SKKN Tìm hiểu việc chỉ đạo công tác giáo dục giáo dục học sinh chậm tiến bộ ở trường Tiểu học Hà Lai
Trong nhà trường xã hội chủ nghĩa, giáo dục đạo đức cho học sinh là phát triển mặt đạo đức của nhân cách, là xây dựng các phẩm chất đạo đức xã hội chủ nghĩa của cá nhân, là hình thành ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức, hành vi và thói quen đạo đức của học sinh theo nguyên tắc đạo đức Cộng sản chủ nghĩa. Trong mọi hoạt động của một nhà trường, chất lượng giáo dục toàn diện học sinh được tốt hay không, chất lượng dạy và học được nâng lên hay không, phần lớn là nhờ vào công tác giáo dục đạo đức học sinh.
Giáo dục đạo đức là mặt quan trọng của giáo dục nhân cách xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện. Hồ Chủ Tịch đã nói “Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức, đức là đạo đức Cách mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng” [1]
Thấm nhuần lời dạy của người, chúng ta là những nhà giáo dục, phải xác định được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhà trường là nơi cần làm cho học sinh rèn luyện, làm quen với những yêu cầu quy định, đảm bảo nề nếp, kỷ cương trong mỗi tiết học, mỗi lớp học. Về mặt lý luận giáo dục nói chung, lý luận giáo dục đạo đức nhân cách nói riêng đặc biệt là việc giáo dục học sinh chậm tiến bộ là rất cần thiết và quan trọng ở lứa tuổi Tiểu học, các khái niệm đạo đức được hình thành thông qua việc dạy các môn học, dạy thái độ ứng xử trong cuộc sống còn mang tính chưa đầy đủ, chưa khái quát, mới chỉ là những biểu tượng về cái gì tốt, cái gì xấu gắn với những hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy nếu chúng ta chú trọng đến việc giáo dục học sinh chậm tiến bộ thì kết quả giáo dục toàn diện sẽ được nâng cao.
Chan- MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG MỤC LỤC 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 4 2. Thực trạng về công tác giáo dục học sinh chậm tiến bộ ở trường Tiểu học Hà Lai. 5 3. Các giải pháp chỉ đạo công tác giáo dục học sinh chậm tiến bộ ở trường Tiểu học Hà Lai: 9 3.1. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục học sinh chậm tiến bộ. 9 3.2. Chỉ đạo bồi dưỡng học sinh chậm tiến bộ xây dựng lại niềm tin. 11 3.3. Chỉ đạo nâng cao chất lượng về học tập của học sinh chậm tiến bộ. 13 3.4. Hiệu trưởng chỉ đạo để giáo dục học sinh chậm tiến bộ thông qua hoạt động Đội, sao nhi đồng trong nhà trường. 14 3.5.Chỉ đạo công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hổi trong việc giáo dục học sinh chậm tiến bộ. 15 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 17 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 17 1. Kết luận 17 2. Kiến nghị 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC CÁC CẤP XẾP LOẠI 21 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Trong nhà trường xã hội chủ nghĩa, giáo dục đạo đức cho học sinh là phát triển mặt đạo đức của nhân cách, là xây dựng các phẩm chất đạo đức xã hội chủ nghĩa của cá nhân, là hình thành ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức, hành vi và thói quen đạo đức của học sinh theo nguyên tắc đạo đức Cộng sản chủ nghĩa. Trong mọi hoạt động của một nhà trường, chất lượng giáo dục toàn diện học sinh được tốt hay không, chất lượng dạy và học được nâng lên hay không, phần lớn là nhờ vào công tác giáo dục đạo đức học sinh. Giáo dục đạo đức là mặt quan trọng của giáo dục nhân cách xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện. Hồ Chủ Tịch đã nói “Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức, đức là đạo đức Cách mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng” [1] Thấm nhuần lời dạy của người, chúng ta là những nhà giáo dục, phải xác định