SKKN Tích hợp môn tin học và toán học trong dạy bài kiểu mảng cho học sinh lớp 11 ở trường THPT Yên Định 3
Qua nhiều năm thực hiện dạy và học chương trình tin học ở bậc THPT, là môn học thu hút được sự quan tâm đặc biệt của học sinh và các nhà trường cũng như các bậc phụ huynh. Chương trình tin học phổ thông nói chung không những giúp học sinh rèn luyện tư duy, kỹ năng lập trình; từ đó học sinh có thái độ ham thích môn học, có tính kỹ luật cao và tinh thần làm việc theo nhóm. Ngoài ra đây còn là một môn học bổ trợ rất hiệu quả cho các môn học khác như Toán, Lý, Tiếng Anh, Văn học, . Để đạt được những mục tiêu chung nói trên với việc lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học, việc tổ chức dạy và học của giáo viên là yếu tố rất quan trọng. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay của các trường THPT vùng nông thôn, miền núi thì còn nhiều hạn chế về các mặt sau:
- Đại đa số các em học sinh còn xem đây là một môn học phụ, chưa quan trong như các môn học khác cần để thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp và xét tuyển vào các trường Đại học, nên gây khó khăn cho việc dạy học bộ môn.
- Khối lượng kiến thức của bộ môn là tương đối nhiều và thiên về truyền đạt tri thức tin học độc lập cho học sinh, nên các em học sinh đôi khi cảm thấy chưa hứng thú với giờ học, thậm chí có những học sinh không thực sự quan tâm đến môn học này và dẫn đến kết quả học tập không cao.
- Môn tin học được tích hợp vào các môn học khác một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp khá nhiều nhưng ngược lại môn tin học lại chưa chủ động tích hợp vào các môn học khác một cách hiệu quả nên đây là vấn đề mới và cần được quan tâm hơn nữa để thể hiện vai trò bộ môn cũng như nâng cao hiệu quả dạy học bôn môn.
- Trước những khó khăn chung đó với tư cách là giáo viên Tin học trường THPT Yên Định 3 qua nhiều năm công tác tôi xin trình bầy lại kinh nghiệm của mình qua đề tài này.
së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o thanh hãa TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP MÔN TIN HỌC VÀ TOÁN HỌC TRONG DẠY BÀI KIỂU MẢNG CHO HỌC SINH LỚP 11 Ở TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3 Người thực hiện: Lê Tiến Lực Chức vụ: Giáo viên SKKN môn: Tin học THANH HOÁ NĂM 2016 MỤC LỤC 1- MỞ ĐẦU 3 2- NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4 2.1. Cơ sở lý luận: 4 2.1.1. Dạy học tích hợp la gì 4 2.1.2 Dạy học tích hợp ở các vùng như thế nào: 4 2.1.3. Thế nào là dạy học "tích hợp, liên môn"? 7 2.1.4. Sự khác nhau giữa chủ đề đơn môn và chủ đề liên môn 7 2.1.5. Ưu điểm của dạy học tích hợp 8 2.2. Thực trạng của dạy học Tin học ở trường THPT yên định 3 9 2.3. Giải pháp thực hiện nhiệm vụ của đề tài: 10 2.4 . Hiệu quả của thực hiện sáng kiến: 17 3. Kết luận 18 1- MỞ ĐẦU Qua nhiều năm thực hiện dạy và học chương trình tin học ở bậc THPT, là môn học thu hút được sự quan tâm đặc biệt của học sinh và các nhà trường cũng như các bậc phụ huynh. Chương trình tin học phổ thông nói chung không những giúp học sinh rèn luyện tư duy, kỹ năng lập trình; từ đó học sinh có thái độ ham thích môn học, có tính kỹ luật cao và tinh thần làm việc theo nhóm. Ngoài ra đây còn là một môn học bổ trợ rất hiệu quả cho các môn học khác như Toán, Lý, Tiếng Anh, Văn học,. Để đạt được những mục tiêu chung nói trên với việc lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học, việc tổ chức dạy và học của giáo viên là yếu tố rất quan trọng. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay của các trường THPT vùng nông thôn, miền núi thì còn nhiều hạn chế về các mặt sau: - Đại đa số các em học sinh còn xem đây là một môn học phụ, chưa quan trong như các môn học khác cần để thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp và xét tuyển vào các trường Đại học, nên gây khó khăn cho việc dạy học bộ môn. - Khối lượng kiến thức của bộ môn là tương đối nhiều và thiên về truyền đạt tri thức tin học độc lập cho học sinh, nên các em học sinh đôi khi cảm thấy chưa hứng thú với giờ học, thậm chí có những học sinh không thực sự quan tâm đến môn học này và dẫn đến kết quả học tập không cao. - Môn tin học được tích hợp vào các môn học khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp khá nhiều nhưng ngược lại môn tin học lại chưa chủ động tích hợp vào các môn học khác một cách hiệu quả nên đây là vấn đề mới và cần được quan tâm hơn nữa để thể hiện vai trò bộ môn cũng như nâng cao hiệu quả dạy học bôn môn. - Trước những khó khăn chung đó với tư cách là giáo viên Tin học trường THPT Yên Định 3 qua nhiều năm công tác