SKKN Tìm hiểu về khái niệm kỹ năng sống, đặc điểm cơ bản của một số phương pháp dạy học tích cực qua đó áp dụng vào dạy và học Chương I. Các cuộc cách mạng tư sản (từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỷ XVIII)

SKKN Tìm hiểu về khái niệm kỹ năng sống, đặc điểm cơ bản của một số phương pháp dạy học tích cực qua đó áp dụng vào dạy và học Chương I. Các cuộc cách mạng tư sản (từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỷ XVIII)

 Trong xu thế hội nhập và phát triển của thế giới hiện nay, đòi hỏi con người phải luôn năng động, sáng tạo; có khả năng tìm kiếm, xử lí thông tin và ứng phó với các tình huống trong đời sống. Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới của ngành giáo dục hiện nay có khoảng 35% sinh viên ra trường không tìm được việc làm do thiếu kĩ năng thực hành xã hội, hơn 80% sinh viên ra trường bị các nhà tuyển dụng đánh giá là thiếu kĩ năng sống, thiếu năng lực hành động, năng lực thực tiễn Chính vì thế, việc giáo dục kỹ năng sống hiện nay càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước.

 Nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển quốc gia, mục tiêu giáo dục phổ thông ở nước ta hiện nay bên cạnh việc trang bị kiến thức còn trang bị những năng lực cần thiết cho học sinh, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Tuy nhiên, để rèn luyện được những kỹ năng đó đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều hoạt động, từ việc trang bị lí thuyết cho đến thực hành rèn luyện kỹ năng sống. Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh một cách hiệu quả, việc phối hợp với phụ huynh là cực kỳ quan trọng, không nên phụ thuộc quá nhiều vào giáo viên vì giáo dục kỹ năng sống không phải chỉ trong ngày một, ngày hai mà là cả một quá trình lâu dài liên tục được kết hợp có hiệu quả bằng nhiều phương pháp của việc dạy và học trong nhà trường, gia đình và xã hội.

 Một trong những môn học có nhiều thuận lợi trong việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh đó là môn Lịch sử, bởi nội dung bài học lịch sử chứa đựng nhiều bài học quý để giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức tự chủ, tinh thần chiến đấu buộc học sinh phải vận dụng rất nhiều kỹ năng tư duy sáng tạo, phân tích đánh giá, vận dụng và rút ra bài học bổ ích cho bản thân. Vì vậy, tôi chọn đề tài này để trao đổi một kinh nghiệm nhỏ cùng các đồng nghiệp với mong ước giáo dục, hướng dẫn và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh nhất là hoc sinh THPT đạt được nhiều kết quả tốt.

 Trong quá trình triển khai tôi được sự giúp đỡ tận tình của bộ phận chuyên môn, của BGH nhà trường nên đề tài đã mang lại một số kết quả đáng kể trong những năm học vừa qua. Tôi xin trân thành cảm ơn BGH, tập thể các thầy cô bộ môn và học sinh các lớp khối 10 đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. Rất mong sự giúp đỡ, góp ý để sáng kiến này thành công hơn và đi vào thực tiễn giảng dạy trong các nhà trường đạt hiệu quả cao nhất.

 

doc 32 trang thuychi01 6240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tìm hiểu về khái niệm kỹ năng sống, đặc điểm cơ bản của một số phương pháp dạy học tích cực qua đó áp dụng vào dạy và học Chương I. Các cuộc cách mạng tư sản (từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỷ XVIII)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
 1. MỞ ĐẦU
2
1.1. Lí do chon đề tài.
2
1.2. Mục đích nghiên cứu.
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
4
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
4
1.5. Những điểm mới của đề tài.
4
2. NỘI DUNG
4
2.1. Cơ sở lí luận. 
4-6
2.2. Thực trạng
6
2.3. Giải quyết vấn đề.
7-15
2.4. Hiệu quả.
15
3. Kết luận, kiến nghị
15-16
3.1. Kết luận
15
3.1.2 Kiến nghị.
16
4. Tài liệu tham khảo
 17
5. Phụ lục
18-31
1. MỞ ĐẦU.
 Trong xu thế hội nhập và phát triển của thế giới hiện nay, đòi hỏi con người phải luôn năng động, sáng tạo; có khả năng tìm kiếm, xử lí thông tin và ứng phó với các tình huống trong đời sống. Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới của ngành giáo dục hiện nay có khoảng 35% sinh viên ra trường không tìm được việc làm do thiếu kĩ năng thực hành xã hội, hơn 80% sinh viên ra trường bị các nhà tuyển dụng đánh giá là thiếu kĩ năng sống, thiếu năng lực hành động, năng lực thực tiễnChính vì thế, việc giáo dục kỹ năng sống hiện nay càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước.
 Nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển quốc gia, mục tiêu giáo dục phổ thông ở nước ta hiện nay bên cạnh việc trang bị kiến thức còn trang bị những năng lực cần thiết cho học sinh, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Tuy nhiên, để rèn luyện được những kỹ năng đó đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều hoạt động, từ việc trang bị lí thuyết cho đến thực hành rèn luyện kỹ năng sống. Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh một cách hiệu quả, việc phối hợp với phụ huynh là cực kỳ quan trọng, không nên phụ thuộc quá nhiều vào giáo viên vì giáo dục kỹ năng sống không phải chỉ trong ngày một, ngày hai mà là cả một quá trình lâu dài liên tục được kết hợp có hiệu quả bằng nhiều phương pháp của việc dạy và học trong nhà trường, gia đình và xã hội. 
 Một trong những môn học có nhiều thuận lợi trong việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh đó là môn Lịch sử, bởi nội dung bài học lịch sử chứa đựng nhiều bài học quý để giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức tự chủ, tinh thần chiến đấubuộc học sinh phải vận dụng rất nhiều kỹ năng tư duy sáng tạo, phân tích đánh giá, vận dụng và rút ra bài học bổ ích cho bản thân. Vì vậy, tôi chọn đề tài này để trao đổi một kinh nghiệm nhỏ cùng các đồng nghiệp với mong ước giáo dục, hướng dẫn và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh nhất là hoc sinh THPT đạt được nhiều kết quả tốt.
 Trong quá trình triển khai tôi được sự giúp đỡ tận tình của bộ phận chuyên môn, của BGH nhà trường nên đề tài đã mang lại một số kết quả đáng kể trong những năm học vừa qua. Tôi xin trân thành cảm ơn BGH, tập thể các thầy cô bộ môn và học sinh các lớp khối 10 đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. Rất mong sự giúp đỡ, góp ý để sáng kiến này thành công hơn và đi vào thực tiễn giảng dạy trong các nhà trường đạt hiệu quả cao nhất.
1.1. Lí do chọn đề tài: 
 Thực hiện chủ trương của bộ GD và ĐT triển khai giáo dục kỹ năng sống trong một số môn học và hoạt động giáo dục ở các cấp học. Hoạt động giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính cấp bách, là động cơ và cũng là nhiệm vụ của nhà trường, cơ quan và của cha mẹ học sinh thường xuyên và lâu dài.
 Hiện nay, Bộ GD và ĐT đã đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép trong các môn học ở THPT nhằm đạt mục tiêu trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị thái độ và kỹ năng phù hợp, tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh sử dụng toàn quyền và bổn phận của mình để phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức. Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, trong dạy học các môn học nói chung và dạy học lịch sử ở trường THPT nói riêng, việc thiết kế những bài dạy sao cho vừa đảm bảo yêu cầu về nội dung vừa giúp HS nhận thức được các giá trị trong cuộc sống, hình thành lối sống, cách ứng xử có văn hóa trong các tình huống giao tiếp đa dạng của cuộc sống mà vẫn tạo hứng thú cho học sinh trong một thời lượng có hạn là vấn đề rất cần thiết đối với người giáo viên Lịch sử.
