SKKN Tổ chức dạy lịch sử Đảng bộ và truyền thống cách mạng của nhân dân Thanh Hóa cho học sinh THPT qua tiết học lịch sử địa phương
Lịch sử được xem là thầy dạy của cuộc sống. Như vậy từ những sự kiện của quá khứ chúng ta tìm thấy những giá trị vô giá trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Đó là những bài học về truyền thống dân tộc, về những giá trị văn hóa nhân văn mà hiếm có môn học nào có được.
Tất nhiên để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, bộ môn lịch sử trong trường THPT cần được giảng dạy theo những quy tắc, đảm bảo tính đặc thù của môn học, nhưng cũng cần đa dạng về phương pháp, phương tiện dạy học nhằm tối ưu hóa hiệu quả của bài học lịch sử.
Bên cạnh đó cần phải sử dụng nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong cả bài nội khóa và ngoại khóa, trong cả khi giảng dạy lịch sử dân tộc cũng như dạy tiết lịch sử địa phương trong chương trình.
Chúng ta cũng biết rằng lòng yêu nước, ý thức về trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước phần lớn đều bắt nguồn từ những tình cảm của từng con người đối với gia đình, làng quê - nơi chôn rau cắt rốn của mình và cũng bắt nguồn từ một không gian nhỏ hẹp của cộng đồng địa phương, từ đó mà phát triển thành tình yêu quê hương đất nước.
Như vậy giảng dạy lịch sử địa phương trong chương trình lịch sử trung học phổ thông là hết sức quan trọng. Mỗi người con của địa phương lớn lên có nhận thức để hiểu rõ, tự hào về địa phương mình, từ đó sẽ cố gắng phấn đấu trở thành người con có ích, xứng đáng với truyền thống của quê hương dân tộc.
Để khắc sâu hiểu biết cho học sinh về những trang sử vẻ vang của địa phương mình thì đòi hỏi người giáo viên khi dạy tiết lịch sử địa phương trong chương trình THPT phải có sự chuẩn bị, lựa chọn nội dung để giảng dạy trên cơ sở phân phối chương trình của bộ môn. Chính vì thế tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tổ chức dạy lịch sử Đảng bộ và truyền thống cách mạng của nhân dân Thanh Hóa cho học sinh THPT qua tiết học lịch sử địa phương”.
MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài.............................................................................. 01 1.2 Mục đích nghiên cứu 01 1.3 Đối tượng nghiên cứu 02 1.4 Phương pháp nghiên cứu.. 01 1.5 Điểm mới của đề tài 02 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề 02 2.2. Thực trạng của vấn đề.......................................................................02 2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện ...................................................... 03 2.3.1.Lập kế hoach. . 03 2.3.2. Xây dựng các chủ đề dạy học về nội dung lịch sử Đảng bộ và truyền thống cách mạng của nhân dân Thanh Hoá 05 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.19 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận................................................................................................20 2. Kiến nghị............................................................................................. 20 Tài liệu tham khảo.21 Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng SKKN Ngành đánh giá đạt từ loại C trở lên 22 Phụ lục 23 1. PHẦN MỞ ĐẦU . Lý do chọn đề tài Lịch sử được xem là thầy dạy của cuộc sống. Như vậy từ những sự kiện của quá khứ chúng ta tìm thấy những giá trị vô giá trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Đó là những bài học về truyền thống dân tộc, về những giá trị văn hóa nhân văn mà hiếm có môn học nào có được. Tất nhiên để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, bộ môn lịch sử trong trường THPT cần được giảng dạy theo những quy tắc, đảm bảo tính đặc thù của môn học, nhưng cũng cần đa dạng