SKKN Tổ chức dạy học theo hướng gắn giáo dục nhà trường với sản xuất kinh doanh tại địa phương nhằm định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua bài 22: Hệ thống điện quốc gia - Công nghệ 12

SKKN Tổ chức dạy học theo hướng gắn giáo dục nhà trường với sản xuất kinh doanh tại địa phương nhằm định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua bài 22: Hệ thống điện quốc gia - Công nghệ 12

 Mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp,có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

 Ở chương trình giáo dục phổ thông, công nghệ là môn học ứng dụng, nhằm giúp cho học sinh nhận thức được các kiến thức khoa học cơ bản là thực tế và hữu ích cho cuộc sống, giúp cho các em có cơ hội tìm hiểu, tiếp cận, thực hành và tự cảm nhận năng lực sở trường để định hướng nghề nghiệp tương lai, góp phần phát triển toàn diện cho học sinh.Tuy nhiên, việc dạy và học môn công nghệ ở các trường THPT hiện nay đang có rất nhiều bất cập, phần lớn các em học sinh tiếp cận với môn học một cách thụ động và miễn cưỡng với tâm lí công nghệ là môn phụ, học chỉ để có điểm và đủ điều kiện lên lớp, và chính bản thân người thầy đứng lớp cũng gặp phải trạng thái tâm lí như vậy dẫn đến tình trạng dạy và học kiểu đối phó.

 Ngành Điện (Điện, Điện tử) là ngành liên quan đến thiết kế, thi công, bảo trì và vận hành hệ thống điện năng phục vụ đời sống và sản xuất. Đây là một trong những ngành mũi nhọn, được ứng dụng rộng rãi, cơ hội việc làm rất tốt. Nhưng vẫn chưa được sự quan tâm thích đáng của học sinh và phụ huynh khi các em còn ngồi trên ghế các trường THPT.Với mô hình “Giáo dục nhà trường gắn liền với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương” sẽ giúp học sinh vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn đời sống, lao động sản xuất, thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, định hướng phát triển năng lực, định hướng nghề nghiệp cho các em. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài: “Tổ chức dạy học theo hướng gắn giáo dục nhà trường với sản xuất kinh doanh tại địa phương nhằm định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua bài 22: Hệ thống điện quốc gia”- Công nghệ 12.

 

doc 20 trang thuychi01 9174
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức dạy học theo hướng gắn giáo dục nhà trường với sản xuất kinh doanh tại địa phương nhằm định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua bài 22: Hệ thống điện quốc gia - Công nghệ 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HƯỚNG GẮN GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG VỚI SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI ĐỊA PHƯƠNG NHẰM ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH QUA BÀI 22 “HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA”- CÔNG NGHỆ 12
 Người thực hiện: Lê Thị Văn
 Chức vụ: Giáo viên
	SKKN thuộc lĩnh vực : Công nghệ.
 THANH HÓA NĂM 2018
 MỤC LỤC
 Phần I: Phần mở đầu	
1.Lí do chọn đề tài.	Trang 3
2. Mục tiêu của đề tài Trang 3
3.Nhiệm vụ của đề tài Trang 4
 Phần II: Nội dung của đề tài
1.Cơ sở lí luận của đề tài Trang 4
	2. Cơ sở thực tiễn của đề tài Trang 4
3.Thực trạng của vấn đề Trang 5
4.Giải pháp thực hiện Trang 5
 Phần III: kết quả khảo nghiệm và những kiến nghị đề xuất
1.Kết quả khảo nghiệm Trang 16
2.Kiến nghị đề xuất Trang 17
 Phần IV: Kết luận chung Trang 18
PHẦN I:PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
 Mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp,có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
 Ở chương trình giáo dục phổ thông, công nghệ là môn học ứng dụng, nhằm giúp cho học sinh nhận thức được các kiến thức khoa học cơ bản là thực tế và hữu ích cho cuộc sống, giúp cho các em có cơ hội tìm hiểu, tiếp cận, thực hành và tự cảm nhận năng lực sở trường để định hướng nghề nghiệp tương lai, góp phần phát triển toàn diện cho học sinh.Tuy nhiên, việc dạy và học môn công nghệ ở các trường THPT hiện nay đang có rất nhiều bất cập, phần lớn các em học sinh tiếp cận với môn học một cách thụ động và miễn cưỡng với tâm lí công nghệ là môn phụ, học chỉ để có điểm và đủ điều kiện lên lớp, và chính bản thân người thầy đứng lớp cũng gặp phải trạng thái tâm lí như vậy dẫn đến tình trạng dạy và học kiểu đối phó.