tôi xin trình bầy lại kinh nghiệm của mình qua đề tài này. - Đề tài được nghiên cứu chủ yếu trên học sinh lớp 11 THPT ở đơn vị và đã thu được thành công bước đầu cùng với phương pháp dạy học tích cực được thể hiện trong bài tích hợp môn tin học và toán học lớp 11. - Sau một năm thực hiện, mặc dù kết quả bước đầu là chưa thực sự như mong đợi, nhưng chúng tôi nhận thấy đây là cách làm có hiệu quả, góp khắc phục những tình trạng khó khăn trên của nhà trường và nâng cao hơn nữa hiệu quả học tập môn tin học tại trường THPT Yên Định 3. Tôi rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các em học sinh để ngày càng có nhiều hình thức hay hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn. Xin chân thành cảm ơn ! 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận: 2.1.1. Dạy học tích hợp là gì : Tích hợp là một khái niệm rộng, không chỉ dùng trong lĩnh vực lí luận dạy học. Tích hợp (Tiếng Anh, tiếng Đức: Integration) có nguồn gốc từ tiếng La tinh: Integration với nghĩa là xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ. Theo từ điển Tiếng Anh -Anh (Oxford Advanced Learner’s Dictionary), từ Intergrate có nghĩa là kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng thể. Những phần, những bộ phận này có thể khác nhau nhưng tích hợp với nhau. Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục (GD), khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để chỉ một quan niệm GD toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hòa, cân đối. Tích hợp còn có nghĩa là thành lập một loại hình nhà trường mới, bao gồm các thuộc tính trội của các loại hình nhà trường vốn có. Trong dạy học (DH) các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyền thống từ trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung GD dân số, GD môi trường, GD an toàn giao thông trong các môn học Đạo đức, Tiếng Việt hay Tự nhiên và xã hội xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống. Tích hợp là một trong những quan điểm GD đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung DH trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình DH. 2.1.2. Dạy học tích hợp ở các vùng như thế nào: Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong GD và DH sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với HS so với việc các môn học, các mặt GD được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm GD nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Nhiều nước trong khu vực Châu Á và trên thế giới đã thực hiện quan điểm tích hợp trong DH và cho rằng quan điểm này đã đem lại hiệu quả nhất định. Ở Việt Nam, Thời Pháp thuộc, quan điểm tích hợp được thể hiện trong một số môn ở trường tiểu học như môn «Cách trí », sau đổi thành môn « Khoa học thường thức ». Môn học này còn được dạy một số năm ở trường cấp I của miền Bắc nước ta. Từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây dựng môn “Tìm hiểu Tự nhiên và xã hội” theo quan điểm tích hợp đã được thực hiện và môn học này được thiết kế để đưa vào DH ở trường cấp I từ lớp 1 đến lớp 5. Chương trình năm 2000 đã được hoàn chỉnh thêm một bước, quan điểm tích hợp đã được thể hiện trong CT & SGK và các hoạt động DH ở tiểu học. Tuy nhiên khái niệm tích hợp vẫn còn mới lạ với nhiều GV. Một số đã có nhận thức ban đầu nhưng còn hạn chế về kĩ năng vận dụng. Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc, là quan điểm hiện đại trong GD. Hiểu đúng và làm đúng quá trình tích hợp có thể đem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong một thể thống nhất của các môn học ở tiểu học Tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống. Trước hết phải thấy rằng cuộc sống là một bộ đại bách khoa toàn thư, là một tập đại thành của tri thức, kinh nghiệm và phương pháp. Mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là những tình huống tích hợp. Không thể giải quyết một vấn đề và nhiệm vụ nào của lí luận và thực tiễn mà lại không sử dụng tổng hợp và phối hợp kinh nghiệm kĩ năng đa ngành của nhiều lĩnh vực khác nhau. Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp HS học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại. Hiện nay, trên toàn thế giới mỗi ngày có khoảng 2000 cuốn sách được xuất bản, điều ấy đủ thấy không thể học tập như cũ và giảng dạy như cũ theo chương trình và sách giáo khoa (CT & SGK) gồm quá nhiều môn học riêng rẽ, biệt lập với nhau. Mặt khác, sự phát triển của khoa học trên thế giới ngày càng nhanh, nhiều vấn đề mới DH cần phải đưa vào nhà trường như: Bảo vệ môi trường, GD dân số, GD pháp luật, phòng chống ma túy, GD sức khỏe, an toàn giao thông, nhưng quỹ thời gian có hạn, không thể tăng số môn học lên được. Việc tích hợp nội dung một số môn học là giải pháp có thể thực hiện được nhiệm vụ GD nhiều mặt cho HS mà không quá tải. Tích hợp là quan điểm hòa nhập, được hình thành từ sự nhất thể hóa những khả năng, một sự quy tụ tối đa tất cả những đặc trưng chung vào một chỉnh thể duy nhất. Khoa học hiện nay coi trọng tính tương thích, bổ sung lẫn nhau để tìm kiếm những quan điểm tiếp xúc có thể chấp nhận đựợc để tạo nên tính bền vững của quá trình DH các môn học. Trong những năm đầu của thế kỉ XXI, quan điểm tiếp cận tích hợp đã ảnh hưởng tới giáo dục Việt Nam và bước đầu thể hiện một phần trong chương trình và SGK các môn học ở tiểu học và được hiểu là “phương hướng nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ các môn học, phân môn khác nhau theo những hình thức, mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu, mục đích và yêu cầu khác nhau” (Nguyễn Cảnh Toàn). Trong một số môn học, tư tưởng tích hợp được tiếp nhận với các mức độ thấp và khác nhau như: Lồng ghép - là đưa thêm nội dung cần học tương tự với môn học chính; tích hợp - là sự kết hợp tri thức của nhiều môn học tạo nên môn học mới Quan điểm tích hợp và phương pháp dạy học theo hướng tích hợp đã được GV tiếp nhận nhưng ở mức độ thấp. Phần lớn GV lựa chọn mức độ tích hợp “liên môn hoặc tích hợp “nội môn. Các bài dạy theo hướng tích hợp sẽ làm cho nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của cộng đồng. Những nội dung dạy HS nhỏ tuổi theo các chủ đề “Gia đình”, “Nhà trường”, “Cuộc sống quanh ta”, “Trái đất và hành tinh”làm cho HS có nhu cầu học tập để giải đáp được những thắc mắc, phục vụ cho cuộc sống của mình và cộng đồng. Học theo hướng tích hợp sẽ giúp cho các em quan tâm hơn đến con người và xã hội ở xung quanh mình, việc học gắn liền với cuộc sống đời thường là yếu tố để các em học tập. Những thắc mắc nảy sinh từ thực tế làm nảy sinh nhu cầu giải quyết vấn đề của các em. Chẳng hạn “vì sao có sấm chớp?’, “vì sao không được chặt cây phá rừng?”, “vì sao.?.” Thực tế ở một số trường tiểu học cho thấy, các bài sọan để DH theo hướng tích hợp đã giúp cho GV tiếp cận tốt nhất với CT & SGK mới. Bài dạy linh hoạt, HS học được nhiều, được chủ động tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện kĩ năng. Muốn tiến hành có hiệu quả, cần phải chú trọng đến việc bồi dưỡng GV. GV phải hiểu được thế nào là tích hợp, phải nghiên cứu chương trình, tài liệu xem nó dựa trên môn khoa học xác định nào, có thể mở rộng quan hệ tương tác với các khoa học khác như thế nào, mức độ tích hợp thể hiện ra sao?... Từ thực tiễn GD tiểu học ở nhiều nước và Việt Nam cho thấy, DH theo hướng tích hợp là xu thế mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng, đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. GV tiểu học khi đã quen với cách dạy tích hợp thì việc xử lí các tình huống GD trở nên mềm dẻo hơn. DH theo hướng tích hợp phát huy được tính tích cực của HS, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp DH ở trường tiểu học. Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông quaĐề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên. 2.1.3. Thế nào là dạy học "tích hợp, liên môn"? Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn như bạn hỏi. Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... Còn dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác. Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan. 2.1.4. Sự khác nhau giữa chủ đề "đơn môn" và chủ đề "liên môn"? Chủ đề đơn môn đề cập đến kiến thức thuộc về một môn học nào đó còn chủ đề liên môn đề cập đến kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thì không có gì khác biệt. Đối với một chủ đề, dù đơn môn hay liên môn, thì vẫn phải chú trọng việc ứng dụng kiến thức của chủ đề ấy, bao gồm ứng dụng vào thực tiễn cũng như ứng dụng trong các môn học khác. Do vậy, về mặt phương pháp dạy học thì không có phân biệt giữa dạy học một chủ đề đơn môn hay dạy học một chủ đề liên môn, tích hợp. Điều quan trọng là dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh đòi hỏi phải tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh, mà các hoạt động ấy phải được tổ chức ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. 