SKKN Tổ chức một số trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 2

SKKN Tổ chức một số trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 2

Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Toán học với tư cách là một môn khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới hiện thực, có một hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức cơ bản rất cần thiết cho đời sống, sinh hoạt, lao động. Đó cũng là những công cụ rất cần thiết để học các môn học khác và tiếp tục nhận thức thế giới xung quanh và để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn.

Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn. Nó có nhiều khả năng để phát triển tư duy lôgíc, bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực như trừu tượng hóa, khái quát hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh dự đoán, chứng minh và bác bỏ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học, toàn diện, chính xác. Nó có nhiều tác dụng trong việc phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo trong việc hình thành và rèn luyện tư duy trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, góp phần giáo dục ý trí và những đức tính như cần cù nhẫn nại, ý thức vượt khó khăn.

 Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Nó giúp cho các em thay đổi động hình, chống mệt mỏi; Tăng cường khả năng thực hành, vận dụng kiến thức đã học; Phát triển hứng thú, tập thói quen tập trung, tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận. Thông qua các trò chơi, các em sẽ lĩnh hội được những tri thức toán học một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập. Chính vì những lý do nêu trên mà tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm "Tổ chức một số trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 2".

 

doc 18 trang thuychi01 1070112
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức một số trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD & ĐT THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 "TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP 
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC 
MÔN TOÁN LỚP 2"
	Người thực hiện: Lê Thị Hiền
	Chức vụ: Giáo viên
	Đơn vị công tác: Trường Tiểu học TT Thọ Xuân
	SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Toán
 THANH HÓA, NĂM 2018
 MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
1
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
1.4.1
Nghiên cứu tài liệu, điều tra khảo sát thực tế
2
1.4.2
Thống kê, xử lí số liệu và thực nghiệm sư phạm
2
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
2.4
Hiệu quả của SKKN đối với HĐGD, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
9
3
Kết luận, kiến nghị
13
3.1
Kết luận
13
3.2
Kiến nghị
13
1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lí do chọn đề tài: 
Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Toán học với tư cách là một môn khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới hiện thực, có một hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức cơ bản rất cần thiết cho đời sống, sinh hoạt, lao động. Đó cũng là những công cụ rất cần thiết để học các môn học khác và tiếp tục nhận thức thế giới xung quanh và để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn.
Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn. Nó có nhiều khả năng để phát triển tư duy lôgíc, bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực như trừu tượng hóa, khái quát hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh dự đoán, chứng minh và bác bỏ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học, toàn diện, chính xác. Nó có nhiều tác dụng trong việc phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo trong việc hình thành và rèn luyện tư duy trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, góp phần giáo dục ý trí và những đức tính như cần cù nhẫn nại, ý thức vượt khó khăn. 
 	Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Nó giúp cho các em thay đổi động hình, chống mệt mỏi; Tăng cường khả năng thực hành, vận dụng kiến thức đã học; Phát triển hứng thú, tập thói quen tập trung, tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận. Thông qua các trò chơi, các em sẽ lĩnh hội được những tri thức toán học một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập. Chính vì những lý do nêu trên mà tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm "Tổ chức một số trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 2".
	1.2. Mục đích nghiên cứu: 
	Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá nhân phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hành, tăng cường tinh thần đoàn kết, hợp tác trong học tập và giải quyết vấn đề.
	Góp phần gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh- một môn học được coi là khó, khô khan thì việc đưa ra trò chơi toán học nhằm mục đích để các em học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi toán học không những chỉ giúp các em lĩnh hội được kiến thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu hơn các kiến thức đó.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	- Tìm hiểu và nghiên cứu về các trò chơi học tập Toán 2. Tìm hiểu về thực trạng tài liệu và cách tổ chức trò chơi học tập trong dạy học Toán 2.
	- Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 2
	- Tài liệu: Sách giáo khoa Toán, sách hướng dẫn giáo viên, sách trò chơi toán học nói chung.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
Để thực hiện được sáng kiến này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
	1.4.1.Nghiên cứu tài liệu, điều tra khảo sát thực tế: 
Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục... có liên quan để nắm được những yêu cầu và cách thức tổ chức trò chơi trong dạy- học toán. Nghiên cứu kĩ nội dung từng mạch kiến thức, từng bài để thiết kế các trò chơi phù hợp.
- Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung các trò chơi toán học.
	1.4.2. Thống kê, xử lí số liệu và thực nghiệm sư phạm: 
- Thu thập các minh chứng, các số liệu.
-Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm. Tổng kết rút kinh nghiệm qua quá trình thực hiện.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
	 Học sinh Tiểu học tiếp thu nhanh nhưng cũng nhanh quên khi các em không tập trung cao độ. Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong học tập cho học sinh và phải thường xuyên cho các em được luyện tập.
	 Học sinh Tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện tượng nào đó nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh.
	 Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới, song các em chóng chán. Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành, tổ chức các trò chơi xen kẽ... để củng cố khắc sâu kiến thức.
Hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quá trình hoạt động của bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi.
	Trò chơi là loại phố biến của hoạt động vui chơi và chơi theo luật, luật của trò chơi chính là các quy tắc định ra mục đích, kết quả và yêu cầu của hành động trò chơi, luật của trò chơi có thể tường minh, có thể không.
	Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với kiến thức kỹ năng có được trong hoạt động học tập, gần với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi. Thông qua chơi, học sinh được vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào các tình huống của trò chơi và do đó học sinh được thực hành luyện tập củng cố mở rộng kiến thức kỹ năng đã học. Như vậy trong trò chơi học tập các kỹ năng môn toán được đưa vào trò chơi.
	Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi thắng lợi và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong đó có mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi. Vì vậy khi đã tham gia trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình.
	Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi.
	Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn.
	Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục.
	2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
	2.2.1.Thực trạng:
Qua tìm hiểu thực tế, dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy: 
- Giáo viên rất ít khi tổ chức trò chơi trong các giờ học Toán.
- Tổ chức trò chơi học tập trong giờ học Toán còn nặng về hình thức (chơi cho có), chưa quan tâm đến tác dụng, hiệu quả của trò chơi.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi chưa đúng, đủ các bước của một trò chơi học tập.
- Một số học sinh nhút nhát, học sinh chậm tiến còn chưa chủ động, chưa tích cực và ngại tham gia trò chơi, tham gia các hoạt động tập thể nên việc ghi nhớ, khắc sâu kiến thức bài học gặp khó khăn.
	Cụ thể:
Tổng số tiết dự giờ
Số tiết không áp dụng trò chơi
Số tiết có tổ chức trò chơi nhưng còn nặng hình thức
Số tiết có tổ chức trò chơi nhưng chưa đủ các bước
Ghi chú
9
3
2
4
	2.2.2.Nguyên nhân của thực trạng:
- Giáo viên chưa nghiên cứu kĩ nội dung kiến thức bài dạy để thiết kế những trò chơi phù hợp với nội dung kiến thức của từng phần, từng tiết dạy.
- Phần lớn giáo viên có suy nghĩ: Đối với môn Toán, chỉ cần cho các em áp dụng thực hành làm thật nhiều bài tập thì sẽ giúp các em nắm và củng cố, khắc sâu được kiến thức.
- Để tổ chức một trò chơi học tập nói chung và tổ chức trò chơi học tập trong môn toán nói riêng đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị những đồ dùng và dụng cụ cần thiết cho trò chơi. Nhưng trong thực tế nhiều giáo viên có suy nghĩ “ ngại” chuẩn bị nên không tổ chức cho học sinh chơi.
	2.3. Các biện pháp thực hiện: 
	Biện pháp 1.Giáo viên nghiên cứu để nắm vững yêu cầu và cách thức tổ chức trò chơi trong giờ học Toán:
Để tổ chức một trò chơi học tập trong dạy học môn Toán nói chung và môn Toán lớp 2 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian, đối tượng học sinh để đưa ra các trò chơi phù hợp. Song muốn tổ chức một trò chơi học tập trong dạy Toán có hiệu quả cao thì trò chơi đó phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau:
+ Trò chơi phải mang ý nghĩa giáo dục.
+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học hoặc kích thích sự tìm hiểu khám phá của học sinh đối với một nội dung mới. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi.
+ Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lý học sinh , phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của lớp, của nhà trường.
+ Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú.
+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo từ cách luật chơi, cách thức chơi, dụng cụ được sử dụng trong trò chơi , dự kiến số lượng học sinh tham gia, phần thưởng và dự kiến cả các tình huống phát sinh từ trò chơi.
+ Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh.
 Nắm vững được các yêu cầu trên của một trò chơi là yếu tố quan trọng, quyết định đến việc lựa chọn trò chơi phù hợp với mục đích, nội dung bài học , đối tượng học sinh, đồng thời phù hợp với thời gian, không gian lớp học và các điều kiện về cơ sở vật chất của lớp, của trường và của địa phương. 