 Ngành Điện (Điện, Điện tử) là ngành liên quan đến thiết kế, thi công, bảo trì và vận hành hệ thống điện năng phục vụ đời sống và sản xuất. Đây là một trong những ngành mũi nhọn, được ứng dụng rộng rãi, cơ hội việc làm rất tốt. Nhưng vẫn chưa được sự quan tâm thích đáng của học sinh và phụ huynh khi các em còn ngồi trên ghế các trường THPT.Với mô hình “Giáo dục nhà trường gắn liền với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương” sẽ giúp học sinh vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn đời sống, lao động sản xuất, thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, định hướng phát triển năng lực, định hướng nghề nghiệp cho các em. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài: “Tổ chức dạy học theo hướng gắn giáo dục nhà trường với sản xuất kinh doanh tại địa phương nhằm định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua bài 22: Hệ thống điện quốc gia”- Công nghệ 12.
2. Mục tiêu của đề tài:
 Góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục, trải nghiệm sự sáng tạo của học sinh.
 Nghiên cứu thực sự; quyết tâm trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện; liên kết được với các doanh nghiệp, nhà máy, UBND các xãđể thực hiện có hiệu quả; xác định rõ trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường, của TTCM, của giáo viên trong quản lý, thực hiện.
 Xây dựng bài học “ Hệ thống điện quốc gia” gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh giúp cho học sinh phát triển phẩm chất và năng lực, góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn, thực hiện việc tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp, phân luồng sau trung học.
3.Nhiệm vụ của đề tài:
 Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học bài 22 “Hệ thống điện quốc gia” gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương nhằm giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề liên quan đến bài học mới; chủ động nghiên cứu, lĩnh hội nội dung kiến thức mới; vận dụng những kiến thức vừa học để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể , hình thành kĩ năng; ,giải quyết một vấn đề nào đó trong thực tiễn; khuyến khích học sinh tiếp tục tìm hiểu và mở rộng kiến thức, hình thành và phát triển năng lực tự học tự nghiên cứu
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
1.Cơ sở lý luận của đề tài
 Thực hiện Nghị quyết 29, Hội nghị TƯ 8 khóa XI của Đảng, giáo dục phổ thông sẽ đổi mới theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Vì vậy mục tiêu của môn công nghệ trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 sẽ có những điều chỉnh theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Môn công nghệ phổ thông phải góp phần giúp học sinh hình thành phẩm chất và năng lực của người lao động, nhân cách công dân, ý thức quyền và nghĩa vụ đối với Tổ Quốc trên cơ sở duy trì, nâng cao và định hình các phẩm chất, năng lực đã hình hình ở cấp học dưới; có khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, có những hiểu biết và khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc bước vào cuộc sống lao động.
2.Cơ sở thực tiễn của đề tài
 Một trong những biện pháp hình thành và phát triển năng lực của học sinh là trong dạy học và hoạt động giáo dục phải chú trọng tạo điều kiện và yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, gắn nội dung dạy học và hoạt động giáo dục vào thực tiễn. 
 Với môn công nghệ cấp THPT, thực tiễn gần gũi nhất, bổ ích nhất chính là thực tiễn sản xuất, kinh doanh (SXKD) tại địa phương. Vì vậy dạy học môn công nghệ gắn với SXKD ở địa phương là một biện pháp thiết thực và hiệu quả trong việc hình thành và phát triển năng lực học sinh. Khi giáo viên khai thác được lợi thế của môn học, thực hiện lồng ghép liên hệ nội dung của môn học với tình hình SXKD tại địa phương sẽ giúp được học sinh thấy được ý nghĩa của việc học tập môn học và góp phần định hướng phân luồng hướng nghiệp cho học sinh.
 Khi lập kế hoạch dạy học, rà soát các cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương, bản thân tôi nhận thấy với bài 22 “Hệ thống điện quốc gia”, ta thực hiện lồng ghép nội dung dạy học sẽ mang lại hiệu quả cao trong giáo dục, giúp các e hình thành nội dung kiến thức,rèn luyện kĩ năng, đồng thời hình thành niềm đam mê môn học, có định hướng rõ ràng cho nghề nghiệp tương lai.