2.1.5. Ưu điểm của dạy học tích hợp. Ưu điểm với học sinh Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. Ưu điểm với giáo viên Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do: Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó; Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm. Giáo viên có gặp khó khăn? Khó khăn của giáo viên hiện nay nếu có chỉ là vấn đề tâm lí. Về thực chất thì không có nhiều khó khăn cả về kiến thức lẫn phương pháp dạy học. Hơn nữa, từ nhiều năm nay, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo tích hợp nhiều nội dung giáo dục vào quá trình dạy học các môn học trong trường phổ thông như: giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng; giáo dục chủ quyền quốc gia, tài nguyên và môi trường về biên giới, biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông... Về dạy học kiến thức liên môn, Bộ cũng đã tổ chức tập huấn giáo viên về rà soát chương trình, SGK, xây dựng các chủ đề liên môn. Giáo viên cần trang bị những gì? Giáo viên cũng không phải trang bị thêm nhiều về mặt kiến thức vì bản chất vẫn là dạy học môn học mà mình đang dạy. Mặt khác, trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Vấn đề bây giờ là phải vận dụng những kiến thức đó để: xây dựng các chủ đề dạy học; xác định những năng lực có thể phát triển cho học sinh trong mỗi chủ đề; biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá năng lực của học sinh trong dạy học; thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học của học sinh; tổ chức dạy học để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm. Đó chính là nội dung trọng tâm sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn được nêu trong hướng dẫn nói trên. Bộ GD-ĐT dự kiến yêu cầu các đơn vị đặt ra định mức cho mỗi tổ/nhóm chuyên môn là xây dựng và thực hiện được tối thiểu 2 chủ đề/học kì. Việc thực hiện những chủ đề ấy chính là môi trường huấn luyện tốt nhất cho giáo viên ở trong tổ bộ môn, trong nhà trường. Tất nhiên giáo viên còn phải tăng cường giao lưu với các tỉnh khác, đơn vị khác thông qua diễn đàn trên mạng mà Bộ GD-ĐT mới xây dựng. 2.2. Thực trạng của dạy học môn Tin học ở trường THPT Yên Định 3, Thanh Hóa: - Môn Tin học đã trở thành môn học bắt buộc trong nhà trường THPT và có tăng thêm thời lượng. Qua những năm giảng dạy ở trường THPT Yên Định 3, tôi được nhận thức về thực trạng dạy học thực hành Tin học của lớp 11 THPT và rút ra nhận xét như sau: - Đại đa số các em học sinh còn xem đây là một môn học phụ, chưa quan trong như các môn học khác cần để thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp và xét tuyển vào các trường Đại học, nên gây khó khăn cho việc dạy học bộ môn. - Khối lượng kiến thức của bộ môn là tương đối nhiều và thiên về truyền đạt tri thức tin học độc lập cho học sinh, nên các em học sinh đôi khi cảm thấy chưa hứng thú với giờ học, thậm chí có những học sinh không thực sự quan tâm đến môn học này và dẫn đến kết quả học tập không cao. - Môn tin học được tích hợp vào các môn học khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp khá nhiều nhưng ngược lại môn tin học lại chưa chủ động tích hợp vào các môn học khác một cách hiệu quả nên đây là vấn đề mới và cần được quan tâm hơn nữa để thể hiện vai trò bộ môn cũng như nâng cao hiệu quả dạy học bôn môn. 2.3. Giải pháp thực hiện nhiệm vụ của đề tài: - Mỗi giáo viên phải tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học tích hợp liên môn, nghiên cứu kỹ nội dung chương trình môn Tin học ở từng khối lớp để xác định được các nội dung cần dạy học liên môn trên cơ sở: - Xây dựng được các chủ đề, các nội dungdạy học tích hợp liên môn, các chủ đề định hướng phát triển năng lực học sinh - Tăng cường trao đổi chuyên môn ở trong tổ nhóm và các bộ môn “liên quan” để xác định: mục tiêu dạy học, mục đích và mức độ tích hợp, liên môn, phương tiện dạy học, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học. - Xây dựng quy trình và tổ chức các hoạt động dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh, nội dung và mức độ dạy học tích hợp liên môn đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học, được thể hiện cụ thể ở các hoạt động của học sinh, hoạt động của giáo viên và thời gian tổ chức cho từng hoạt động (Thiết kế giáo án) - Tổ chức dạy học tích hợp liên môn và rút kinh nghiệm. - Do giới hạn về thời gian, nội dung báo cáo chỉ nêu một số VD: Bước 1: Tri giác vấn đề: - Tạo tình huống gợi vấn đề - Giải thích và chính xác hóa để hiểu đúng tình huống - Phát biểu vấn đề và đặt mục đích giải quyết vấn đề đó Bước 2:Giải quyết vấn đề - Phân tích vấn đề, làm rõ những mối liên hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm - Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết, có thể điều
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tich_hop_mon_tin_hoc_va_toan_hoc_trong_day_bai_kieu_man.doc