SKKN Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học chương I: Cơ chế di truyền và biến dị - Sinh học 12

SKKN Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học chương I: Cơ chế di truyền và biến dị - Sinh học 12

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đòi hỏi thế hệ trẻ phải có kiến thức và trình độ vững vàng, năng động, sáng tạo, tự chủ. Để đáp ứng những con người như vậy Nhà nước và ngành Giáo dục đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp bậc học. Đứng trước những yêu giáo dục trên, tôi mong muốn góp phần đào tạo được thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, thành thục các kĩ năng sống. đáp ứng với yêu cầu của xã hội hiện nay.

Là giáo viên dạy Sinh học ở trường THPT tôi thấy đây là một trong những môn học khó với đa số các em học sinh. Do lượng kiến thức phong phú bao gồm nhiều quá trình và cơ chế sinh học trừu tượng, để học sinh có thể nắm vững và đầy đủ kiến thức thì rất khó nên đa phần học sinh đều có ý nghĩ sợ và ngại học môn Sinh học. Do đó việc hướng dẫn học sinh có thể hệ thống kiến thức bằng bản đồ tư duy, qua đó học sinh sẽ nhìn được tổng thể kiến thức một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ, ghi nhớ bài nhanh hơn, rút ngắn được thời gian ôn tập củng cố, khắc sâu kiến thức. Đây là phương pháp tạo hứng thú trong học tập cho HS, góp phần làm đổi mới và phong phú hơn các phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục. Với lí do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học chương I: Cơ chế di truyền và biến dị - Sinh học 12”.

 

doc 14 trang thuychi01 11482
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học chương I: Cơ chế di truyền và biến dị - Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài 
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đòi hỏi thế hệ trẻ phải có kiến thức và trình độ vững vàng, năng động, sáng tạo, tự chủ. Để đáp ứng những con người như vậy Nhà nước và ngành Giáo dục đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp bậc học. Đứng trước những yêu giáo dục trên, tôi mong muốn góp phần đào tạo được thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, thành thục các kĩ năng sống... đáp ứng với yêu cầu của xã hội hiện nay. 
Là giáo viên dạy Sinh học ở trường THPT tôi thấy đây là một trong những môn học khó với đa số các em học sinh. Do lượng kiến thức phong phú bao gồm nhiều quá trình và cơ chế sinh học trừu tượng, để học sinh có thể nắm vững và đầy đủ kiến thức thì rất khó nên đa phần học sinh đều có ý nghĩ sợ và ngại học môn Sinh học. Do đó việc hướng dẫn học sinh có thể hệ thống kiến thức bằng bản đồ tư duy, qua đó học sinh sẽ nhìn được tổng thể kiến thức một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ, ghi nhớ bài nhanh hơn, rút ngắn được thời gian ôn tập củng cố, khắc sâu kiến thức. Đây là phương pháp tạo hứng thú trong học tập cho HS, góp phần làm đổi mới và phong phú hơn các phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục. Với lí do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học chương I: Cơ chế di truyền và biến dị - Sinh học 12”.
1.2. Mục đích nghiên cứu 
- Giúp học sinh (HS) có hứng thú học tập, nắm vững kiến thức môn Sinh học 12.
- Giúp giáo viên sử dụng tốt bản đồ tư duy (BĐTD) trong dạy học môn Sinh học để phát huy tối đa khả năng tư duy, sáng tạo của HS, đặc biệt là tư duy hệ thống, tiết kiệm được thời gian ghi chép, tăng sự linh hoạt trong bài giảng.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, bày ý tưởng trước lớp, tăng tính độc lập và khả năng tự học cho HS, để HS dễ dàng tiếp nhận được kiến thức.
- Giúp HS tiếp cận với phương pháp học mới, hướng cho HS có thói quen khi tư duy lôgic theo hình thức sơ đồ hoá trên BĐTD. 