3.Thực trạng của vấn đề
 Học xong bài này học sinh phải:
 - Hiểu được khái niệm và vai trò của hệ thống điện quốc gia
 - Hiểu được sơ đồ lưới điện quôc gia
 - Đọc được sơ đồ lưới điện quốc gia
 - Vẽ được sơ đồ lưới điện quốc gia
 Khi lên lớp người giáo viên sẽ lần lượt đưa ra các nội dung và một số câu hỏi gợi mở.Học sinh trả lời và ghi nội dung vào vở. Như vậy các em đã rất thụ động nghe và chép. Nhất là khi các em phải làm quen và ghi nhớ các thuật ngữ kỹ thuật xa lạ và khó hiểu, các em sẽ bị nhầm lẫn và rất khó khắc sâu kiến thức.
 Như vậy trong các giờ học trên lớp giáo viên sẽ phát huy năng lực thuyết trình truyền thụ kiến thức cho học sinh. Và mức độ tiếp nhận của các e sẽ hạn chế và không khắc sâu được nội dung bài học.
4.Giải pháp thực hiện
 Có nhiều hình thức tổ chức dạy học môn công nghệ gắn với SXKD tại địa phương.
Dạy học ở trường phổ thông có khai thác và sử dụng thông tin về SXKD
Dạy học tại cơ sở SXKD
Dạy học thông qua tổ chức tham quan học tập tại cơ sở SXKD
Sử dụng cơ sở SXKD để tổ chức các hoạt động giáo dục khác.
 Dựa vào kế hoạch dạy học, tình hình thực tế của nhà trường và cơ sở SXKD tại địa phương, tôi lựa chọn hình thức “Dạy học thông qua tổ chức tham quan học tập tại cơ sở SXKD”. 
 Tham quan là hình thức tổ chức dạy học mà giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh quan sát trực tiếp đối tượng để tìm hiểu, liên hệ kiến thức đã học ở nhà trường với thực tiễn. Với học sinh phổ thông, tham quan còn góp phần hướng nghiệp và giáo dục ý thức tổ chức cho các em.
 Với phương pháp dạy học mới giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu
VẬN DỤNG CỤ THỂ
BÀI 22: HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
A.Xác định mối liên hệ nội dung bài học với cơ sở SXKD tại địa phương
- Nhà máy thủy điện Bàn Thạch
B.Chuẩn bị cho phương án tổ chức dạy học
- Khảo sát nhà máy thủy điện Bàn Thạch. Đề nghị nhà máy cho học sinh tham quan trải nghiệm học tập. Liên hệ với báo cáo viên và chuẩn bị phương tiện dạy học phù hợp
- Lập kế hoạch dạy học: Chú ý đến đối tượng học sinh, điều kiện đảm bảo tài liệu, cơ sở vật chất của nhà máy
C. Kế hoạch dạy học
I. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức, kĩ năng, thái độ
* Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm và vai trò của hệ thống điện quốc gia
- Hiểu được sơ đồ lưới điện quốc gia
* Kĩ năng:
- Đọc được sơ đồ lưới điện quốc gia
- Vẽ được sơ đồ lưới điện quốc gia
* Thái độ:
Có ý thức tổ chức kỉ luật, chấp hành quy định an toàn điện
2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học và tự quản lý; giải quyết vấn đề và sáng tạo; giao tiếp và hợp tác; sử dụng ngôn ngữ; sử dụng công nghệ thông tin
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật; năng lực sử dụng công nghệ cụ thể.
II. Hoạt động dạy học
Bài học sẽ được thực hiện theo các giai đoạn như sau:
 Giai đoạn 1 (1 tiết) : Thực hiện trên lớp: học sinh tìm hiểu khái niệm về hệ thống điện quốc gia, sơ đồ lưới điện và vai trò hệ thống điện quốc gia.
 Giai đoạn 2 (1 tiết quy đổi): Thực hiện tại nhà máy thủy điện Bàn Thạch: Học sinh quan sát, tìm hiểu các phần tử của hệ thống điện, nhiệm vụ trọng tâm của nhà máy điện, quan sát cách vận hành của nhà máy, trạm biến áp, lưới điện, cấp điện áp của lưới điện; vấn đề tác động tới môi trường, các biện pháp tiết kiệm điện năng. 