về phương pháp, phương tiện dạy học nhằm tối ưu hóa hiệu quả của bài học lịch sử. Bên cạnh đó cần phải sử dụng nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong cả bài nội khóa và ngoại khóa, trong cả khi giảng dạy lịch sử dân tộc cũng như dạy tiết lịch sử địa phương trong chương trình. Chúng ta cũng biết rằng lòng yêu nước, ý thức về trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước phần lớn đều bắt nguồn từ những tình cảm của từng con người đối với gia đình, làng quê - nơi chôn rau cắt rốn của mình và cũng bắt nguồn từ một không gian nhỏ hẹp của cộng đồng địa phương, từ đó mà phát triển thành tình yêu quê hương đất nước. Như vậy giảng dạy lịch sử địa phương trong chương trình lịch sử trung học phổ thông là hết sức quan trọng. Mỗi người con của địa phương lớn lên có nhận thức để hiểu rõ, tự hào về địa phương mình, từ đó sẽ cố gắng phấn đấu trở thành người con có ích, xứng đáng với truyền thống của quê hương dân tộc. Để khắc sâu hiểu biết cho học sinh về những trang sử vẻ vang của địa phương mình thì đòi hỏi người giáo viên khi dạy tiết lịch sử địa phương trong chương trình THPT phải có sự chuẩn bị, lựa chọn nội dung để giảng dạy trên cơ sở phân phối chương trình của bộ môn. Chính vì thế tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tổ chức dạy lịch sử Đảng bộ và truyền thống cách mạng của nhân dân Thanh Hóa cho học sinh THPT qua tiết học lịch sử địa phương”. 1.2. Mục đích nghiên cứu. - Đề tài: “Tổ chức dạy lịch sử Đảng bộ và truyền thống cách mạng của nhân dân Thanh Hóa cho học sinh THPT qua tiết học lịch sử địa phương” nhằm: - Nâng cao chất lượng dạy tiết LSĐP trong chương trình. - Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, thái độ biết trân trọng các giá trị lịch sử, văn hoá mà thế hệ cha anh để lại, đồng thời xác định rõ động cơ, lý tưởng sống đúng đắn và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước hiện nay. - Củng cố lòng tin của thế hệ trẻ vào sự thắng lợi của cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo 1.3. Đối tượng nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: + Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa. + Truyền thống cách mạng của nhân dân Thanh Hóa qua các thời kỳ lịch sử. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết - PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin - PP thống kê, xử lý số liệu. - Phương pháp tổng hợp tài liệu - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 1.5. Điểm mới của đề tài. - Các đề tài trước tác giả cũng đề cập tới lịch sử địa phương nhưng thiên về nghiên cứu một nghành cụ thể, hoặc một tiết học cụ thể về di tích của địa phương. - Đề tài lần này nghiên cứu rộng hơn và thiên về lịch sử Đảng bộ cũng như sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa và truyền thống cách mạng của nhân dân tỉnh nhà qua các thời kỳ lịch sử. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học các môn nói chung, phương pháp dạy học lịch sử nói riêng đã được đặt ra và thực hiện một cách cấp thiết cùng với xu hướng đổi mới giáo dục chung của thế giới. Luật giáo dục sửa đổi đã chỉ rõ : "Phương pháo giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Trong một thập niên trở lại đây, nhiều quan niệm phương pháp dạy học mới đã và đang được nghiên cứu, áp dụng ở trường THPT như : dạy học nêu vấn đề, dạy học tích cực, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học theo dự án, dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin,... Tất cả đều nhằm mục đích tích cực hóa hoạt động của học sinh, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. Trong một giờ học lịch sử địa phương, để phát huy tính tích cực của học sinh, đòi hỏi người giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp, phương tiện dạy học khác nhau. Bên cạnh đó, cần thiết phải lựa chọn nội dung phù hợp gây hứng thú cho học sinh. Mỗi sự kiện LSĐP đều gắn liền với tên đất, tên người cụ thể, gần gũi với cuộc sống, qua đó mà gợi ở các em niềm tự hào, lòng biết ơn, góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương, đây cũng là cội nguồn của lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng coi trọng phẩm chất và năng lực người học, nâng cao nhận thức cho học sinh về lịch sử Đảng và lịch sử dân tộc, trên cở sở đó bước đầu rèn luyện bản lĩnh và lập trường cách mạng cho học thế hệ trẻ, đồng thời giúp học sinh nâng cao hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sống có văn hóa, nghĩa tình. 2.2. Cơ sở thực tiễn. Môn Lịch sử có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc. Tự hào với những thành tựu dựng nước của tổ tiên, xác định vị trí trong hiện tại, có thái độ đúng đắn với sự phát triển hợp quy luật của tương lai. Giờ học LSĐP có ý nghĩa quan trọng đối với việc cung cấp, bổ sung những kiến thức khoa học về tự nhiên, xã hội của quê hương trên mọi lĩnh vực. Tiếc rằng, trong nhiều năm qua những tiết học về LSĐP chưa được chú trọng, mặc dù trong chương trình dạy bộ môn lịch sử ở bậc THPT không thể thiếu mảng kiến thức này. Đây không chỉ là thiếu sót của người dạy mà là một thiệt thòi cho học sinh khi muốn tìm hiểu về lịch sử của quê hương mình. Thanh Hóa là một tỉnh lớn, có bề dày lịch sử lâu đời và oanh liệt, gắn với lịch sử chung của dân tộc – một vùng đất chứa đựng trong lòng nó tính đặc sắc của nền văn hóa vật thể và phi vật thể. Đây chính là nguồn tư liệu hết sức phong phú về LSĐP. Vì lẽ đó, không lý do nào để chúng ta – những người dạy sử lại bỏ trống mảng này. Tuy nhiên, với nguồn sử liệu về địa phương hết sức phong phú như vậy thì đòi hỏi số tiết trong phân phối chương trình cũng phải tương xứng, bởi vì chúng ta có rất nhiều điều cần truyền đạt và các em học sinh cũng có nhu cầu cần tìm hiểu. Trong chương trình lịch sử THPT, số tiết dành cho tìm hiểu LSĐP không nhiều (2 tiết/khối/năm) nếu không muốn nói là khiêm tốn. Có lẽ vì thế mà nhiều giáo viên chưa chú trọng, đầu tư vào các tiết dạy lịch sử địa phương. Mặt khác ta cũng dễ dàng nhận thấy một điều: Giáo trình biên soạn phục vụ cho việc dạy học LSĐP còn rất hạn chế, cho nên không tránh khỏi những khó khăn cho giáo viên trong việc sưu tầm và lựa chọn nội dung dạy học. Vấn đề đặt ra là mỗi giáo viên phải lựa chọn, xác định cho mình những nội dung và cách thức dạy học phù hợp. Có thể nói đây là phần chương trình có khả năng dung nạp lớn nhất mọi hình thức học tập (trên lớp, ở nhà, nội khóa, ngoại khóa, điền dã) cũng là phần có điều kiện thuận lợi nhất trong việc phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với phương pháp dạy học tích cực. Chính vì thế giáo viên không nên dạy một cách qua loa, đại khái hoặc bỏ qua các tiết dạy LSĐP. Mà ngược lại cần thiết phải cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản để trang bị cho các em vốn hiểu biết nhất định về LSĐP, từ đó giúp các em hiểu sâu hơn về lịch sử dân tộc. Tổ chức giáo dục, tuyên truyền rộng rãi trong học sinh về lịch sử hào hùng của dân tộc, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá; bồi dưỡng và nâng cao lòng tự hào về truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta; khẳng định những thành tựu kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội, quốc phòng- an ninh mà nhân ta đã đạt được, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng là vô cùng to lớn. 2.3. Giải pháp thực hiện đề tài: 2.3.1. Lập kế hoach KẾ HOẠCH Tổ chức dạy lịch sử Đảng bộ, truyền thống cách mạng