SKKN Tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên Tiểu học
Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục đào tạo ở Việt Nam là vấn đề được xã hội rất quan tâm. Khi bàn đến vai trò của những người thầy trong sự nghiệp giáo dục, Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết “Thầy giáo là một nhân vật trọng tâm trong nhà trường, là người quyết định đào tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa. Vậy thầy giáo phải không ngừng vươn lên, rèn luyện tu dưỡng về mọi mặt để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã hội chủ nghĩa”[1].
Người thầy với đặc thù lao động sư phạm đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo không ngừng của giáo viên thì năng lực tự học của giáo viên là điều kiện tiên quyết bảo đảm chất lượng dạy và học. Không những thế, một môi trường nhà trường giàu tinh thần tự học của giáo viên sẽ mang lại ý nghĩa lớn. Môi trường ấy có khả năng tạo nên những xung động, có sức lan tỏa và cộng hưởng mạnh mẽ đến việc học tập của học sinh, đến sự phát triển của cộng đồng sư phạm và sự phát triển của nhà trường, xã hội.
Trước những thay đổi lớn lao của giáo dục dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, nhà trường buộc phải thay đổi, giáo viên buộc phải thay đổi, bởi giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo trong nhà trường. Nước ta đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc cách mạng 4.0, một cuộc cách mạng có tốc độ phát triển nhanh chưa từng có trong lịch sử, tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống trong đó có giáo dục. Trong kỷ nguyên số hóa, nền giáo dục sẽ thay đổi một cách sâu rộng từ môi trường giáo dục, vai trò người dạy, tâm thế người học đến phương pháp dạy học.
Vì thế, để đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghệp 4.0, đội ngũ giáo viên cần phải được bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực bằng những biện pháp như tập huấn sử dụng công nghệ phục vụ dạy học, ứng dụng các hình thức tiên tiến, mô hình trực tuyến vào công tác bồi dưỡng giáo viên, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng theo hướng nghiên cứu và nâng cao trình độ ngoại ngữ. Trong đó tự học, tự bồi dưỡng là yếu tố then chốt trong việc nâng cao kiến thức, nghiệp vụ.
Tuy công tác bồi dưỡng thường xuyên không còn mới lạ với giáo viên nữa song tôi đã thấy được sự cần thiết và quan trọng như thế nào khi bản thân mình đang là một giáo viên đứng lớp và còn nhiều thời gian công tác trong ngành. Trong những năm qua tôi đã có nhiều cố gắng trong việc tự học tự bồi dưỡng và rút đúc một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân về lĩnh vực này và xin được trân trọng giới thiệu với đồng nghiệp về kinh nghiệm “Tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên Tiểu học”.
I: MỞ ĐẦU ------------ 1. Lý do chọn đề tài: Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục đào tạo ở Việt Nam là vấn đề được xã hội rất quan tâm. Khi bàn đến vai trò của những người thầy trong sự nghiệp giáo dục, Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết “Thầy giáo là một nhân vật trọng tâm trong nhà trường, là người quyết định đào tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa. Vậy thầy giáo phải không ngừng vươn lên, rèn luyện tu dưỡng về mọi mặt để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã hội chủ nghĩa”[1]. Người thầy với đặc thù lao động sư phạm đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo không ngừng của giáo viên thì năng lực tự học của giáo viên là điều kiện tiên quyết bảo đảm chất lượng dạy và học. Không những thế, một môi trường nhà trường giàu tinh thần tự học của giáo viên sẽ mang lại ý nghĩa lớn. Môi trường ấy có khả năng tạo nên những xung động, có sức lan tỏa và cộng hưởng mạnh mẽ đến việc học tập của học sinh, đến sự phát triển