SKKN Tổ chức hoạt động dạy học tích hợp chủ đề “Di truyền học quần thể với vấn đề bảo vệ vốn gen của Quần thể” nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh

SKKN Tổ chức hoạt động dạy học tích hợp chủ đề “Di truyền học quần thể với vấn đề bảo vệ vốn gen của Quần thể” nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh

Sinh học là môn khoa học cơ bản nên việc dạy tốt, học tốt môn Sinh học đang là yêu cầu và mong muốn của toàn xã hội, góp phần hình thành nhân cách và là cơ sở khoa học để học tập, nghiên cứu khoa học, lao động và tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Khi giảng dạy môn Sinh học 12 các thầy cô đều nhận thấy kiến thức môn Sinh đang ngày trở nên sâu hơn, rộng hơn. Do vậy việc dạy tốt môn Sinh đang là một vấn đề hết sức quan trọng. Qua tìm hiểu tôi thấy các bạn đồng nghiệp cũng đã vận dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau nhưng hiệu quả dạy học vẫn chưa cao, chưa hình thành và rèn luyện được kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh. Đa số học sinh có nhiều vướng mắc, lúng túng, không biết cách vận dụng kiến thức các môn học để tìm hiểu và tiếp thu các kiến thức về Sinh học.

Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc vận dụng phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong một môn học, một chuyên đề , một chủ đề dạy học là biện pháp rất hữu ích, nó không những giúp cho người thầy có thêm nhiều kiến thức và phương pháp khác nhau trong dạy học mà còn giúp học sinh chủ động trong hoạt động học tập, giải quyết các vấn đề, tích hợp kiến thức các môn học để học tập tốt môn học đó và áp dụng giải quyết tình huống trong thực tiễn với nhiều cách giải quyết khác nhau. Dạy học tích hợp đang là một trong những hướng đi góp phần phát triển năng lực học sinh.

 Việc giảng dạy theo hướng tích hợp không phủ định việc dạy tri thức, kỹ năng riêng của từng phân môn. Vấn đề là làm thế nào phối hợp các tri thức, kĩ năng thuộc các môn học đó vào trong bài dạy thật nhuần nhuyễn nhằm đạt tới mục tiêu chung của môn Sinh học. Nắm được vai trò và ý nghĩa của phương pháp dạy học tích hợp trong giảng dạy sinh học, đặc biệt là sau khi tham gia cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” dành cho giáo viên Trung học, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: Tổ chức hoạt động dạy học tích hợp chủ đề “Di truyền học quần thể với vấn đề bảo vệ vốn gen của Quần thể” nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh làm sáng kiến kinh nghiệm.

 

doc 36 trang thuychi01 8440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động dạy học tích hợp chủ đề “Di truyền học quần thể với vấn đề bảo vệ vốn gen của Quần thể” nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THCS & THPT THỐNG NHẤT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ “DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ VỐN GEN CỦA QUẦN THỂ” NHẰM ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 
NĂNG LỰC HỌC SINH
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN môn: Sinh học
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài 
1
1. 2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề 
4
2.3.1. Khái quát nội dung chủ đề
4
2.3.2. Xác định nội dung tích hợp liên quan đến chủ đề
5
2.3.2.1. Tìm hiểu chương trình, SGK các môn học khác
5
2.3.2.2. Một số nội dung vận dụng tích hợp cụ thể
5
2.3.3. Giáo án thực nghiệm và kết quả của đề tài 
7
2.3.3.1. Giáo án thực nghiệm
7
2.3.3.2. Kết quả thực nghiệm
18
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
1. Kết luận
19
2. Kiến nghị
19
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 GD & ĐT: Giáo dục và Đào tạo.
 GD: Giáo dục
 DH: Dạy học 
 CH: câu hỏi 
 PHT: Phiếu học tập 
 GV: Giáo viên 
 HS: Học sinh
 QT: Quần thể
 SGK: Sách giáo khoa
 SGV: Sách giáo viên
 GDCD: Giáo dục công dân
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài 
Sinh học là môn khoa học cơ bản nên việc dạy tốt, học tốt môn Sinh học đang là yêu cầu và mong muốn của toàn xã hội, góp phần hình thành nhân cách và là cơ sở khoa học để học tập, nghiên cứu khoa học, lao động và tạo ra của cải vật chất cho xã hội. 
