SKKN Từ định hướng đọc hiểu đến hướng dẫn cách làm bài cảm nhận về chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn tự sự ở trường THPT

SKKN Từ định hướng đọc hiểu đến hướng dẫn cách làm bài cảm nhận về chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn tự sự ở trường THPT

 Nam Cao, đại biểu xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam (1930-1945) đã từng dõng dạc: Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có [1]. Đó là trách nhiệm của người cầm bút. Còn với người đọc, để hiểu và cảm thụ được vẻ đẹp của tác phẩm văn học cũng không phải là công việc mang tính khuôn mẫu, bởi mỗi văn bản có một chìa khóa riêng để giải mã chiều sâu cảm xúc và nội hàm giá trị nhân văn, nhân sinh của nó. Để làm được công việc mang tính thẩm mĩ này, cần căn cứ vào đặc trưng thể loại, khuynh hướng nghệ thuật của tác giả, giai đoạn văn học. Với truyện ngắn tự sự, thì chi tiết nghệ thuật chính là chiếc chìa khóa hữu hiệu nhất giúp người đọc dễ dàng tiếp cận tác phẩm. Không một nhà văn nào có thể bắt đầu câu chuyện của mình mà không cần chi tiết. Chi tiết chứa đựng trong nó sự khởi đầu của một cuộc đời, sự manh nha của một sự kiện. Nhiều khi, truyện ngắn sống được là nhờ vào các chi tiết hay, chi tiết phát sáng, chi tiết đắt giá. Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong bài thơ tứ tuyệt. Trong đó chi tiết có tính nghệ thuật đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong bài thơ vậy[2]. Còn nhà văn Paultốpxki cho rằng: “Chi tiết làm nên hạt bụi vàng của tác phẩm”. Và không có một tác phẩm lớn nào mà chi tiết lại nhạt nhẽo, nông cạn, thiếu sức sống. Trong tiếp nhận văn học, càng không được xem nhẹ chi tiết. Đọc hiểu và cảm nhận tác phẩm văn chương từ cấp độ chi tiết là yêu cầu quan trọng và cần thiết, đặc biệt đối với việc dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông

docx 23 trang thuychi01 6020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Từ định hướng đọc hiểu đến hướng dẫn cách làm bài cảm nhận về chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn tự sự ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
TỪ ĐỊNH HƯỚNG ĐỌC HIỂU ĐẾN HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÀI CẢM NHẬN VỀ CHI TIẾT NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TỰ SỰ Ở TRƯỜNG THPT
 Người thực hiện: Đỗ Thị Hòa
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2019
Mục lục
 Trang
1.Mở đầu:..2
1.1. Lý do chọn đề tài:...2
1.2 Mục đích nghiên cứu: .3
1.3 Đối tượng nghiên cứu:.3
1.4 Phương pháp nghiên cứu:3
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm:....3
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:...4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:.5
2.3.1.Chi tiết nghệ thuật :..5
2.3.2. Vai trò của chi tiết nghệ thuật:6
2.3.3. Định hướng cách đọc hiểu truyện ngắn tự sự thông qua chi tiết: 11
2.3.4. Một số dạng đề thường gặp về chi tiết trong truyện ngắn tự sự:..12
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, đối với bản thân và đồng nghiêp:...19
3. Kết luận và kiến nghị:...20
3.1. Kết luận:...20
3.2. Kiến nghị, đề xuất:...21
1.Mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài:
 Nam Cao, đại biểu xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam (1930-1945) đã từng dõng dạc: Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có[1]. Đó là trách nhiệm của người cầm bút. Còn với người đọc, để hiểu và cảm thụ được vẻ đẹp của tác phẩm văn học cũng không phải là công việc mang tính khuôn mẫu, bởi mỗi văn bản có một chìa khóa riêng để giải mã chiều sâu cảm xúc và nội hàm giá trị nhân văn, nhân sinh của nó. Để làm được công việc mang tính thẩm mĩ này, cần căn cứ vào đặc trưng thể loại, khuynh hướng nghệ thuật của tác giả, giai đoạn văn học... Với truyện ngắn tự sự, thì chi tiết nghệ thuật chính là chiếc chìa khóa hữu hiệu nhất giúp người đọc dễ dàng tiếp cận tác phẩm. Không một nhà văn nào có thể bắt đầu câu chuyện của mình mà không cần chi tiết. Chi tiết chứa đựng trong nó sự khởi đầu của một cuộc đời, sự manh nha của một sự kiện. Nhiều khi, truyện ngắn sống được là nhờ vào các chi tiết hay, chi tiết phát sáng, chi tiết đắt giá. Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong bài thơ tứ tuyệt. Trong đó chi tiết có tính nghệ thuật đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong bài thơ vậy[2]. Còn nhà văn Paultốpxki cho rằng: “Chi tiết làm nên hạt bụi vàng của tác phẩm”. Và không có một tác phẩm lớn nào mà chi tiết lại nhạt nhẽo, nông cạn, thiếu sức sống. Trong tiếp nhận văn học, càng không được xem nhẹ chi tiết. Đọc hiểu và cảm nhận tác phẩm văn chương từ cấp độ chi tiết là yêu cầu quan trọng và cần thiết, đặc biệt đối với việc dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông.
