học mới, có hiệu quả cao. Trong các loại hình hoạt động Âm nhạc thì ca hát là loại hình phổ biến nhất, hoạt động ca hát ảnh hưởng trực tiếp đến con người bằng tác động của giai điệu và lời ca, có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm xúc của con người. Hiếm có loại hình nghệ thuật nào có khả năng truyền bá phổ cập nhanh chóng và sâu rộng như Âm nhạc.

 

doc 19 trang thuychi01 7562
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin để phát huy tính sáng tạo của học sinh trong dạy học môn âm nhạc lớp 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1- Lí do chọn đề tài:
Chúng ta đều biết con người dùng rất nhiều cách để thể hiện chính mình. Đối với trẻ em thì sao? Làm thế nào để trẻ có thể thể hiện được cá tính của mình? Một cách thú vị nhất, đấy chính là âm nhạc. Âm nhạc đem đến cho mọi người niềm vui, giúp mọi người bày tỏ những sắc thái tình cảm khác nhau trong cuộc sống. Ở lứa tuổi thiếu niên và nhi đồng, học sinh được vui chơi, được ca hát, được trải nghiệm qua các hoạt động thực tiễn, được tham gia vào các Câu lạc bộ theo sở thích của riêng mình. Chính những hoạt động mang tính bề nổi đó sẽ giúp cho các em học sinh tiểu học phát triển một cách toàn diện, có được một đời sống tâm hồn phong phú, hướng tới cái đẹp và đặc biệt là làm giảm căng thẳng sau những giờ học. 
 Âm nhạc ở trường Tiểu học là môn học có vai trò quan trọng trong việc trang bị cho học sinh những kiến thức đơn giản, cốt lõi về âm nhạc. Nó không nhằm đào tạo các em thành những nhạc sĩ, ca sĩ hay nhạc công vì: Đối tượng ở đây là những học sinh có năng khiếu hay không có năng khiếu, yêu thích hay không yêu thích âm nhạc. Trong trường Tiểu học, âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ em tham gia ca hát là được tham gia các hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Những hình tượng âm thanh của bài hát, của bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức của các em rất hiệu quả. Chính vì thế, môn học âm nhạc hiện nay trong nhà trường đã là một trong những môn học chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẫm mĩ - giáo dục những cái hay, cái đẹp trong đời sống tinh thần của học sinh.
 Trước đây, môn học này chưa được coi trọng vì chưa có giáo viên dạy môn âm nhạc mà chỉ có giáo viên đứng lớp kiêm nhiệm nên việc dạy học còn bị xem nhẹ và mang tính hình thức. Giáo viên chưa sử dụng hệ thống phương pháp dạy học thích hợp theo hướng “Tích cực hoá nhận thức của học sinh” mà chủ yếu sử dụng phương pháp truyền thống như giảng giải, thuyết trình nên giáo viên làm việc nhiều... Điều đó làm hạn chế việc phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh. Vì vậy việc dạy học chưa mang lại kết quả cao. Ngày nay, môn âm nhạc được quan tâm nhiều hơn, thể hiện ở việc đã có giáo viên dạy âm nhạc chuyên sâu, đã mở nhiều lớp chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, tập huấn đàn oorgan, đàn piano, cho giáo viên để cùng nhau trao đổi, nghiên cứu tìm ra phương pháp dạy học mới, có hiệu quả cao. Trong các loại hình hoạt động Âm nhạc thì ca hát là loại hình phổ biến nhất, hoạt động ca hát ảnh hưởng trực tiếp đến con người bằng tác động của giai điệu và lời ca, có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm xúc của con người. Hiếm có loại hình nghệ thuật nào có khả năng truyền bá phổ cập nhanh chóng và sâu rộng như Âm nhạc.
