SKKN Tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh ở trường Tiểu học Thành Trực
Bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên của giáo dục phổ thông có vị trí vô cùng quan trọng, là bậc học nền tảng của giáo dục quốc dân. Mục tiêu giáo dục Tiểu học là hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và cá kỹ năng cơ bản cho học sinh chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở. Để đạt đươc mục tiêu trên, người quản lý trong trường Tiểu học cần chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động giáo dục trong nhà trường đó là các hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp thông qua các môn học và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL).
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy, nhìn chung gần như các nhà trường, các thầy cô giáo đa số quan tâm chủ yếu đến chất lượng giáo dục thông qua các tiết học chính khóa, ham nhiều về bồi dưỡng kiến thức, ít quan tâm đến phát triển kỹ năng cho học sinh. Việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa được quan tâm đúng mực, các hoạt động ngoài lớp học thiếu linh hoạt, chưa đa dạng, phong phú. Vì thế, phần đông học sinh thiếu cơ hội trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm. Học sinh chưa phát huy tư duy độc lập, tính năng động, sáng tạo. Kỹ năng sống của học sinh còn nhiều hạn chế, các em thiếu kỹ năng tinh thần hợp tác, kỹ năng giao tiếp dụt dè, thiếu tự tin trong các hoạt động và trong cuộc sống.
Với trường Tiểu học Thành Trực, trước đây cùng trong tình trạng đó, trong hai năm gần đây hoạt động ngoài lên lớp đã dần được quan tâm hơn, tổ chức các hoạt động đã có quy mô thiết thực hơn. Từ đó, ngoài việc được trang bị kiến thức ở các môn học các em được học tập rèn luyện các kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác trong học tập lao động, kỹ năng lao động làm những công việc nhỏ phù hợp với lứa tuổi các em giúp cho các em phát triển nhân cách toàn diện. Đó cũng là lý do tôi xin chia sẻ kinh nghiêm: “Tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh ở trường Tiểu học Thành Trực”
MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 1. Mở đầu 1 2 1.1 Lí do chọn SKKN 1 3 1.2. Mục đích nghiên cứu. 1 4 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 5 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 6 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2 7 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2 8 2.2. Thực trạng việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp trước khi nghiên cứu áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 3 9 2.3. Các giải pháp đã tập trung thực hiện để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngoài giờ lên lớp. 4 10 2.3.1 Tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, học sinh, phụ huynh nhà trường thấy rõ được vị trí vai trò quan trọng của HĐGDNGLL trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh. 5 11 2.3.2 Xây dựng kế hoạch và xác định cụ thể nội dung, hình thức tổ chức các HĐGDNGLL và các kỹ năng cần rèn cho học sinh thông qua các hoạt động. 5 12 2.3.3 Đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, tạo sự hứng thú thu hút học sinh tham gia. 9 13 2.3.3.1 Tổ chức sinh hoạt các câu lạc bộ và các hoạt động giao lưu 9 14 2.3.3.2 Tổ chức hoạt động vui chơi giải trí, biểu diễn văn nghệ. 11 15 2.3.3.3 Tổ chức hoạt động lao động công ích: 13 16 2.3.3.4 Tổ chức các hoạt động nhân đạo 14 17 2.3.3.5 Hoạt động tham quan, trải nghiệm 15 18 2.3.4. Cần có sự đầu tư cơ sở vật chất và các thiết bị phục vụ hoạt động. 16 19 2.3.5. Làm tốt công thi đua khen thưởng cho học sinh có thành tích khi tham gia các hoạt động. 16 20 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 18 21 3. Kết luận- kiến nghị 18 22 3.1Kết luận. 18 23 3.2 Kiến nghị. 19 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TỐT HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP NHẰM RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH TRỰC. Mở đầu 1.1. Lí do chọn SKKN. Bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên của giáo dục phổ thông có vị trí vô cùng quan trọng, là bậc học nền tảng của giáo dục quốc dân. Mục tiêu giáo dục Tiểu học là hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và cá kỹ năng cơ bản cho học sinh chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở. Để đạt đươc mục tiêu trên, người quản lý trong trường Tiểu học cần chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động giáo dục trong nhà trường đó là các hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp thông qua các môn học và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL). Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy, nhìn chung gần như các nhà trường, các thầy cô giáo đa số quan tâm chủ yếu đến chất lượng giáo dục thông qua các tiết học chính khóa, ham nhiều về bồi dưỡng kiến thức, ít quan tâm đến phát triển kỹ năng cho học sinh. Việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa được quan tâm đúng mực, các hoạt động ngoài lớp học thiếu linh hoạt, chưa đa dạng, phong phú. Vì thế, phần đông học sinh thiếu cơ hội trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm. Học sinh chưa phát huy tư duy độc lập, tính năng động, sáng tạo. Kỹ năng sống của học sinh còn nhiều hạn chế, các em thiếu kỹ năng tinh thần hợp tác, kỹ năng giao tiếp dụt dè, thiếu tự tin trong các hoạt động và trong cuộc sống. Với trường Tiểu học Thành Trực, trước đây cùng trong tình trạng đó, trong hai năm gần đây hoạt động ngoài lên lớp đã dần được quan tâm hơn, tổ chức các hoạt động đã có quy mô thiết thực hơn. Từ đó, ngoài việc được trang bị kiến thức ở các môn học các em được học tập rèn luyện các kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác trong học tập lao động, kỹ năng lao động làm những công việc nhỏ phù hợp với lứa tuổi các em giúp cho các em phát triển nhân cách toàn diện. Đó cũng là lý do tôi xin chia sẻ kinh nghiêm: “Tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh ở trường Tiểu học Thành Trực” 1.2. Mục đích nghiên cứu. - Nghiên cứu để tổ chức thực hiện tốt các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm phát triển ở học sinh cấc kỹ năng cần thiết phù hợp với sự phát triển lứa tuổi. Tăng thêm sự hiểu biết trong các lĩnh vực đời sống xã hội, làm phong phú vốn tri thức của học sinh, tạo nên sự cân đối hài hòa trong quá trình phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Qua đó rèn và giáo dục cho học sinh kỹ năng giao tiếp, hợp tác, lao động... các em mạnh dạn thich thú với hoạt động tập thể, tự tin trong giao tiếp, ứng xử. - Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện để thu hút học sinh tham gia một cách tích cực hứng thú, học sinh có động lực học tập thêm yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô bạn bè. - Giúp bản thân có thêm kinh nghiệm trong quản lý, chỉ đạo giảng dạy và hoạt động ngoài giờ lên lớp của trường Tiểu học Thành Trực đạt hiệu quả cao hơn. - Nghiên cứu thực hiện tốt để chia sẻ cho đồng nghiệp, phụ huynh và xã hội nhận thức cao hơn về vai trò của giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với học sinh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống của 559 học sinh trường Tiểu học Thành Trực để có đinh hướng giáo dục học sinh. Nghiên cứu về cách tổ chức các hoạt động ngoài giờ của các khối lớp, của Đội Thiêu niên và hoạt động chung toàn trường góp phần hình thành và rèn luyện các kỹ năng sống học sinh. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng phối hợp các phương pháp như: - Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế hoạt động giáo dục đã tổ chức trong nhà trưởng, quan sát kỹ năng giao tiếp, hợp tác, ứng xử... của học sinh qua các hoạt động học tập vui chơi, giao tiếp hằng ngày. - Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê thu thập thông tin về kỹ năng sống. - Phương pháp hỏi đáp, giao lưu với học sinh thông qua các hoạt động nhà trường qua giờ sinh hoạt hàng ngày. - Phương pháp trao đổi thông tin qua phụ huynh, trao đổi với đồng nghiệp. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Nghị Quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” xác định mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Để thực hiện mục tiêu đó đòi hỏi các nhà trường nhất là trường Tiểu học - là cấp học đầu tiên của giáo dục phổ thông cần phải định hướng rõ ràng song song với hoạt động dạy học kiến thức trên lớp cần tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu phù hợp đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh Tiểu học. Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường;lao động công ích và các hoạt động xã hội khác. (Điều 29 - Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số số 03/VBHN-BGDĐTngày 22 tháng 1 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Như vậy, HĐGDNGLL là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lí thuyết với thực hành, góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của học sinh. Qua các hoat động ngoài giờ lên lớp giúp cho các em: - Củng cố, khắc sâu những kiến thức đã được học qua các môn học ở trên lớp. - Phát triển sự hiểu biết của học sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ đó làm phong phú thêm vốn tri thức của các em. - Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng ban đầu, cơ bản cần thiết phù hợp với sự phát triển chung của trẻ (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, kĩ năng nhận thức,) - Góp phần hình thành và phát triển tính tích cực, tự giác cho học sinh trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị- xã hội. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng cho trẻ thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, thái độ có trách nhiệm đối với công việc chung. Chính vì thế, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong toàn bộ quá trình giáo dục của các trường phổ thông nói chung, của trường tiểu học nói riêng. Việc biết, hiểu, thiết kế và tổ chức hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường Tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo viên và cấp quản lý lãnh đạo nhà trường. 2.2. Thực trạng việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp trước khi nghiên cứu áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Những năm trước đây, hoạt động GDNGLL cũng được xác định đây là một hoạt động trọng tâm trong nhà trường, tuy nhiên trong quá trình thực hiện một thực trạng cho thấy không mấy hiệu quả vì nhà trường xây dựng kế hoạch nhưng nhưng còn chung chung, chưa chỉ đạo sát sao các hoạt động, chưa có sự đầu tư về cơ sở vật chất, phương tiện để thực hiện. Giáo viên chưa có sự đầu tư, không chịu nghiên cứu ngại khó, sợ mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến các hoạt động khác, chưa tin vào học sinh. Hơn nữa một số giáo viên chưa có kinh nghiệm, kỹ năng cho việc tổ chức các hoạt động GDNGLL. Giáo viên Tổng phụ trách Đội là kiêm nhiệm nên chưa đầu tư nghiên cứu, thiếu linh hoạt sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động. Hình thức tổ chức còn nặng nề, thiếu tự nhiên nên học sinh không hứng thú. Phụ huynh học sinh coi trọng Toán, Tiếng Việt muốn con em mình chỉ cần học tốt những môn này, còn hoạt động GDNGLL họ cho chỉ là phụ nên không thích cho con em mình tham gia. Chính vì thế hoạt động GDNGLL kém hiệu quả chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh. Từ năm học 2015-2016, thực hiện văn bản hướng dẫn số 1490/SGDĐT- GDTH ngày 11 tháng 8 năm 2015 của Sở Giáo dục và Đào Tạo Thanh Hóa về việc hướng dẫn tổ chức hoạt động GDNGLL ở Tiểu học từ năm học 2015-2016 và những năm tiếp theo. Được sự chỉ đạo hướng dẫn sâu sát của phòng Giáo dục và Đào tạo Thành Thành nhà trường rất quan tâm đến việc triển khai tổ chức thực hiện các họat động Giáo dục NGLL. Qua quá trình thực hiện năm học 2015-2016, đến năm học 2017-2018 có những mặt tích cực và những hạn chế tồn tại như sau: Những tích cực: - Về nhận thức của cán bộ giáo viên nhà trường: 100% cán bộ quản lí và giáo viên đã hiểu đúng về vai trò, tầm quan trọng của HĐGDNGLL trong nhà trường. - Đã chỉ đạo thực hiện đảm bảo đúng thời lượng theo quy định, đã triển khai đầy đủ nội dung, tổ chức HĐGDNGLL khá phong phú, phù hợp với điều kiện của trường. Thông qua HĐGDNGLL bước đầu góp phần nâng cao chất lượng các môn học, giúp học sinh tự tin, mạnh dạn, tích cực tự giác và linh hoạt trong việc tham gia vào các hoạt động học tập, lao động, giao tiếp và các hoạt động xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại hạn chế như: - Một số hoạt động công tác chuẩn bị thiếu chu đáo, kế hoạch đang còn chung chung, nội dung thì sơ sài, các điều kiện để thực hiện chưa đảm bảo, chưa có sự đầu tư nên chất lượng còn thấp. - Các loại hình hoạt động chưa đa dạng, phong phú mà mới chỉ tập trung vào một số như hoạt động văn hóa, văn nghệ, hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh. - Quy trình tổ chức các hoạt động GDNGLL chưa đầy đủ. - Số học sinh tham gia các hoạt động lớn còn hạn chế, một số em còn thiếu tự tin, e dè chưa mạnh dạn, chưa sẵn sàng vì thế kỹ năng về học tập, giao tiếp, tự phục vụ bản thân, hiểu biết xá hội... của một số học sinh hạn