 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền đạt một chiều ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực[3]. Tuy nhiên, không dễ thay đổi việc học từ “thụ động” sang việc học “tích cực” vì phần lớn người học và cả người dạy đã quen với phương pháp học truyền thống. Thói quen này đã ăn sâu vào tiềm thức và khó có thể phá bỏ ngay. Thêm vào đó phần lớn người học vẫn có xu hướng chống lại việc “đọc tài liệu trước khi lên lớp”, “tham gia thảo luận trên lớp” hay “tự đọc thêm ở nhà” một cách chủ động và tích cực. Đây chính là thách thức cho người dạy và người học muốn áp dụng phương pháp dạy học tích cực[4]. Nhất là trong thực tế phần lớn học sinh đang dần quay lưng lại với môn Văn. Sự lên ngôi của công nghệ thông tin, của các ngành giải trí đã khiến cho văn hóa nghe nhìn ngày càng phát triển, văn hóa đọc trong nhà trường giảm sút nghiêm trọng. Hiện tượng học sinh học chay văn bản, chủ yếu là văn bản truyện tự sự ngày càng phổ biến. Vì thế, thầy lại phải ra sức thuyết trình, còn học sinh lại tự biến mình thành bình chứa.
 Bên cạnh việc yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học thì những năm gần đây Bộ giáo dục cũng chú trọng nhiều đến việc đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá, nhất là ở khâu ra đề. Đặc biệt là trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2017-2018 đề thi nghị luận văn học hướng đến dạng đề liên hệ, đối sánh các chi tiết trong hai tác phẩm. Thế nhưng thực tế việc thay đổi tư duy dạy và học trong trường phổ thông còn chậm chuyển biến. Phương pháp đọc chép vẫn thống lĩnh, học sinh học tủ, học lệch còn tồn tại nhiều.
 Trong khi con đường dạy học văn đang có nguy cơ đứng trước lối mòn, sự khuôn sáo thì việc đào sâu vào những chi tiết trong tác phẩm tự sự là hướng đi mới mẻ và đáp ứng được thực tế thi cử của học sinh trong các kỳ thi học sinh giỏi cũng như thi THPT quốc gia những năm gần đây. Đó là lí do người viết lựa chọn đề tài Từ định hướng đọc hiểu đến hướng dẫn cách làm bài cảm nhận về chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn tự sự ở trường THPT với mong muốn phát huy sự sáng tạo, tiếp thu chủ động tích cực của học sinh hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Qua đề tài nghiên cứu tôi muốn được trao đổi với đồng nghiệp về hướng tiếp cận mới trong dạy học truyện ngắn tự sự nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Đồng thời, giúp các em học sinh tránh được những nhược điểm thông thường trong các bài viết như xa rời văn bản, chưa biết cách khai thác sắc nét những chi tiêt nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. Hy vọng đề tài này sẽ được đồng nghiệp đón nhận, góp ý và ít nhiều cải thiện được tình trạng dạy- học Ngữ văn còn khá nhàm chán trong nhà trường THPT hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh khối khối 12 trường THPT Tĩnh Gia 4.
- Khảo sát thực nghiệm ở các lớp: 12B1,12B5 và 12C3. 