được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhà trường là nơi cần làm cho học sinh rèn luyện, làm quen với những yêu cầu quy định, đảm bảo nề nếp, kỷ cương trong mỗi tiết học, mỗi lớp học. Về mặt lý luận giáo dục nói chung, lý luận giáo dục đạo đức nhân cách nói riêng đặc biệt là việc giáo dục học sinh chậm tiến bộ là rất cần thiết và quan trọng ở lứa tuổi Tiểu học, các khái niệm đạo đức được hình thành thông qua việc dạy các môn học, dạy thái độ ứng xử trong cuộc sống còn mang tính chưa đầy đủ, chưa khái quát, mới chỉ là những biểu tượng về cái gì tốt, cái gì xấu gắn với những hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy nếu chúng ta chú trọng đến việc giáo dục học sinh chậm tiến bộ thì kết quả giáo dục toàn diện sẽ được nâng cao. Trong hệ thống giáo dục quốc dân bậc Tiểu học là bậc học nền móng đặt cơ sở ban đầu cho quá trình giáo dục. Mục tiêu chương trình đã nêu rõ “ giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về thể chất, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ,” [3]. Điều này chứng tỏ mục tiêu hàng đầu của bậc tiểu học là giúp các em phát triển nhân cách một cách toàn diện. Hơn nữa trong Công ước Liên Hợp quốc về quyền của trẻ em “ Việc quan tâm giáo dục tất cả các đối tượng học sinh để các em phát triển một cách toàn diện, đồng đều là trách nhiệm của mọi người và của xã hội trong đó các thầy, cô giáo những người trực tiếp giáo dục các em trong môi trường giáo dục là hết sức quan trọng và cần thiết” [2]. Thực tế cho thấy, hiện nay bên cạnh sự phát triển nhiều mặt của xã hội, nhiều hiện tượng xã hội đã nảy sinh. Đối với lứa tuổi Tiểu học vẫn còn những học sinh có biểu hiện giảm sút về năng lực, phẩm chất, ham chơi, tiếp thu bài chậm, hay nói tục, chửi thề, đánh lộn, vô lễ với thầy cô giáo, vi phạm nội quy nhà trường và của lớp... Đây chính là vấn đề đặt ra cho các nhà trường. Ghi chú: - Ở mục 1: Đoạn “Trong nhà trường xã hội chủ nghĩađạo đức học sinh” do tác giả tự viết ra; Đoạn tiếp theo: “Giáo dục đạo đức.... “Dạy cũng như học.rất quan trọng” tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 1; Đoạn tiếp theo “ Thấm nhuầnnâng cao” do tác giả tự viết ra; Đoạn tiếp theo“Trong hệ thống giáo dục quốc dân... “ Giúp học sinhthẩm mỹ” tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 3; Đoạn tiếp theo“ Điều này chứng tỏ “Việc quan tâm giáo dục.và cần thiết” tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 2. Người Hiệu trưởng, là người đứng đầu trong đơn vị, là người trực tiếp lập kế hoạch cho mọi hoạt động của nhà trường, là người trực tiếp nắm bắt, chỉ đạo, điều hành và là người kiểm tra kết quả giáo dục học sinh. Chính vì thế trong công tác giáo dục học sinh chậm tiến của nhà trường Tiểu học, đồi hỏi người Hiệu trưởng phải có cách nhìn đúng đắn, có kế hoạch cụ thể và có những biện pháp hữu hiệu nhằm chỉ đạo công tác này đạt kết quả tốt. Từ những lý do trên, từ thực tế nơi tôi đang công tác. Với trách nhiệm là một người quản lý, tôi thấy nhiệm vụ giáo dục học sinh chậm tiến bộ ở bậc Tiểu học phải được coi trọng và phải thường xuyên, liên tục. Vì vậy tôi đã tập trung nghiên cứu nội dung; “Hiệu trưởng chỉ đạo công tác giáo dục học sinh chậm tiến bộ ở trường Tiểu học”. Mặc dù đây là vấn đề khó trong công tác quản lý giáo dục song nó lại mạng tính cần thiết và cấp bách có giá trị thực tiễn, bởi lẽ các em cần những tình cảm đạo đức cao cả được xây dựng trên cái nền cơ bản là tình thương, lòng nhân ái, lòng vị tha,..vì vậy với mong muốn góp phần bé nhỏ của mình trong việc vận dụng lý luận giáo dục đã học vào thực tiễn công tác giáo dục học sinh chậm tiến bộ, từ đó rút ra những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục năng lực, phẩm chất nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung trong nhà trường đạt kết quả cao hơn. 2. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu việc chỉ đạo công tác giáo dục giáo dục học sinh chậm tiến bộ ở trường Tiểu học Hà Lai nhằm tìm ra những biện pháp giáo dục tích cực giúp các em từng bước thay đổi nhân cách, kỹ năng sống để các em phát triển một cách toàn diện đáp ứng yêu cầu giáo dục trong thời kỳ mới. Bên cạnh đó phần nào giúp các thầy cô giáo quan tâm hơn về vai trò trách nhiệm của mình đối với công tác chủ nhiệm cũng như nghề nghiệp của mình. 3. Đối tượng nghiên cứu: Việc chỉ đạo công tác giáo dục học sinh chậm tiến bộ ở trường Tiểu học của người Hiệu trưởng. 4. Phương pháp nghiên cứu: Khi nghiên cứu thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Sử dụng phương pháp này giúp tôi nhận thức được đầy đủ tổng hợp và có hệ thống những cơ sở lý luận phục vụ đề tài. Bằng cách đọc tài liệu có liên quan như: tạp chí, sách giáo khoa, sách tâm lý, - Phương pháp điều tra: Đây là phương pháp chủ đạo mà tôi đã dùng trong quá trình nghiên cứu, sử dụng phương pháp này nhằm thu thập thông tin chính xác, thu thập số liệu thực tế về vấn đề trên. - Phương pháp quan sát: Quan sát học sinh chậm tiến bộ trong giờ học, giờ chơi để tìm ra biện pháp giáo dục phù hợp. - Phương pháp trò chuyện: Trò chuyện, phỏng vấn giáo viên, phụ huynh học sinh. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: Nói đến nhân cách người Việt Nam người ta thường quan niệm đó là sự thống nhất giữa phẩm chất và năng lực của con người. Từ những năm học gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo rất chú trọng đến việc hướng vào xem xét đánh giá nhân cách học sinh. Trong quá trình đánh giá phân loại đó chúng ta thấy có một số học sinh còn chậm tiến bộ cả về khả năng học tập, khả năng phát triển phẩm chất và năng lực. Khi xét về những học sinh này ta không chỉ xét ở một mặt hay một khía cạnh nào đó mà phải xét về nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Từ đó mới thấy được những nguyên nhân dẫn đến học sinh chậm tiến bộ. Khi bàn về học sinh chậm tiến bộ ở các trường học thì có rất nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng: “Hiện tượng học sinh chậm tiến bộ là do các hiện tượng bẩm sinh, di truyền các tính cách, phẩm chất và năng lực riêng của những trẻ khó dạy” [4]. Với quan điểm này chưa nói đến những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến học sinh chậm tiến bộ. Có quan điểm lại cho rằng: “Học sinh chậm tiến bộ là do chính các em chịu ảnh hưởng một cách tự phát những tác động tiêu cực của xã hội là do môi trường và hoàn cảnh sống không thuận lợi đã dẫn đến sự phát triển không đầy đủ về mặt trí tuệ, tình cảm, hình thành những thói quen không lành mạnh và có hành vi cử chỉ không phù hợp với đạo đức xã hội ở mức độ khác nhau” [2]. Hồ Chủ tịch cho rằng: “ Hiền dữ đâu phải là tính sẵn; Phần nhiều do giáo dục mà nên” [5]. Theo quan điểm này thì các em không vốn dễ phải là những đứa trẻ chậm tiến về cả mọi mặt. Chúng chỉ chậm tiến khi không chịu khó tiếp thu những điều hay lẽ phải mà gia đình, nhà trường, xã hội đem lại. Vì thế trong cùng một môi trường giáo dục có học sinh tiến bộ nhưng cũng có học sinh chậm tiến bộ do nhiều nguyên nhân. Có thể một phần là do di truyền mang lại cũng có thể do tác động một phần của xã hội, nhưng nguyên nhân chính có ảnh hưởng lớn đến đến sự phát triển nhân cách của các em là yếu tố gia đình và nhà trường. Trong công tác giáo dục nói chung và giáo dục học sinh chậm tiến bộ nói riêng ở trường Tiểu học việc nắm vững đối tượng sẽ có vai trò quyết định đến thắng lợi của người làm công tác giáo dục. Ở nhà trường Tiểu học vai trò chủ đạo của