chế. Trước thực trạng đó bước vào năm học 2018-2019, nhà trường đã quan tâm hơn chỉ đạo sát sao hơn. Năm học 2018-2019 nhà trường có 20 lớp 558 học sinh chia làm 2 khu. Khu trung tâm 17 lớp 480 học sinh, khu lẻ Chính Thành 3 lớp 78 học sinh. Thuận lợi: - Nhà trường có khuôn viên rộng thoáng mát sạch sẽ, diện tích sân chơi, bãi tập rộng thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động. - Có đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình trong công việc, tổng phụ trách Đội là giáo viên trẻ đã từng có thời gian công tác ở Trung tâm văn hóa huyện nên có năng khiếu tổ chức tốt các hoạt động, nhiệt tình trong công tác. - Học sinh đông nhưng ngoan biết vâng lời, thích hoạt động vui nhộn, thích khám phá những điều mới mẻ. - Được sự đòng tình hỗ trợ của đông đảo phụ huynh học sinh, họ muốn con em có những giây phút sảng khoái thoải mái sau những tiết học căng thẳng. Khó khăn: - Nhà trường có 2 điểm trường khó khăn cho việc tổ chức hoạt động chung.. - Giáo viên văn hóa thiếu, nhà trường tổ chức dạy học 2 ca nên việc tổ chức hoạt động ngoài giờ phải tính đến thời điểm thích hợp không sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian học chính khóa của một só lớp. - Một số học sinh chưa tự giác trong học tập, rèn luyện, rụt rè, thiếu tự tin trong giao tiếp, trong việc sử lý các tình huống chưa linh hoạt. chưa biết làm những công việc vừa sức như quét dọn vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân. - Các phương tiện tổ chức các hoạt động còn đơn giản, thiếu hiện đại nên đôi khi còn e dè trong cách tổ chức. Từ những thực trạng trên, nhà trường xác định cần phải khắc phục khó khăn tổ chức hiệu quả hơn nữa các HĐGDNGLL. 2.3. Các giải pháp đã tập trung thực hiện để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngoài giờ lên lớp. Để tổ chức HĐGDNGLL hiệu quả, bổ ích đáp ứng yêu cầu về bồi dưỡng kiến thức, rèn kỹ năng sống, nâng cao chất lượng giáo dục phát triển toàn diện nhân cách học sinh, qua quá trình chỉ đạo thực hiện thực tế ở nhà trường, tôi đưa ra một số giải pháp sau: 2.3.1 Tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, học sinh, phụ huynh nhà trường thấy rõ được vị trí vai trò quan trọng của HĐGDNGLL trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh. Cán bộ quản lý nhà trường quán triệt đến giáo viên nhận thức một cách đúng đắn về vị trí, vai trò cũng như hiệu quả việc tổ chức tốt các HĐGDNGLL trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh, đây là việc quan trọng quyết định đến việc thành công của tổ chức các HĐGDNGLL. Ngay đầu năm học, căn cứ vào công văn hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ năm học, căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, tôi kế hoạch và lịch hoạt động trong toàn trường. Trong kế hoạch phải xác định rõ được mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể chỉ tiêu phấn đấu và định hướng hoạt động. Quán triện giáo viên và tuyên truyền tới phụ huynh để thực hiện tốt thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh Tiểu học để mọi người hiểu rõ đánh giá học sinh hiện nay không chỉ đánh giá về kết quả các môn học mà còn đánh giá về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Đó là năng lực tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề; phẩm chất như chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thương. Các năng lực phẩm chất này được hình thành phát triển thể hiện rrất rõ thông qua các HĐGDNGLL. Ngoài việc quán triệt tuyên truyền, nhà trường còn tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về hoạt động GDNGLL để giáo viên đầu tự nghiên cứu, trao đổi cách thức tổ chức hiệu quả một số hoạt động. Mặt khác thông qua các cuộc họp phụ huynh, giáo viên tuyên truyền cho phụ huynh thấy được kỹ năng sống của của học sinh Tiểu học là vô cùng quan trọng, người xưa thường nói “Dạy con phải dạy từ thuở còn thơ” vì lứa tuổi này các em đang bắt đầu tập và hình thành các hành vi, các em có ngoan, có vâng lời, có ý thức có trách nhiệm hay không thì phải dạy và rèn ngay từ nhỏ. Đưa ra các ví dụ trong thực tế cuộc sống để phụ huynh thấy được. Từ đó phụ huynh sẽ có cách nhìn khác, cùng với nhà trường quan tâm hơn và tích cực phối hợp cho học sinh tham, tích cực ủng hộ hỗ trợ nhà trường tổ chức các HĐGDNGLL. Từ việc hiểu ý nghĩa vai trò, ý nghĩa của HĐGDNGLL trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh. Giáo viên