- Thời gian thực hiện: năm học 2016-2017 và năm học 2017-2018.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, phân tích, so sánh đối chiếu, thử nghiệm.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh[5]. Vì thế, những năm gần đây theo sự chỉ đạo của Bộ giáo dục, Sở giáo dục và đào tạo đã tổ chức các lớp tập huấn nhằm đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh. Vấn đề đổi mới đặt ra là thách thức lớn đối với ngành giáo dục nói chung trong đó có bộ môn Ngữ văn bởi đây là môn học đòi hỏi tính nghệ thuật cao. Người giáo viên dạy văn không chỉ là người truyền thụ kiến thức khoa học đơn thuần mà họ còn phải đóng vai là nghệ sĩ, là diễn viên để truyền cảm xúc cho học sinh của mình để từ đó tạo hứng thú cho học sinh tích cực, chủ động chiếm lĩnh tác phẩm.
 Những năm về trước hầu hết phương pháp truyền thống của giáo viên là khi khai thác một truyện ngắn tự sự thường chú trọng đến: cốt truyện, diễn biến sự việc, cuộc đời nhân vật mà quên đi vai trò của chi tiết. Đây là lí do khiến bài viết của các em thường khá hời hợt, rơi vào cảm nhận chung chung, xa rời văn bản và những chi tiết đặc sắc, cụ thể của tác phẩm. Trong khi chỉ những bài viết biết khai thác các chi tiết nghệ thuật đặc sắc mới thể hiện được sự mới mẻ, sáng tạo riêng của các em. Đọc hiểu văn bản tự sự bắt đầu bằng những chi tiết thực sự mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong dạy học văn khi xem học sinh là bạn văn, bạn đọc sáng tạo chứ không phải là cái bình phong chứa đựng cảm xúc của thầy.
 Có rất nhiều công trình nghiên cứu đưa ra phương pháp tiếp cận đúng hướng, chú trọng chi tiết nghệ thuật như: Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại (Nhiều tác giả- NXB Giáo dục, 1978), Những bài giảng văn ở Đại học (Lê Trí Viễn- NXB Giáo dục, 1982), Giảng văn I, II (Nhiều tác giả- NXB Đại học & THCN, 1982) Từ sau cải cách giáo dục, ngoài sách giáo khoa và sách tham khảo chính thức của Bộ giáo dục (Sách giáo viên), nhiều nhà nghiên cứu, phê bình, nhiều nhà giáo tham gia viết các công trình nghiên cứu và phân tích các tác phẩm văn học được giảng dạy trong nhà trường. Các công trình này đã giúp rất nhiều cho giáo viên và học sinh trong việc tìm hiểu, nhận thức và cảm thụ tác phẩm văn học. Nhưng cũng có nhiều bài viết khi nghị luận về một tác phẩm tự sự cụ thể chỉ giúp học sinh tiếp thu theo lối học vẹt, học theo [6].
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1.Thực trạng chung:
 Thực tế cho thấy học sinh học ban C rất khó lựa chọn chuyên ngành khi đăng kí tham gia xét tuyển Đại học, Cao đẳng. Hơn nữa sau khi được đào tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cực kì khó khăn. Đó là lí do nhiều em đã quay lưng lại với môn Văn- môn học được coi là “quốc hồn, quốc túy của dân tộc”. 
 Nhiều em học môn Ngữ văn có tâm lí ái ngại vì các em cho rằng đây là môn học nhiều chữ, ngại viết, ngại đọc. Cũng chính vì ngại nên việc soạn bài mới, học bài cũ đối với môn Văn ở các em không còn thường xuyên. Đa phần các em không đọc văn bản trước ở nhà mà chủ yếu trông chờ vào giáo viên. Trong khi phân phối chương trình còn quá nhiều bất cập. Có những bài dạy buộc giáo viên phải chạy đua với thời gian. Đó là lí do dẫn đến kết quả cuối cùng trong tiềm thức của các em chỉ là sự mơ hồ về cốt truyện, nhân vật và ít nắm được các chi tiết cụ thể nhất là chi tiết có tính nghệ thuật.
