SKKN Tổ chức thực hiện văn hóa ứng xử ở trường Tiểu học nhằm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện góp phần phòng chống bạo lực học đường

SKKN Tổ chức thực hiện văn hóa ứng xử ở trường Tiểu học nhằm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện góp phần phòng chống bạo lực học đường

Trong đời sống xã hội, con người chịu ảnh hưởng bởi môi trường văn hóa mà họ sống và hoạt động. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng, nó là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh và bản sắc của dân tộc đó. Văn hóa của một tổ chức xã hội là một yếu tố rất quan trọng mà nhà quản lý cần xây dựng và duy trì nhằm tạo động lực đưa đơn vị phát triển nhanh và bền vững.

Vậy văn hoá học đường là gì? Theo Giáo sư Viện sĩ Phạm Minh Hạc thì: “Văn hóa học đường là hệ các chuẩn mực, giá trị giúp cán bộ quản lý nhà trường, thầy cô giáo, các vị phụ huynh và các em học sinh có các cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp”. Mục tiêu chung nhất của văn hóa học đường là xây dựng trường học lành mạnh, các mối quan hệ thân thiện và chất lượng giáo dục thật.

Văn hóa học đường là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp. Vấn đề xây dựng văn hóa học đường có tính sống còn đối với từng nhà trường, vì nếu học đường mà thiếu văn hóa thì không thể làm được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ.

 Cuộc sống hiện đại đang đặt ra cho các nhà quản lí giáo dục, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh học sinh nhiều khó khăn bởi một thực tế học sinh hiện nay còn yếu và thiếu kỹ năng sống, đặc biệt là kĩ năng ứng xử. Hơn nữa, thực tế những năm gần đây, tình trạng học sinh vi phạm pháp luật diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Bạo lực, trộm cắp xảy ra trong và ngoài nhà trường do học sinh gây ra đã trở thành một vấn đề cấp bách gây hậu quả nghiêm trọng đối với bản thân học sinh, đối với nhà trường, đối với gia đình và xã hội.

Xuất phát từ thực tế trên, mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ trang bị kiến thức sang trang bị những phẩm chất, năng lực cần thiết trong cuộc sống cho các em học sinh. Nội dung giáo dục kĩ năng sống nói chung, đặc biệt giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh nói riêng được tích hợp trong các môn học và hoạt động giáo dục có tiềm năng trong trường phổ thông. được xác định là một nội dung cơ bản của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các nhà trường.

 

doc 21 trang thuychi01 12582
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức thực hiện văn hóa ứng xử ở trường Tiểu học nhằm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện góp phần phòng chống bạo lực học đường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
	Trong đời sống xã hội, con người chịu ảnh hưởng bởi môi trường văn hóa mà họ sống và hoạt động. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng, nó là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh và bản sắc của dân tộc đó. Văn hóa của một tổ chức xã hội là một yếu tố rất quan trọng mà nhà quản lý cần xây dựng và duy trì nhằm tạo động lực đưa đơn vị phát triển nhanh và bền vững. 
Vậy văn hoá học đường là gì? Theo Giáo sư Viện sĩ Phạm Minh Hạc thì: “Văn hóa học đường là hệ các chuẩn mực, giá trị giúp cán bộ quản lý nhà trường, thầy cô giáo, các vị phụ huynh và các em học sinh có các cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp”. Mục tiêu chung nhất của văn hóa học đường là xây dựng trường học lành mạnh, các mối quan hệ thân thiện và chất lượng giáo dục thật.
Văn hóa học đường là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp. Vấn đề xây dựng văn hóa học đường có tính sống còn đối với từng nhà trường, vì nếu học đường mà thiếu văn hóa thì không thể làm được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ.