Vì hoạt động ca hát chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong các trường học nói chung và ở cấp Tiểu học nói riêng. Là một giáo viên dạy Âm nhạc nhiều năm dạy ở trường Tiểu học Thịnh Lộc bản thân tôi đã không ngừng học hỏi, cải tiến phương pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cho các giờ dạy học Âm nhạc trong nhà trường đạt hiệu quả. Ngày nay, khi công nghệ thông thông tin càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống là một điều tất yếu. Đặc biệt trong công tác giảng dạy các bộ môn tại các nhà trường. Đối với môn Âm nhạc thì đây lại là một lợi thế rất lớn để cho giáo viên khai thác giảng dạy và học sinh học tập, nó sẽ giúp cho các giáo viên dạy Âm nhạc vững vàng hơn khi lên lớp, tạo cho giờ học sôi nổi, học sinh tiếp thu bài tốt. Một giờ học trên lớp, các em được lắng nghe, được quan sát, được vận động, được phát huy khả năng ca hát bẩm sinh nhờ những phần mềm ứng dụng mà công nghệ thông tin mang lại. Khi học những bài dân ca, học sinh được trải nghiệm du lịch qua những hình ảnh thực tế tại các vùng miền, trong nước cũng như thế giới bằng những thước phim được chiếu trên màn hình. Từ chính những thuận lợi trên, trong năm học mới này tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:“ Ứng dụng công nghệ thông tin để phát huy tính sáng tạo của học sinh trong dạy học môn âm nhạc lớp 4; 5 ”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn âm nhạc nhằm: 
 - Hình thành va phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của HS, tạo cho các em có trình độ văn hoá âm nhạc nhất định góp phần giáo dục toàn diện và hài hoà nhân cách của các em
- Tạo điều kiện cho học sinh hăng hái phát huy tính sáng tạo, tạo niềm vui và hứng thú khi học hát. Giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú. Phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lành mạnh hướng tới Chân- Thiện- Mĩ góp phần làm thư giãn đầu óc, làm cân bằng các nội dung khác ở bậc tiểu học.
 - Khích lệ học sinh hăng hái tham gia vào các hoạt động âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần phong phú, tạo điều kiện cho các em bộc lộ và phát triển năng khiếu âm nhạc
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy làm tăng khả năng phát huy tính sáng tạo của học sinh như: PowerPoint; Encore,
- Cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn âm nhạc trường Tiểu học. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát thực tế.
- Phương pháp thuyết trình, diễn giải
- Phương pháp thực hành - luyện tập.
- Phương pháp kiểm tra - đánh giá.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
 Hiện nay, hầu hết tất cả các nhà trường đều đã kết nối mạng, có phòng máy tính, và tiến tới sẽ xây dựng một số phòng chức năng đạt chuẩn trong đó có phòng Âm nhạc. Điều đó sẽ rất thuận lợi cho việc học các bộ môn văn hóa nói chung và môn Âm nhạc nói riêng. Bởi học sinh tiểu học thích khám phá, thích tiếp xúc với những điều mới lạ. Nhiều tiết học trên lớp đã sử dụng phương pháp dạy học tích hợp, trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập. Lồng ghép các trò chơi dân gian trong các tiết ôn tập, trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp tại các nhà trường...Tất cả các yếu tố đó đòi hỏi các giáo viên trong giờ lên lớp nếu không đổi mới phương pháp dạy học chắc chắn sẽ không theo kịp với sự phát triển của thời đại, nhất là với trình độ nhận thức và cảm nhận âm thanh của học sinh ngày càng được nâng cao. Việc sử dụng giáo án điện tử trong các tiết học giờ đây không còn là một khái niệm xa lạ đối với các giáo viên, đặc biệt là giáo viên Âm nhạc. Những phần mềm hỗ trợ như: PowerPoint; Encore, và một số các phần mềm khác sẽ là những tiện ích hỗ trợ đắc lực cho các giáo viên khi lên lớp giảng dạy. Giáo viên lên lớp giảng dạy Âm nhạc trước kia chỉ có mỗi cây đàn, mà những chiếc đàn hiện đang sử dụng rất hạn chế về chức năng, nên giáo viên có muốn khai thác và phát huy năng lực học sinh cũng rất khó. Nhưng ngày nay, nhờ có công nghệ thông tin trong đời sống xã hội mang lại, nếu ta biết vận dụng để soạn giảng giáo án điện tử và thực hành vào trong các bài giảng trên lớp thì sẽ truyền tài và tạo cho các em học sinh những giờ học thực sự sôi nổi và có hiệu quả. 
Nhờ công nghệ thông tin mà những hình ảnh minh họa cho bài hát rất sinh động, âm thanh rõ ràng, tiện lợi cho những hoạt động của giáo viên và học sinh, giờ học sẽ thu hút được học sinh ngay khi bước vào bài mới. Những hình ảnh âm thanh giáo viên sưu tầm để phục vụ cho tiết dạy được sử dụng trên máy trình chiếu, sẽ thay thế được những tranh ảnh đen trắng minh họa cho nội dung bài học, đặc biệt những hình ảnh giới thiệu về các nhạc sĩ, hoặc giới thiệu về dân ca các vùng miền, giới thiệu về các nhạc cụ, kể chuyện âm nhạc.v.v... Nay, nhờ công nghệ thông tin, những hình ảnh đó sẽ sinh động hơn rất nhiều. Nó giải quyết cho người giáo viên đỡ mất thời gian trên lớp, học sinh luôn chăm chú vào những hình ảnh được giới thiệu, từ đó giáo viên có thể khai thác được những tư duy sáng tạo của học sinh trong giờ học.
Một điểm mới khi ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Âm nhạc đó chính là phần vận động phụ họa theo bài hát. Nếu như trước kia giáo viên thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh, chính những lúc các em được quan sát, được lắng nghe giai điệu, những âm thanh ấy sẽ kích thích sự sáng tạo, niềm đam mê và chứng minh bản thân mình, để từ đó các em sẽ giải quyết được những sự việc tưởng như rất khó khăn e dè đối với những học sinh tiểu học. Nhờ quan sát mà các em đã nghĩ ra được những động tác phụ họa cho bài hát, từng tổ, từng nhóm đều có thể nghĩ ra được những động tác đơn giản để giới thiệu cho các bạn trong lớp của mình. Một bài hát mới trước kia học sinh chỉ nghe đàn và giáo viên hát mẫu, thì nay nhờ công nghệ thông tin, chúng ta có thể cho các em nghe và cảm nhận những giai điệu ấy bằng phần mềm nghe nhạc sẵn có. Phần lớn các bài hát trong chương trình tiểu học đều đã có trên youtube, hình ảnh và âm thanh rất rõ ràng và sinh động, rất hiệu quả khi vận dụng và đem vào giảng dạy cho các em. Các thầy cô giáo có thể chọn lựa và hệ thống một danh sách các bài hát có trong chương trình để phục vụ cho việc dạy học của mình. 
 Mục tiêu chính của các tiết Âm nhạc khi ứng dụng công nghệ thông tin là phát huy tính sáng tạo của học sinh thông qua đó sẽ nâng cao hơn một bước so với những phương pháp dạy học âm nhạc truyền thống ở các nhà trường, vì học sinh được tiếp cận với những hình ảnh mới lạ, thiết thực, sống động qua đó khắc sâu hơn về kiến thức của bài học. 
 Tuy áp dụng công nghệ thông tin vào để khai thác và giảng dạy âm nhạc vẫn còn là một điều khó khăn đối với một số đội ngũ giáo viên còn chưa thành thạo vi tính. Cơ sở vật chất của các nhà trường vẫn là một điều nan giải, nên các phương tiện hỗ trợ cho việc giảng dạy nói chung và môn âm nhạc nói riêng vẫn còn thiếu như máy chiếu, đàn phím điện tử, âm thanh, loa máy và một số các phương tiện hỗ trợ khác.
2.2. Thực trạng của việc dạy học âm nhạc ở trường Tiểu học Thịnh Lộc
 a. Đặc điểm tình hình.
- Thịnh Lộc là một xã nhỏ dân cư ít nhất của huyện, nhân dân ở đây chủ yếu làm nghề nông và buôn bán nhỏ lẻ.
- Năm học 2016 - 2017 trường Tiểu học Thịnh Lộc có 8 lớp học và tôi được phân công trực tiếp dạy môn Âm nhạc cho tất cả các lớp với tổng số 186 học sinh trong toàn trường. Với những đặc điểm tình hình đó bản thâm tôi có những thuận lợi và khó khăn như sau:
 *Thuận lợi.