- Giúp HS tập “đọc hiểu” BĐTD, sao cho chỉ cần nhìn vào BĐTD bất kỳ HS nào cũng có thể thuyết trình được nội dung một bài học hay một chủ đề, một chương theo mạch lôgic của kiến thức. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
- Nội dung chương I: Cơ chế di truyền và biến dị - phần năm: Di truyền học - Sinh học 12 cơ bản.
- Học sinh lớp 12B1, 12B2 của Trường THPT Trần Khát Chân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan.
- Phương pháp thực nghiệm: qua các tiết dạy thực nghiệm trên lớp
- Điều tra hiệu quả của phương pháp qua các bài kiểm tra.
- Tìm hiểu kĩ mục tiêu theo từng bài của chương bao gồm kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực mà học sinh cần đạt được qua bài học.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cở sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết Đây là một bản đồ mở, việc thiết kế bản đồ là theo mạch tư duy của mỗi người. 
- Việc ghi chép thông thường theo từng hàng chữ sẽ khó hình dung tổng thể vấn đề, dẫn đến hiện tượng đọc sót ý, nhầm ý. Còn BĐTD tập trung rèn luyện cách xác định chủ đề rõ ràng, sau đó phát triển ý chính, ý phụ một cách logic.
- Bản đồ tư duy có những ưu điểm chính:
	+ Tiết kiệm thời gian
	+ Dễ nhìn, dễ viết, nhìn thấy bức tranh tổng thể
	+ Phát triển nhận thức, tư duy của học sinh.
	+ Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh.
	+ Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não, giúp HS ghi nhớ tốt hơn. 
	+ Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic. 
Hình 1: Những ưu điểm chính của bản đồ tư duy
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
	Sinh học là môn học đòi hỏi nhiều tư duy để suy luận và vận dụng thực tiễn, lượng kiến thức dài, đa phần là mới và khó, đặc biệt là các quá trình về sự sống, các cơ chế của quá trình tương đối trừu tượng như: quá trình hô hấp tế bào, quá trình nguyên phân, giảm phân, nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã, biến dị Như vậy, trong quá trình dạy và học thường gặp một số khó khăn: 
	- HS sẽ tập trung ghi bài mà không tham gia thảo luận nhóm, hoặc chỉ 
tập trung thảo luận nhóm, trao đổi và quan sát hình ảnh mà không ghi bài. Như 
vậy, HS không thể nắm được ý chính của bài để định hướng học tập. 
	- Hạn chế của HS là chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật” trong bài học, trong tài liệu tham khảo, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau. 
	- Để làm một bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan đòi hỏi 
HS phải nắm rất vững kiến thức, tư duy... Tuy nhiên qua thực tế giảng dạy tôi thấy HS còn hạn chế trong việc tư duy, ghi nhớ vấn đề có tính hệ thống. 
 Trong chương trình Sinh học lớp 12 ở mỗi bài, mỗi chương đều có phần hay, phần khó. Nhất là chương I: Cơ chế di truyền và biến dị, đây là chương tương đối khó và quan trọng. Vậy làm thế nào để HS có thể nắm vững vàng kiến thức mà không mất nhiều thời gian học tập bộ môn. Qua kinh nghiệm giảng dạy và sự tìm tòi, tôi đã vận dụng phương pháp xây dựng bản đồ tư duy vào giảng dạy ở rất nhiều bài, chương theo kiểu mới để làm công cụ trong triển khai các phương pháp dạy học đạt hệu quả.
2.3. Các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm
2.3.1. Phương pháp lập bản đồ tư duy
a. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học
- Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (của thế kỉ 20) bởi Anthony "Tony" Peter Buzan như là một cách để giúp HS "ghi lại bài giảng" mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này sẽ nhanh hơn, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn.