của cộng đồng sư phạm và sự phát triển của nhà trường, xã hội. Trước những thay đổi lớn lao của giáo dục dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, nhà trường buộc phải thay đổi, giáo viên buộc phải thay đổi, bởi giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo trong nhà trường. Nước ta đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc cách mạng 4.0, một cuộc cách mạng có tốc độ phát triển nhanh chưa từng có trong lịch sử, tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống trong đó có giáo dục. Trong kỷ nguyên số hóa, nền giáo dục sẽ thay đổi một cách sâu rộng từ môi trường giáo dục, vai trò người dạy, tâm thế người học đến phương pháp dạy học. Vì thế, để đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghệp 4.0, đội ngũ giáo viên cần phải được bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực bằng những biện pháp như tập huấn sử dụng công nghệ phục vụ dạy học, ứng dụng các hình thức tiên tiến, mô hình trực tuyến vào công tác bồi dưỡng giáo viên, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng theo hướng nghiên cứu và nâng cao trình độ ngoại ngữ. Trong đó tự học, tự bồi dưỡng là yếu tố then chốt trong việc nâng cao kiến thức, nghiệp vụ. Tuy công tác bồi dưỡng thường xuyên không còn mới lạ với giáo viên nữa song tôi đã thấy được sự cần thiết và quan trọng như thế nào khi bản thân mình đang là một giáo viên đứng lớp và còn nhiều thời gian công tác trong ngành. Trong những năm qua tôi đã có nhiều cố gắng trong việc tự học tự bồi dưỡng và rút đúc một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân về lĩnh vực này và xin được trân trọng giới thiệu với đồng nghiệp về kinh nghiệm “Tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên Tiểu học”. 2. Mục đích nghiên cứu: Công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên là công việc không bao giờ kết thúc. Mục đích của công tác này là nhằm đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ, có đủ năng lực tham gia vào công cuộc đổi mới giáo dục, nâng cao sự hiểu biết về chuyên môn và các vấn đề giáo dục nói chung, theo kịp và đáp ứng tốt các yêu cầu đòi hỏi của xã hội, theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật và khoa học giáo dục. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Xác định thực trạng công tác tự học, tự bồi dưỡng của bản thân và đồng nghiệp. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng của bản thân trong năm học 2018 -2019. 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc sách, văn bản để thu nhập tư liệu, thông tin cần thiết cho đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Điều tra cơ bản kết hợp với quan sát, đàm thoại, phỏng vấn, trò chuyện để nghiên cứu thực trạng biện pháp tự học, tự bồi dưỡng. - Thực nghiệm sư phạm. - Nghiên cứu tài liệu, nội dung bồi dưỡng trong năm học. 4.3. Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ: - Thống kê toán học để phân tích số liệu - Trò chuyện với đồng nghiệp. II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lý luận: Trên thế giới, rất nhiều quốc gia đã tổ chức cách học tập và phát triển năng lực cho giáo viên tại trường học theo mô hình tự nghiên cứu và thấy được tính hiệu quả, bền vững của vấn đề tự học. Nghị quyết số 29-NQ/TW nhấn mạnh công tác phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, trong đó chú trọng “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm..." Trong công cuộc đổi mới đất nước nước hiện nay, sự công nghiệp hoá – hiện đại hoá yêu cầu “Lấy nguồn lực con người là yếu tố căn bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”[2]; Sự nghiệp phát triển kinh tế đặt con người vào vị trí trung tâm; Vì vậy, nhiệm vụ của mỗi trường học là không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện để “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”[3]. Từ lâu Đảng ta đã nhận định : “Giáo viên là nhân tố quyết định sự nghiệp giáo dục đào tạo và được xã hội tôn vinh”[4] cho nên muốn có chất lượng giáo dục tốt trước hết đội ngũ giáo viên có chất lượng cao. Xã hội ngày càng phát triển thì giáo dục cũng phải thay đổi. Sự thay đổi về nội dung chương trình cũng như các thế hệ học sinh đang có sự thay đổi nhanh chóng về nhận thức, tư duy không ngừng về tiếp nhận kiến thức. Điều đó đòi hỏi hơn bao giờ hết những người thầy nâng cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng thêm kiến thức và phương pháp giảng dạy. Nếu người thầy bằng lòng với kiến thức, tự tin với khả năng, thâm niên của bản thân mà bỏ qua tự học, trau dồi tích lũy kiến thức chắc chắn sẽ trở nên tụt hậu từng giờ, từng ngày. Và kết quả cuối cùng là không đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện đại. Chính vì vậy, thiết nghĩ mỗi giáo viên luôn có ý thức chủ động nắm bắt các yêu cầu mới của xã hội, của ngành đối với việc thực hiện chương trình giáo dục tiểu học để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực và phẩm chất của mình. Thấy rõ mục đích của việc bồi dưỡng thường xuyên nhằm giúp cho mình cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương. 2. Thực trạng của công tác tự học, tự bồi dưỡng. Công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên được đặc biệt quan tâm trước đây ta có bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 3, gần đây ta có thông tư 26/2012/TT/BGDĐT ban hành ngày 10/7/2012 về Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non, Phổ thông và Giáo dục thường xuyên. Thông tư 32/2011/TT/BGDĐT ban hành ngày 8/8/2011 về Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học và gần đây nhất là công văn số 3334/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 07/8/202018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường chỉ đạo trong công tác bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) giáo viên, CBQLGD. Như vậy để đáp ứng được yêu cầu mới đòi hỏi người giáo viên Tiểu học phải cố gắng tự học tự bồi dưỡng thì mới theo kịp xu thế của thời đại. Song thực tế công tác bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên chưa thực sự tốt, việc này được bản thân quan sát, nhìn nhận từ cá nhân mình và đồng nghiệp trong những năm học qua. Bên cạnh một số giáo viên giác ngộ được vấn đề tự học để nâng cấp bản thân phục vụ cho đòi hỏi giảng dạy thì một bộ phận không nhỏ giáo viên lại tự hài lòng với khả năng kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn của mình nên lơi lỏng và bỏ ngỏ việc tự học, tự bồi dưỡng kiến thức bản thân. Vì vậy họ đang rơi vào tình trạng tụt hậu nghiêm trọng cả kiến thức lẫn kĩ năng chuyên môn nghề nghiệp. Họ đã và đang đáp ứng một cách bị động, thiếu chất lượng trước mỗi giờ trên lớp. - Vịn cớ đời sống giáo viên vất vả, chưa sống được bằng tiền lương nên thời gian rảnh phải bươn chải làm thêm nghề khác nhau để tăng thêm thu nhập. Còn với một số giáo viên có điều kiện về kinh tế nhưng bản thân thiếu tâm huyết, ngại đổi mới nâng cấp tri thức nên cũng không mặn mà, quan tâm tới việc bồi dưỡng kiến thức cho bản thân. Và lâu dần hình thành sức ỳ, sự bằng lòng khó thay đổi. Qua 3 năm công tác vừa qua tôi thấy bản thân mình chưa thực sự cố gắng học hỏi, tự đánh giá năng lực bản thân: Năm học Phẩm chất nghề nghiệp Năng lực chuyên môn, ngoại ngữ ứng dụng CNTT Năng lực nghiệp vụ sư phạm Năng lực xây dựng, thực hiện môi trường GD dân chủ Năng lực xây dựng các quan hệ xã hội 2015-2016 Khá Khá Tốt Khá Tốt 2016-2017 Tốt Khá Khá Tốt Khá 2017-2018 Tốt Khá Tốt Khá Tốt * Nguyên nhân: Tôi tự nhận thấy mình còn thụ động trong công tác tự học tự bồi dưỡng mà chưa xác định được nội dung trọng tâm trong công tác tự học của mình, chưa thấy rõ tầm quan trọng của công tác tự học, tự bồi