* Cách thức tổ chức trò chơi:
+ Xác định định thời gian, thời điểm tiến hành trò chơi : thường được tiến hành khoảng từ 5- 7 phút, thời điểm tổ chức phụ thuộc vào mục đích của trò chơi đó.
+ Giới thiệu trò chơi: Nêu tên trò chơi. Hướng dẫn chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu ra quy định chơi.
+ Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi.
+ Chơi thật.
+ Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người chơi. Giáo viên có thể nêu thêm những kiến thức được củng cố, khắc sâu, những sai lầm cần tránh.
+ Thưởng phạt: Phân minh, đúng luật chơi sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích hứng thú học tập của học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức vui nhộn như: hát một bài, đọc một bài thơ, nhảy lò cò 1 vòng quanh lớp, đọc một bảng nhân, bảng chia...
	Biện pháp 2. Lựa chọn một số trò chơi phù hợp với yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của bài dạy trong chương trình môn Toán lớp 2
	Từ việc nghiên cứu cách thức sử dụng trò chơi học tập và nội dung chương trình Toán lớp 2, tôi đã lựa chọn và thống kê thành các trò chơi dành cho các dạng bài hoặc từng bài cụ thể. Sau đây là một số trò chơi tiêu biểu mà bản thân đã áp dụng trong quá trình dạy học tại lớp mình được phân công phụ trách.
 Trò chơi 1: Xem lịch
 (Áp dụng trong bài: Ngày, tháng; Thực hành xem lịch)
- Mục đích: 
Luyện tập về cách đọc thứ, ngày, tháng trên một tờ lịch thág.
- Chuẩn bị: Một tờ lịch của một tháng nào đó trong năm; Một bộ thẻ số có ghi các số từ 1 đến 31.
Chủ nhật
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Thứ bảy
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
- Cách chơi:
+ GV gắn hoặc treo tờ lịch tháng lên trên bảng.
+ Hai hoặc nhiều HS cùng chơi. Mỗi HS “bắt” một tấm thẻ có ghi số. Đối chiếu với ngày có ghi cùng số đó trên tờ lịch tháng. Đọc thứ, ngày, tháng của ngày vừa được chọn ra.
+ HS nào trả lời nhanh và đúng thì được ghi 1 điểm. HS nào được nhiều điểm hơn sẽ được khen thưởng.
Trò chơi 2: Truyền điện
- Mục đích: 
+ Luyện tập và củng cố kĩ năng làm các phép tính cộng trừ không nhớ, có nhớ trong phạm vi 100; Luyện học thuộc các bảng nhân, bảng chia.
+ Luyện phản xạ nhanh ở các em.
 - Chuẩn bị:
 (Không phải chuẩn bị một đồ dùng gì cả.)
- Cách chơi: 
+ Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung phong. 
 Ví dụ: học sinh 1 xướng to một số trong phạm vi 100, chẳng hạn “23” và chỉ nhanh vào học sinh B bất kì để “ Truyền điện”. Lúc này học sinh 2 phải nói tiếp, ví dụ “trừ 13” rồi chỉ nhanh vào học sinh 3 thì học sinh 3 phải nói được ngay kết quả của phép trừ “ bằng 10”. Nếu học sinh 3 nói đúng thì được quyền xướng to một số bị trừ nào đó rồi chỉ vào học sinh 4 để “truyền điện” tiếp. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy, nếu học sinh nào nêu số không đúng hoặc sai kết quả thì phải nhảy lò cò một vòng quanh lớp và bị mất lượt chơi. 
+ Lưu ý:
Trò chơi này có thể áp dụng vào nhiều bài (Ví dụ: Luyện tập các bảng cộng, trừ, nhân, chia) và có thể thay đổi hình thức “truyền”. Ví dụ: học sinh 1 hô to 5 x 3 và chỉ vào học sinh 2 để truyền thì học sinh 2 chỉ việc nói kết qủa bằng 15.
Trò chơi này không cầu kì nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em.
 Trò chơi 3: Hái hoa
- Mục đích:
+ Luyện tập ghi nhớ các bảng nhân, bảng chia; cộng, trừ trong phạm vi 100.
+ Luyện phản xạ nhanh ở các em.
- Chuẩn bị: 
 Giáo viên chuẩn bị một cây hoa, trên cây hoa có gắn các bông hoa ghi các số (có cả các số cần hái để gắn vào bài và các số khác).