Khi giảng dạy môn Sinh học 12 các thầy cô đều nhận thấy kiến thức môn Sinh đang ngày trở nên sâu hơn, rộng hơn. Do vậy việc dạy tốt môn Sinh đang là một vấn đề hết sức quan trọng. Qua tìm hiểu tôi thấy các bạn đồng nghiệp cũng đã vận dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau nhưng hiệu quả dạy học vẫn chưa cao, chưa hình thành và rèn luyện được kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh. Đa số học sinh có nhiều vướng mắc, lúng túng, không biết cách vận dụng kiến thức các môn học để tìm hiểu và tiếp thu các kiến thức về Sinh học. 
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc vận dụng phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong một môn học, một chuyên đề , một chủ đề dạy học là biện pháp rất hữu ích, nó không những giúp cho người thầy có thêm nhiều kiến thức và phương pháp khác nhau trong dạy học mà còn giúp học sinh chủ động trong hoạt động học tập, giải quyết các vấn đề, tích hợp kiến thức các môn học để học tập tốt môn học đó và áp dụng giải quyết tình huống trong thực tiễn với nhiều cách giải quyết khác nhau. Dạy học tích hợp đang là một trong những hướng đi góp phần phát triển năng lực học sinh.
 	Việc giảng dạy theo hướng tích hợp không phủ định việc dạy tri thức, kỹ năng riêng của từng phân môn. Vấn đề là làm thế nào phối hợp các tri thức, kĩ năng thuộc các môn học đó vào trong bài dạy thật nhuần nhuyễn nhằm đạt tới mục tiêu chung của môn Sinh học. Nắm được vai trò và ý nghĩa của phương pháp dạy học tích hợp trong giảng dạy sinh học, đặc biệt là sau khi tham gia cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” dành cho giáo viên Trung học, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: Tổ chức hoạt động dạy học tích hợp chủ đề “Di truyền học quần thể với vấn đề bảo vệ vốn gen của Quần thể” nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh làm sáng kiến kinh nghiệm. 
1. 2. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học nói chung và dạy học các chủ đề sinh học có liên quan nói riêng.
- Giúp học sinh nâng cao hứng thú học tập và phát triển năng lực.
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 	- Phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học Sinh học
- Tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “Di truyền học quần thể với vấn đề bảo vệ vốn gen của Quần thể”
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu thông tin sách giáo khoa, sách giáo viên của các môn học có kiến thức liên quan đến bài học.
 Tìm hiểu các công văn hướng dẫn thực hiện và dự thi vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy.
 Tham khảo các tài liệu, học liệu để hỗ trợ cho bài giảng thêm phong phú và sinh động. 
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp so sánh
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. “Tích hợp” là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học, còn “liên môn” là đề cập tới nội dung dạy học. Ở mức độ thấp, dạy học tích hợp là lồng ghép nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông,... Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm để học sinh vận dụng tổng hợp kiến thức một cách hợp lí nhằm giải quyết các tình huống trong học tập cũng như cuộc sống, tránh việc học sinh học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Các chủ đề tích hợp liên môn có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, tạo ra hứng thú học tập. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức máy móc, nhờ đó năng lực và phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển .
Trong chương trình hiện nay, những nội dung kiến thức được đề cập đến ở hai hay nhiều môn học được điều chỉnh theo hai hướng: chỉ dạy kiến thức đó trong một môn học và bổ sung thêm những kiến thức liên quan đến các môn còn lại đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế, không dạy lại ở các môn khác; tách những kiến thức có liên quan ra khỏi các môn học, xây dựng thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan .
Dạy học tích hợp là phương pháp dạy học tích cực góp phần quan trọng để phát triển năng lực học sinh. “Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ và vận hành ( kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống”. Năng lực gồm năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Năng lực chung gồm năng lực việc theo nhóm – quan hệ với người khác; giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ; tư duy logic,...Năng lực chuyên biệt của dạy học môn Sinh học gồm 4 nhóm năng lực chính: năng lực tri thức về sinh học, năng lực nghiên cứu, năng lực thực địa và năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm. 
Năng lực chung và năng lực chuyên biệt đều được hình thành và phát triển thông qua các môn học, hoạt động giáo dục; năng lực chuyên biệt vừa là mục tiêu vừa là “đơn vị thao tác” trong các hoạt động dạy, giáo dục góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung .
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Đối với GV
Trên thực tế, qua khảo sát tình hình giảng dạy của GV sở tại và một số trường THPT, mặc dù phương pháp dạy học tích hợp kiến thức liên môn đã được vận dụng vào giảng dạy sinh học song hiệu quả chưa cao. GV chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy học liên môn, đặc biệt là việc dạy học liên môn trong môn sinh học. Rất nhiều GV khi vận dụng phương pháp tích hợp kiến thức liên môn vào bài dạy còn nhiều lúng túng, chỉ làm một cách hình thức, nêu qua loa, đại khái, xem nhẹ việc dạy để giúp HS phát triển những năng lực cần thiết nhằm giải quyết những vấn đề trong thực tiễn, dẫn đến tiết dạy khô khan, kém hấp dẫn, nặng về cung cấp kiến thức, sa vào lối dạy đọc chép, chất lượng bài học vì thế không cao. Cũng có một số GV có phương pháp giảng dạy, kiến thức chuyên môn vững vàng, sự hiểu biết sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, cùng kĩ năng sư phạm khéo léo đã thực hiện tốt việc dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn trong các giờ học, lôi cuốn được HS, HS thích và ham học sinh học đồng thời tạo sự gắn kết kiến thức của các môn học, giữa nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống, làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với  học sinh. Kết quả rõ nét nhất thể hiện qua cuộc thi dạy học theo chủ để tích hợp dành cho GV trung học mà Bộ GD & ĐT tổ chức trong những năm qua.	
2.2.2. Đối với HS
Phần lớn HS còn hiểu bài rời rạc, máy móc, không nắm được mối quan hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn; học sinh có nhiều vướng mắc, lúng túng, không biết cách vận dụng kiến thức các môn học để tìm hiểu và tiếp thu các kiến thức về Sinh học. 
Trước thực trạng trên, để đáp ứng được yêu cầu đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực HS, tôi mong muốn, mỗi GV không chỉ trang bị thêm kiến thức về bộ môn sinh học mà còn phải có những hiểu biết vững chắc về các môn khác để vận dụng vào từng tiết học sinh học, làm phong phú và hấp dẫn thêm bài giảng từ đó gieo lên niềm đam mê sinh học cho HS, giúp HS vận dụng kiến thức tổng hợp các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn.
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề 
Việc dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy sinh học nói chung và trong một chủ đề dạy học nói riêng đòi hỏi người GV không chỉ có những kiến thức vững chắc về bộ môn sinh học mà còn phải nắm vững nội dung, chương trình các bộ môn được giảng dạy ở trường phổ thông (có kiến thức cơ bản về môn được tích hợp). Mặt khác, khi tích hợp phải linh hoạt, nhẹ nhàng, đúng địa chỉ - không làm nặng nề hoặc rối tiết học. Tránh biến môn Sinh học thành môn học khác.
Để tiến hành thực hiện việc tích hợp kiến thức liên môn trong chủ đề sinh học có hiệu quả, cần thực hiện các bước sau:
2.3.1. Khái quát nội dung chủ đề 
 Chương III “Di truyền học quần thể”, bài 16 “Cấu trúc di truyền của quần thể”- Tiết 19 - Sách giáo khoa sinh học 12 cơ bản", giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh sử dụng kiến thức sinh học để làm rõ về đặc điểm di truyền của quần thể, ứng dụng trong thực tiễn bảo vệ vốn gen của sinh vật và con người. 
