SKKN Tin tức báo chí qua mạng internet được vận dụng để giáo dục phòng, chống tham nhũng cho học sinh nhằm nâng cao hứng thú học tập môn giáo dục công dân

SKKN Tin tức báo chí qua mạng internet được vận dụng để giáo dục phòng, chống tham nhũng cho học sinh nhằm nâng cao hứng thú học tập môn giáo dục công dân

Tham nhũng trong xã hội ngày nay không chỉ làm thiệt hại về vật chất, tài sản của nhân dân của Nhà nước mà sức tàn phá của nó còn tệ hại hơn là đã làm tha hóa, biến chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.

 Điều đó đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, không ít các em đã cho rằng tham nhũng là điều hiển nhiên, những câu nói đề cao quá mức giá trị đồng tiền, hạ thấp giá trị đạo đức ngày càng phổ biến. Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính Phủ ban hành chỉ thị số 10/CT-TTg, ngày 12 tháng 06 năm 2013 về việc đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và đào tạo từ năm học 2013-2014. Trong chương trình trung học phổ thông, môn Giáo dục Công dân không chỉ cung cấp hệ thống kiến thức về pháp luật của Nhà nước ta hiện nay mà còn có đặc thù là giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh, tạo nền tảng về tư tưởng, đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy để làm tốt sứ mệnh của mình, người giáo viên cần phải trang bị cho mình hệ thống tư liệu dạy học trong đó không thể thiếu những tin tức của báo chí trên các phương tiện thông tin đại chúng của Nhà nước ta hiện có trên truyền hình, internet. Bởi đây là những tư liệu dạy học thực tiễn hết sức phong phú gần gũi và bổ ích đối với môn giáo dục công dân, hỗ trợ cho người dạy rất nhiều trong quá trình truyền dẫn, định hướng những kiến thức cần phải tích hợp vào môn học. Do đó, làm cho giờ học thêm sinh động, học sinh hứng thú hơn nhất là những vấn đề có tính thời sự luôn làm cho các em quan tâm muốn tìm hiểu, khám phá.

 

doc 20 trang thuychi01 6530
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tin tức báo chí qua mạng internet được vận dụng để giáo dục phòng, chống tham nhũng cho học sinh nhằm nâng cao hứng thú học tập môn giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TIN TỨC BÁO CHÍ QUA MẠNG INTERNET ĐƯỢC VẬN DỤNG ĐỂ GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CHO HỌC SINH NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
 Người thực hiện: Quách Minh Phương
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn):Giáo dục Công dân
THANH HOÁ NĂM 2019
1. Mở đầu
MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3
2.3.1. Tin tức báo chí thông qua mạng internet về đấu tranh phòng, chống tham nhũng được sử dụng để củng cố nội dung bài học. 
3
2.3.2. Tin tức báo chí thông qua mạng internet về giáo dục phòng, chống tham nhũng được sử dụng vào các mục của bài dạy cụ thể
5
2.3.3. Tin tức báo chí thông qua mạng internet để giáo dục phòng, chống tham nhũng được sử dụng dưới dạng một chủ đề bài học.
9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
14
2.4.1. Kết quả thực nghiệm
14
2.4.2. Hiệu quả sử dụng.
15
3. Kết luận, kiến nghị
16
3.1. Kết luận
16
3.2. Kiến nghị
16
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
	Tham nhũng trong xã hội ngày nay không chỉ làm thiệt hại về vật chất, tài sản của nhân dân của Nhà nước mà sức tàn phá của nó còn tệ hại hơn là đã làm tha hóa, biến chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. 
	Điều đó đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, không ít các em đã cho rằng tham nhũng là điều hiển nhiên, những câu nói đề cao quá mức giá trị đồng tiền, hạ thấp giá trị đạo đức ngày càng phổ biến. Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính Phủ ban hành chỉ thị số 10/CT-TTg, ngày 12 tháng 06 năm 2013 về việc đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và đào tạo từ năm học 2013-2014. Trong chương trình trung học phổ thông, môn Giáo dục Công dân không chỉ cung cấp hệ thống kiến thức về pháp luật của Nhà nước ta hiện nay mà còn có đặc thù là giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh, tạo nền tảng về tư tưởng, đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy để làm tốt sứ mệnh của mình, người giáo viên cần phải trang bị cho mình hệ thống tư liệu dạy học trong đó không thể thiếu những tin tức của báo chí trên các phương tiện thông tin đại chúng của Nhà nước ta hiện có trên truyền hình, internet. Bởi đây là những tư liệu dạy học thực tiễn hết sức phong phú gần gũi và bổ ích đối với môn giáo dục công dân, hỗ trợ cho người dạy rất nhiều trong quá trình truyền dẫn, định hướng những kiến thức cần phải tích hợp vào môn học. Do đó, làm cho giờ học thêm sinh động, học sinh hứng thú hơn nhất là những vấn đề có tính thời sự luôn làm cho các em quan tâm muốn tìm hiểu, khám phá. 
	Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng tin tức báo chí do Nhà nước quản lý qua mạng internet để nâng cao hứng thú học tập của học sinh nói chung và việc tiếp tục thực hiện chỉ thị số10/CT-TTg về tích hợp nội dung giáo dục phòng chống tham nhũng trong môn giáo dục công dân cấp trung học phổ thông nói riêng nên tôi chọn đề tài: “Tin tức báo chí qua mạng internet được vận dụng để giáo dục phòng, chống tham nhũng cho học sinh nhằm nâng cao hứng thú học tập môn giáo dục công dân” làm đề tài sáng kiến của mình. 
1.2.Mục đích nghiên cứu 
	Nâng cao chất lượng học tập môn giáo dục công dân lớp 12, giáo dục phòng, chống tham nhũng cho học sinh, nâng cao hứng thú học tập, hình thành ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Học sinh các lớp 12 mà tôi được phân công trực tiếp giảng dạy trong 2 năm học 2017-2018 có các lớp 12A1, 12A2, 12A6 và năm học 2018-2019 có các lớp 12A3, 12A4, 12A5 trường trung học phổ thông Thạch Thành 2. Đề tài này có phạm vi lớp 12 gồm các bài 2 “Thực hiện pháp luật” có mục 1b: "Các hình thức thực hiện pháp luật” và tiết 2; bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật có mục 2: "Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý; bài 7 “Công dân với các quyền dân chủ” với mục 3: "quyền khiếu nại, tố cáo của công dân”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	Phương pháp khái quát hóa các kinh nghiệm giảng dạy, phương pháp này được thực hiện thông qua việc dự giờ trong tổ bộ môn; Phương pháp thực nghiệm: thực nghiệm ngay tại các lớp mà tôi được nhận nhiệm vụ giảng dạy trong 2 năm ở trường THPT Thạch Thành 2; Phương pháp điều tra, đánh giá: điều tra sau khi thực hiện giáo án thực nghiệm thông qua giờ kiểm tra ở lớp và kết quả bộ môn cuối năm học.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Thuật ngữ tin tức thường được dùng trong hoạt động truyền thông báo chí để chỉ một sự kiện, sự việc nào đó có tính chất mới. Tính mới ở đây có thể là: Sự việc mới xảy ra; Sự việc tuy đã xảy ra từ lâu, nhưng chưa có nhiều người biết. nay được báo chí phát hiện đăng bài phản ánh; Sự việc đã xảy ra từ lâu, nhưng chưa có nhiều người biết, nay có tình tiết mới. Để tiếp tục thực hiện chỉ thị số10/CT-TTg về tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống tham nhũng trong môn giáo dục công dân cấp trung học phổ thông, trong quá trình sử dụng các tin tức báo chí thông qua mang internet vào giảng dạy thì giáo viên cần chú ý thực hiện đồng bộ các vấn đề sau: Tin tức báo chí phải phù hợp với nội dung cơ bản của bài, sát với thực tế cuộc sống, phù hợp với trình độ nhận thức và tâm lý lứa tuổi học sinh; Tin tức báo chí phải có nguồn trích dẫn rõ ràng, nguồn thông tin đó phải là nguồn chính thống và đã được kiểm định để cung cấp cho học sinh; Tin tức báo chí phải ngắn gọn, súc tích, đảm bảo tính thẩm mỹ, ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu, không cầu kỳ, sáo rỗng: Tin tức báo chí được khai thác theo các hướng khác nhau, thể hiện ở cách giáo viên đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Trong trường Trung học phổ thông môn Giáo dục công dân lớp 12,  thường được quan niệm khô khan, học sinh không yêu thích môn học. Việc giáo dục phòng chống tham nhũng mà thiếu tính đi sự cập nhập của các tin tức báo chí trên mạng internet thì học sinh rất nhàm chán. Khi nói về chủ đề tham nhũng đã có một bộ phận học sinh có tư tưởng gần như đồng tình, cho rằng vụ việc được phát hiện là do các ông ấy “đen”, không may bị xử lí. Do đó, đã có một bộ phận học sinh có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, thiếu lý tưởng sống, dễ bị lôi cuốn vào những việc không lành mạnh. Việc giáo viên có phần chưa đầu tư xứng đáng cho môn học, truyền đạt kiến thức còn mang nặng phương pháp thuyết trình, phát thanh lại những thông tin, tình huống có sẵn ở sách giáo khoa, chưa thực sự tự tìm tòi những điều mới để đưa vào bài giảng cho sinh động nên chưa lôi cuốn được học sinh. 