sẽ quan tâm hơn, phụ huynh tạo điều kiện tốt cho con em phải tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp một cách thoải mái, đúng theo quy định mà nhà trường tổ chức. Từ đó trở thành nề nếp các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mang tính thường xuyên, thu hút các em học sinh tham gia hoạt động. 2.3.2 Xây dựng kế hoạch và xác định cụ thể nội dung, hình thức tổ chức các HĐGDNGLL và các kỹ năng cần rèn cho học sinh thông qua các hoạt động. Nội dung hoạt động GDNGLL rất đa dạng và phong phú, song muốn tổ chức có hiệu quả, ngay từ đầu năm học cần xác định cụ thể trong năm học này ta cần tập tổ chức các hoạt động nào. Xây dựng kế hoach hoạt động có tính khả thi, giao nhiệm vụ cụ thể cho các tập thể và cá nhân thực hiện. Hoạt động sinh hoạt dưới cờ hàng tuần, sinh hoạt giữa giờ hằng ngày giao cho Tổng phụ trách Đội thực hiện với nhiệm vụ cụ thể trong tuần. Ở đây, tôi đi sâu vào các hoạt động lớn gắn với chủ đề hàng tháng. Thực hiện theo hướng dẫn nhiệm vụ năm học của bậc Tiểu học Thạch Thành “Tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp các trường Tiểu học cần chuyển mạnh các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa sang hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm; tập trung vào các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống, kĩ năng tự bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại, bạo lực, ý thức giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp cho học sinh; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe, làm quen với một số nghề truyền thống ở địa phương”. Chính vì thế, tôi xác định trong năm học thực hiện tốt các hoạt động sau để học sinh được trải nghiệm: - Hoạt động văn hóa văn nghệ : tổ chức các buổi tập hát, múa, biểu diễn văn nghệ trong các ngày hội lớn. - Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao: Tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian như: kéo co, nhảy bao bố, đổ nước vào chai, chơi ô ăn quan tổ chức đại hội thể thao cấp trường cho học sinh được tham gia thi đấu các môn thể thao như cờ vua, cầu lông, bóng đá mi ni. - Hoạt động lao động công ích: Tổ chức lao động dọn vệ sinh làm sạch trường lớp, trồng chăm sóc các bồn hoa cây cảnh làm đẹp khuôn viên nhà trường; dọn dẹp chăm sóc đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại địa phương. - Hoạt động của các câu lạc bộ và các cuộc giao lưu: Thành lập các các câu lạc bộ như: Trí tuệ tuổi thơ, Tiếng Anh, Thể dục thể thao, Mỹ thuật và định hướng nội dung, thòi gian giao lưu trong nhà trường, giao lưu với các trường trong cụm. - Các hoạt động mang tính xã hội: tổ chức hoạt động thắp sáng ước mơ. Giao lưu với học sinh khuyết tật, trẻ mồ côi. Mời cựu chiến binh về nói chuyện nhân ngày quân đội nhân dân Việt Nam. - Hoạt động trải nghiệm: Tổ chức cho học sinh thăm quan quan hoạt động sản xuất ở địa phương; tổ chức cho các em đi thăm quan thắng cảnh, di tích lịch sử trong huyện, trong tỉnh. Những ngày nghỉ học gợi ý cho phụ huynh cho con tham gia các lớp tập bơi , lớp rèn kỹ năng sống do nhà trường phối hợp với các CLB trong huyện tổ chức giúp các em có các kỹ năng bảo vệ bản thân tốt. Gắn vào các chủ đề chủ điểm hàng tháng, Tôi cùng với Tổng phụ trách Đội xây dựng lịch cụ thể cho các hoạt động như sau: Thời gian Chủ điểm giáo dục Nội dung hoạt động Hình thức tổ chức Yêu càu kỹ năng cần rèn cho HS qua hoạt động. Tháng 9 Ngày hội Non sông - Hoạt động văn hóa văn nghệ - Tổ chức biểu diễn văn nghệ trên sân khấu mừng quốc khánh 2/9 và khai giảng năm học mới 5/9. - Phát triển năng khiếu văn nghệ, rèn tính mạnh dạn, tự tin, năng động. - Hoạt động vui chơi giải trí. - Tổ chức trò chơi: kéo co, nhảy bao bố trong phần hội ngày khai giảng. - Tổ chức “Vui hội trăng rằm” - Tinh thần vui chơi thoải mái; Rèn khéo tay hay làm, kỹ năng hợp tác. Tháng 10 Con ngoan, trò giỏi - Hoạt động của các câu lạc bộ. - Thành lập các CLB “Trí tuệ tuổi thơ”; CLB “ Em nói Tiếng Anh”; CLB nghệ thuật. CLB TDTT. - Học sinh biết xác định năng lực sở thích của minh, phát huy sở trường cá nhân - Hoạt động thể dục thể thao. - Tổ chức Đại hội TDTT cấp trường; - Rèn luyện sức khỏe, phát triển năng khiếu. Tháng 11 Tri ân thầy, cô giáo - Hoạt động văn hóa văn nghệ. - Tổ chức thi biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày nh
Tài liệu đính kèm:
- skkn_to_chuc_tot_hoat_dong_giao_duc_ngoai_gio_len_lop_nham_r.doc