 Từ năm 2014, kiều bài nghị luận so sánh thường hay xuất hiện trong các kỳ thi quốc gia. Đặc biệt đề thi THPT quốc gia năm 2017-2018 và đề thi minh họa của Bộ năm học 2018-2019 tập trung vào kiểu nghị luận so sánh hai chi tiết nghệ thuật trong hai tác phẩm. Mục đích của kiểu bài này trước hết và quan trọng là để chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa các đối tượng so sánh, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng khuynh hướng văn học, giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn, góp phần hình thành kĩ năng lý giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học. Đây là kiểu bài nghị luận văn học yêu cầu cao về kiến thức và kĩ năng và phải biết thấu cảm tác phẩm. Nếu các em không nắm được chi tiết nghệ thuật của tác phẩm, ít nhất là vị trí của chi tiết ấy làm sao có thể làm được bài. 
 Hơn nữa, dạng bài này chưa “lộ diện” trong sách giáo khoa nên không ít giáo viên tỏ ra lúng túng khi hướng dẫn học sinh viết bài, điều đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng làm bài thi của học sinh.
2.2.2. Thực trạng riêng:
 Trường THPT Tĩnh Gia 4 nằm ở phía Bắc huyện Tĩnh Gia đóng trện địa bàn xã Hải An- một xã bãi ngang có điều kiện kinh tế khó khăn đặc biệt. Nơi đây trình độ dân trí thấp kém, ít đầu tư cho con em học hành. Phần lớn học sinh không có nguyện vọng thi Đại học mà học chỉ cốt lấy bằng tốt nghiệp đi kiếm việc làm. Vì thế các em học rất cầm chừng. Điều này gây ra không ít khó khăn trong công tác giảng dạy của tất cả các bộ môn trong nhà trường nói chung và môn Ngữ văn nói riêng.
 Đó là chưa kể đến các trò chơi điện tử, máy tính bảng, điện thoại thông minhđang có sức cuốn hút vô cùng hấp dẫn đối với các em vậy thì làm sao các em có thể chuyên tâm vào việc học và đọc văn cho được? Nếu có đọc thì các em chưa biết cách tiếp cận tác phẩm, nhân vật dựa vào chi tiết nghệ thuật mà chủ yếu quan tâm nhiều đến cốt truyện, sự việc. Thực tế đáng buồn hơn nhiều học sinh còn không nhớ nổi tên tác giả, không nhớ tên nhân vật trong tác phẩm sau khi đã học, vậy thì đương nhiên những chi tiết nghệ thuật với các em cũng chỉ là chi tiết nhỏ lẻ, không đáng quan tâm, dẫn đến bài viết của các em thường hời hợt, nông cạn.
 Đặc biệt, không chỉ đối với học sinh trung bình, yếu, kém mà ngay cả với đối tượng học sinh khá giỏi khi gặp phải dạng đề có liên quan đến vấn đề lí luận bàn về chi tiết nghệ thuật thì một hạn chế lớn nhất là các em không có kiến thức về lí luận. Thực ra, đây là vấn đề thuộc phạm vi kiến thức chuyên sâu, hầu như các em ít được làm quen trong phạm vi cấp học, nó không chỉ gây cản trở cho học sinh mà thậm chí dạng đề này cũng gây ra không ít khó khăn, lúng túng cho rất nhiều giáo viên đứng lớp. Đó là lí do giải thích vì sao kết quả kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh của nhà trường ở bộ môn Ngữ văn trong những năm gần đây còn khá khiêm tốn.
 Quyết định chọn đề tài này hy vọng sẽ được đồng nghiệp đón nhận, cùng tìm ra giải pháp để nâng chất lượng của nhà trường qua các kỳ thi. Đồng thời cũng định hướng giúp học sinh có được phương pháp đọc hiểu truyện tự sự theo hướng mới để các em chủ động chiếm lĩnh tri thức, sáng tạo nghệ thuật và có được kĩ năng viết bài thuần thục hơn.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Chi tiết nghệ thuật :
2.3.1.1. Khái niệm:
 Chi tiết là một từ ngữ quen thuộc trong giao tiếp hằng ngày. Theo Từ điển tiếng Việt thì chi tiết là Phần rất nhỏ, điểm nhỏ trong nội dung sự việc hoặc hiện tượng (Ví dụ: Kể rành rọt từng chi tiết). Là thành phần riêng rẽ hoặc tổ hợp đơn giản nhất của chúng có thể tháo lắp được (Ví dụ: chi tiết máy).