	Từ những nguyên nhân trên mà trong giờ học Giáo dục công dân học sinh chưa yêu thích. Vì vậy, trong giảng dạy tôi đã sử dụng, lồng ghép các tin tức báo chí thông qua mạng internet để giáo dục phòng chống tham nhũng cho học sinh với nhằm nâng cao sự hứng thú và học tập có chất lượng ở môn giáo dục công dân lớp 12 tại trường THPT Thạch Thành 2.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Tin tức báo chí thông qua mạng internet về đấu tranh phòng, chống tham nhũng được sử dụng để củng cố nội dung bài học.
	Chẳng hạn ở bài 2: Thực hiện pháp luật. Sau khi học xong nội dung bài học. Giáo viên trình bày cho các em xem thông tin sau để củng cố bài học: 
Cảnh sát Việt Nam từ chối 12 tỷ hối lộ của quan tham Trung Quốc
	Thiếu tướng Trần Ngọc Khánh, Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa cho biết, đơn vị vừa bắt được Yin Wen Sheng (nguyên Cục trưởng Cục điện lực TP Đông Quản, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc). Người đàn ông 47 tuổi này bị công an phía Trung Quốc truy nã vào tháng 3.
	Trong câu chuyện kể lại quá trình theo dõi và bắt Yin tại TP Nha Trang, đại tá Võ Đức Thân, Trưởng phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (PC52) Công an tỉnh Khánh Hòa cho biết: "Trưa 18/6, lực lượng của chúng tôi ập vào phòng nghỉ của Yin trong một khách sạn bốn sao ở phường Lộc Thọ (TP Nha Trang). Khi biết không thể trốn tránh được nữa, Yin đã bày tỏ được hối lộ. Ông ta lấy bút viết ra giấy, khoe là người giàu có và xin được hối lộ lực lượng phá án 2 tỷ đồng, để được tiếp tục trốn nhà chức trách Trung Quốc. Ông ta bảo: "Các anh đưa tôi ra biển, còn tôi đi đâu thì mặc tôi, coi như các anh không phát hiện ra tôi ở Nha Trang", đại tá Thân kể. Mua chuộc 2 tỷ đồng không xong, khi được dẫn giải từ khách sạn về trụ sở Công an tỉnh Khánh Hòa và suốt quá trình làm việc, Yin liên tục nâng giá "chung chi". "Ông ta năn nỉ sẽ đưa 10 tỷ đồng, rồi sau đó đếm lực lượng chúng tôi có 12 người đang làm việc, ông ấy nói sẽ đưa cho mỗi người một tỷ để được thả ra", vị trưởng phòng nói.Tuy nhiên, theo đại tá Thân, các cảnh sát của PC52 Công an Khánh Hòa cảnh cáo Yin. Các cảnh sát đã thẳng thắn nói với ông ta rằng, luật pháp Việt Nam nghiêm cấm và xử rất nặng những người đưa, nhận hối lộ. "Các cảnh sát yêu cầu Yin từ bỏ ý định đưa hối lộ, bởi chính việc đưa - nhận hối lộ mà ông ta trở thành tội phạm, bị truy nã, phải trốn tránh từ nước này sang nước khác", lãnh đạo PC52 Công an Khánh Hòa kể.