Các hoạt động dạy học được tổ chức trong chủ đề : 
Hoạt động 1 : Khởi động 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các đặc trưng di truyền của quần thể 
Hoạt động 3 : Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần với vấn đề bảo vệ vốn gen của Quần thể.
Hoạt động 4 : Vận dụng công thức tự thụ phấn trong giải các bài tập di truyền quần thể.
2.3.2. Xác định nội dung tích hợp liên quan đến chủ đề
2.3.2.1. Tìm hiểu chương trình, SGK các môn học khác
Trong chương trình, SGK các môn học khác có rất nhiều nội dung kiến thức có thể tích hợp trong môn Sinh học nhất là môn Toán, Hóa, GDCD, Công nghệ,... Do vậy việc tìm hiểu chương trình, SGK các môn học khác để chọn các nội dung có liên quan đến chủ đề là việc làm cần thiết không những phục vụ cho việc giảng dạy mà còn giúp HS liên tưởng, củng cố kiến thức của các môn học khác.
Trong chủ đề “Di truyền học quần thể với vấn đề bảo vệ vốn gen của Quần thể”, sau khi tìm hiểu chương trình, SGK của các môn học khác, chủ đề sẽ tích hợp kiến thức các môn sau: môn GDCD lớp 10, môn Công nghệ lớp 10, môn Toán lớp 11.
2.3.2.2. Một số nội dung vận dụng tích hợp cụ thể 
Trong hoạt động 2 : Tìm hiểu các đặc trưng di truyền của quần thể
 Vận dụng kiến thức môn Toán về tỉ lệ thức
Trong mỗi tiết học sinh học, để tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, GV thường sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau, trong đó nguồn tài liệu toán học là một trong những nguồn tài liệu phong phú và có nhiều lợi thế.
	Ở mục I : Đặc trưng di truyền của quần thể, khi xây dựng công thức tổng quát tính tần số alen và tần số kiểu gen, GV đưa ra bài toán yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức toán về tỉ lệ thức xác định công thức tính tần số alen và tần số kiểu gen :
+ Trường hợp 1 : 
Cho quần thể có N cá thể gồm: 
D cá thể có kiểu gen AA
H cá thể có kiểu gen Aa
R cá thể có kiểu gen aa
Gọi p là tần số của alen A : kí hiệu là p(A)
Gọi q là tần số của alen a : kí hiệu là q(a)
Khi đó: 	*Tần số của alen A và a được tính như thế nào?
* Tần số của kiểu gen AA, Aa, aa được tính như thế nào?
+ Trường hợp 2 : khi đề bài cho cấu trúc di truyền của quần thể
	Cho quần thể có cấu trúc di truyền: dAA + hAa + raa = 1
 	Khi đó: p(A), q(a) được tính như thế nào?
 	HS độc lập suy nghĩ, trao đổi thống nhất trong nhóm, trình bày trên giấy A2, hoàn thành yêu cầu của giáo viên.
 	GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức :
Công thức tổng quát tính tần số alen và tần số kiểu gen :
Trường hợp 1
Trường hợp 2
Tần số kiểu gen
Tần số alen
Quần thể có cấu trúc di truyền là
dAA+ hAa+ raa = 1
AA = D/N 
Aa = H/N, aa = R/N 
p(A)=(D +H/2)/N 
q(a) = (R + H/2)/N 
Khi đó, tần số alen :
p(A) = d + h/2 
q(a) = r + h/2
Trong hoạt động 3 : Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần với vấn đề bảo vệ vốn gen của Quần thể. 
 Vận dụng kiến thức qui nạp toán học lớp 11
Sau khi GV chốt kiến thức thành phần kiểu gen thay đổi theo hướng: tăng dần TLKG đồng hợp tử, giảm dần tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử, GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức qui nạp toán học lớp 11 xây dựng công thức tính tần số kiểu gen của quần thể sau n thế hệ tự thụ phấn trong trường hợp quần thể ban đầu có 100% Aa. 
