SKKN Phương pháp vẽ hình chiếu trục đo từ hai hình chiếu vuông góc

SKKN Phương pháp vẽ hình chiếu trục đo từ hai hình chiếu vuông góc

 Như chúng ta đã biết, ở các trường THPT trong tỉnh ta hiện nay, có một thực trạng rất phổ biến là học lệch học tủ, học sinh chỉ học những môn thi tốt nghiệp và đại học. Nên môn công nghệ các em chỉ xem đây là môn phụ,chưa có sự đầu tư thời gian để học bài, nghiên cứu tài liệu. Mục tiêu của giáo dục không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, hướng tới sự phát triển toàn diện cho học sinh.

Nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập, nên chủ trương của đảng và nhà nước ta là đẩy mạnh nền công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển. Để thực hiện được nhiệm vụ đó thì cần rất lớn một đọi ngũ kĩ sư, công nhân lành nghề.

Hiện nay, tại trường THPT Tĩnh Gia 3 chỉ có 1 giáo viên dạy kĩ thuật công nghiệp đúng chuyên nghành, còn chủ yếu là giáo viên dạy chéo môn nên chưa có sự đầu tư nhiều vào bài giảng.

Điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị thực hành còn thiếu, mẫu vật thực hành không có, máy chiếu chỉ có 2 phòng .

Phần vẽ hình chiếu trục đo từ 2 hình chiếu vuông góc và đây là phần khó đòi hỏi nhiều sự tư duy, sáng tạo , trí tưởng tượng phong phú ở các em.

Với cách vẽ hình chiếu trục đo theo bảng 5.1 SGK công nghệ 11 rất khó hiểu, học sinh chỉ vẽ được những vật thể có cấu tạo đơn giản, còn những vật thể có cấu tạo phức tạp như nhiều lỗ rãnh bên trong thì hầu hết các em chưa vẽ được. Nên đây là những lí do để tôi để tôi lựa chọn đề tài “ PHƯƠNG PHÁP VẼ HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO TỪ HAI HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC”

 