   	Cuộc sống hiện đại đang đặt ra cho các nhà quản lí giáo dục, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh học sinh nhiều khó khăn bởi một thực tế học sinh hiện nay còn yếu và thiếu kỹ năng sống, đặc biệt là kĩ năng ứng xử. Hơn nữa, thực tế những năm gần đây, tình trạng học sinh vi phạm pháp luật diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Bạo lực, trộm cắp xảy ra trong và ngoài nhà trường do học sinh gây ra đã trở thành một vấn đề cấp bách gây hậu quả nghiêm trọng đối với bản thân học sinh, đối với nhà trường, đối với gia đình và xã hội. 
Xuất phát từ thực tế trên, mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ trang bị kiến thức sang trang bị những phẩm chất, năng lực cần thiết trong cuộc sống cho các em học sinh. Nội dung giáo dục kĩ năng sống nói chung, đặc biệt giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh nói riêng được tích hợp trong các môn học và hoạt động giáo dục có tiềm năng trong trường phổ thông. được xác định là một nội dung cơ bản của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các nhà trường. 
Mặt khác, là người con của quê hương với bề dày phát triển hơn 200 năm đô thị tỉnh lị, một Xứ Thanh địa linh nhân kiệt, một thành phố trẻ hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành. Thanh Hóa chúng ta đang vươn mình trỗi dậy với những cố gắng phát triển về kinh tế, chính trị, văn hóa, chúng ta có quyền tự hào về điều đó. Song thực tế chúng ta cũng thấy một thực trạng về văn hóa ứng xử của người dân xứ Thanh còn những điều để bạn bè trong nước và quốc tế chưa hài lòng mà bản thân chúng ta thấy cần phải điều chỉnh.
Vậy "Làm thế nào để người dân Thanh Hóa trở nên thân thiện, cư xử văn hóa, giao tiếp lịch thiệp" là điều trăn trở của nhiều người dân, nhiều nhà lãnh đạo, quản lí của tỉnh, của các huyện thị, đặc biệt là những người làm công tác giáo dục. 
Là một nhà giáo, hiệu trưởng trường tiểu học, người hằng ngày, hằng giờ ươm mầm cho thế hệ trẻ, tôi thấy mình cần phải có trách nhiệm hơn với những thế hệ học trò, những công dân tí hon hôm nay và sẽ là công dân thân thiện của một đô thị văn minh trong tương lai không xa. Chính vì vậy, tôi thiết nghĩ ngay từ tấm bé nhất thiết các em cần được rèn giũa những kĩ năng ứng xử tối thiểu nhưng lại vô cùng quan trọng này. Với việc xây dựng các quy tắc ứng xử trong trong những năm qua, nay Hiệu trưởng nhà trường tập trung chỉ đạo việc thực hành phát huy những những nét đẹp văn hóa và điều chỉnh những hành vi chưa đẹp, tôi mạnh dạn đưa ra "Tổ chức thực hiện văn hóa ứng xử ở trường Tiểu học nhằm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện góp phần phòng chống bạo lực học đường”
	1.2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm
	Khi đưa ra một số biện pháp chỉ đạo thực hành văn hóa ứng xử ở trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi - Thành phố Thanh Hoá, tôi muốn được cùng các đồng nghiệp chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác quản lí; trao đổi, bàn luận để tìm ra những biện pháp thiết thực có hiệu quả cao nhất cho chất lượng giáo dục của một nhà trường thông qua một nội dung quan trọng là xây dựng văn hóa ứng xử, rèn giũa kĩ năng mềm cho đội ngũ thầy cô và các em học sinh nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các biểu hiện tiêu cực, vi phạm chuẩn mực đạo đức, lối sống và các hành vi bạo lực học đường, nhằm thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh ở trường Tiểu học và thực hiện tốt phong trào lớn của ngành giáo dục “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, góp phần “ Xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện” mà mỗi người Việt Nam nói chung, người dân Thanh Hóa nói riêng đang cùng nhau chung sức xây dựng. Chúng ta cần hành động đúng để những thế hệ học trò hôm nay thực sự là chủ nhân tương lai của đất nước.