	Theo hồ sơ tại Công an tỉnh Khánh Hòa, Yin đã bị Công an TP Đông Quản truy nã. Tài liệu điều tra cho thấy, khi còn đương nhiệm, Yin cùng với các đồng phạm nhận hối lộ 18 triệu nhân dân tệ (gần 50 tỷ đồng). Khi vụ án được khám phá, ông ta bỏ trốn. Phía Trung Quốc đã đề nghị công an Việt Nam giúp đỡ, truy tìm tội phạm này. Ông Yin đến Nha Trang lưu trú được khoảng 2 tuần, tại một khách sạn sang trọng thì bị bắt giữ vào trưa 18/6. Ngày 20/6/2015, Yin được Bộ Công an bàn giao cho phía Trung Quốc, chấm dứt hành trình lẩn trốn pháp luật nhiều tháng liền qua các quốc gia như Australia, Thái Lan và Việt Nam. Theo Duy Thanh/Tuổi Trẻ
	Giáo viên đưa ra các câu hỏi sau để cũng cố nội dung bài học:
- Tại saoYin Wen Sheng (nguyên Cục trưởng Cục điện lực TP Đông Quản, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) có mặt tại Việt Nam vào tháng 6/2015? 
- Tại Trung Quốc ông ta đang bị cáo buộc bởi tội gì? Khi bị công an tỉnh Khánh Hòa bắt ông ta đã có hành vi thế nào? 
- Đại tá Võ Đức Thân, Trưởng phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (PC52) Công an tỉnh Khánh Hòa  đã thực hiện hình thức pháp luật nào?
	Học sinh trả lời câu hỏi. Giáo viên chốt lại:
	Yin Wen Sheng (nguyên Cục trưởng Cục điện lực TP Đông Quản, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) có mặt tại Việt Nam vào tháng 6/2015 để trốn truy nã công an Trung Quốc. Ông ta còn chạy qua cả Thái Lan và Australia.Tại Trung Quốc Yin cùng với các đồng phạm nhận hối lộ 18 triệu nhân dân tệ (gần 50 tỷ đồng). Đây là số tiền lớn và ông ta đã vi phạm luật hình sự của Trung Quốc và sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo luật pháp của họ. Khi bị công an tỉnh Khánh Hòa bắt ông ta đã khoe là người giàu có và xin được hối lộ lực lượng phá án 2 tỷ đồng, để được tiếp tục trốn nhà chức trách Trung Quốc. Mua chuộc 2 tỷ đồng không xong, ông ta năn nỉ sẽ đưa 10 tỷ đồng, rồi sau đó nâng lên tổng số tiền là 12 tỷ đồng để chia cho 12 người đang làm việc có mặt tại đó mỗi người một tỷ để được thả ra. Đây là hành vi đưa hối lộ, là hành vi tham nhũng, vi phạm vào luật hình sự của nước ta.
 	Đại tá Võ Đức Thân và 11 người có mặt đã không nhận tổng số tiền mà quan chức Trung Quốc muốn đưa là 12 tỷ đồng. Đây là việc làm mà xã hội cần phải tuyên dương, học tập tấm gương của Đại tá Thân và 11 cán bộ công an đang thi hành pháp luật có mặt tại thời điểm đó. Các đồng chí cảnh sát đã yêu cầu Yin từ bỏ ý định đưa hối lộ, bởi chính việc đưa, nhận hối lộ mà ông ta trở thành tội phạm, bị truy nã, phải trốn tránh từ nước này sang nước khác và ông ta đã được Bộ Công an nước ta bàn giao cho phía Trung Quốc xử lí.
	Sau khi học xong nội dung bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật. Giáo viên có thể cho học sinh xem phim tư liệu về việc xét xử các đại án tham nhũng năm 2018 do vtv24 đưa tin. Hoặc sử dụng những tin tức của báo chí về các vụ việc tham nhũng lớn như sự kiện Ông Đinh La Thăng lĩnh 30 năm tù
	Ngày 26/6, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên án nguyên Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Đinh La Thăng liên quan 2 vụ án: Thất thoát 119 tỷ đồng tại dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 và PVN “mất trắng” 800 tỷ đồng vốn góp khi đầu tư vào Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank).
Đây là vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận và xã hội đặc biệt quan tâm bởi ông Đinh La Thăng từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải và sau là Bí thư Thành ủy TP.HCM. Cả 2 vụ, ông Đinh La Thăng đều bị kết tội “Tham ô tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng hợp hình phạt chung cho cả 2 bản án mà ông Thăng phải chịu là 30 năm tù. Trong đó 13 năm trong vụ dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 và 18 năm tù trong vụ thất thoát 800 tỷ đồng. Về phần dân sự, nguyên chủ tịch PVN phải bồi thường hơn 600 tỷ đồng và nộp án phí hơn 700 triệu đồng.”