doc 14 trang thuychi01 10353
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp vẽ hình chiếu trục đo từ hai hình chiếu vuông góc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP VẼ HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO TỪ HAI HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC
Người thực hiện: Nguyễn Thị Vân
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Công nghệ 11
THANH HÓA NĂM 2017
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP VẼ HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO TỪ HAI HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC
Người thực hiện: Nguyễn Thị Vân
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Công nghệ 11
MỤC LỤC
 1. Mở đầu...........................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài...........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................2
1.5. Những điểm mới trong sáng kiến kinh nghiệm3
2. Nội dung........................................................................................................4
2.1. Cơ sở lí luận..................................................................................................4
2.2. Thực trạng nghiên cứu..................................................................................4
. Các giải pháp thực hiện................................................................................5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...........................................................10 3. Kết luận và kiến nghị...................................................................................12
3.1. Kết luận........................................................................................................12
3.2. Kiến nghị......................................................................................................
1. MỞ ĐẦU 
1.1 Lí do chọn đề tài	
 Như chúng ta đã biết, ở các trường THPT trong tỉnh ta hiện nay, có một thực trạng rất phổ biến là học lệch học tủ, học sinh chỉ học những môn thi tốt nghiệp và đại học. Nên môn công nghệ các em chỉ xem đây là môn phụ,chưa có sự đầu tư thời gian để học bài, nghiên cứu tài liệu. Mục tiêu của giáo dục không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, hướng tới sự phát triển toàn diện cho học sinh.
Nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập, nên chủ trương của đảng và nhà nước ta là đẩy mạnh nền công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển. Để thực hiện được nhiệm vụ đó thì cần rất lớn một đọi ngũ kĩ sư, công nhân lành nghề.
Hiện nay, tại trường THPT Tĩnh Gia 3 chỉ có 1 giáo viên dạy kĩ thuật công nghiệp đúng chuyên nghành, còn chủ yếu là giáo viên dạy chéo môn nên chưa có sự đầu tư nhiều vào bài giảng.
Điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị thực hành còn thiếu, mẫu vật thực hành không có, máy chiếu chỉ có 2 phòng.
Phần vẽ hình chiếu trục đo từ 2 hình chiếu vuông góc và đây là phần khó đòi hỏi nhiều sự tư duy, sáng tạo , trí tưởng tượng phong phú ở các em.
Với cách vẽ hình chiếu trục đo theo bảng 5.1 SGK công nghệ 11 rất khó hiểu, học sinh chỉ vẽ được những vật thể có cấu tạo đơn giản, còn những vật thể có cấu tạo phức tạp như nhiều lỗ rãnh bên trong thì hầu hết các em chưa vẽ được. Nên đây là những lí do để tôi để tôi lựa chọn đề tài “ PHƯƠNG PHÁP VẼ HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO TỪ HAI HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC”
2.2 Mục đích nghiên cứu.
Sau khi nghiên cứu, rút kinh nghiệm hi vọng đề tài này sẽ tìm ra giải pháp vẽ vật thể ( hình chiếu trục đo) một cách nhanh và dễ hiểu nhất.
Nội dung của đề tài này là từ hình 2 chiều yêu cầu các em học sinh phải tưởng tưởng vẽ được hình 3 chiều,dẫn dắt học sinh đi từ tư duy trừu tượng đến trực quan sinh động, từ đó rèn luyện cho các em sự tư duy, sự năng động, trí tưởng tượng phong phú. Là cơ sở để hình thành tư duy kĩ thuật cho học sinh, tạo điều kiện cho việc lĩnh hội kiến thức và hình thành kĩ năng, Phát huy tính chủ động của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới. Từ đó học sinh biết cách trình bày được 1 bản vẽ kĩ thuật hoàn chỉnh. Giúp cho học sinh hiểu và nắm bài nhanh nhất, tạo nhiều hứng thú cho học sinh học bộ môn công nghệ. 