2. NỘI DUNG 
	2.1. Cơ sở lí luận
	Ứng xử là kĩ năng ứng phó, xử thế bao gồm hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ cụ thể của con người trước sự tác động của người khác trong một tình huống cụ thể.
Văn hóa ứng xử là sự thể hiện triết lý sống, lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng người trong việc ứng xử và giải quyết mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và từ vi mô đến vĩ mô. 
Văn hóa ứng xử của người Việt Nam được hình thành trong quá trình giao tiếp. Cái đẹp trong văn hóa ứng xử được cha ông ta lưu giữ, truyền lại từ đời này sang đời khác. Ngày nay, mặc dù xã hội có nhiều thay đổi bởi thời kì hội nhập nhưng giao tiếp ứng xử vẫn có tầm quan trọng đặc biệt. Nó tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, có văn hóa, có đạo đức trong cộng đồng dân cư, trong tình bạn, trong tình yêu, trong gia đình, trong kinh doanh, trong đàm phán thương lượng, trong ngoại giao và đặc biệt trong các nhà trường. Người Việt Nam do thiên về tình hơn về lí nên khi giao tiếp luôn đề cao vấn đề sử dụng ngôn ngữ để đảm bảo cho sự đoàn kết nhất trí, cho cuộc sống vui vẻ, hài hòa vì vậy cha ông ta đã có câu: 
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
	Thực hiện nghị quyết số 29- NQ/TW, nghị quyết Trung ương VIII, khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, cùng với sự đổi mới của tất cả các bậc học, giáo dục phổ thông ngoài việc dạy học sinh những kiến thức văn hóa thì giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh có vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng.
	Thực tiễn cũng đã chứng minh, dạy trẻ kĩ năng sống là điều rất cần thiết, đặc biệt đối với trẻ tiểu học, khi bắt đầu đi học cũng là lúc trẻ bắt đầu tiếp xúc với xã hội và rất cần hoàn thiện, phát triển các kĩ năng sống cho riêng mình. Chính  những kĩ năng sống mà em tiếp nhận được những năm đầu tiên đi học sẽ theo các em suốt cả cuộc sống sau này. Nếu ngay từ bậc tiểu học, các em đã có được những kĩ năng tốt, cuộc sống sau này sẽ rộng mở với các em hơn. 
	Hiện nay, nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được nhiều các quốc gia trên thế giới đưa vào dạy cho học sinh trong các trường phổ thông, dưới nhiều hình thức khác nhau và được coi như một nội dung để nâng cao chất lượng giáo dục. 
	Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo 4 trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống. Đó là "Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống". 
2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục thực hiện văn hóa ứng xử ở trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi- Thành phố Thanh Hóa hiện nay
2.2.1 Thuận lợi
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi là một trong những trường nằm ở trung tâm Thành phố Thanh Hoá, với 25 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, nhà trường luôn đi đầu trong các phong trào thi đua của ngành về chất lượng giáo dục toàn diện: Chất lượng các môn văn hoá, đạo đức, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
	 Khác với các phường trong nội thành, mỗi phường đều có hai trường tiểu học, trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi là ngôi trường tiểu học duy nhất của phường Ngọc Trạo, với diện tích chật hẹp 3721 m2 song số lượng học sinh hiện tại đông nhất thành phố Thanh Hoá với 1327 em học sinh, 52 cán bộ giáo viên và 33 nhân viên làm công việc chăm sóc phục vụ 1056 em học sinh bán trú.
	Với một môi trường giáo dục cần quản lí số lượng con người đông như vậy, Ban Giám hiệu nhà trường luôn trăn trở tìm những giải pháp quản lí để nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng văn hoá học đường.