Hình 2: Bản đồ tư duy (nguồn wikipedia)
- Đối với giáo viên, để thiết kế một BĐTD đối với một bài học, chúng ta có thể thiết kế bằng bảng vẽ trên giấy, hoặc hệ thống kiến thức bằng bản đồ trên bảng, hoặc có thể dùng phần mềm Mindmap. Đối với phần mềm này có thể thực hiện thành một giáo án hay một bài giảng điện tử với kiến thức được xây dựng thành một bản đồ, qua đó còn có thể kết hợp để trình chiếu những nội dung cần lưu ý hay những đoạn phim có liên quan được liên kết với bản đồ. Qua đó có thể giúp HS hệ thống được kiến thức vừa học, khắc sâu được kiến thức trọng tâm.
- Đối với HS: 
	+ Cho HS làm quen với BĐTD bằng cách giới thiệu một số BĐTD cùng 
với dẫn dắt của giáo viên để các em định hướng nhanh hơn.
 + Hướng cho HS có thói quen khi tư duy lôgic theo hình thức bản đồ hoá trên bản đồ tư duy.
 + Từ một vấn đề hay chủ đề chính đưa ra các ý lớn thứ nhất, ý lớn thứ hai, 
thứ ba... mỗi ý lớn lại có các ý nhỏ liên quan với nó, mỗi ý nhỏ lại có các ý nhỏ
hơn ... các nhánh, các đường nhánh có thể là đường thẳng hay đường cong. 
 + Cho HS thực hành vẽ BĐTD trên giấy: Chọn từ khóa - tên chủ đề hoặc hình vẽ của chủ đề chính cho vào vị trí trung tâm, chẳng hạn: đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể... theo cách hiểu của các em. 
 + Vẽ bản đồ tư duy theo nhóm hoặc từng cá nhân.
 + Trình bày kiến thức theo hình thức thuyết trình dựa trên bản đồ đã xây dựng, sau bài học thì có thể yêu cầu HS tự hệ thống lại kiến thức bằng bản đồ theo cách riêng của mình. 
b. Cách ghi chép trên bản đồ tư duy
- Nghĩ trước khi viết.
- Viết ngắn gọn.
- Viết có tổ chức.
- Viết lại theo ý của mình, nên chừa khoảng trống để có thể bổ sung ý 
Hình 3: Cách ghi chép trên bản đồ tư duy
* Điều cần tránh khi ghi chép trên bản đồ tư duy:
- Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng.
- Ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết.
- Dành quá nhiều thời gian để ghi chép. 
c. Hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy
* Sử dụng các công cụ trong bộ Microsoft Office Word 2003
- Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề, hay có thể với một từ khóa được viết in hoa, viết đậm. Một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp học sinh sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp học sinh tập trung được vào chủ đề và làm cho người học hưng phấn hơn. 
- Bước 2: Luôn sử dụng màu sắc sẽ có tác dụng kích thích não như hình ảnh.
- Bước 3: Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh
 cấp hai đến các nhánh cấp một... bằng các đường kẻ, đường cong với màu sắc khác nhau. 
- Bước 4: Mỗi từ, ảnh, ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ hay đường cong.
- Bước 5: Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,)
- Bước 6: Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
* Sử dụng phần mềm Imindmap 5.3 (Mindmap)
- Địa chỉ lấy phần mềm: Đầu tiên là lấy các phần mềm này về máy. 
	+  (Everything)
	+  (PM imindmap)
	+  (crack)
	+ Phần mềm: YourUnintall 2010 dùng để gỡ các phần mềm trên máy tính. 
- Hướng dẫn cài đặt phần mềm:
	+ Bước1: Gỡ bản cũ bằng chương trình chuyên dụng, dùng phần mềm YourUnintall 2010. Mở Everything lấy về tìm các từ khóa sau: mindthinkbuzan, imind, thinkbuzan và xóa tất cả những thứ mà eveything tìm được với mỗi từ khóa trên. 