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Đối vời môn công nghệ phổ thông. Đây là môn học phản ánh những thành tựu khoa học , nhưng nó chịu sự quy định của những điều kiện dạy học. Nội dung dạy học trong trường phổ thông phải cơ bản, thiết thực, hiện đại đồng thời phải phù hợp với học sinh và đáp ứng yêu cầu của khoa học kĩ thuật.
 Đối tượng nghiên cứu của môn công nghệ rất phong phú và đa dạng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, phần vẽ kĩ thuật môn công nghệ 11, đối tượng là các hình chiếu (hình chiếu vuông góc, hình chiếu trục đo, hình chiếu phối cảnh), hình cắt và mặt cắt ,bản vẽ cơ khí và bản vẽ xây dựng.
Ở bài 5 hình chiếu trục đo, chúng ta sẽ được học về cách dựng vật thể trên hình chiếu trục đo vuông góc đều và xiên góc cân. Vì vậy vấn đề mà tôi nghiên cứu, được đưa ra làm đề tài là “phương pháp vẽ hình chiếu trục đo từ 2 hình chiếu vuông góc”. Trong quá trình giảng dạy phần IV cách vẽ hình chiếu trục đo tôi nhận thấy từ 2 hình chiếu học sinh không hình dung ra được hình dạng của vật thể vì nó rất trừu tượng không nhìn thấy được. Đây là 1 phần quan trọng để học sinh nắm được cách vẽ vật thể. Khi giảng dạy phần này giáo viên cần dạy theo phương pháp dạy học như thế nào để:
 	+ Học sinh nắm được thế nào là hình chiếu trục đo, hình chiếu trục đo vuông góc đều – hình chiếu trục đo xiên góc cân. Cách dựng hình chiếu trục đo vuông góc đều và xiên góc cân.
 	+ Học sinh hiểu bài, biết vận dụng vào làm bài tập. Biết vận dụng kiến thức vào thực tế, làm được các mô hình vật thể.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
 a. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
Nghiên cứu chủ trương, đường lối, tài liệu và các công trình nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá việc học của học sinh.
 Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Công nghệ 11( Phần I Vẽ kĩ thuật, bài 5 hình chiếu trục đo, bài 7 hình chiếu phối cảnh- phương pháp vẽ phác hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ). Và để vẽ được hình chiếu trục đo tôi phân tích ra từng bước cụ thể.
Nghiên cứu về các phần mềm vẽ kĩ thuật thông dụng (Autocad, solidwork).
Dùng phần mềm POWERPOINT để thiết kế bài giảng, xem các mô hình mô phỏng cấu tạo của vật thể.
Nghiên cứu cơ sở lý luận về các phương pháp, biện pháp bổ sung các cách vẽ hình chiếu trục đo phát huy tính tích cực ở học sinh.
 b. Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Để vẽ được hình chiếu trục đo tôi phân tích ra từng bước cụ thể.
	Với phần học này để khảo sát học sinh, dạy 2 lớp với 2 phương pháp vẽ vật thể khác nhau:
+ Lớp thứ nhất theo phương pháp bảng 5.1 SGK công nghệ 11.
+ Lớp thứ hai theo phương pháp mới mà tôi sẽ trình bày sau đây.
	Sau đó cho học sinh làm bài kiểm tra 10 phút, yêu cầu vẽ hình chiếu trục đo của gá lỗ tròn từ 2 hình chiêu sau ( hình 6.7)
	Ngoài ra để rèn luyện tính kĩ thuật cho học sinh, khuyến khích các em về nhà tự làm mô hình vật thể thật theo các hình vẽ mẫu (hình 6.7) trong SGK công nghệ 11.
 c. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
 + Lớp thứ nhất theo phương pháp bảng 5.1 SGK công nghệ 11.
Lớp
Sĩ số
Điểm 9-10
%
Điểm 7-8
%
Điểm 5-6
%
Điểm 3-4
%
Điểm <3
%
11C5
+ Lớp thứ hai theo phương pháp mới mà tôi sẽ trình bày sau đây.
Lớp
Sĩ số
Điểm 9-10
%
Điểm 7-8
%
Điểm 5-6
%
Điểm 3-4
%
Điểm <3
%
11C6
Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
	Trong sáng kiến này đã sử dụng phần mềm Autocad để vẽ hình 2D và 3D