của nhân dân Thanh Hoá trong giáo dục lịch sử địa phương tại trường THPT Đào Duy Từ Căn cứ vào công văn số 6155/UBND -VX ngày 01/6/2018 của UBND tỉnh về việc thực hiện Kế hoạch 87/KH-TU ngày 15/5/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, đưa nội dung lịch sử đảng bộ, truyền thống cách mạng của nhân dân Thanh Hoá lồng ghép vào nội dung giáo dục lịch sử dân tộc, giáo dục công dân trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Căn cứ vào công văn số: 2519/KH- SGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2018 của Sở GD& ĐT Thanh Hóa * Mục đích, yêu cầu: - Thông qua tuyên truyền, giáo dục lịch sử đảng, giúp cán bộ, giáo viên và học sinh nhận thức sâu sắc hơn về sự ra đời, hoạt động và vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng quê hương, đất nước và truyền thống cách mạng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. - Nâng cao lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, thái độ biết trân trọng các giá trị lịch sử, văn hoá mà thế hệ cha anh để lại, đồng thời xác định rõ động cơ, lý tưởng sống đúng đắn và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước hiện nay. - Củng cố lòng tin của thế hệ trẻ vào sự thắng lợi của cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo * Nhiệm vụ – giải pháp: - Biên soạn Đề cương nội dung lịch sử Đảng bộ Thanh Hoá phù hợp với đối tượng học sinh THPT - Chỉ đạo các nhóm Lịch sử, GDCD, lồng ghép nội dung lịch sử Đảng bộ và truyền thống cách mạng của nhân dân trong giáo dục trong lịch sử dân tộc, giáo dục công dân khi giảng dạy. - Phối hợp với các cơ quan truyền thông trong việc giáo dục lý tưởng, truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng bộ tỉnh và truyền thống cách mạng của nhân dân cho học sinh nhà trường. - Triển khai các hình thức tổ chức dạy học về lịch sử đảng, truyền thống cách mạng của nhân dân: Hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt dưới cờ, giáo dục truyền thống cho HS lớp 10, dạy học theo chủ đề, dạy học tại thực địa, dạy học địa phương - Tuyên truyền, giáo dục học sinh trong việc bảo vệ, gìn giữ các di tích lịch sử cách mạng của quê hương, đất nước để nâng cao lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ. - Tổ chức giáo dục, tuyên truyền rộng rãi trong học sinh về lịch sử hào hùng của dân tộc, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá; bồi dưỡng và nâng cao lòng tự hào về truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta; khẳng định những thành tựu kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội, quốc phòng- an ninh mà nhân ta đã đạt được, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng là vô cùng to lớn. - Tham gia tốt các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử Xứ Thanh, lịch sử Đảng bộ tỉnh nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh về địa lý, lịch sử, dân tộc, ngôn ngữ, phong tục tập quán, hệ thống chính trị, kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa - xã hội của tỉnh Thanh Hoá qua các thời kì lịch sử. - Tiếp tục phát huy hiệu quả công tác giáo dục truyền thống thông qua các công trình văn hóa, các di tích lịch sử bằng các hoạt động cụ thể như: Hành trình đến với Bảo tàng, khu di tích lịch sử; đảm nhận chăm sóc thường xuyên các di tích lịch sử, nghĩa trang liệt sỹ, các Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với cách mạng - Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng coi trọng phẩm chất và năng lực người học, nâng cao nhận thức cho học sinh về lịch sử Đảng và lịch sử dân tộc, trên cở sở đó bước đầu rèn luyện bản lĩnh và lập trường cách mạng cho học thế hệ trẻ, đồng thời giúp học sinh nâng cao hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sống