 Như vậy, trong đời sống hằng ngày từ chi tiết được hiểu và dùng như một thành tố, một bộ phận nhỏ của một sự việc, tổng thể. Chi tiết được hiểu như là một thành phần thuộc về cấu tạo[7].
 Trong văn học, theo định nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi thì chi tiết là: Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng[8]. Cũng theo nhóm tác giả này thì: Tùy theo sự thể hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm. Chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm thuật về thế giới con người, với truyền thống văn hóa nghệ thuật nhất định.
 Một tác phẩm tự sự có thể bao gồm một đến một chuỗi các sự việc và mỗi sự việc như thế lại được xây dựng bởi nhiều chi tiết. Chi tiết có thể là một lời nói, một cử chỉ, một hành động của nhân vật, hoặc một sự vật, một hình ảnh thiên nhiên, một nét chân dungNhững chi tiết đặc sắc tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu [9]. Như vậy, chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật và quan niệm nhân sinh của nhà văn. Đối với người đọc, khi nhận biết được các chi tiết đắt giá trong tác phẩm, chúng ta có thể làm sáng tỏ được ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật, tư tưởng chủ đề của tác phẩm và hiểu rõ ý đồ sáng tạo của tác giả.
2.3.1.2. Phân loại chi tiết:
 Theo Từ điển thuật ngữ văn học, nếu căn cứ vào vị trí, vai trò của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm có thể phân loại chi tiết thành hai nhóm:
- Nhóm chi tiết thuộc về nghệ thuật (những chi tiết chỉ đóng vai trò vật liệu xây dựng làm tiền đề cho cốt truyện phát triển thuận lợi và hợp lí).
- Nhóm chi tiết có tính nghệ thuật (những chi tiết tập trung thể hiện cho cấu tứ của tác giả, có giá trị thẩm mĩ đa dạng, thường được tô đậm, nhấn mạnh trong tác phẩm).
 Trong đó nhóm chi tiết thứ 2 thường được quan tâm bởi giá trị nghệ thuật độc đáo. Trong khuôn khổ chuyên đề, tôi chỉ xin hướng tới nhóm đối tượng thứ 2- những chi tiết có tính nghệ thuật (gọi chung là chi tiết nghệ thuật) [10].
2.3.2. Vai trò của chi tiết nghệ thuật:
2.3.2.1. Đặc trưng của truyện ngắn tự sự:
 Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, phản ánh cuộc sống trong tính khách quan của nó thông qua con người, hành vi và các sự kiện. Truyện ngắn đề cập đến hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng. Nếu tiểu thuyết là một đoạn của dòng đời thì truyện ngắn chỉ là mặt cắt của dòng đời như mặt cắt giữa một thân cây cổ thụ. Chỉ liếc qua những dòng vân trên khoanh gỗ tròn kia dù trăm năm vẫn thấy cả đời thảo mộc (Nguyễn Minh Châu). Do hạn chế về dung lượng câu chữ, nên truyện ngắn không phản ánh được một phạm vi hiện thực rộng lớn như tiểu thuyết, mà chỉ là những câu chuyện trong khoảnh khắc, là giây phút lóe sáng của cuộc đời nhân vật. Pautôpxki đã nói: Tôi nghĩ rằng truyện ngắn là một truyện ngắn gọn, trong đó cái không bình thường hiện ra như một cái gì bình thường và một cái gì bình thường hiện ra như một cái không bình thường. Vì vậy, khi viết truyện ngắn nhà văn phải có khả năng quan sát sắc sảo, năng lực khái quát cao độ để có thể phản ánh được bản chất của con người và đời sống qua một hiện tượng, một biến cố, một lát cắt. Nhà văn phải dồn nén hiện thực và tư tưởng vào trong những chi tiết nghệ thuật có dung lượng ý nghĩa lớn lao như: Bàn tay xiết lại thành nắm đấm (Hê-min-uê)[11] . Vì vậy, yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là các chi tiết nghệ thuật: “Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc và lối hành văn mang nhiều ẩn ý tạo cho tác phẩm chiều sâu chưa nói hết”[12]. Các chi tiết được lựa chọn đưa vào truyện ngắn phải độc đáo, giàu ý nghĩa nghệ thuật. Truyện ngắn hay không thể có những chi tiết vô bổ (Sêkhốp).