- Cách chơi: Học sinh chơi theo 2 đội, mỗi đội 5 em ( thi đua giữa các đội), cả lớp cổ vũ hai đội. Giáo viên nêu ra cách chơi và luật chơi:
+ Giáo viên viết bảng các phép tính (2 lần) bằng phấn màu đỏ và màu vàng (để phân biệt 2 đội chơi):
 4 x 2 = ..... 
 3 x .....= 30
 4 x 3 = .....
 .....x 8 = 40
 .....x 8 = 16 
+ Các đội sẽ xếp thành hai hàng dọc (mỗi hàng 5 bạn)
+ Yêu cầu: Tìm bông hoa trên cây, hái và gắn vào các chỗ chấm để có phép tính đúng.
+ Hai đội cùng chơi, chơi tiếp sức, sau khi bạn lên hái và gắn hoa xong một phép tính và về chỗ thì bạn tiếp theo mới được lên. 
+ Đội nào đúng, nhanh thì đội đó thắng cuộc.
 Trò chơi 4: Tô màu các mặt của khối rubic
- Mục đích:
+ Luyện tập ghi nhớ các bảng nhân, chia.
+ Rèn khả năng quan sát và tô màu khéo léo.
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn trên giấy khổ lớn 2 hình vẽ như sau:
4× 1
18:2
 4:4
3 × 3
20 :5
45:5
5:5
16: 4
27 : 3
5:5
36:4
2:2
8:2
20 : 5
2× 2
3:3
12:3
18 : 2
Vàng
đỏ
xanh
 1 4 9 
 - Cách chơi: 
+ Yêu cầu: 
Tô màu xanh vào các ô có kết quả là 1.
Tô màu đỏ vào các ô có kết quả là 4
Tô màu vàng vào các ô có kết quả là 9.
+ Hai (hoặc ba) đội cùng chơi, mỗi đội 3 bạn. Chơi tiếp sức, sau khi bạn lên trước tô xong một dòng (hoặc một cột) và về chỗ thì bạn tiếp theo mới được lên. Đội nào tô đúng, tô đẹp và xong trước thì đội đó thắng.
Trò chơi 5: Câu cá
- Mục đích: Luyện tập, củng cố cách xếp thứ tự các số có ba chữ số.
- Chuẩn bị: 
 GV chuẩn bị các con cá bằng giấy xốp màu xanh, đỏ, vàng có ghi các số và đính nam châm ở mặt sau.
- Cách chơi: 
+ Chọn 3 đội, mỗi đội 2 bạn. Để toàn bộ số cá đã chuẩn bị lên một bàn rộng. Mỗi đội sẽ tìm nhặt những con cá xếp theo thứ tự và đính lên bảng. Ví dụ: Từ 100 đến 110; Từ 389 đến 399...Khi hết thời gian thì hô “Dừng lại”! Cả 3 đội dừng trò chơi. Giáo viên và học sinh nhận xét xem đội nào “câu” để xếp đúng thứ tự các số và nhanh nhất thì thắng cuộc. 
 Trò chơi 6: Đồng hồ chỉ đúng giờ
- Mục đích: 
+ Củng cố về xem đồng hồ.
+ Bước đầu có hiểu biết về thời gian gắn với sinh hoạt hằng ngày của học sinh. 
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 2 mô hình đồng hồ trong bộ đồ dùng dạy Toán 2.
- Cách chơi: 
+ Chơi theo từng cặp hai bạn hoặc 2 đội. Giáo viên làm trọng tài (hoặc cử 1 bạn làm trọng tài) xem đội nào làm đúng, nhanh hơn để chấm điểm.
Một bạn nói, chẳng hạn: “ Tôi dậy lúc 6 giờ 15 phút”, bạn kia phải xoay kim đồng hồ của mình chỉ đúng 6 giờ 15 phút, rồi lại nói lại với bạn mình, chẳng hạn: “ Cả nhà tôi ăn trưa lúc 11 giờ 30 phút”. Bạn này lại phải xoay kim để đồng hồ của mình chỉ đúng 11 giờ 30 phút.
+ Cứ như thế, hai bạn thay phiên nhau nêu thời gian thực hiện các công việc quen thuộc hằng ngày và chỉnh đồng hồ theo đúng giờ đã nêu.
+ Bạn nào nêu nhanh và chỉnh đồng hồ đúng sẽ được khen thưởng. Bạn nêu chậm hoặc sai sẽ bị thua.
Trò chơi 7: Ai nhẩm nhanh nhất
- Mục đích: 
 Củng cố kĩ năng cộng nhẩm các số tròn trăm trong phạm vi 1000.