	+ Bước 2: Cài đặt imindmap 5.3 phiên bản mới nhất 
	+ Bước 3: Mở Imindmap 5.3 sau đó thoát ra. 
	+ Bước 4: Mở Everything lên đánh vô chữ ".thinkbuzan" và xóa thư mục thinkbuzan mà everything tìm được 
	+ Bước 5: Copy Crack vào Ổ C>program>Thinkbuzan>imindmap5 (copy vào đúng đường dẫn) sau đó chạy với quyền amind. Đợi cho chạy hết màn hình đen mở Imindmap lên. Vẫn là bản Trial. Sau đó thoát chương trình ra. 
	+ Bước 6: Mở everything lên đánh chữ "imindmap cache" và xóa forlder imindmap cache mà everything tìm được. 
	+ Bước 7: Mở Imindmap lên và công việc đã hoàn thành 
Hình 4: Các bước cài đặt phần mềm Mindmap
d. Những nguyên tắc khi lập bản đồ tư duy
* Quy tắc vẽ chủ đề
- Vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác.
- Có thể sử dụng tự do các màu sắc mà bạn yêu thích.
- Không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề cần làm nổi bật để dễ nhớ
- Có thể bổ xung thêm từ ngữ vào hình ảnh nếu chủ đề không rỏ ràng
* Quy tắc vẽ tiêu đề phụ
- Tiêu đề phụ nên được viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật.
- Tiêu đề phụ nên vẽ gắn liền với trung tâm
- Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc (chứ không nằm ngang)để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ ra một cách dễ dàng.
* Quy tắc vẽ các chi tiết phụ
- Chỉ nên tận dụng các từ khoá và hình ảnh.
- Dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian. Bạn hãy phát huy và sáng tạo thêm nhiều cách viết tắt cho riêng bạn. 
Hình 5: Cấu trúc bản đồ tư duy điển hình
2.3.2. Thiết kế bản đồ tư duy trong dạy học chương I: Cơ chế di truyền và biến dị - Sinh học 12, cơ bản
- Phương tiện để thiết kế bản đồ khá đơn giản, chỉ cần giấy, bìa, bảng phụ, phấn màu, bút chì màu, tẩy, hoặc dùng phần mềm Mindmap. 
- Với các tiết dạy lý thuyết trên lớp, khi GV phát vấn với HS, GV ghi đáp án câu hỏi cũng là kiến thức trọng tâm lên bảng theo bản đồ. Khi kết thúc tiết học toàn bộ kiến thức của bài được lưu lại trên bảng dưới dạng bản đồ, hoặc ghi thiết kế bằng phần mềm thì có thể lưu dưới dạng Microsoft Office PowerPoint cũng ở dạng bản đồ và có thể ấn chuột xuất hiện từ từ từng lượng kiến thức như vẽ trên bảng.
- Với các tiết học ôn tập thi THPT Quốc gia, thi học sinh giỏi GV yêu cầu HS lên bảng vẽ BĐTD theo từng nhóm và trình bày những gì đã vẽ (phải giới hạn thời gian làm việc), các nhóm HS khác nhận xét và bổ sung kiến thức còn thiếu. GV kết luận cuối cùng về độ chính xác kiến thức, cách vẽ BĐTD...
Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN.