 Giai đoạn 3 (1 tiết): Thực hiện trên lớp: Học sinh báo cáo kết quả thu được sau tham quan.; giáo viên hệ thống hóa kiến thức bài học và tổ chức luyện tập củng cố. Giáo viên cho học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống thực tiễn và tìm hiểu ngành nghề liên quan
Vận dụng cụ thể:
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về hệ thống điện quốc gia, sơ đồ lưới điện và vai trò của hệ thống điện quốc gia
Mục đích
- Học sinh tìm hiểu khái niệm về hệ thống điện quốc gia.
- Học sinh đọc sơ đồ hệ thống điện (H 22.1SGK)
- Vai trò của hệ thống điện quốc gia.
 - Thông báo cho học sinh về mục đích nội dung tham quan và các công việc cần chuẩn bị cho buổi tham quan
 2. Nội dung
 - Tổ chức cho học sinh nghiên cứu, tìm hiểu khái niệm hệ thống điện quốc điện quốc gia; đọc sơ đồ hệ thống điện; vai trò của hệ thống điện quốc gia.
 - Thông báo và hướng dẫn học sinh các vấn đề: công việc chuẩn bị cho buổi tham quan, nội dung tham quan, viết báo cáo thu hoạch và những lưu ý trong buổi tham quan ( giờ giấc, an toàn giao thông, an toàn lao động, ý thức chấp hành nội quy của cơ sở SXKD.)
 3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động
 a. Tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm hệ thống điện quốc gia; đọc sơ đồ hệ thống điện; vai trò của hệ thống điện quốc gia.
 Yêu cầu: Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh, trao đổi thảo luận nhóm để hình thành kiến thức khái niệm hệ thống điện quốc gia, đọc được sơ đồ hệ thống điện và vai trò của hệ thống điện quốc gia.
 Câu hỏi định hướng cho học sinh:
1. Em hãy nêu tên các nhà máy sản xuất điện năng?
2. Các nhà máy điện có được liên kết với nhau không? Nhằm mục đích gì?
3. Phạm vi cấp điện của các nhà máy điện?
4. Làm thế nào cung cấp điện năng đến nơi tiêu thụ?
5. Hệ thống điện gồm các phần tử nào?
6. Nhiệm vụ của hệ thống điện? 
7. Thế nào là hệ thống điện quốc gia?
8. Xây dựng đường dây 500KV nhằm mục đích gì?
9. Học sinh quan sát hình 22.1sgk, gọi tên và nêu nhiệm vụ các phần tử trong sơ đồ? 
10. Trong hệ thống điện có rất nhiều đường dây truyền tải.Tại sao đường dây truyền tải công suất càng lớn càng dài thì điện áp càng cao?
11. Vai trò của hệ thống điện quốc gia?
12. Vì sao cần liên kết các nhà máy điện tạo thành hệ thống điện quốc gia?
13. Em hãy nêu tên các nhà máy thủy điện Việt Nam? Các nhà máy thủy điện đó tác động tới môi trường như thế nào?
14. Vì sao lại có tình trạng mất điện luân phiên? Các giải pháp đặt ra khi mạng điện bị quá tải? 
15. Các biện pháp tiết kiệm điện năng? Lợi ích của việc tiết kiệm điện năng tới gia đình và xã hội?
 Học sinh thảo luận theo cặp đôi, theo nhóm, thống nhất kết quả
 Học sinh cử đại diện, báo cáo trước lớp kết quả hoạt động của nhóm
 Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của mỗi cá nhân và của nhóm
 Giáo viên kết luận khái niệm hệ thống điện quốc gia; đọc sơ đồ hệ thống điện. Yêu cầu học sinh tìm hiểu thêm về nguồn điện, các hộ tiêu thụ điện và đường dây tryền tải tại địa phương.