Ý thức được vai trò của văn hóa ứng xử trong nhà trường, chúng tôi luôn coi trọng việc xây dựng một ngôi trường thân thiện theo cách tư duy “Một môi trường tốt sẽ có một chất lượng tốt” với nội dung đột phá của trường là “Xây dựng phong cách nhà giáo và học sinh thành phố.”
Tập thể cán bộ giáo viên không ngừng rèn luyện văn hóa ứng xử lịch sự, cởi mở, chân thành, thẳng thắn trong việc bồi dưỡng chuyên môn cũng như bồi dưỡng kĩ năng sống hằng ngày.
Học sinh tuy đông nhưng đa số các em đều ngoan ngoãn, chăm học, yêu thích các hoạt động tập thể, các hoạt động xã hội. Các em luôn ứng xử lịch sự với thầy cô, bạn bè, người thân trong gia đình và những người xung quanh. 
Song để đáp ứng tốt hơn nữa việc “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, từ năm học 2014- 2015, bậc tiểu học thực hiện đánh giá học sinh theo thông tư 30/TT- BGD&ĐT thì việc xây dựng văn hóa ứng xử lại càng được nhà trường quan tâm chỉ đạo sát sao hơn bao giờ hết bởi nếu như trước đây việc đánh giá học sinh được định lượng qua các điểm số thì lời nhận xét của giáo viên đã là rất quan trọng. Và giờ đây, khi điểm số không còn dùng để đánh giá thường xuyên đối với học sinh tiểu học thì những lời nhận xét đánh giá của giáo viên, những cử chỉ ân cần, ánh mắt yêu thương lại là những thông điệp của cô đến với trò càng quan trọng hơn bao giờ hết. Đó là nguồn động viên đối với quá trình rèn luyện, phấn đấu của các em học sinh, là biểu hiện của lương tâm và trách nhiệm từ tấm lòng người thầy đối với những trò nhỏ của mình, là định hướng để cha mẹ học sinh phối hợp với nhà trường, giúp nhà trường hoàn thành nhiệm vụ dạy và học, là sự thể hiện chặt chẽ giữa mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội. 
2.2.2 Khó khăn 
	Trong những năm gần đây xuất phát từ thực tiễn phát triển của xã hội, cha mẹ quá bận với công việc hằng ngày, trẻ lại bán trú tại trường nên thời gian được cha mẹ gần gũi, chỉ bảo cho con không nhiều như trước.
Các thầy cô giáo do quản lí số lượng học sinh đông nên đôi khi chưa kiểm soát hết những tình huống ứng xử của học sinh. Mặt khác, trong việc ứng xử một số tình huống khó, một số giáo viên có thể chưa khéo léo trong xử lí dẫn đến hiệu quả giao tiếp chưa cao, chưa nhận được sự đồng thuận của phụ huynh, chưa đạt được mục tiêu giao tiếp như mong muốn. 
Nhà trường vẫn còn một bộ phận phụ huynh có những cử chỉ ứng xử chưa đẹp mắt, lời nói chưa văn minh với giáo viên, nhân viên và các em học sinh.
Đối với học sinh, qua theo dõi các hoạt động của các em chúng tôi thấy một số em có biểu hiện chưa quan tâm đến người khác, chưa biết chia sẻ với cha mẹ, với thầy cô và các bạn những công việc vừa sức nên chưa có cách ứng xử lịch sự như: chưa biết xin khay cơm bằng hai tay, chưa biết tự sắp xếp gối, chăn để ngủ, chưa biết tự chải tóc khi cần thiết Hoặc có những em rất ngoan, thực hiện tốt mọi nội quy của trường lớp nhưng lại không có thói quen chỉ bảo giúp đỡ bạn làm việc tốt; khả năng tổ chức các hoạt động tập thể còn hạn chế ...
Chúng tôi cho rằng, đây là những nguyên nhân sâu xa gây nên sự giảm sút, xuống cấp về đạo đức, gia tăng bạo lực học đường và các tệ nạn xã hội khác ở những bậc học tiếp theo.