TỰ SAO
- Đọc từ 1 điểm 3 nu
-Phổ biến
- Thoái hóa
- Đặc hiệu
- 1 đoạn ADN
- mang Nu
à Pr, ARN
GEN-MDT
GEN
Khái niệm
VD
Gen Hbα-> PLPTα
Gen tARN-> tARN
Cấu trúc
- 2 mạch, //
- Gốc: 3’ - 5’
- BS: 5’ - 3’
- mang Nu
MÃ DT
Khái
niệm
- Mã bộ 3
- 3nu=1aa
- 4nu = 64 bộ ba
- 5’AUG 3’=
aaMĐ = fMet (Met)
- 5’UAA,UAG, UGA3’Mkt
- 61 codon có nghĩa
Đặc 
điểm
Diễn biến
- NT bán bảo tồn: 
1ADN con=1 m.cũ+
 1m.mới
- 1ADNà x t.sao=
2x ADN con
-ADN polimeraza lắp ráp nu 5’à3’
- NTBS: A-T,G-X
- 3’ →5’: liên tục
- 5’ → 3’: gián đoạn 
Thời gian, nơi
Nhân TB
Kỳ trung gian
Tháo 
xoắn
- E → chạc Y
Tạo ADN
mới
2 ADN
 tạo ra
Ý nghĩa
Ổn định VLDT
PHIÊN MÃ
Khái 
niệm
T/h mARN 
từ ADN (3’ → 5’)
tARN
- CN: dịch mã
-CTr: Thẳng, codon, dễ hủy
Cấu trúc
Chức năng
m
ARN
r
ARN
- CN: RBX
- CTr: + Pr, 2 tiểu Đvị
Cơ 
chế
 Nhân 
 sơ
- B1: ARN-polimeraza → lộ 3’ →5’
- B2: E lắp nu NTBS
- B3: gặp codon k.thúc → ngừng tạo mARN (5’ →3’)
DỊCH 
MÃ (T/h Pr)
-Codon k.thúcà Ngừng
- E cắt aa mđàPr h/c
-Polixom
 Diễn biến
 biến
H/hóa
 aa
T/h poli
Peptít
MĐ
Codon 5’AUG3’ khớp 
tARN-fMet (NTBS)
Kéo
dài
Codon 1 khớp tARN-aa1
(NTBS) cuối mARN
 Diễn 
 biến
H/hóa
 aa
T/h poli
Peptít
MĐ
Kéo
dài
Codon1 khớp tARN-aa1
(NTBS) .cuối mARN
Kết thúc 
 ML
 H
Bài 2: Phiên mã và dịch mã
Bài 3: Điều hòa hoạt động gen
Đ/h lượng 
SP của gen
ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN
Khái quát
KN
Cấp 
độ
- Phiên mã (chủ yếu)
- Dịch mã
- Sau dịch mã
 Khi có 
Lactozo
Ở SV nhân sơ
Thành fần operon
- Z, Y, A: gen cấu trúcà E phângiải Lactozo
- O: v.hành:Pr ức chế bám vào
- P: v.khởi động:E bám, khởi đầu fiên mã
- R: Gen điều hòa: tạo ra Pr ức chế
Cơ
chế
Không có Lactozo
Bài 4 : Đột biến gen
Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể 
Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
 Năm học 2016 - 2017, tôi đã thực hiện thử nghiệm đề tài này ở 2 lớp 12 B1, B2 - Trường THPT Trần Khát Chân. Hai lớp có nhiều điểm tương đồng nhau về thái độ học tập và mức học lực, đều dạy chương trình Sinh học 12 - cơ bản. Cụ thể:
 - Lớp 12 B1 (Lớp thực nghiệm): Thiết kế các bài dạy theo phương án mới được đề ra: dạy theo phương pháp sử dụng bản đồ tư duy.
 - Lớp 12 B2 (Lớp đối chứng): tôi dạy theo phương pháp truyền thống. 
Sử dụng các bài kiểm tra trước và sau thực nghiệm, từ kết quả kiểm tra đưa ra kết luận về tính khả quan của đề tài. 
- Bài kiểm tra trước khi thực nghiệm là bài kiểm tra 15 phút sau khi học xong bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN.
- Bài kiểm tra sau thực nghiệm là bài kiểm tra 15 phút sau khi học xong chương I: Cơ chế di truyền biến dị.
- Hình thức kiểm tra là dạng trắc nghiệm khách quan.