 HS trao đổi trong nhóm, vận dụng kiến thức toán học đưa ra kết quả : Tỉ lệ kiểu gen của quần thể sau n thế hệ tự thụ phấn: Aa =, AA = aa = 
 GV đưa ra cấu trúc quần thể có dạng dAA + hAa + raa = 1, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức quy nạp toán học xác định thành phần kiểu gen của quần thể qua n thế hệ. 
 Học sinh trao đổi, thảo luận trong nhóm, trình bày cách xác định tần số kiểu gen của quần thể đã cho.
 GV vận dụng công thức qui nạp toán học, giải thích và xác định được tần số KG của quần thể đã cho: Aa = h, AA = d+ h , aa =r + h 
Vận dụng kiến thức về quần thể tự thụ phấn vào sản xuất giống cây trồng thuộc bài 3, 4 môn Công nghệ lớp 10. 
Sau khi xây dựng xong công thức tính tần số kiểu gen của quần thể tự thụ qua n thế hệ, GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức về quần thể tự thụ phấn vào sản xuất giống cây trồng thuộc bài 3, 4 môn Công nghệ lớp 10. 
 GV nêu vấn đề : nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống ở cây trồng tự thụ phấn, cần làm gì để giảm hiện tượng trên trong sản xuất giống cây trồng này? Khi nào thì dùng sơ đồ duy trì, khi nào thì dùng sơ đồ phục tráng? 
HS nhớ lại kiến thức đã học trong môn công nghệ trả lời được: 
- Nguyên nhân : Do các gen lặn quy định tính trạng xấu được tổ hợp lại và tăng lên sau mỗi thế hệ.
 	- Trong sản xuất giống cần :
+ Thụ phấn nhân tạo cho cây. 
+ Với giống tác giả : chọn cây ưu tú, sản xuất theo sơ đồ duy trì.
+ Với giống thoái hóa : đánh giá dòng, sản xuất theo sơ đồ phục tráng.
Liên hệ với kiến thức bài 25, môn Công nghệ lớp 10
Khi hướng dẫn HS tìm hiểu về ý nghĩa của tự thụ phấn và giao phối gần, GV yêu cầu HS liên hệ với kiến thức bài 25, môn Công nghệ lớp 10 - Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản bằng cách nêu vấn đề : để tăng chất lượng đàn vật nuôi cần áp dụng những biện pháp gì trong công tác sản xuất giống? Muốn duy trì chất lượng thuần chủng của giống ta cần làm gì, vì sao ? Ý nghĩa của tự thụ phấn và giao phối gần?
Học sinh : Vận dụng kiến thức đã học trả lời được : 
- Biện pháp tăng hiệu quả chăn nuôi : Chọn lọc đực giống tốt, cho giao phối khác đàn, thụ tinh nhân tạo 
 	- Duy trì chất lượng giống cần tự thụ phấn và giao phối gần, vì khi đó tổ hợp gen đồng hợp trội được hình thành và tăng lên 
 	- Ý nghĩa của tự thụ phấn và giao phối gần : củng cố, duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, phát hiện các gen xấu để loại khỏi quần thể.
Vận dụng kiến thức giao phối gần vào môn GDCD lớp 10. 
 Sau khi huớng dẫn HS tìm hiểu xong cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần, GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức giao phối gần vào môn GDCD lớp 10, bài 12 : Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình bằng cách nêu câu hỏi theo PHT số 3 : Tại sao Luật Hôn nhân và gia đình lại cấm không cho người có họ hàng gần trong vòng 3 đời) kết hôn với nhau? Cần phải làm gì để giảm hôn nhân cận huyết trong bảo vệ vốn gen loài người?
 Học sinh phân tích, thảo luận và đưa ra ý kiến về quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, biện pháp tránh giảm hôn nhân cận huyết, nhóm khác bổ sung.
 GV khẳng định các nội dung cần nắm được:
- Cơ sở xây dựng Luật Hôn nhân cấm kết hôn gần : Hậu quả kết hôn gần và đạo đức xã hội.
- Cách tính số đời giữa những người có quan hệ họ hàng : Tại khoản 13 điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có quy định : “Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba” .