 Đối với việc dạy học Lịch sử ở các cấp học nói chung và ở trường THPT nói riêng, việc làm sao để đảm bảo được nội dung kiến thức bài học mà đồng thời học sinh lại phải chủ động chiếm lĩnh kiến thức bài học theo yêu cầu đổi mới về phương pháp hiện nay quả thật là điều không dễ thực hiện.Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng nhiều kĩ năng, trong đó không chỉ là kiến thức mà đòi hỏi cả sự sáng tạo, linh hoạt ở mỗi bài dạy cụ thể. Sự chuẩn bị kĩ càng cho việc lên lớp của người giáo viên từ khâu chuẩn bị - tức là phần thiết kế bài dạy - là một trong những yếu tố góp phần không nhỏ vào hiệu quả của tiết học, đặc biệt là trong việc vận dụng và phát huy tối đa công năng của các phương pháp dạy học tích cực trong việc giáo dục KNS cho HS. Chính vì thế, để nhằm giáo dục KNS cho học sinh, tôi đã áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để nâng cao chất lượng giờ dạy như dạy học nhóm, dạy học theo dự án và dạy học thông qua trò chơi nhằm giúp cho HS phát triển và rèn luyện những kĩ năng cần thiết để hội nhập cuộc sống một cách chủ động hơn. 
 Từ thực tế dạy học qua nhiều năm và việc rút kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy, cũng là để trao đổi với các đồng nghiệp giảng dạy Lịch sử về hướng áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để giáo dục KNS cho HS lớp 10, khối lớp đầu cấp THPT, tôi mạnh dạn trình bày đề tài “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số phương pháp dạy học tích cực khi dạy và học Chương I: Các cuộc cách mạng tư sản, chương trình Lịch sử lớp 10 trung học phổ thông” mà bản thân tôi nhận thấy có hiệu quả trong quá trình thực hiện. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để sáng kiến này thành công hơn và đi và thực tiễn giảng dạy trong nhà trường đạt hiệu quả cao nhất. 
1.2.Mục đích nghiên cứu:
 Tìm hiểu cơ sở lí luận và pháp lí của đề tài. Xây dựng mô hình giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống thông qua một số phương pháp dạy học tích cực, giúp học sinh có tinh thần, thái độ học tập tự giác, tích cực, sống có lí tưởng và hoài bão, ứng xử, hành động mang tính nhân văn. Nó giúp cho học sinh có ý thức bảo vệ và rèn luyện cơ thể, không vi phạm các tệ nạn xã hội. Giúp học sinh có đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc. Đồng thời, góp phần đạt hiệu quả cao trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực’’. Ngoài ra, còn thực hiện được các mục tiêu của giáo dục đã được định hướng: Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để làm người.
1.3 Đối tượng nghiên cứu :
 Đề tài hướng vào nghiên cứu đặc điểm của các bài dạy trong phần lịch sử thế giới (từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII), từ đó áp dụng những phương pháp dạy học tích cực để lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong môn lịch sử.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Tìm hiểu về khái niệm kỹ năng sống, đặc điểm cơ bản của một số phương pháp dạy học tích cực qua đó áp dụng vào dạy và học Chương I. Các cuộc cách mạng tư sản (từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỷ XVIII). Từ đó lôi cuốn học sinh hoạt động học tập một cách tích cực, chủ động, nắm vững kiến thức bài học đồng thời các kỹ năng sống cũng được hình thành. 
1.5. Những điểm mới của đề tài:
 Sự dụng các phương pháp dạy học tích cực: học nhóm, dạy học theo dự án, dạy học áp dụng phần mềm Kahoot để củng cố bài hoặc kiểm tra đánh giá học sinh, thông qua đó làm tăng hứng thú học tập và giáo dục kĩ năng sống cho các em.
2. NỘI DUNG. 
2.1. Cơ sở lí luận. 
 Theo WHO (1993) “Năng lực tâm lí xã hội là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lí xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khoẻ theo nghĩa rộng nhất về mặt thể chất, tinh thần và xã hội. KNS là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lí xã hội này”. 
 Như vậy, KNS chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả. Việc đưa giáo dục KNS vào nhà trường cho thấy mục tiêu của giáo dục trong thời kì mới chú trọng tính hữu dụng, thiết thực của chương trình nhà trường, đồng thời tăng khả năng đáp ứng yêu cầu đào tạo con người mới năng động, tích cực, tự tin, hội nhập thành công trong xã hội. 