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị hai hình vuông cạnh 10cm(Vẽ trên giấy A0). 
0
300
400
200
500
100
200
200
0
300
100
400
500
200
300
300
	Mỗi đội có 2 viên sỏi.
 - Cách chơi: 
+ Chọn một bạn học tốt ở đội một làm thư kí ghi kết quả của đội hai và ngược lại. Cả lớp đứng quây tròn cổ vũ và giám sát. Mỗi đội có 5 bạn chơi trực tiếp. Trong 5 phút, các bạn ở mỗi đội lần lượt tung đồng thời 2 viên sỏi, khi tung phải đứng ở vạch cách hình vuông khoảng 1 mét.
 	Nếu mỗi viên sỏi trúng một ô, thì bạn tung mau chóng cộng nhẩm hai số ở hai ô đó và đọc to kết quả, nếu kết quả đúng thì được 1 điểm, nếu sai thì được 0 điểm.
 	Nếu 2 viên sỏi cùng một ô thì lấy số ghi ở ô đó cộng với chính số đó, cộng đúng được 1 điểm, cộng sai được 0 điểm.
 	Nếu có một trong hai viên bị chạm vạch hoặc ra ngoài thì không được điểm nào.
 	Hết thời gian, hai đội tổng kết, đội nào được nhiều điểm hơn thì đội đó thắng cuộc. 
 Trò chơi 8: Bác đưa thư
- Mục đích: 
 Giúp học sinh thuộc lòng các bảng nhân, kết hợp với thói quen nói “cảm ơn” khi được người khác giúp đỡ.
- Chuẩn bị (Ví dụ luyện tập bảng nhân 4):
+ Một số thẻ, mỗi thẻ có ghi một số 4, 8, 12,16, 20, 24, là kết quả của các phép nhân để làm số nhà.
+ Một tấm bìa ghi “ Nhân viên bưu điện”.
- Cách chơi:
+ Gọi một số em lên bảng chơi, giáo viên phát cho mỗi em một thẻ để làm số nhà. Một em đóng vai “ Bác đưa thư” ngực đeo “ Nhân viên bưu điện” tay cầm tập phong bì.
+ Một số em đứng trên bảng, lần lượt từng em một nói:
	Bác đưa thư ơi
	Cháu có thư không?
	Đưa giúp cháu với
	Số nhà .. 24
Khi đọc đến câu cuối cùng “ Số nhà .. 24” thì đồng thời em đó giơ số nhà 24 của mình lên cho cả lớp xem. Lúc này nhiệm vụ của “Bác đưa thư” phải tính nhẩm cho nhanh để chọn đúng lá thư có ghi phép tính có kết quả là số tương ứng giao cho chủ nhà ( ở trường hợp này phải chọn phong bì “4x6” và giao cho chủ nhà. Chủ nhà nhận thư và nói lời “Cảm ơn”. Cứ như vậy các bạn chơi lại nói và “ Bác đưa thư” lại tiếp tục đưa thư cho các nhà.
Nếu bác đưa thư nhẩm sai, đưa không đúng địa chỉ nhận thì không được đóng vai đưa thư nữa mà trở về chỗ để các bạn khác lên thay.
Nếu các lần đưa thư đều đúng thì sau 3 lần được cô giáo tuyên dương và đổi chỗ cho bạn khác chơi.
	* Đối với trò chơi này, giáo viên ưu tiên nhiều hơn cho những học sinh chậm, nhút nhát, chưa tích cực trong học tập tham gia chơi. 
 	Biện pháp 3. Nghiên cứu kĩ thời điểm, thời lượng tổ chức trò chơi trong một giờ học toán.
- Tổ chức đầu tiết học ( củng cố bài trước, khởi động vào bài mới): Trước khi dạy về các bảng nhân, bảng chia hoặc phép cộng, phép trừ có nhớ tôi thường cho học sinh chơi trò chơi “truyền điện” để củng cố các bảng nhân, chia, bảng cộng , trừ trước đó 
- Tổ chức giữa tiết học (sau khi học xong bài mới): Sau khi hình thành xong các bảng cộng, trừ, nhân, chia, tôi thường tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ hái hoa” để giúp các em nhớ và thuộc được các bảng cộng, trừ, nhân, chia vừa học
- Tổ chức cuối tiết học (củng cố trọng tâm bài) : Sau khi dạy các b

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_mot_so_tro_choi_hoc_tap_nham_nang_cao_chat_luon.doc