người Hiệu trưởng nói chung và người trực tiếp giáo dục học sinh nói riêng là hết sức quan trọng. Người Hiệu trưởng là người lập kế hoạch cho mọi hoạt động của nhà trường, là người trực tiếp chỉ đạo tổ chức công tác giáo dục học sinh và cũng là người kiểm tra, đánh giá, công nhận kết quả giáo dục học sinh nên đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có cái nhìn đúng đắn, có kế hoạch cụ thể và có những biện pháp hữu hiệu nhằm chỉ đạo công tác này đạt kết quả tốt. Người Hiệu trưởng phải có vốn hiểu biết về Ghi chú: - Ở mục 1: Đoạn “Nói đến nhân cáchhọc sinh chậm tiến bộ” do tác giả tự viết ra; đoạn tiếp theo: “Khi bàn về học sinh.“Hiện tượng họctrẻ khó dạy” tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 4; Đoạn tiếp theo “ Có quan điểm lại..“Học sinh chậm tiến bộ.ở mức độ khác nhau”tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 2; Đoạn “ Hồ Chủ Tịch “Hiền dữ..mà nên” tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 5; tâm lý quản lý, tâm lý lứa tuổi học sinh một cách sâu sắc, phải thường xuyên quan tâm đến công tác giáo dục học sinh chậm tiến, nắm bắt thông tin kịp thời. Từ đó có kế hoạch chỉ đạo giáo dục một cách sát xao. Bên cạnh đó phải luôn luôn tự bồi dưỡng bản thân, tạo ra cho mình một uy tín thực sự trong tập thể giáo viên và học sinh nhà trường. 2. Thực trạng về công tác giáo dục học sinh chậm tiến bộ ở trường Tiểu học Hà Lai - Hà Trung- Thanh Hóa 2.1. Sơ lược tình hình đặc điểm của nhà trường: + Những thuận lợi, khó khăn: - Thuận lợi: Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ khoẻ, năng động, nhiệt tình. Có trình độ trên chuẩn chiếm tỷ lệ cao (có 100% đạt chuẩn, trong đó 85,7% trên chuẩn ),có một tập thể sư phạm đoàn kết, nhất trí cao, tâm huyết với nghề nghiệp. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có nhận thức chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sư phạm ngày càng được nâng cao; đã nỗ lực cố gắng, khắc phục mọi khó khăn để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu về đổi mới giáo dục. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của ngành của các cấp trong công tác ổn định, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Lãnh đạo địa phương, chính quyền, nhân dân luôn quan tâm, chăm lo đến sự nghiệp giáo dục đặc biệt là xây dựng cơ sở, vật chất nhà trường và tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện tốt công tác giáo dục. Nhà trường có bề day thành tích nhiều năm liền được khen cao có nhiều giáo viên, học sinh có các thành tích trong các năm học và chiếm tỉ lệ cao so với mặt bằng chung của Huyện. Sĩ số học sinh luôn được duy trì, đa số học sinh ngoan, không có học sinh ỏ học giữa chừng. - Khó khăn: Nhà trường còn nhiều học sinh khuyết tật nặng và một số học sinh chậm tiến bộ về mọi mặt nên giáo viên quá vất vả trong việc kèm cặp giúp đỡ học sinh tiến bộ và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giảng dạy trên lớp. Đại đa số học sinh là con em các gia đình nông thôn, sống chủ yếu bằng nghề độc canh cây lúa nước, không có nghề phụ, thu nhập tính theo đầu người chưa cao. Do vậy việc tạo điều kiện cho con em tham gia học tập, rèn luyện còn gặp nhiều khó khăn. Điều kiện sống của nhân dân không đồng đều, việc phó mặc con cái cho ông bà, người thân để đi làm ăn xa còn nhiều ở trong xã. Mặt khác vị trí địa lý của địa phương còn cách trung tâm huyện nên việc nắm bắt các thông tin cần thiết cho công tác giáo dục của phụ huynh phần nào còn hạn chế. Vì vậy việc kèm cặp, giúp đỡ con em và hỗ trợ công tác giáo dục cho nhà trường chưa được thường xuyên. Mặt trái của cơ chế thị trường có tác động ảnh hưởng đến giáo dục nhân cách, tư tưởng học sinh. 2.2.Tình hình đội ngũ, học sinh năm