 Mục tiêu và nội dung môn Lịch sử đã chứa đựng những yếu tố của giáo dục KNS, phù hợp với các nội dung cơ bản của giáo dục KNS, bao gồm kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng giao tiếp,... phù hợp với cách tiếp cận làm thay đổi hành vi của người học trên cơ sở nhận thức về các nội dung của môn Lịch sử. Nhiều bài học của môn Lịch sử hướng đến việc giúp HS nhận thức được các giá trị trong cuộc sống, hình thành lối sống, tình cảm gia đình, bạn bè, tình yêu đối với quê hương đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, lòng biết ơn sâu sắc. Mặt khác, các KNS còn được giáo dục thông qua phương pháp học tập tích cực, dựa trên sự tương tác giữa nội dung bài học với những hiểu biết, kinh nghiệm vốn có của bản thân người học và quá trình đối thoại, tương tác người học với nhau để thực hành, vận dụng linh hoạt vào các tình huống trong cuộc sống phù hợp với lứa tuổi của các em. 
 Có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học lịch sử. Tuy nhiên trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin trình bày một số vận dụng mà bản thân nhận thấy có hiệu quả tích cực trong giáo dục KNS cho học sinh ở ba phương pháp: dạy học nhóm, dạy học theo dự án và phương pháp trò chơi với việc áp dụng phần mềm Kahoot. 
 * Phương pháp dạy học nhóm:
 Dạy học theo nhóm là một hoạt động học tập có sự phân chia học sinh theo từng nhóm nhỏ với đủ thành phần khác nhau về trình độ, cùng trao đổi ý tưởng, một nguồn kiến thức dựa trên cơ sở hoạt động tích cực của từng cá nhân. Từng thành viên của nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của các thành viên trong nhóm.
 Hoạt động nhóm hợp lí, tích cực sẽ giúp HS rèn luyện các kĩ năng: đảm nhận trách nhiệm, hợp tác, chia sẻ, thương lượng, giải quyết mâu thuẫn, giải quyết vấn đề,... 
* Phương pháp dạy học theo dự án: 
 Dạy học theo dự án (DHDA) có nguồn gốc từ châu Âu (thế kỉ 16, ở Ý và Pháp). Đầu thế kỉ 20, các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lí luận cho dạy học theo dự án (Richard, J.Dewey,.v.v.), và coi đó là phuoqng pháp dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học định hướng vào người học, nhằm khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống coi GV là trung tâm. Dạy học theo dự án là phương pháp trong đó cá nhân hay nhóm người học thiết lập một dự án có nội dung gắn kết với nội dung học tập. Dựa vào tri thức, kinh nghiệm và kĩ năng vốn có, trên cơ sở phân tích thực tiễn thuộc phạm vi học tập, cùng với tài liệu, phương tiện, người học đề xuất ý tưởng, thiết kế dự án, soạn thảo và hoàn chỉnh dự án. Trong dạy học theo dự án, người học tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án. Vì thế dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học tích cực, hữu hiệu phát huy được năng lực của học sinh, đồng thời rất ưu việt trong giáo dục kỹ năng sống cho các em.
 Thực hiện dạy học theo dự án, HS làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề có thực mang tính thách đố, dựa trên bài học và thường có tính liên môn. Vì vậy, đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội. Các dự án học tập góp phần gắn liền nhà trường với thực tiễn đời sống xã hội và có thể mang lại những tác động xã hội tích cực. Dạy học theo dự án không chỉ rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sống cần thiết mà còn tạo ra các sản phẩm cụ thể. Các sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết mà trong đa số trường hợp, các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. 
* Phương pháp trò chơi áp dụng phần mềm Kahoot:
 A.I Xôrôkina đã đưa ra một luận điểm vô cùng quan trọng về đặc thù của dạy học kết hợp với trò chơi: “Trò chơi học tập là một quá trình phức tạp, nó là hình thức dạy học và đồng thời nó vẫn là trò chơiKhi các mối quan hệ chơi bị xóa bỏ, ngay lập tức trò chơi biến mất và khi ấy, trò chơi biến thành tiết học, đôi khi biến thành sự luyện tập”. Vì vậy có thể kết luận: học và chơi là hai việc không loại trừ lẫn nhau. Trò chơi có thể được điều chỉnh cho phù hợp với hầu hết các chủ đề hoặc đề tài trong nội dung học tập. Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá. Trò chơi học tập khác với trò chơi khác là ở chỗ, nhiệm vụ nhận thức và luật chơi trong trò chơi đòi hỏi người chơi phải huy động trí óc làm việc thực sự nhưng chúng lại được thực hiện dưới hình thức chơi vui vẻ, thú vị (chơi là phương tiện, học là mục đích). Học trong quá trình chơi là quá trình lĩnh hội tri thức nhẹ nhàng, tự nhiên không gò bó, khơi dậy hứng thú tự nguyện và giảm thiểu sự căng thẳng cho học sinh. Học tập thông qua trò chơi sẽ giúp học sinh ghi nhớ tri thức dễ dàng và bền vững hơn. Trò chơi học tập giúp học sinh lĩnh hội những tri thức và kĩ năng khác nhau mà không có chủ định từ trước. Đồng thời, giúp người học cảm nhận được một cách trực tiếp kết quả hành động của mình, từ đó thúc đẩy tính tích cực, mở rộng, củng cố và phát triển vốn hiểu biết của người học. 