dưỡng, chưa xác định rõ các nhiệm vụ và giải pháp phù hợp để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng. 3. Giải pháp Một số nhóm giải pháp cơ bản trong công tác tự học tự bồi dưỡng: - Bồi dưỡng, nâng cao tư tưởng, nhận thức chính trị, lý tưởng sống gắn liền với bồi dưỡng phẩm chất nghề nghiệp. - Bồi dưỡng về văn hoá và tin học, ngoại ngữ, nắm vững trình độ hiểu biết văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật mới có thể làm tốt công tác giảng dạy và giáo dục có hiệu quả. - Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, là công việc hàng đầu. là công việc không thể thiếu được trong suốt quá trình giảng dạy. Giáo viên phải có chuyên môn vững vàng và sâu rộng. Muốn vậy, giáo viên phải bồi dưỡng những kiến thức cập nhật, nâng cao kiến thức và kỹ năng để có đủ năng lực dạy tốt môn học mà mình được phân công. - Bồi dưỡng về năng lực công tác. Năng lực này là kỹ năng tổ chức hoạt động giảng dạy - giáo dục, kỹ năng nhận thức và giải quyết tình huống trong dạy học - giáo dục. Năng lực công tác của giáo viên chỉ có thể có được trên cơ sở quá trình rèn luyện, học tập và rút kinh nghiệm không ngừng của bản thân và đồng nghiệp. - Bồi dưỡng nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học và giáo dục. Viết sáng kiến kinh nghiệm và tham gia nghiên cứu khoa học sẽ có tác dụng thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ dạy học được tốt hơn, trình độ hiểu biết về chuyên môn cũng được nâng lên một cách cơ bản. 3.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi đã xây dựng cho mình kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng khoa học. Trong kế hoạch này tôi đã xác định rõ mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, thời gian tự học, tự bồi dưỡng. - Trên cơ sở đầu năm học được tiếp thu nhiệm vụ và thực hiện nghị quyết hội nghị công chức đầu năm, tôi đã xây dựng cho mình kế hoạch bồi dưỡng xuất phát từ nhu cầu bồi dưỡng của bản thân và yêu cầu thực tiễn của giáo dục địa phương theo nhiệm vụ năm học hàng năm có đối chiếu với đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên để xác định rõ nội dung và hình thức bồi dưỡng phù hợp. Khi xây dựng kế hoạch phải thể hiện rõ những nét phẩm chất, nhân cách, đạo đức nghề nghiệp cần hoàn thiện. Những kiến thức, kĩ năng sư phạm, phương pháp dạy học, cần bổ sung. Để xây dựng một kế hoạch khoa học và dựa vào kế hoạch của trường. Ngoài ra còn tham khảo thêm Thông tư 26/2012/TT/BGDĐT ban hành ngày 10/7/2012 về Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non, Phổ thông và Giáo dục thường xuyên. Thông tư 32/2011/TT/BGDĐT ban hành ngày 8/8/2011 về Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học, công văn số 3334/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 07/8/202018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường chỉ đạo trong công tác bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) giáo viên, CBQLGD. Căn cứ vào công văn số 2113/SGDĐT-GDCN của sở giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2018-2019: * Nội dung bồi dưỡng thường xuyên giáo viên a. Nội dung bồi dưỡng 1 (30 tiết): Bồi dưỡng theo nhiệm vụ chuyên môn hàng năm của các phòng, ban chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo. b. Nội dung bồi dưỡng 2 (30 tiết): Thủ trưởng các đơn vị lựa chọn nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học, cùng với nội dung của các Chương trình, Dự án (nếu có). Trường hợp các đơn vị không có nội dung của các Chương trình, Dự án thì lựa chọn nội dung bồi dưỡng sau: Nghiên cứu Chỉ thị số 16/CP-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0; Kế hoạch số 164/KH-UBND ngày 25/9/2017 của UBND tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 16/CP-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Tham khảo trên sách, báo, mạng Internetvề