học 2015-2016 + Tình hình đội ngũ: Nhìn chung đội ngũ giáo viên trong nhà trường có tỷ lệ trên chuẩn cao ( 85,6%), có nhiều giáo viên tuổi đời còn trẻ, có năng lực công tác, tích cực tự học tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có nhiều giáo viên có thành tích cao trong các năm học và đã được các cấp khen thưởng. + Tình hình học sinh: Trường Tiểu học Hà Lai năm học 2015-2016 có 10 lớp với tổng số học sinh là 199 em. Các em sống rải rác ở 8 thôn trong xã, tỷ lệ học sinh sống ngoài địa phương ít. Nhìn chung các em chăm ngoan, thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh, biết giúp đỡ ông bà, bố mẹ và người thân trong gia đình, tham gia đầy đủ và có chất lượng các hoạt động trong và ngoài nhà trường tổ chức. 2.3. Tình hình về học sinh chậm tiến bộ của nhà trường trong năm học 2015-2016. Trong cùng một môi trường giáo dục mà nảy sinh nhiều đối tượng học sinh, nguyên nhân chính là do đâu? Phải chăng là do phương pháp giáo dục của nhà trường, của gia đình hay xã hội? Đây là một vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục. Qua điều tra bằng cách trò chuyện trực tiếp và qua nắm bắt ở một số giáo viên chủ nhiệm lớp, phụ huynh học sinh đầu năm học tôi đã thu thập được tình hình chung về học sinh chậm tiến bộ của nhà trường đầu năm học 2015-2016 cụ thể như sau: Bảng 1: Danh sách học sinh chậm tiến bộ của nhà trường đầu năm học 2015-2016 STT Họ và tên Lớp Giáo viên chủ nhiệm 1 Mai Tiến Anh 1A Lê Thị Vẻ 2 Vũ Chung Thanh 3A Hồ Thị Mận 3 Bùi Trung Quốc 4A Nguyễn Thị Hạnh 4 Vũ Văn An 5A Nguyễn Thị Duyên 5 Vũ Văn Mạnh 5B Khương Thị Hải * Kết quả của thực trạng: Chỉ trong một thời gian tìm hiểu ngắn ngủi, qua điều tra, trò chuyện, quan sát học sinh và phỏng vấn ngay trực tiếp giáo viên, phụ huynh học sinh, tôi đã thu thập được kết quả và một số biểu hiện tình hình học sinh chậm tiến bộ ở trường Tiểu học Hà Lai-Hà Trung cụ thể như sau: Những học sinh nêu trên, các em thường có các biểu hiện cụ thể như: hay nghịch, thường gây gổ đánh nhau, thiếu ý thức kỷ luật trong học tập và sinh hoạt, không chịu học bài, tiếp thu bài chậm, nói tục, chửi thề, vô lễ với người lớn tuổi, trèo cây, viết vẽ bậy lên tường, bàn ghế, không chấp hành nội qui nhà trường, lớp học, hay bỏ học vô lý do ... Khả năng học tập rèn luyện chưa cao, đa số các em bị hổng kiến thức, việc tiếp thu kiến thức mới khó khăn không theo kịp bạn bè có các hành vi không tốt. các em này thường có rất nhiều những biểu hiện khác nhau. Các biểu hiện đó diến ra qua các hoạt động học tập, qua quá trình giao tiếp, quá trình ứng xử với thầy cô, bạn bè, người xung quanh và với gia đình. Bảng 2: Những biểu hiện của học sinh chậm tiến bộ TT Biểu hiện Số lượng Tỷ lệ 1 Thiếu niềm tin, dễ bị kích động 5 100% 2 Hay nói chuyện riêng, làm việc riêng trong lớp 5 100% 3 Lười học, thiếu sách vở đồ dùng học tập, hay bỏ học 4 80% 4 Hay gây gổ đánh nhau, nói tục 3 60% 5 Hay lấy trộm đồ của bạn 1 20% 6 Thường hay nói dối bố mẹ, thầy cô 2 40% 7 Không chấp hành nội quy trường , lớp 5 100% 8 Tiếp thu bài chậm, hổng kiến thức 5 100% * Nguyên nhân của thực trạng: Nguyên nhân dẫn đến biểu hiện ở trên có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Cũng bằng phương pháp điều tra, trò chuyện trực tiếp và qua sát học sinh, tôi thấy có những nguyên nhân cơ bản như sau: - Có em do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, bẩm sinh di truyền, bệnh lý thần kinh không ổn định, đối với đối tượng học sinh này thường thích làm nhưng nhanh chán, một khi không đạt được sự mong muốn của mình thì thường nảy sinh ý nghĩ và hành động sai, nên các em mặc cảm với bản thân. - Nguyên nhân từ phía gia đình: Ảnh hưởng của môi trường giáo dục gia đình. Môi trường