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, lãnh đạo địa phương và các cấp các ngành nên đã trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học nói chung và dạy môn Âm nhạc nói riêng một cách tốt nhất, không gian lớp học thoáng mát, ánh sáng đảm bảo có tương đối đầy đủ các trang thiết bị phụ vụ cho việc dạy và học
- Học sinh rất yêu thích và phấn khởi khi học Âm nhạc.
- Phong trào văn nghệ được quan tâm và hoạt động tích cực, thường xuyên.
* Khó khăn.
- Với đặc điểm là một trường học ở vùng quê thuần tuý nông nghiệp, xã hội ngày càng phát triển khiến người dân phải bươn trải cuộc sống thì phần lớn bố, mẹ các em phải đi làm ăn xa quê để các em ở với ông bà nên sự quan tâm từ phía gia đình đến các em là chưa nhiều, chưa sát sao.
- Một số em còn rụt rè chưa tự tin khi thể hiện bài hát một mình.
- Hát theo thói quen, hát tự do, không đúng nhịp, phách, phát âm không rõ lời.
b. Thành công- hạn chế
*Thành công: 
Trong những năm học qua tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy âm nhạc. Mỗi lần lên lớp, tôi đều sử dụng đàn phím điện tử và khai thác những tính năng hiện có trên cây đàn. Đặc biệt khi sử dụng âm sắc, tiết tấu đều làm cho các em hưng phấn và giờ học rất sôi nổi. Phần dạy bài hát mới, tôi đã thay đổi cách dạy như: các em được nghe đĩa tiếng thay vì giáo viên hát mẫu, phần nghe nhạc, các em được nghe những giai điệu tha thiết từ chính những bản nhạc được khai thác từ mạng Internet, điều đó cũng thấy sự khác biệt với lối dạy cũ. Chỉ một thay đổi nhỏ so với lối dạy trước kia cũng giúp cho các em yêu thích hơn với những giờ học âm nhạc. Nếu được áp dụng các phương pháp giảng dạy và có một môi trường học âm nhạc ứng dụng công nghệ hiện đại, chắc chắn các em học sinh sẽ tiếp thu bài tốt và giáo viên có thể khai thác được nhiều những học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng và bổ sung cho các hoạt động văn hóa văn nghệ của lớp và của trường.
* Hạn chế: 
 Trình độ học sinh có trong trường không đồng đều, nhiều học sinh vẫn chưa có ý thức trong học tập, vẫn xem nhẹ những môn nghệ thuật, những môn ít giờ. Bên cạnh đó nhiều gia đình cũng không quan tâm đến việc học của con em mình, còn phó mặc cho nhà trường và lo bận tâm vào làm kinh tế.
 Từ thực trạng trên là một giáo viên phụ trách dạy Âm nhạc trong nhà trường nhiều năm, bản thân tôi luôn suy nghĩ cố gắng tìm tòi cải tiến phương pháp nhằm: phát huy tính sáng tao của học sinh thông qua ứng dụng công nghệ thông tin vào việc nâng cao chất lượng dạy và học Âm nhạc trong nhà trường.
Để có cơ sở cho việc nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm, năm học 2015 – 2016, Qua việc đánh giá cuối kỳ I của năm học trước, kết quả chất lượng môn âm nhạc lớp như sau:
Năm học
Khối
Tổng HS
HT
TL
CHT
TL
2015 - 2016
4
40
36
90%
4
10%
5
50
47
94%
3
6%
Qua kiểm tra chất lượng cho thấy số học sinh hoàn thành tốt những yêu cầu của giáo viên cũng như yêu cầu của chương trình bài học đề ra là còn rất khiêm tốn, 
thể hiện bài hát, bài tập đọc nhạc còn rụt rè, phát âm không rõ lời. cao độ, còn chênh hát không thể hiện được các nốt luyến. Từ những hạn chế như vậy tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp như sau .