Cách mạng công nghiệp 4.0, qua đó giáo viên đưa ra "Những cơ hội, thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với ngành giáo dục", để từ đó đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ vào công tác quản lý, dạy học trên phạm vi toàn Ngành, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. c. Nội dung bồi dưỡng 3 (60 tiết): Giáo viên căn cứ kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp; theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2018) để lựa chọn các modun, chuyên đề, SKKNtừ đầu năm học. Tài liệu BDTX giáo viên được tải về từ địa chỉ: https://moet.gov.vn (Chuyên mục giáo dục và đào tạo - Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục). Từ đó tôi chủ động lựa chọn, thống kê các phần công việc cần làm, những yêu cầu cụ thể cần đạt được, mốc thời gian và mức độ hoàn thành phù hợp với điều kiện và năng lực bản thân. Sau khi lập được kế hoạch phải có quyết tâm, có ý thức trách nhiệm, có tinh thần chủ động, kiên trì vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành mục tiêu đặt ra. ( phụ lục) 3.2. Bồi dưỡng nâng cao tư tưởng, nhận thức chính trị. Đạo đức nghề nghiệp là phẩm chất cốt lõi quan trọng hàng đầu đối với nhà giáo, là nền tảng, động lực thôi thúc trách nhiệm, nhiệt huyết để mỗi nhà giáo phấn đấu hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của mình, xứng danh với nghề cao quý mà xã hội tôn vinh. Bản thân tôi tự nhận thấy nhà giáo phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp “trồng người”, thể hiện sự tâm huyết với nghề nghiệp; tận tuỵ với công việc trên tinh thần “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Sự tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường và một số nhận thức, hành động sai lệch của bộ phận phụ huynh và học sinh đã có những ảnh hưởng không nhỏ đế tư tưởng người giáo viên. Vì thế, bản thân tôi luôn xác định: - Phải nhận thức sâu sắc hơn nữa “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”. - Luôn xác định yêu nghề, yêu người, hết lòng chăm lo, giáo dục học sinh. tôi luôn tự bồi dưỡng, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, đầu tư sức lực, trí tuệ cho từng bài giảng, tiết giảng; tích cực đấu tranh với những nhận thức lệch lạc về nghề dạy học, cùng những biểu hiện tiêu cực làm ảnh hưởng đến uy tín, phẩm giá, tư cách của nhà giáo; khắc phục khó khăn trong cuộc sống để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Trên cơ sở quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo, bản thân phải cụ thể hóa, rà soát, để bổ sung tiêu chí đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo cho phù hợp với điều kiện nhà trường. Theo đó, phải thực sự tâm huyết với nghề, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nghề nghiệp; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác. Bản thân sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của học sinh, của đồng nghiệp; tận tuỵ với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế giáo dục, quy định của nhà trường. Trong công tác chuyên môn, tôi luôn cố gắng thực sự công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực học tập của học sinh; chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc. - Thường xuyên bồi dưỡng năng lực, trình độ và phương pháp, tác phong công tác cho bản thân. Nâng cao năng lực toàn diện, kiến thức chuyên sâu theo lĩnh vực, môn học giảng dạy và kỹ năng, phương pháp sư phạm; khả năng tư duy khoa học. Coi trọng việc xây dựng phương pháp, tác phong công tác khoa học, mang tính kế hoạch, bài bản, sáng tạo và hiệu quả; có tính nguyên tắc, sâu sát, cụ thể, tỷ mỷ, gương mẫu, nói đi đôi với làm; thực hành tiết kiệm, sống khiêm tốn, giản dị, trong sạch, chống xa hoa, lãng phí. - Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Theo đó, Bản thân phải xây dựng kế hoạch phấn