 - Biện pháp giảm hôn nhân cận huyết :
+ Tuyên truyền, thuyết phục xóa bỏ hủ tục kết hôn cùng huyết thống. 
+ Hỗ trợ phát triển kinh tế, văn hóa với các hộ dân tộc thiểu số.
+ Giáo dục về Luật Hôn nhân và gia đình cho học sinh, các thành viên của các tổ chức chính trị xã hội.
2.3.3. Giáo án thực nghiệm và kết quả của đề tài 
2.3.3.1. Giáo án thực nghiệm
Di truyền học quần thể với vấn đề bảo vệ vốn gen của Quần thể
I. Mục tiêu 
1. Về kiến thức
* Môn sinh học
- Học sinh hiểu được các kiến thức về cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần. 
- Hiểu được nguyên nhân, hậu quả của việc kết hôn gần.
- Học sinh nêu được công thức tổng quát đối với quần thể tự thụ qua n thế hệ, giải được một số dạng bài tập liên quan.
* Môn toán học
- Học sinh biết vận dụng phương pháp quy nạp toán học vào việc xây dựng các công thức trong giải bài tập cấu trúc di truyền của quần thể.
- Học sinh xác định được số thế hệ trải qua tự thụ phấn hay giao phối gần. 
* Môn công nghệ 10
- Học sinh biết được hậu quả của tự thụ phấn và giao phối gần, từ đó nêu cao công tác chọn, lai tạo giống nhằm nâng cao và bảo vệ vốn gen của vật nuôi cây trồng.
- Học sinh biết được ý nghĩa của tự thụ phấn và giao phối gần trong công tác sản xuất giống cũng như việc duy trì và củng cố vốn gen quý ở vật nuôi và cây trồng. 
* Môn giáo dục công dân
Học sinh hiểu rõ về cơ sở khoa học của luật hôn nhân và gia đình “Cấm kết hôn trong vòng ba đời”. Hiểu được ý nghĩa của điều luật này từ đó có ý thức trong việc bảo vệ vốn gen của dòng tộc.
2. Về kỹ năng
* Môn sinh học
- Vận dụng kiến thức tự thụ phấn và giao phối gần (giao phối cận huyết) giải thích hiện tượng thoái hóa giống ở vật nuôi, cây trồng và khuyết tật bẩm sinh ở người sinh ra do gết hôn gần. 
- Đề xuất các phương pháp tránh, giảm thoái hóa giống ở vật nuôi, cây trồng. 
- Tính được số thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ các loại kiểu gen đươc tạo ra sau tự thụ phấn.
* Môn toán
 Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức phân thức và qui nạp toán học vào xây dựng công thức sinh học, toán học. 
* Môn công nghệ 
- Vận dụng kiến thức tự thụ phấn và giao phối gần trong việc duy trì và bảo tồn các giống vật nuôi cây trồng.
- Biết cách thụ phấn chéo, hiểu biết về lai giống từ đó tuyên truyền vận dụng vào thực tế sản xuất nhằm nâng cao năng suất.
* Môn giáo dục công dân
- Nêu cao ý thức chấp hành luật hôn nhân.
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và cách ứng xử đối với những người mắc dị tật bẩm sinh, đồng thời tuyên truyền trong cộng đồng về việc tránh kết hôn gần. 
3. Về tư duy, thái độ
- Có tinh thần học tập tích cực, say mê trong nghiên cứu khoa học.
- Biết cách giảm khả năng tự thụ phấn và giao phối gần trong sản xuất. 
- Đối xử bình đẳng, giúp đỡ người mắc dị tật bẩm sinh. 
4. Các năng lực cần đạt được 
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thu nhận và xử lí thông tin, năng lực giao tiếp, năng lực làm việc theo nhóm, năng lực tính toán, năng lực vận dụng.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
1. Chẩn bị của giáo viên 
- Sách giáo khoa Sinh học 12 (cơ bản), sách giáo viên Sinh học 12 (cơ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_hoat_dong_day_hoc_tich_hop_chu_de_di_truyen_hoc.doc