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Mục tiêu của giáo dục hiện nay là: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Để hưởng ứng tinh thần đó thì trường THPT Tĩnh Gia 3 đã và đang quan tâm tới việc nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới phương pháp dạy học nhằm định hướng cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Phát huy tính tích cực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Vì vậy thay đổi phương pháp giảng dạy và nghiên cứu phương pháp giảng dạy mới để phù hợp hơn với đối tượng học sinh là vấn đề quan trọng.
	Công nghệ là môn học mang tính thực tiễn. Dạy công nghệ để học sinh lĩnh hội kiến thức khoa học kĩ thuật, thúc đẩy công nghiệp hóa – hiện đạị hóa đất nước. Người giáo viên ngay ban đầu phải hình thành phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng môn học.
	Phương pháp dạy học trước đây chỉ chủ yếu là thuyết trình nêu vấn đề, chỉ tập trung vào hình vẽ và cách vẽ trong SGK sẽ không đạt kết quả cao trong việc lĩnh hội tri thức, cách dạy này học sinh khó hiểu gần như áp đặt. Không hiểu được hình chiếu trục đo là gì, không vẽ được vật thể phức tạp.
	Qua thực tế rút ra bài học từ chính bài giảng của mình và kết quả học sinh đạt được theo từng năm học, tôi nhận thấy nên đưa phương pháp này vào bài dạy để học sinh tiếp cận cách vẽ vật thể một cách đơn giản và rõ ràng hơn.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Đối với phân phối chương trình ở bài 5 hình chiếu trục đo chưa hợp lí, nội dung kiến thức tương đối nhiều mà chỉ phân phối trong 1 tiết. Khi trình bày cách vẽ hình chiếu trục đo rất trừu tượng, vì không có mô hình vật thể thật, do đó học sinh khó tiếp thu bài.
	 Đối với trường phổ thông việc đầu tư cho môn này còn ít, mô hình và tranh vẽ còn thiếu nhiều nên rất khó khăn trong quá trình giảng dạy. Hiện nay với trường THPT Tĩnh Gia 3 chỉ có 2 bộ máy chiếu, như vậy là quá ít chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của công tác giảng dạy vì còn nhiều tiết trùng nhau không thực hiện được, vì vậy cần phải trang bị thêm thì mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
	Đối với học sinh tôi trực tiếp giảng dạy, chỉ chủ yếu là học sinh nông thôn và ven biển nên trình độ nhận thức các em không đều, đa số không thích học môn công nghệ. Phần vẽ kĩ thuật tương đối khó, trí tưởng tượng hình không gian của các em còn kém. Tuy nhiên, với phương pháp học mới này sẽ kích thích hứng thú cho học sinh yêu thích môn học, giúp cho các em làm quen với các ngôn ngữ kĩ thuật, hình thành được các khái niệm kĩ thuật và tiếp thu bộ môn khoa học kĩ thuật này.
Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
	Vẽ hình chiếu trục đo đòi hỏi học sinh phải tư duy, tưởng tượng, phải liên hệ nội dung bài học với thực tế. Trên cơ sở kiến thức cho học sinh từ tư duy trừu tượng đến trực quan sinh động, thì ta tiến hành những bước sau:
	Ví dụ 1: Vẽ hình chiếu trục đo của vật thể được cho bởi hai hình chiếu sau:
*Các bước tiến hành:
Tr×nh tù vÏ
H×nh chiÕu trôc ®o
Xiªn gãc c©n
Vu«ng gãc ®Òu
Bước 1: vẽ hệ trục tọa độ O’X’Y,Z’
Bước 2: Vẽ hình chiếu đứng lên mặt trước x’o’z’
Bước 3: Từ các điểm trên hình chiếu đứng dựng các đường thẳng song song với nhau.
Bước 4: Lấy 1 điểm để xác định chiều rộng của vật thể.
Bước 5: Nối song song với các cạnh của hình chiếu đứng.
Bước 6: Đối chiếu với 2 hình chiếu, tẩy xóa nét thừa, tô đậm cạnh thấy hoàn thiện vật thể.
Ví dụ 2: Vẽ hình chiếu trục đo của vật thể được cho bởi hai hình chiếu sau:
*Các bước tiến hành:
Tr×nh tù vÏ
H×nh chiÕu trôc ®o
Xiªn gãc c©n
Vu«ng gãc ®Òu
Bước 1: Vẽ hệ trục tọa độ O’X’Y,Z’
Bước 2: Vẽ hình chiếu đứng lên mặt trước x’o’z’
Bước 3: Từ các điểm trên hình chiếu đứng, dựng các đoạn thẳng song song với nhau.
Bước 4: Lấy 1 điểm để xác định chiều rộng của vật thể.
Bước 5: Nối song song với các cạnh của hình chiếu đứng.
Bước 6: Đối chiếu với 2 hình chiếu. vẽ phần khoét rãnh chữ nhật.
Bước 7: Tẩy xóa nét thừa, thêm cạnh thấy được, tô đậm các cạnh thấy hoàn thiện vật thể.
*Một số bài tập hình 6.7 SGK công nghệ 11
Hình chiếu vuông góc
Hình chiếu trục đo (Vật thể)
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