Hay sự kiện tin tức về “Nguyên Chủ tịch OceanBank chung thân”
	Tháng 5/2018, TAND Cấp cao tại Hà Nội bác kháng cáo, tuyên y án tù chung thân với Hà Văn Thắm – nguyên Chủ tịch OceanBank về 4 hành vi cố ý làm trái, vi phạm quy định về cho vay, lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản và tham ô tài sản; Nguyễn Xuân Sơn – nguyên TGĐ OceanBank nhận án tử hình về các hành vi cố ý làm trái, lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản và tham ô tài sản. Theo bản án, khi được PVN cử sang làm đại diện tại OceanBank, Nguyễn Xuân Sơn đề nghị và được Hà Văn Thắm đồng ý chi tiền ngoài lãi suất tiền gửi nhằm thu hút khách hàng. Ngoài ra, Hà Văn Thắm cũng cho Phạm Công Danh vay 500 tỷ đồng trái quy định Hành vi của các bị cáo khiến OceanBank thiệt hại gần 2.000 tỷ đồng. Quá trình giải quyết vụ án, cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý hàng loạt vụ án khác liên quan như vụ PVN góp 800 tỷ đồng vào OceanBank; khởi tố lãnh đạo các đơn vị dầu khí và Vinashin (nay là SBIC) vì nhận lãi ngoài của OceanBank; phạt tù các cá nhân trong ngành dầu khí như Ninh Văn Quỳnh, Trần Đức Chính ” ( Báo: Tuổi trẻ )
	Qua đó các em thấy được rằng mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định pháp luật. Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không phân biệt đối xử.
2.3.2. Tin tức báo chí thông qua mạng internet được sử dụng để giáo dục phòng, chống tham nhũng vào các mục của bài dạy cụ thể. 
	Sau khi truyền đạt kiến thức ở phần 1b: "Các hình thức thực hiện pháp luật” của bài 2 “ Thực hiện pháp luật” giáo viên trình chiếu cho học sinh xem thông tin sau: “ Cảnh sát cơ động từ chối gần 200 triệu đồng hối lộ, kiên quyết bắt giữ đối tượng”. Đêm 10-11, tổ công tác gồm: Đại úy Nguyễn Thế Dũng, Thượng úy Nguyễn Trọng Giao, Thượng úy Nguyễn Duy Hưng, Trung úy Lê Trung Thành thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn CSCĐ CATP Hà Nội, làm nhiệm vụ trên đường Chiến Thắng, phường Văn Quán, quận Hà Đông thì phát hiện một đối tượng là đàn ông, đi bộ tay cầm túi xách có nhiều dấu hiệu nghi vấn. 
	Khi thấy tổ công tác, người này lấm lét bước đi rất nhanh, như đang che giấu điều gì đó nên tổ công tác đã đề nghị kiểm tra hành chính.Tuy nhiên đối tượng lớn tiếng chống đối, lăng mạ lực lượng làm nhiệm vụ. Tổ yêu cầu đối tượng chấp hành, ban đầu anh ta đồng ý nhưng khi vừa hé túi xách thì bất ngờ bỏ chạy. Chạy được khoảng 10 m thì tổ công tác đuổi kịp, Trung úy Lê Trung Thành lao vào khống chế đối tượng. Đối tượng chống trả quyết liệt, bất ngờ rút trong túi quần một con dao bấm để đâm. Đúng lúc Đại úy Nguyễn Thế Dũng lao tới, ghì tay để tước dao nhưng đối tượng vung dao đâm vào bắp chân phải của Đại úy Dũng. “Đến lúc này, chúng tôi buộc phải trấn áp quyết liệt, đánh văng dao ra và quật ngã đối tượng. ”, Trung úy Lê Trung Thành kể lại. Sau đó, tổ công tác tiến hành kiểm tra tại chỗ, phát hiện trong túi xách của đối tượng có chứa 1.600 viên nén màu hồng và 4 gói nilon chứa chất bột màu trắng cùng hơn 60 triệu đồng tiền mặt. Đấu tranh khai thác nóng, bước đầu đối tượng khai nhận toàn bộ số tang vật trên là hồng phiến và heroin, còn hơn 60 triệu đồng là tiền mua ma túy. Đối tượng được xác định là Cao Đức Phú, SN 1980, trú tại phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, đã có 3 tiền án
	Thượng úy Nguyễn Trọng Giao là người trực tiếp điều khiển xe máy áp giải đối tượng chia sẻ: “Khi vừa lên xe chạy được một đoạn, đối tượng một mực xin được bỏ qua. Anh ta nói rằng, sẽ biếu tổ công tác toàn bộ số tiền hơn 60 triệu đồng sẵn có, đồng thời sẽ bảo người nhà mang thêm 100 triệu đồng đến nữa. Tuy nhiên, chúng tôi kiên quyết từ chối, cảnh cáo đối tượng dừng ngay hành động “hối lộ” và tiếp tục đưa Phú về Cơ quan điều tra” 
 ( Lê Mận: Báo pháp luật, 18/11/2017)
	Giáo viên đưa ra câu hỏi sau: 
- Vì sao cảnh sát cơ động lại kiểm tra hành chính đối với một công dân trong đêm ? Việc cảnh sát cơ động kiểm tra có thuộc thẩm quyền không ?