 b. Thông báo kế hoạch tham quan, mục đích nội dung và các vấn đề cần chuẩn bị trước khi tham quan học tập tại nhà máy thủy điện Bàn Thạch ở tiết sau:
- Mục đích tham quan: Vận dụng những kiến thức đã học tìm hiểu về hệ thống điện trong thực tế
- Mục tiêu học sinh cần đạt được sau buổi tham quan:
 + Các cột mốc quan trọng của nhà máy
 + Các nhiệm vụ chính của nhà máy
 + Tình hình sản xuất điện năng của nhà máy
 + Trạm biến áp tại nhà máy 
 + Các phần tử và nhiệm vụ các phần tử trong hệ thống điện
Những nội dung học sinh cần tìm hiểu tại nhà máy thủy điện Bàn Thạch: Căn cứ vào mục tiêu đã đề ra, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, tìm hiểu, ghi chép các nội dung thu hoạch
Giáo viên cần lưu ý các vấn đề khi tham quan học tập tại nhà máy thủy điện Bàn Thạch. Lưu ý đến an toàn kỉ luật khi tham quan
4. Sản phẩm học tập: 
 Báo cáo của học sinh về hệ thống điện quốc gia; Về nhà máy thủy điện Bàn Thạch 
Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ đồ lưới điện quốc gia
1.Mục đích:
 Tìm hiểu các cấp điện áp của lưới điện; sơ đồ lưới điện thông qua việc tham quan học tập tại nhà máy thủy điện Bàn Thạch
2.Nội dung
 Khi học sinh tham quan nhà máy thủy điện Bàn Thạch sẽ tìm hiểu : 
Thế nào là lưới điện quốc gia? Chức năng của lưới điện quốc gia?
Các cấp điện áp của lưới điện
Sơ đồ lưới điện truyền tải, sơ đồ lưới điện phân phối
Kĩ thuật tổ chức hoạt động:
 Hoạt động này tổ chức tại cơ sở SXKD nên báo các viên là người của nhà máy sẽ hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên tổ chức quản lí học sinh, phối hợp với báo cáo viên để tổ chức các hoạt động học tập
 Trước khi đi tham quan, giáo viên cần khảo sát, liên hệ và đề xuất những nội dung học sinh sẽ tham quan tại nhà máy thủy điện Bàn Thạch. Chuẩn bị các nội dung hướng dẫn cho học sinh phù hợp với mục tiêu bài học. Giáo viên phổ biến cho học sinh những nội dung cần tìm hiểu và những những yêu cầu an oàn t khi tham quan.
 Câu hỏi định hướng cho học sinh:
16. Em hiểu thế nào là lưới điện quốc gia? 
17. Lưới điện quốc gia có chức năng gì?
18. Em hãy nêu một số cấp điện áp của lưới điện? 
19. Thế nào là lưới điện truyền tải? Lưới điện phân phối?
20. Em hãy nêu một số biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng điện lưới quốc gia?
21. Mạng điện trong các nhà máy xí nghiệp, khu dân cư thuộc lưới điện truyền tải hay lưới điện phân phối? Tại sao?
22. Cấp điện áp của nhà máy thủy điện Bàn Thạch?
23. Quan sát hình 22.2 SGK, em hãy nêu các phần tử của lưới điện? Đây là lưới điện truyền tải hay lưới điện phân phối? 
24. Nhân dân xã Xuân Quang có sử dụng nguồn điện của nhà máy thủy điện Bàn Thạch không?
 4. Sản phẩm học tập: 
 Báo cáo của các nhóm về sơ đồ lưới điện quốc gia. Về công dụng cho nhà máy thủy điện Bàn Thạch trong hệ thống điện quốc gia.
Hoạt động 3: Báo cáo nghiệm thu kết quả tìm hiểu về hệ thống điện quốc gia
 1. Mục đích:
 Học sinh báo cáo kết quả tham quan học tập tại nhà máy thủy điện Bàn Thạch. Giáo viên hệ thống hóa lại kiến thức đã học trên lớp
 2. Nội dung
 - Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo, thảo luận nhận xét
 - Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả thu được, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày của nhóm bạn, bổ sug những điểm còn hạn chế thiếu sót.
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung về kết quả đạt được và thái độ tham quan, rút kinh nghiệm và cuối cùng là chốt kiến thức chính của bài học.
 3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động
 Hoạt động này được tổ chức trên lớp sau khi học sinh đã tham quan học tập tại nhà máy thủy điện Bàn Thạch. 
Trước khi báo cáo: Các nhóm học sinh làm việc với nhau, thảo luận, thống nhất kết quả thu được ở cơ sở tham quan. Hoàn thành báo cáo thu hoạch và chuẩn bị báo cáo trước lớp. Giáo viên hỗ trợ học sinh khi cần thiết
Trong khi báo cáo: Giáo viên chọn ngẫu nhiên một nhóm lên trình bày báo cáo thu được sau buổi tham quan, các nhóm còn lại lắng nghe và so sánh kết quả, có ý kiến thảo luận bổ sung
Giáo viên lắng nghe ý kiến thảo luận của học sinh, chốt lại nội dung kiến thức của bài học cần hình thành cho học sinh trên lớp
Học sinh lắng nghe, hệ thống hóa lại kiến thức bài học. 