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy âm nhạc:
 2.3.1. Tham mưu với nhà trường chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học âm nhạc.
	Ngay từ đầu năm học, tôi đã tích cực tham mưu với Ban giám hiệu chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn âm nhạc. Và được sự quan tâm của Ban giám hiệu, lãnh đạo địa phương và các cấp các ngành nên nhà trường đã trang bị tương đối các trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học nói chung và dạy môn Âm nhạc nói riêng một cách tốt nhất
- Nhà trường phải có phòng dạy học âm nhạc riêng, không gian lớp học thoáng mát, ánh sáng đảm bảo có tương đối đầy đủ các trang thiết bị phụ vụ cho việc dạy và học âm nhạc như: đàn piano, đàn oocgan điện tử, máy chiểu, loa máy, tranh ảnh, các nhạc cụ gõ,.
* Đây chính là những điều kiện cần và đủ để việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy có hiệu quả.
2.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn âm nhạc để phát huy tính sáng tạo của học sinh:
* Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hát:
Thực tế dạy hát ở các nhà trường hiện nay đều dạy theo lối truyền khẩu, giáo viên hát trước, học sinh bắt trước lại. Để phát huy tính sáng tạo của học sinh, giáo viên có thể đàn giai điệu, thay vì hát mẫu sau đó học sinh lắng nghe và hát lại câu hát. Bên cạnh đó, giáo viên có thể dùng những hình ảnh sinh động của bài hát như là một công cụ trực quan để học sinh quan sát và trả lời câu hỏi trước khi vào học bài mới. 
Ví dụ: Đối với bài hát mới giáo viên có thể cho học sinh lắng nghe phần trình bày từ băng mẫu sau đó đặt câu hỏi như: Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát, những ca từ trong bài nói lên điều gì? Vì sao em thích. v.vTuy nhiên để sự sáng tạo của học sinh đạt hiệu quả, giáo viên cần phải cho học sinh có thời gian từ tiết trước, nhất là đối với các bài hát có phần vận động phụ họa. Với tiết học phần lời ca có liên hệ đến những trò chơi dân gian như: Tiết 6 âm nhạc 5 học hát bài “ Con chim hay hót” nhạc Phan Huỳnh Điểu – lời theo đồng giao. Học sinh chưa biết đồng giao là gì? Để hiểu được ý nghĩa ấy, giáo viên dùng những hình ảnh với những trò chơi quen thuộc của các em như: Chơi chuyền, chơi rồng rắn lên mây để giới thiệu về đồng dao sau đó giáo viên kết luận: “Đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam. Đồng dao bao gồm nhiều loại: các bài hát, câu hát trẻ em, lời hát trong các trò chơi, bài hát ru em... Thường gặp nhất là các bài đồng dao gắn liền với các trò chơi trẻ em. 
Trong những tiết ôn tập: Ví dụ: Tiết 8 ôn tập hai bài hát “Reo vang bình minh; Hãy giữ cho em bầu trời xanh; Nghe nhạc”. Giáo viên cần xác định đây là một tiết học có tới hai nội dung. Trong đó phần ôn tập hai bài hát khá dài. Để phát huy tính sáng tạo của học sinh trong cách mở bài, giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi: “Ghép chữ đúng tên bài hát” hoặc quan sát hình ảnh của các nhạc sĩ? Giáo viên đặt câu hỏi: Nhạc sĩ nào đã sáng tác ra bài hát mà em đã học.v.v
 Nhạc sĩ: Phan Huỳnh Điểu
 Nhạc sĩ: Lưu Hữu Phước
 Nhạc sĩ: Nguyễn Đức Toàn 
 Nhạc sĩ: Huy Trân
Trong các phần gõ đệm cho bài hát: Thay vì làm mẫu, giáo viên cho học sinh quan sát cách đánh dấu trong câu hát sau đó học sinh thực hành – giáo viên nhận xét và kết luận. 
Kết hợp với phần trình bày ở trên bảng, khi giáo viên cho học sinh hát và thực hành cách gõ đệm với bài hát viết ở nhịp 3/4 hoặc 3/8 giáo viên chọn cho học sinh cách gõ theo phách là phù hợp thông qua 2 cách gõ sau để giữ vững phách.