Kết quả thu được rất khả quan sau khi kiểm tra khảo sát ở hai lớp này. Số liệu thống kê như sau:
Bảng 1: Kết qủa bài kiểm tra trước khi thực nghiệm
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
12B1
42
9
18
12
3
12B2
40
8
19
10
3
Bảng 2: Kết qủa bài kiểm tra sau khi thực nghiệm
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
12B1
(Thực nghiệm)
42
12
22
8
0
12B2
(Đối chứng)
40
7
23
9
1
Qua hai bảng số liệu trên đã chứng minh rằng kết quả bài kiểm tra của 2 lớp trước khi thực nghiệm là tương đương, sau khi thực nghiệm điểm của hai lớp 12 B1 (thực nghiệm) và 12 B2 (đối chứng) đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp thực nghiệm có điểm kiểm tra cao hơn lớp đối chứng và số điểm giỏi, khá tăng lên, số diểm trung bình giảm và không có điểm yếu. Kết quả điểm lớp 12 B1 (thực nghiệm) cao hơn lớp 12 B2 (đối chứng) là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có áp dụng bản đồ tư duy đến điểm học tập của lớp thực nghiệm là rất lớn.
3. Kết luận, kiến nghị
- Kết luận
	Trong quá trình giảng dạy có ứng dụng BĐTD tôi nhận thấy: 
- Các em học sinh hứng thú hơn với bộ môn Sinh học, hăng say hơn trong học tập và đã đạt được những kết quả tốt hơn.
- Học sinh nhanh chóng có được kết quả để trả lời câu hỏi TNKQ, tránh được việc bỏ sót kiến thức khi làm theo hình thức tự luận.
	- Việc sử dụng phương pháp thuyết trình dựa trên BĐTD đã phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, rèn kỹ năng mạnh dạn và tự tin khi trình bày trước đám đông. 
	- Rèn kỹ năng tự nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu và chuẩn bị bài học trước ở nhà, củng cố, tóm tắt kiến thức một cách ngắn gọn, nhanh chóng. Đây là một phần hết sức quan trọng để hình thành những tư duy mới trong học sinh. 
	- Học sinh giỏi áp dụng phương pháp học bằng lập BĐTD rất nhanh, nhớ kiến thức sâu và có khả năng thường xuyên bổ sung kiến thức mà tích lũy qua nghiên cứu sách tham khảo.
	Thiết kế bản đồ tư duy không chỉ vào dạy một chương cụ thể trong chương trình Sinh học 12 mà còn có thể áp dụng với chương trình Sinh học 10, 11 và áp dụng vào việc dạy trên lớp cũng như ôn thi THPT Quốc gia, ôn thi học sinh giỏi. 
- Kiến nghị
Mỗi giáo viên cần quan tâm, đầu tư hơn nữa đến việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh. Muốn thành công trong dạy học sử dụng bản đồ tư duy, giáo viên phải tập trung thiết kế phương pháp giảng dạy cũng như phải vững vàng về kiến thức, phải đầu tư nhiều thời gian... mới đạt hiệu quả cao.
Hàng năm, Sở đều có tổ chức chấm sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên, nên tôi rất mong muốn các sáng kiến kinh nghiệm được giải sẽ được phổ biến rộng rãi đến các nhà trường để tất cả giáo viên được học hỏi kinh nghiệm.
Đề tài chỉ nghiên cứu áp dụng trên một chương, chưa thực sự đánh giá hết được tính khả thi của nó một cách triệt để. Trong quá trình hoàn thành đề tài này, tôi không thể tránh khỏi những sai sót. Do vậy, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của các quý thầy, cô giáo dạy Sinh học cùng các bạn đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn, đạt hiệu quả cao.
 XÁC NHẬN	Thanh Hóa, ngày 10 tháng 05 năm 2017
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ	 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
	 	Người viết 
 	 (Ký ghi rõ họ tên)
	Vũ Thị Bảo

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_ban_do_tu_duy_vao_day_hoc_chuong_i_co_che_di_t.doc