có văn hóa, nghĩa tình. - Trong công tác tuyên truyền, giáo dục cần có sự tham gia phối hợp có trách nhiệm giữa nhà trường, gia đình, đoàn thể và toàn xã hội; thường xuyên trao đổi, đối thoại với thế hệ trẻ, kịp thời nắm bắt, dự báo tình hình tư tưởng, định hướng dư luận xã hội cho học sinh, kịp thời đấu tranh, phê phán, uốn nắn nhận thức lệch lạc về vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN. - Phối hợp với các cơ quan truyền thông trên địa bàn, kịp thời biểu dương gương người tốt việc tốt trong công tác tuyên truyền giáo dục lịch sử Đảng. Trong đó đặc biệt chú trọng việc khảo sát, nắm bắt tình hình tác động, tầm ảnh hưởng của Internet, các trang mạng xã hội đối với học sinh, kịp thời theo dõi, đánh giá tình hình và có biện pháp xử lý trong từng trường hợp, tình huống cụ thể. - Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập nội dung giáo dục lịch sử dân tộc, giáo dục công dân, giúp thế hệ trẻ nhận thức sâu sắc hơn về lịch sử Đảng bộ tỉnh và truyền thống cách mạng vẻ vang của nhân dân Thanh Hoá. * Thời gian: Từ năm 2018, 2019: Trong các tiết lịch sử địa phương của khối 10,11,12 Sau mỗi bài học đều có thể lồng ghép để liên hệ nội dung về lịch sử Đảng bộ tỉnh và truyền thống cách mạng vẻ vang của nhân dân Thanh Hoá. Trong hoạt động giáo dục truyền thống cho HS khối 10 Hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ đề các tháng Tích cực tham gia các cuộc thi do cấp trên tổ chức. * ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH VÀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN THANH HOÁ 1. Khái quát phong trào yêu nước của nhân dân Thanh Hoá từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước khi thành lập Đảng bộ: - Phong trào yêu nước của nhân dân Thanh Hoá từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước khi thành lập Đảng bộ. - Các tổ chức cách mạng ở Thanh Hoá 2. Sự thành lập Đảng bộ Cộng sản tỉnh Thanh Hoá (1930): - Hoàn cảnh; - Sự thành lập Đảng bộ; - Ý nghĩa lịch sử. 3. Đảng bộ Thanh Hoá lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền (1930-1945): - Phong trào cách mạng của nhân dân Thanh Hoá dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ từ năm1930 đến trước khi Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. - Phong trào cách mạng từ năm 1939 đến trước Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (1945). - Khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hoá tháng 8- 1945. 4. Đảng bộ Thanh Hoá lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954): - Xây dựng hậu phương vững mạnh về mọi mặt. - Nhân dân Thanh Hoá đánh bại mọi âm mưu phá hoại của kể thù. - Những đóng góp của nhân dân Thanh Hoá trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954). 5. Đảng bộ Thanh Hoá lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975): - Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. - Chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ và chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. 6. Đảng bộ Thanh Hoá lãnh đạo nhân dân tiến hành xây dựng CNXH và thực hiện công cuộc đổi mới từ 1986 đến nay: - Khắc phục hậu quả chiến tranh, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980) và kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1981-1985). - Những thành tựu chủ yếu về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại của Thanh Hoá từ 1986-2005./. 