So sánh kết quả những năm về trước khi chưa vận dụng phương pháp vẽ mới này tôi thấy có sự chuyển biến rõ rệt trong tiếp thu kiến thức. Các em hiểu sâu sắc vấn đề, những hình có cấu tạo phức tạp dễ dàng vẽ được, không còn cảm thấy trừu tượng. Trong giờ học các em sôi nổi tham gia trao đổi bài, không nặng nề trong quá trình học vẽ kĩ thuật, học sinh làm hết phần bài tập (Bài 6 thực hành: Biểu diễn vật thể) ngay trên lớp.
Cụ thể tôi đã khảo sát trong năm học này đối với 2 lớp mà tôi giảng dạy của khối 11 là 11C5 và 11C6.
+ lớp 11C5 dạy trên lớp theo phương pháp bảng 5.1 SGK công nghệ 11 thì các em chỉ vẽ được hình có cấu tạo đơn giản còn hình phức tạp hơn chút các em không vẽ được.
+ Lớp 11C6 dạy vẽ hình chiếu theo phương pháp mới này thì các em rất hứng thú. Khi làm bài tập vận dụng những hình phức tạp thì đa số các em làm được, hiểu bài.
Sau khi dạy song tôi tiến hành kiểm tra 10 phút yêu cầu vẽ hình chiếu trục đo
của gá lỗ tròn trang 36 SGK công nghệ 11 đối với 2 lớp trên thì thu được kết quả sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm 9-10
%
Điểm 7-8
%
Điểm 5-6
%
Điểm 3-4
%
Điểm <3
%
11C5
41
5
(12,12%)
14
(34,15%)
18
(43,9%)
4
(9,83%)
0
11C6
42
14
(33,33%)
25
(59,52%)
3
(7,15%)
0
0
Nhìn vào kết quả so sánh trên ta thấy tác dụng của phương pháp vẽ mới này, đem lại kết quả cao hơn. Trong bài 5 hình chiếu trục đo ngoài cách mới này để áp dụng vẽ vật thể , tôi còn dùng máy chiếu, phần mềm vẽ kĩ thuật Autocad, Solidwork nên các em học tập rất sôi nổi và hào hứng, tiếp thu bài tốt.
 Ngoài ra bản thân tôi khi dạy phương pháp này tôi cảm thấy rất tự tin và hứng thú, vì tôi tin chắc các em sẽ học tốt hơn, không dập khuôn máy móc, phụ thuộc vào SGK. 
Đồng thời tôi đã đưa phương pháp vẽ mới này vào thao giảng, nhận được phản hồi rất tích cực từ đồng nghiệp, nên các thầy cô cũng đã sử dụng phương pháp này để đưa vào bài giảng của mình. 
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Qua những năm công tác giảng dạy bộ môn công nghệ tại trường THPT Tĩnh Gia 3 tôi luôn trăn trở, tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học để học sinh dễ dàng tiếp nhận nội dung kiến thức, đặc biệt giảng dạy phần vẽ kĩ thuật
 Sau thời gian tìm tòi học hỏi và nghiên cứu tài liệu, tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm phục vụ quá trình giảng dạy của mình. Hi vọng những sáng kiến này sẽ được nhà trường, các đồng nghiệp sử dụng đưa vào bài dạy.
3.2 Kiến nghị
a. Đối với Sở GD&ĐT, Nhà trường.
 Môn công nghệ ( Kĩ thuật công nghiệp) có nội dung kiến thức tương đối khó, rất khó cho học sinh thấy được bản chất vấn đề, phụ thuộc nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố quan trọng là sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, sát sao của các cấp lãnh đạo. Là một giáo viên giảng dạy môn công nghệ tôi xin kiến nghị với Sở GD&ĐT, Nhà trường một số vấn đề sau:
+ Bổ sung các thiết bị thực hành, mô hình, phòng máy chiếu, máy tính
+ Bổ sung thêm các tài liệu tham khảo để phục vụ quá trình dạy học.
+ Thường xuyên có những đợt bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, cho
giáo viên đi thực tế học hỏi kinh nghiệm ở các trường điểm
b. Đối với đồng nghiệp
+ Phải đầu tư giáo án cẩn thận, đầy đủ từ nguồn tài liệu và kiến thức cũng như kĩ năng của mình
+ Phải đầu tư tìm hiểu về các phần mềm vẽ kĩ thuật, phần mềm soạn giáo
án.
+ Phải có hướng khai thác hợp lí, khoa học, phát huy trí lực của học sinh.
Trên đây chỉ là những kinh nghiệm dạy cách vẽ hình chiếu trục đo từ hai hình chiếu vuông góc. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp. 
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 29 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện
Nguyễn Thị Vân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên công nghệ 11- PGS. TS Nguyễn Văn Khôi. Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Phương pháp dạy học KTCN – tác giả Lê Huy Hoàng – Nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội.
3. Tư liệu từ trang web: “ WWW.tvtl.bachkim.vn”

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_ve_hinh_chieu_truc_do_tu_hai_hinh_chieu_vuo.doc