 Phương pháp trò chơi được sử dụng trong học tập để hình thành kiến thức, kĩ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kĩ năng đã học. Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kĩ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kĩ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới. Việc tạo ra các trò chơi mà học không chỉ giúp học sinh khắc sâu tri thức, nâng cao nhận thức mà còn tăng cường các kĩ năng sống cho học sinh như: biết ứng xử linh hoạt, quan hệ tích cực và hợp tác,... 
2.2. Thực trạng vấn đề.
 Trước khi tiến hành áp dụng sáng kiến vào trong giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT, tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu về phía học sinh. Cụ thể, tôi đã phát câu hỏi cho học sinh ở bốn lớp 10 mà tôi phụ trách giảng dạy, để cho các em phát biểu những cảm nhận của mình về những tác dụng của bài học trong việc rèn luyện kĩ năng sống. Kết quả cụ thể như sau: 
TT
Nội dung câu hỏi
Kết quả trả lời của HS
Có
Không
1
Theo em, học Lịch sử ở trường phổ thông có giúp em nâng cao khả năng nhận thức không?
 69/159 HS
Không thực tế
90/159 HS
2
Theo em, học Lịch sử có giúp em điều chỉnh hành vi không?
45/159 HS
Không biết:
114/159 HS
3
Theo em, học Lịch sử có ý nghĩa không?
159/159 HS
4
Theo em, học Lịch sử có cần thiết không?
 85/159HS
Không: 74/159HS
 Qua kết quả khảo sát, tôi nhận thấy có sự mâu thuẫn trong nhận thức của HS khi các em nhận định Lịch sử là môn học bổ ích, có ý nghĩa nhưng có đến 46,5% HS cho rằng học Lịch sử là không cần thiết. Hoặc có tới có 56,6% học sinh cho rằng học lịch sử giúp nâng cao nhận thức nhưng không thực tế vì học lịch sử trong trường phổ thông phần lớn chỉ phản ánh những cái đã qua nên chỉ giúp các em nhìn nhận lại quá khứ mà không giúp các em hội nhập với cuộc sống hiện đại. Thậm chí có đến 71,6% HS không biết là học Lịch sử có giúp em điều chỉnh hành vi của mình hay không và 46,5% HS kết luận không cần học môn Lịch sử là một tỉ lệ không nhỏ. Từ đó ta dễ dàng nhận ra HS nhận thấy môn Lịch sử có ý nghĩa nhưng còn mơ hồ về khả năng áp dụng thực tiễn của môn học này. 
 Từ thực trạng trên, để việc dạy học môn Lịch sử nói chung và giảng dạy môn Lịch sử ở chương trình lớp 10, lớp đầu cấp của khối THPT - HS còn nhiều bỡ ngỡ, đạt hiệu quả, hấp dẫn, lôi cuốn và tác động tích cực hơn đối với HS nhằm giáo dục KNS cho các em, tôi đã tìm cách để nâng cao hiệu quả của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua dạy và học chương I: Các cuộc cách mạng tư sản ( thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII), Lịch sử lớp 10 THPT giúp học sinh có những kĩ năng cần thiết để hội nhập cuộc sống một cách chủ động hơn. 