Ví dụ : bài "Tre ngà bên lăng Bác"
Giáo viên luyện cho học sinh cách gõ thứ nhất.
Giáo viên giải thích: Đây là bài hát được viết ở nhịp 3/8 nên mỗi phách được tính bằng một nốt móc đơn.
Tiếng "bên" hai tay vỗ vào nhau ở phách 1, tiếng "lăng", 'bác" hai tay vỗ nhẹ lên mặt bàn ở phách 2 và 3 cứ như vậy cho đến hết bài.
	Cách gõ thứ 2 :
	Hai học sinh ngồi gần nhau quay mặt vào nhau hát và gõ phách 1 hai tay mình tự vỗ vào nhau, phách 2 và 3 hai tay của hai bạn sẽ chạm vào nhau (giáo viên làm mẫu một lần) sau đó học sinh hát và vỗ phách đến hết bài, thực hiện đều đặn như vậy sẽ giữ vững được cao độ, trường độ bài hát và không bị hát sai giai điệu.
Với phần rèn luyện các kỹ năng như vận động phụ họa hoặc tập biểu diễn, tùy thuộc vào nội dung từng bài hát cụ thể mà người giáo viên có thể lồng ghép các video clip được chọn lựa, sau đó cho học sinh xem và các em tự tìm cách vận động phụ họa hay biểu diễn một cách hoàn toàn chủ động và sáng tạo. Cũng chính trong lúc này, giáo viên có thể quan sát và đánh giá ngay được những học sinh nào có năng khiếu, học sinh nào mạnh dạn, học sinh nào còn nhút nhát để từ đó có những biện pháp và giải pháp thích hợp để giúp đỡ các em.
* Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy tập đọc nhạc 
Đối với học sinh lớp 4, lớp 5. Phần tập đọc nhạc là rất khó đối với các em, mặc dù các bài tập đọc nhạc chỉ là trích đoạn, hoặc mỗi bài tập đọc nhạc chỉ dài khoảng 8 ô nhịp. Các bài tập đọc nhạc được viết ở nhịp nhịp ; dựa trên thang 5 âm hoặc thang 7 âm. Về hình nốt, các em được tiếp cận với những nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn. Ngay từ đầu năm học, khi được tiếp xúc với các em. Việc đầu tiên là dạy cho các em cách nhớ tên nốt nhạc dựa trên trò chơi “khuông nhạc bàn tay”. Chỉ cần một thời gian ngắn là học sinh có thể nhớ ngay được vị trí các nốt nhạc trên khuông, tránh tình trạng học sinh tiểu học hay ghi chữ xuống bên dưới các nốt nhạc. Ngoài ra, giáo viên kết hợp sử dụng phần mềm chép nhạc để trình chiếu cũng giúp cho các em ghi nhớ về tên nốt và hình nốt. Cách đọc tên nốt nhạc theo tiết tấu cũng rất hay, tôi thường xuyên sử dụng phương pháp này cũng giúp cho các em đọc tốt hơn đối với những bài tập đọc nhạc. Việc giúp cho học sinh đọc được một bài tập đọc nhạc, nhất thiết giáo viên không được bỏ qua các tiến trình như: Luyện tập cao độ, luyện tập tiết tấu. Làm tốt được 2 tiến trình trên là các em có thể đọc được 80% bài tập đọc nhạc. Cho các em đọc lại cao độ của các nốt nhạc không chỉ giúp các em khởi động giọng mà còn giúp cho các em nhớ được vị trí các nốt trên khuông nhạc và cảm nhận về cao độ giữa các nốt với nhau. 
Muốn các em thực hiện tốt bài tập đọc nhạc, giáo viên phải đưa ra yêu cầu để các em tìm hiểu, nhận xét bài tập đọc nhạc. Giáo viên đặt ra các câu hỏi như: Bài tập đọc nhạc được viết ở nhịp bao nhiêu; có mấy ô nhịp ? gồm có những hình nốt gì?. Phần luyện tập cao độ giáo viên dùng que chỉ nốt, để cho học sinh đọc cao độ, sa

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_de_phat_huy_tinh_sang_tao.doc