sống của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với các em, những thái độ, hành vi, cách cư xử trong gia đình sẽ hình thành cho các em nền móng để các em tiếp xúc ngoài xã hội. Trong số học sinh nêu trên có em sinh ra trong gia đình cha mẹ bất hoà, cách cư xử của cha mẹ chưa đúng mực, rượu chè bê bết... đã tạo cho các em một ấn tượng không tốt nên các em thường lầm lì ít nói từ đó hình thành nên tính cách cá biệt trong học sinh. Ảnh hưởng do gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Từ những khó khăn về đời sống kinh tế, cha mẹ phải lao động vất vả, không quan tâm đến việc học tập của con em, nên các em thường thiếu sách vở, đồ dùng học tập dẫn đến chán học, hay làm việc riêng trong lớp. Ảnh hưởng do gia đình chỉ lo làm ăn, không quan tâm đến việc học của con cái. Có gia đình cả vợ chồng đều đi làm ăn xa, phó mặc con cái cho ông bà hoặc chị em chăm sóc lẫn nhau, nên học sinh chưa tự giác và thiếu sự quản lí chặt chẽ của người lớn nên nảy sinh những tư tưởng không lành mạnh, từ đó ham chơi không thích học. Có gia đình lại quá nuông chiều con cái nên hay cho con tiền tiêu vặt không quan tâm đến việc học của các em nên dần dần sẽ hình thành đức tính không tốt ở các em. - Nguyên nhân từ phía nhà trường Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Giám hiệu nhà trường với giáo viên chủ nhiệm và các tổ chức khác trong nhà trường. Đối giáo viên phụ trách trong quá trình giáo dục học sinh chậm tiến bộ còn sử dụng tùy tiện các phương pháp không phù hợp và chưa khoa học. Không xây dựng được quy định riêng cho lớp, xử lý không đến nơi, đến chốn khi học sinh vi phạm, đôi khi nói mà chưa thực hiện. Việc phối kết hợp với phụ huynh học sinh chưa kịp thời còn nặng nề về hình thức, thiếu linh hoạt, thiếu mềm dẻo. Một số giáo viên còn lúng túng chưa tìm ra những giải pháp thích hợp trong việc quản lý giáo dục học sinh. Chưa quan tâm đúng mức đến những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt ( những học sinh quá đầy đủ về vật chất được chiều chuộng; ngược lại những học sinh lại có hoàn cảnh khó khăn về vật chất; những học sinh có hoàn cảnh éo le, những học sinh có cá tính bất thường,). Chưa tạo ra môi trường thân thiện khi học sinh đến trường, chưa quan tâm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những lệch lạc của học sinh. - Nguyên nhân về phía môi trường xã hội Ngoài môi trường gia đình và nhà trường ra, học sinh còn phụ thuộc rất lớn vào môi trường xã hội. Hiện nay do sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của mạng lưới thông tin hiện đại, sự du nhập của nhiều loại hình văn hoá khác nhau đã ảnh hưởng không ít đến tầng lớp thanh thiếu niên. Các loại hình dịch vụ như Internet, các hình ảnh bạo lực, phim bạo lực... làm cho các em dễ dàng bắt trước dần dần làm cho các em trở thành học sinh hư. - Nguyên nhân chủ quan về phía bản thân các em Do lứa tuổi các em ngày càng có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu, đua đòi, thích tự khẳng định mình trong khi kiến thức về gia đình, xã hội, sự hiểu biết còn hạn chế nên các em có một số biểu hiện không tốt. Từ việc nghiên cứu các dạng học sinh chậm tiến bộ và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ấy, tôi tìm ra những giải pháp để từng bước giáo dục các em tiến bộ. Sau đây là một vài kinh nghiệm của bản thân trong công tác giáo dục học sinh chậm tiến bộ mà tôi muốn trao đổi cùng đồng nghiệp qua đề tài này. 3. Các giải pháp chỉ đạo công tác giáo dục học sinh chậm tiến bộ ở trường Tiểu học Hà Lai: Như chúng ta đã biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh ch
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tim_hieu_viec_chi_dao_cong_tac_giao_duc_giao_duc_hoc_si.doc