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Phương pháp dạy học nhóm:
 Phương pháp dạy học nhóm rất đa dạng từ cách chọn chủ đề cần thảo luận cho đến cách phân chia nhóm, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt tùy theo từng mục tiêu và đặc trưng của bài học. Trong phuong pháp dạy học nhóm, có rất nhiều cách phân chia nhóm khác nhau. Nếu hoạt động nhóm diễn ra trên lớp học thì nên tạo các nhóm nhỏ, tối đa 10 học sinh một nhóm, để HS có điều kiện thảo luận với nhau. Các nhóm này cũng không nên trùng lặp trong suốt quá trình dạy của giáo viên. Việc phân chia nhóm linh hoạt sẽ giúp học sinh hứng thú hơn, đồng thời tạo cơ hội cho các học sinh được học hỏi, giao lưu với các bạn trong lớp. 
 Ví dụ, giáo viên có thể chia nhóm theo cách gộp hai bàn kế nhau làm một nhóm, với mô hình lớp học phổ biến trong trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay thì cách chia này hiệu quả vì học sinh dễ dàng xoay chuyển để thảo luận cùng nhau; hoặc trong trường hợp vấn đề cần thảo luận không quá khó ta có thể chia nhóm theo đơn vị một bàn là một nhóm; ngoài ra cũng có thể chia nhóm theo ngày sinh, theo sở thích, theo đặc điểm,... hoặc cho học sinh bốc thăm tạo nhóm theo các chủ đề như: trái cây, các loại hoa, cây cối, tên địa danh thắng cảnh,... Việc lựa chủ đề thảo luận cũng là một nhân tố quyết định đến việc phân chia nhóm. Nếu vấn đề thảo luận lớn, cần dung lượng thời gian nhiều để tìm kiếm thông tin, phân tích, tổng hợp thì giáo viên không nên cho thảo luận trên lớp mà giao cho các em làm việc ở nhà theo hình thức nghiên cứu dự án.
 Bởi khi đó việc thảo luận sẽ chỉ là hình thức. Nhưng cũng không phải bất kì vấn đề nào cũng tạo nhóm thảo luận trước bởi có những vấn đề giáo viên có thể yêu cầu học sinh tìm hiểu cá nhân trước sau đó khi lên lớp mới tạo nhóm để cho HS thảo luận, thống nhất ý kiến trên cơ sở nội dung tìm hiểu của các cá nhân. Bằng hình thức thảo luận nhóm, bài học sẽ bớt khô khan và học sinh cũng dễ tiếp nhận hơn vì đã thảo luận và tìm hiểu từ trước. Vấn đề của giáo viên là phải đưa ra những yêu cầu cụ thể để học sinh không thể thảo luận chiếu lệ mà thực sự phải tìm tòi, động não và tranh luận thì bài học mới được lĩnh hội dễ dàng hơn, sâu sắc hơn và các kỹ năng sống từ đó cũng được gia tăng. Chẳng hạn khi dạy bài Cách mạng tư sản Anh, tôi chia lớp thành 4 nhóm vào giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu bài trước theo hình thức cá nhân cụ thể: nhóm 1, nhóm 2 tìm hiểu tình hình nước Anh trước cách mạng. Nhóm 3, nhóm 4 tìm hiểu về diễn biến chính của cuộc cách mạng Anh thế kỷ XVII. Sau khi học sinh đã có sự chuẩn bị bài trước ở nhà theo nội dung câu hỏi giáo viên yêu cầu thì lên lớp các em thống nhất ý kiến của nhóm một cách chung nhất. Khi giáo viên giảng đến phần kiến thức nào thì mời đại diện của một nhóm lên trình bày nội dung đã được thống nhất ý kiến, các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung. Như vậy học sinh sẽ chủ động lĩnh hội kiến thức và dễ dàng trả lời những câu hỏi mang tính vận dụng cao hơn. Ví dụ sau khi học sinh tìm hiểu xong về đặc điểm tình hình nước Anh trước cách mạng thì giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi: Nguyên nhân dẫn đến cách mạng tư sản Anh bùng nổ là gì? Khi giảng đến phần diễn biến của cuộc cách mạng, giáo viên mời đại diện của một trong hai nhóm được giao nhiệm vụ tìm hiểu ở nhà đứng lên trình bày kết quả tìm hiểu của nhóm mình, các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét, bổ sung. Sau khi tìm hiểu xong những diễn biến chính, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu trả lời câu hỏi: đỉnh cao của cách mạng tư sản Anh là giai đoạn nào, vì sao? Vai trò của giai cấp tư sản và qu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tim_hieu_ve_khai_niem_ky_nang_song_dac_diem_co_ban_cua.doc