 Truyện ngắn được người ta ví như một cành cây, còn truyện dài là cả một thân cây rườm rà. Do đó cái hay của truyện ngắn là sự vừa vặn, nghĩa là biết bắt đầu truyện chỗ nào, kịp thời chấm hết ở chỗ nào (Nguyễn Minh Châu). Giới hạn vô hình đầy nghiêm khắc này chỉ những nhà văn tài năng mới có thể nắm bắt được. Do đó, việc sắp xếp để chi tiết xuất hiện trong hoàn cảnh, tình huống, thời điểm nào cũng có ý nghĩa quan trọng. Trong truyện ngắn toàn truyện phải là cái vòng khép kín, không quá dài, không ngắn quá, không xô đẩy xộc xệch, thậm chí không thừa chi tiết nào. Khi đã đi vào truyện () chi tiết này phải soi rọi cho chi tiết khác (Ma Văn Kháng). Những tác giả thành công ở thể loại truyện ngắn thường rất có ý thức về việc sáng tạo yếu tố quan trọng này. Vũ Thị Thường – nhà văn chuyên viết truyện ngắn- đã nhận thấy ưu điểm của mình qua chi tiết Chi tiết là chỗ mạnh nhất của tôi.
 Như vậy, chi tiết nghệ thuật dù chỉ là yếu tố nhỏ lẻ qua tác phẩm nhưng mang sức chứa lớn về cảm xúc tư tưởng. Thiếu chi tiết nhà văn không thể đúc nên tác phẩm. Chi tiết càng có sức biểu hiện, sức khơi gợi và ám ảnh càng lớn, càng góp phần nâng cao giá trị của tác phẩm. Chính vì vậy có thể khẳng định: Chi tiết nghệ thuật có vai trò rất quan trọng đối với thể loại truyện ngắn tự sự.
2.3.2.2.Vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn tự sự:
 Từ khái niệm ta thấy chi tiết nghệ thuật được xem là linh hồn của văn bản nghệ thuật. Khái niệm chi tiết đặt ra nhằm phân biệt với tổng thể nhưng nó không tách rời tổng thể. Sự hòa hợp giữa chi tiết và tổng thể sẽ tạo thành chỉnh thể. Chi tiết nghệ thuật được xem là thành tố nhỏ nhất trong chỉnh thể nghệ thuật. 
 Bàn về tương quan giữa chi tiết và tổng thể, có ý kiến cho rằng: Đôi khi chỉ vì một đôi mắt mà người ta phải cưới nguyên cả một người đàn bà. Câu nói đó khẳng định một thực tế: Đôi khi, chi tiết có thể đánh gục cả một tổng thể, thậm chí nó thay thế lấn át tổng thể. Trong tác phẩm văn chương, chi tiết có thể nhỏ về quy mô, tầm vóc nhưng nó chứa đựng tư tưởng lớn, tình cảm lớn. Không nhà văn vĩ đại nào không tập trung xây dựng hình tượng nghệ thuật từ những chi tiết nhỏ đặc sắc[13]. Thực tế cho thấy chỉ bằng những chi tiết cô đúc, tiêu biểu, kết hợp với lối hành văn nhiều ẩn ý, nhiều nhà văn đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bằng những hình tượng nghệ thuật độc đáo, giàu sức sống: nhân vật nhân vật AQ (AQ chính truyện- Lỗ Tấn), chị Dậu (Tắt đèn- Ngô Tất Tố), nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo- Nam Cao)đều là những hình tượng điển hình đặc sắc chưng cất bằng những chi tiết cụ thể nhưng có sức khái quát cao, phản ánh được diện mạo, bản chất con người và bộ mặt xã hội. Qua đó thể hiện được quan niệm nhân sinh của nhà văn đối với cuộc đời
a. Vai trò của chi tiết đối với việc xây dựng cốt truyện:
 Cốt truyện là hệ thống các sự kiện, biến cố xảy

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_tu_dinh_huong_doc_hieu_den_huong_dan_cach_lam_bai_cam_n.docx