 Các nội dung giáo viên chốt lại tuân theo trình tự kiến thức logic trong sách giáo khoa có kết hợp với SXKD tại địa phương:
 Nội dung 1: Khái niệm về hệ thống điện quốc gia
Hệ thống điện quốc gia gồm có: nguồn điện (các nhà máy điện), các lưới điện và các hộ tiêu thụ điện trong toàn quốc, được liên kết với nhau thành một hệ thống để thực hiện quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng.
Nhà máy điện
Trạm tăng áp
Đường dây dẫn
Trạm hạ áp
Sơ đồ hệ thống điện
 Nội dung 2: Sơ đồ lưới điện quốc gia
Lưới điện quốc gia là một tập hợp gồm các đường dây dẫn điện và các trạm điện có chức năng truyền tải điện năng từ nơi sản xuất đến các nơi tiêu thụ điện trong toàn quốc.
Cấp điện áp của lưới điện: Lưới điện có nhiều cấp điện áp khác nhau: 800kv, 500kv, 220kv, 110kv, 66kv, 35kv, 22kv, 10.5kv, 6kv, 0.4kv. 
Lưới điện truyền tải: Có cấp điện áp từ 66kv trở lên
Lưới điện phân phối: Có cấp điện áp từ 35kv trở xuống
Sơ đồ lưới điện: Các phần tử chủ yếu của lưới điện như đường dây, máy biến áp. Và cách nối giữa chúng
 Nội dung 3: Vai trò của hệ thống điện quốc gia
 Hệ thống điện quốc gia có vai trò rất quan trọng:
Hệ thống điện quốc gia đảm bảo việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng cung cấp cho các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt
Hệ thống điện quốc gia đảm bảo cung cấp và phân phối điện với độ tin cậy cao, chất lượng điện năng tốt, an toàn và kinh tế.
Sản phẩm học tập
Báo cáo kết quả học tập tại cơ sở SXKD
Hoạt động 4: Hệ thống hóa kiến thức về hệ thống điện quốc gia
1.Mục đích:
 Giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức đã học về hệ thống điện quốc gia
 2.Nội dung: 
 Học sinh đọc sơ đồ hệ thống điện, vẽ sơ đồ lưới điện
3.Kĩ thuật tổ chức hoạt động
 Hoạt động này tiến hành tại lớp nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức đã hình thành được. Học sinh làm việc theo nhóm. Giáo viên quan sát điều hành , học sinh báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 Một số câu hỏi: E hãy vẽ sơ đồ lưới điện có ba cấp điện áp 35kv, 6kv, 0.4kv, và hai tải có điện áp 380/220v, 6kv.
 4.Sản phẩm học tập
 Sơ đồ lưới điện
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng về hệ thống điện quốc gia
1.Mục đích: 
 Yêu cầu và hướng dẫn học sinh tiếp tục nghiên cứu về hệ thống điện quốc gia
 2.Nội dung
 - Tìm hiểu về mạng điện của địa phương
 - Tìm hiểu về mạng điện sinh hoạt trong gia đình
 - Tìm hiểu một số ngành nghề sản xuất kinh doanh tại địa phương có liên quan đến hệ thống điện quốc gia
 - Tìm hiểu môi trường đào tạo liên quan đến kĩ thuật điện
 3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
 - Giáo viên giao nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh tìm hiểu các vấn đề nêu trên
 - Học sinh viết thu hoạch
 - Giáo viên dành thời gian nhận xét đánh giá báo cáo và mở rộng kiến thức cho học sinh
 4. Sản phẩm học tập: Báo cáo thu hoạch của học sinh tìm hiểu về mạng điện địa phương và mạng điện sinh hoạt trong gia đình, ngành nghề liên quan và định hướng nghề nghiệp.
Phần III: KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
1/ Kết quả khảo nghiệm
 So sánh kết quả với những năm trước , tôi thấy năm nay các em đã hứng thú , hăng say hơn với môn học , thể hiện qua kết quả đạt được của tiết dạy. Các em hiểu sâu sắc được vấn đề. Sau giờ học các em cảm thấy môn học thật gần gũi với cuộc sống và thêm yêu môn học hơn.
 Lớp 12A2:khi dạy học theo phuong pháp truyền thống,dù ứng dụng CNTT vào bài giảng nhưng các em vẫn cả

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_day_hoc_theo_huong_gan_giao_duc_nha_truong_voi.doc