	Hơn nữa, địa bàn dân cư chưa có nhiều khu vui chơi giải trí hấp dẫn dành cho lứa tuổi học sinh tiểu học để các em có thêm môi trường giao lưu lành mạnh trong việc rèn luyện các kĩ năng sống nói chung và những kĩ năng ứng xử cần thiết cho trẻ em nói riêng.
2.3. Kết quả khảo sát việc thực hiện một số các kĩ năng thể hiện văn hóa ứng xử của học sinh trong trường
Chúng tôi tổ chức kháo sát bằng nhiều hình thức như quan sát, phỏng vấn, tổ chức giải quyết tình huống, phiếu thăm dò, thông qua các hoạt động học tập để đánh giá mức độ đạt được ở một số kĩ năng giao tiếp ứng xử của học sinh, chúng tôi thu được kết quả qua các câu hỏi trắc nghiệm như sau:	
2.3.1 Văn hóa trong cách xưng hô
Câu 1: Con dùng cách xưng hô nào với các bạn trong lớp? ( tôi - bạn; cậu - tớ; tao - mày) Dùng ở mức độ nào? (thường xuyên; thỉnh thoảng; không bao giờ.)
Câu 2: Con dùng cách xưng hô nào với các anh chị học sinh hơn tuổi?
( anh/chị- em; anh/chị- tôi; tao/mày) Dùng ở mức độ nào? ( thường xuyên; thỉnh thoảng; không bao giờ.)
2.3.2 Văn hóa qua thái độ ứng xử
Câu 1: Khi thấy một bạn vòng tay, cúi chào các thầy cô giáo con cảm thấy bạn là người thế nào? ( Xa lạ; buồn cười; lịch sự; lễ phép quá mức cần thiết)
Câu 2: Khi gặp khách trong trường con phải làm gì? ( vòng tay cúi chào; nhìn khách vì thấy lạ; đi qua bình thường)
2.3.3 Văn hóa cảm ơn, xin lỗi
Câu 1: Con đã bao giờ nói lời cảm ơn, xin lỗi chưa? (thường xuyên; thỉnh thoảng; hiếm khi; chưa nói bao giờ)
Câu 2: Khi chẳng may làm bạn vấp ngã con phải làm gì? ( xin lỗi bạn; chạy đi chơi tiếp; đỡ bạn đứng dậy, phủi sạch quần áo cho bạn và xin lỗi bạn)
2.3.4 Văn hóa xếp hàng
Câu 1: Con đã bao giờ đi theo đúng thứ tự đã xếp hàng để vào lớp hay ra về chưa? ( thường xuyên; thỉnh thoảng; ít khi)
Câu 2: Nếu con là lớp trưởng, khi xếp hàng cho các bạn ra về thì gặp các bạn của lớp bên cùng đi tới cửa lớp của con, lúc đó con phải làm gì? ( Yêu cầu các bạn lớp mình dừng lại nhường cho lớp bạn đi trước vì hành lang chật quá; cùng cho các bạn lớp mình ra khỏi lớp chen lấn đi luôn; không yêu cầu các bạn đi theo hàng nữa)
2.3.5 Văn hóa trật tự, lắng nghe
Câu 1: Khi dự chào cờ đầu tuần con ngồi như thế nào? ( ngồi quay sang bên cạnh nói chuyện với mấy bạn thân; ngồi theo hàng của lớp và trật tự lắng nghe; tranh thủ đọc chuyện tranh)
Câu 2: Mỗi khi nhà trường tổ chức hoạt động tập thể con tập trung lắng nghe những nội dung nào? ( khi cô giáo và các bạn phát biểu; lúc các bạn biểu diên văn nghệ; nghe tất cả các nội dung từ đầu đến cuối)
2.3.6 Văn hóa đúng giờ
Câu 1: Bạn có đi học đúng giờ không? (thường xuyên đi đúng giờ; thỉnh thoảng đi đúng giờ, chỉ đi muộn 15 phút sinh hoạt đầu giờ)
Câu 2: Đi học đúng giờ có lợi gì? ( tiếp thu bài đầy đủ; không bị trừ điểm thi đua của lớp; không làm mất thời gian của cô giáo và các bạn, cả 4 phương án trên)
3.7 Văn hoá tiết kiệm
Câu 1: Khi rửa tay, chẳng may mất nước con làm thế nào?(chạy luôn ra bể nước khác để rửa tay; vặn lại vòi nước rồi mới đi; không cần rửa tay nữa)