đấu, đề ra nội dung, biện pháp cụ thể, phù hợp, làm cơ sở để điều chỉnh hành vi, xác định ý chí quyết tâm, nhất là trước những tác động, ảnh hưởng, chi phối đến tình cảm, lòng yêu nghề. Nhờ xác định đúng trọng trách của một nhà giáo nên bản thân tôi xác định nghề nghiệp, yêu nghề, yêu trường, tận tụy, tôn trọng, yêu mến người học và thường xuyên tự bồi dưỡng chuyên môn học hỏi đồng nghiệp. Có động cơ, thái độ, trách nhiệm tốt, thực sự yên tâm với nghề mà mình đã chọn; toàn tâm, toàn ý trong thực hiện nhiệm vụ, luôn có tinh thần say mê, sáng tạo, quyết tâm vượt mọi khó khăn để cống hiến sức lực, trí tuệ cho từng tiết giảng, bài giảng. Khắc phục mọi khó khăn trong cuộc sống đời thường để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Yêu nghề, yêu người là một trong những phẩm chất hàng đầu của nhà giáo cách mạng, càng yêu người bao nhiêu thì càng yêu nghề bấy nhiêu. 3.3. Bồi dưỡng về văn hoá và tin học, ngoại ngữ, nắm vững trình độ hiểu biết văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật mới có thể làm tốt công tác giảng dạy và giáo dục có hiệu quả. - Khi xã hội phát triển những năng lực nghiệp vụ sư phạm đòi hỏi giáo viên ngày càng hoàn thiện và phát triển ở mức độ cao. Năng lực nghiệp vụ sư phạm đòi hỏi phải thường xuyên luyện tập, trau dồi và học hỏi lẫn nhau trong quá trình dạy học. Chỉ khi nhận thức đúng thì bản thân mỗi giáo viên mới chuyển hóa được nhu cầu, đòi hỏi của xã hội thành động cơ mục đích của cá nhân, từ đó mới chủ động, tích cực, tự giác phấn đấu tự học, tự bồi dưỡng. - Chính vì vậy, bản thân tôi luôn có ý thức chủ động nắm bắt các yêu cầu mới của xã hội, của ngành đối với việc thực hiện chương trình giáo dục Tiểu học. + Thường xuyên đọc các tài liệu trên tạp chí giáo dục, cập nhật thường xuyên những thay đổi trong giáo dục. Đặc biệt là chương trình thay sách. + Tham gia học tập đầy đủ nghị quyết, chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn do ngành, trường tổ chức. + Thường xuyên truy cập Internet xem lại các chuyên đề. Xem các tiết dạy mẫu, đọc các tài liệu về giảng dạy để cũng cố vốn văn hóa của mình. * Tự học với tài liệu: Là một giáo viên Tiểu học, thời gian trên lớp, xây dựng kế hoạch bài học hầu như đã chiếm hết thời gian vật chất trong ngày, bản thân tôi đã cố gắng sắp xếp thời gian hợp lý tranh thủ đọc tài liệu để rút đúc kiến thức hổ trợ cho bản thân. Những nội dung có ích cho bản thân đều được tôi cập nhật trong cuốn sổ tay - Học tập với sự giúp đỡ của đồng nghiệp: Với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục trong trường, chúng tôi có rất nhiều cách để bồi dưỡng khác nhau như : bồi dưỡng học tại chức, chuyên tu nâng cao, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng thông qua các chuyên đề Song với điều kiện hiện nay việc tự học bồi dưỡng thường xuyên còn có sự hỗ trợ đắc lực của tài liệu và có sự định hướng của Ban giám hiệu và sự giúp đỡ của đồng nghiệp Việc tự học bồi dưỡng thường xuyên có giá trị thiết thực và những bài học được các giáo viên chúng tôi chủ động được chọn lọc phù hợp với thời điểm, phù hợp nhu cầu của giáo viên. Đồng thời qua việc tự học, tự đánh giá đã giúp tôi tự nâng cao chính mình một cách có tổ chức, có trách nhiệm và cập nhật tri thức một cách thuận lợi đồng thời giúp giáo viên chúng tôi phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên và năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của mình. Giáo viên trường TH Thị Trấn tự học, tự bồi dưỡng 3.4. - Bồi dưỡng về năng lực: Tự bồi dưỡng năng lực cho bản thân theo hướng phát triển năng lực học sinh: Trong xu hướng phát triển của xã hội người giáo viên phải không ngừng học hỏi để tự hoàn thiện mình trong từng giờ lên lớp biết học trò cần gì và mìn
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tu_hoc_tu_boi_duong_cua_giao_vien_tieu_hoc.doc