- Cảnh sát cơ động đã thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào?
	Học sinh trao đổi và trả lời câu hỏi. 
	Giáo viên theo dõi, tổng hợp và phân tích ý kiến của các em, đồng thời bổ sung, kết luận: Theo điều 8, 9, 10 Thông tư 58/2015/TT-BCA ngày 03 tháng 11 năm 2015. Cảnh sát cơ động có quyền kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát để đảm bảo an ninh, trật tự. Việc kiểm tra sau 22h đêm là nhiệm vụ cảnh sát cơ động được phân công nên cảnh sát có quyền kiểm tra hành chính, giấy tờ. Cảnh sát cơ động là công chức có thẩm quyền đã thực hiện hình thức áp dụng pháp luật. Đồng thời, khen ngợi, biểu dương hành vi cương quyết không nhận tiền hối lộ của cảnh sát cơ động. 
Giáo viên có thể trích dẫn thêm điều 354 bộ luật hình sự 2015 quy định tội nhận hối lộ cho học sinh hiểu thêm. Hoặc để làm rõ kiến thức ở mục 2b: " trách nhiệm pháp lý”, giáo viên sử dụng sự kiện sau: Những đại án gây nhức nhối được xét xử đầu năm 2018 như vụ xét xử ông Trịnh Xuân Thanh.
 Ngày 24/1, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Tham ô tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land)... Công ty CP dịch vụ xuyên Thái Bình Dương gồm 5 cổ đông sáng lập đã thống nhất ký hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng toàn bộ 24 triệu cổ phần sở hữu cho Lê Hòa Bình (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ 1/5) với giá hơn 20.000 đồng/cổ phần, tương đương 52 triệu đồng/m2 đất dự án Nam Đàn Plaza. Sau khi ký hợp đồng đặt cọc, Lê Hòa Bình đã ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với từng cổ đông sáng lập của Công ty xuyên Thái Bình Dương, trong đó riêng hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với Công ty CP bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land) thể hiện giá chuyển nhượng hơn 13.000 đồng/cổ phần (tương đương 34 triệu đồng/m2 đất). So với giá đã được thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc thì tổng giá trị hợp đồng giảm đi hơn 87 tỷ đồng. Các bị cáo đã chia nhau chiếm đoạt 49 tỷ đồng trong số tiền chênh lệch này. Trong đó, bị can Trịnh Xuân Thanh được 14 tỷ đồng; Đinh Mạnh Thắng chiếm 5 tỷ đồng; Đào Duy Phong 8 tỷ đồng; Nguyễn Ngọc Sinh 2 tỷ đồng; Đặng Sỹ Hùng 20 tỷ đồng ( P.Mai: báo Pháp luật, 15/02/2018 )
	Giáo viên đưa ra câu hỏi sau khi kết thúc: 
- Ông Thanh đã vi phạm tội gì? Phải chịu trách nhiệm pháp lí thế nào ?
Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi. Giáo viên theo dõi và phân tích, tổng hợp ý kiến của các em, đồng thời bổ sung, kết luận: Bị cáo Trịnh Xuân Thanh là cựu chủ tịch Công ty cổ phần bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam đã có hành vi tham nhũng, với hành vi này Bị cáo Thanh sẽ phải gánh chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể: Trịnh Xuân Thanh cùng 7 bị cáo bị cáo khác cùng hầu tòa về tội “Tham ô tài sản” theo quy định tại Điều 278, khoản 4, điểm a 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tin_tuc_bao_chi_qua_mang_internet_duoc_van_dung_de_giao.doc