Câu 2: Trống điểm giờ ra chơi, con phải làm gì để tiết kiệm điện? ( tắt điện và tắt quạt; chỉ cần tắt quạt không cần tắt điện; việc tắt điện và tắt quạt không phải việc của học sinh)
3.8 Văn hoá bảo vệ môi trường
Câu 1: Khi thấy mẫu rác trên sân trường con sẽ làm gì? ( đi qua luôn vì đã có cô nhân viên quét vệ sinh; cúi xuống nhặt rác bỏ vào thùng rồi đi tiếp, gọi cô nhân viên vệ sinh đến nhặt rác)
Câu 2: Những hôm có tiết Thủ công, những mẫu giấy loại sau khi cắt con để ở đâu? ( bỏ vào ngăn bàn cho gọn; để dồn lại cuối tiết học bỏ vào thùng rác; vứt những mẫu giấy loại xuống nền lớp để bác lao công quét)
KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC KĨ NĂNG ỨNG XỬ CỦA HỌC SINH
NĂM HỌC 2009 – 2010
( Thời điểm nhà trường đăng kí xây dựng cơ quan văn hóa cấp Tỉnh)
Một số kĩ năng được đánh giá trong văn hoá ứng xử
Kết quả - Tính theo tỷ lệ %
Khối lớp nhỏ (khối 1, 2, 3)
Khối lớp lớn (khối 4, 5)
Khá, tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khá, tốt
Bình thường
Chưa tốt
Văn hóa trong cách xưng hô 
53,6
24,3
22,1
50,1
31,6
18,3
Văn hóa chào hỏi
40,4
32,9
26,7
45,8
34,9
19,3
Văn hóa cảm ơn, xin lỗi
35,7
36,1
28,2
45,7
33,3
21
Văn hóa xếp hàng
47,6
35,7
16,7
37,5
30,4
32,1
Văn hóa trật tự lắng nghe
36,8
33,3
29,9
34,7
43,8
21,5
Văn hóa đúng giờ
38,2
43,7
18,1
38,6
36,1
25,3
Văn hoá tiết kiệm
48,7
28,8
22,5
43,7
40,1
16,2
Văn hoá bảo vệ môi trường
31,1
36,9
32
39,9
32
28,1
	Qua kết quả điều tra ta thấy học sinh của trường đã có được một số kĩ năng ứng xử rất văn hoá, nhiều em tuy nhỏ tuổi nhưng cũng đã có ý thức thực hiện nội quy trường lớp rất tốt. Tuy nhiên nhìn vào kết quả tổng hợp ở hai độ tuổi: Khối nhỏ (lớp 1, 2, 3); Khối lớn ( lớp 4, 5), thì việc nhận thức và vận dụng thực hành các kĩ năng ứng xử của các em ở cả hai khối đều có những học sinh thực hiện tốt và chưa tốt. Tỉ lệ học sinh được đánh giá có kĩ năng ứng xử có văn hóa cao chưa phải là con số mà các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và mọi người mong muốn. Hoặc với cùng một kĩ năng nhưng khối này cao thì khối kia lại thấp. Điều đó chứng tỏ rằng, với các độ tuổi khác nhau thì việc thể hiện các kĩ năng cũng khác nhau tuỳ theo tâm lí lứa tuổi. Ví dụ: Việc xử lí các tình huống giao tiếp thì các anh chị khối lớn thực hiện tốt hơn các em nhỏ song kĩ năng thực hiện văn hóa xếp hàng các anh chị khối 4, 5 làm chưa tốt vì đôi khi những học sinh hiếu động ở khối lớn lại muốn “tự khẳng định mình”; hay việc nói lời cảm ơn, xin lỗi, chia sẻ cảm xúc lại làm học sinh khối lớn ngại ngùng, khó nói. Ngược lại, với học sinh lớp 1, 2, 3 do còn bé, hồn nhiên hơn nên việc nói lời cảm ơn, xin lỗi hay việc bộc lộ và chia sẻ cảm xúc được thực hiện rất tự nhiên. Theo đó, người giáo viên cần nắm bắt tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh để có biện pháp rèn luyện, giáo dục phù hợp thì mới đạt kết quả cao.