2.3.2. Xây dựng các chủ đề dạy học về nội dung lịch sử Đảng bộ và truyền thống cách mạng của nhân dân Thanh Hoá Chủ đề 1: Khái quát phong trào yêu nước của nhân dân Thanh Hoá từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước khi thành lập Đảng bộ. 1. Phong trào yêu nước của nhân dân Thanh Hoá từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước khi thành lập Đảng bộ. * Hoàn cảnh: - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tư bản độc quyền Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra trong đó có Việt Nam. Tại Thanh Hóa chúng không từ một thủ đoạn nào nhằm vơ vét tiền của, bòn rút sức lao động của nhân dân. * Diễn biến: - Trong thời gian này, cùng với cả nước phong trào đấu tranh của nhân dân Thanh Hoá diễn ra sôi nổi. Tiêu biểu là cuộc vận động đòi trả tự do cho nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu tiêu biểu như: Ở Cẩm Thuỷ, Vĩnh Lộc đã cử đại biểu về thị xã Thanh Hoá đón tiếp cụ Phan khi Cụ bị nhà cầm quyền giải đi qua Thanh Hoá. - Phong trào lên đến đỉnh điểm vào dịp tổ chức đám tang Phan Châu Trinh. Lễ truy điệu được nhân dân Thanh Hoá cử hành trọng thể, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, nhất là thanh thiếu niên học sinh. - Những hoạt động trên trở thành những cuộc biểu dương hùng hậu, thể hiện lòng yêu nước và nguyện vọng giải phóng dân tộc của nhân dân Thanh Hoá. - Từ phong trào yêu nước đã xuất hiện các nhóm chính trị của thanh niên, học sinh, sinh viên đấu tranh, bãi khoá liên tiếp nổ ra trong các trường học đòi nhà cầm quyền xoá bỏ lệnh cấm nói tiếng Việt trong giờ học, chống bọn Pháp lăng mạ người Việt Nam. - Năm 1925 đồng chí Lê Hữu Lập được cử về nước và hoạt động cách mạng ở Thanh Hoá. Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 5 năm 1926, đồng chí Lê Hữu Lập đã thành lập ra “Hội đọc sách báo cách mạng” (tại số nhà 25 phố hàng Than thị xã Thanh Hoá), nhằm tập hợp những thanh niên tiên tiến để truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. 2. Các tổ chức cách mạng ở Thanh Hoá *Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên tỉnh Thanh Hoá - Hội đọc sách báo cách mạng đã nhanh chóng phát triển ở nhiều địa phương, nhất là Thiệu Hoá, Thọ Xuân, Đông Sơn. Trên cơ sở Hội đọc sách báo cách mạng, các tiểu tổ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, BCH tỉnh bộ lâm thời đã được bầu. Sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên tỉnh Thanh Hoá báo hiệu một phong trào vận động cách mạng mới bắt đầu. * Tân việt cách mạng Đảng - Cuối năm 1926 một tổ chức yêu nước của tầng lớp tiểu tư sản trí thức Thanh Hoá ra đời, đó là Phục Việt tức Tân Việt cách mạng Đảng. Cơ sở của tổ chức này cũng phát triển nhanh chóng nhất là ở vùng Thiệu Hoá. => Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và Tân Việt cách mạng Đảng tuy là hai tổ chức khác nhau, nhưng qúa trình hoạt động cách mạng cả hai tổ chức đều tuyên truyền tư tưởng cách mạng theo xu hướng vô sản nên đã lôi cuốn được đông đảo quần chúng yêu nước tham gia. Những hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và Tân việt cách mạng Đảng đã tạo tiền đề quan trọng cho sự hình thành và ra đời của tổ chức cộng sản trên đất Thanh Hoá. Chủ đề 2: Sự thành lập Đảng bộ Cộng sản tỉnh Thanh Hoá (1930) Hoàn cảnh: - Từ ngày 6/1 đến ngày 8-2-1930 Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản tại Cửu Long (Hương Cảng–Trung Quốc). Các đại biểu tham gia hội nghị nhất trí thống nhất các tổ chức thành Đảng cộng sản Việt Nam. - Sau khi Đảng ra đời, Xứ uỷ Bắc kỳ rất quan tâm đến việc thành lập tổ chức Cộng sản ở Thanh Hoá. Được sự chỉ đạo của Xứ uỷ, đồng chí Nguyễn Doãn Chấp đã về Thanh Hoá bắt mối liên lạc với các hội viên Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở các huyện Đông Sơn, Thiệu Hoá, Thọ Xuân và xúc tiến việc thành lập các chi bộ cộng sản 2. Sự thành lập Đảng bộ; - Cuối th
Tài liệu đính kèm:
- skkn_to_chuc_day_lich_su_dang_bo_va_truyen_thong_cach_mang_c.doc
- Bia sang kien kinh nghiem.doc