	2.4. Các giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử trong trường tiểu học
Từ xưa đến nay, việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh luôn được các nhà giáo dục quan tâm, thực hiện. Đó là một trong những điều kiện tiên quyết để đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân tốt, đức độ, tài năng phục vụ đất nước trong tương lai. Người xưa thường dạy con cháu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” chính là rất coi trọng vấn đề này. 
Có thể nói, trường học là nơi truyền bá những nét đẹp của văn hóa một cách khuôn mẫu và bài bản nhất. Nét đẹp văn hóa trong giao tiếp cũng đòi hỏi các nhà giáo dạy cho học sinh những điều mẫu mực nhất. Việc xây dựng chuẩn mực về lời nói, hành vi trong giao tiếp, ứng xử trong các trường học, đòi hỏi phải có những chuẩn mực trong chương trình giảng dạy. Muốn nâng cao văn hóa ứng xử của học sinh trong trường học con đường gần nhất, hiệu quả nhất không thể nằm ngoài mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau giữa giáo dục và giao tiếp.
	Văn hóa học đường được tạo dựng nên bởi nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất, quyết định nhất theo chúng tôi là vai trò của bốn yếu tố: Lãnh đạo nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo, các em học sinh và các bậc phụ huynh.
	Xuất phát từ ý nghĩa đó, qua quá trình chỉ đạo thực hiện xây dựng Cơ quan văn hóa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, tôi tự rút ra một số giải pháp thực hành văn hóa ứng xử ở trường tiểu học như sau:
2.4.1 Đảm bảo các yêu cầu cơ bản trong việc xây dựng quy tắc ứng xử 
2.4.1.1 Xác định đối tượng 
Để xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học đạt hiệu quả cao thì nhà trường nhất thiết phải xây dựng bộ quy tắc, việc xác định đối tượng thực hiện các quy tắc ứng xử phải toàn diện, phải là sự đóng góp công sức và sự nỗ lực rèn luyện của lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo, các em học sinh và các bậc phụ huynh.
2.4.1.2 Xác định tình huống ứng xử 
Ứng xử đẹp là cách ứng xử có văn hóa phù hợp với tình huống giao tiếp, việc ứng xử phải linh hoạt, tế nhị mà hiệu quả. Trong trường học, thầy cô cần tạo ra nhiều những tình huống ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, tạo ra các sân chơi bổ ích để định hướng và giúp các em có nhiều cơ hội để giải quyết tình huống ứng xử như các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giao lưu, giã ngoại, tham quan, hoạt động từ thiện.thì hiệu quả giáo dục mới cao.
2.4.1.3 Xác định nội dung ứng xử 
Quy tắc ứng xử phải được nhà trường họp bàn thống nhất nội dung từ học sinh, thầy cô và các bậc phụ huynh tham gia đóng góp ý kiến và hoàn thiện. Câu từ thể hiện nội dung của quy tắc phải được diễn đạt ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện. 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_thuc_hien_van_hoa_ung_xu_o_truong_tieu_hoc_nham.doc