SKKN Tích hợp liên môn trong dạy học phần ngoại khóa – GDCD 6 ở trường THCS Nga Thạch

SKKN Tích hợp liên môn trong dạy học phần ngoại khóa – GDCD 6 ở trường THCS Nga Thạch

Trong giáo dục hiện đại, tích hợp là một phương pháp nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình hoạt động riêng rẽ các môn học, phần học khác nhau theo những mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu, mục đích và yêu cầu cụ thể đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội.

 Nằm trong lộ trình đòi hỏi đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần “Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, sau khi Quốc hội thông qua “Đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ giáo dục tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợpliên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên.Trong nhà trường phổ thông, GDCD là một môn học có mối quan hệ với các môn học khác (Lịch sử, Địa lí, Ngữ văn, Âm nhạc, Mĩ thuật .) có vai trò cung cấp kiến thức khoa học cơ bản cho học sinh đồng thời giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời để thực hiện mục tiêu giáo dục xã hội đang dặt ra những yêu cầu cấp thiết phải giải quyết .Đối với môn GDCD: không chỉ cung cấp những kiến thức về bộ môn mà còn hình thành nhân cách con người, trang bị cho học sinh những kĩ năng sống để giải quyết những tình huống trong thực tiễn. Cho nên, vận dụng “tích hợp liên môn” trong học GDCD sẽ giúp cho giáo viên và học sinh chủ động trong quá trình dạy và học đem lại hiệu quả tích cực nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Mặt khác còn tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức - tăng cường khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức vào thực tế của học sinh.[1]

 Tuy nhiên, hiện nay “tích hợp liên môn” trong day học nói chung và trong chương trình GDCD nói riêng chưa được giáo viên nhận thức đúng đắn và sử dụng nhiều trong giờ dạy học. Đồng thời cũng chưa có tài liệu nào hướng dẫn chi tiết, cụ thể về mặt phương pháp và cách tổ chức dạy học liên môn. Đặc biệt là các tiết học ngoại khóa của bộ môn GDCD.

 

doc 24 trang thuychi01 9491
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp liên môn trong dạy học phần ngoại khóa – GDCD 6 ở trường THCS Nga Thạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
I. MỞ ĐẦU
1
 1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm
1
3. Đối tượng nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
2
II. NỘI DUNG
2
1. Cơ sở lý luận 
2
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2
 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
5
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
19
III.	KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
20
 1. Kết luận
20
 Bài học kinh nghiệm
20
 2. Kiến nghị
21
I. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong giáo dục hiện đại, tích hợp là một phương pháp nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình hoạt động riêng rẽ các môn học, phần học khác nhau theo những mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu, mục đích và yêu cầu cụ thể đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội.
	Nằm trong lộ trình đòi hỏi đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần “Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, sau khi Quốc hội thông qua “Đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ giáo dục tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợpliên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên.Trong nhà trường phổ thông, GDCD là một môn học có mối quan hệ với các môn học khác (Lịch sử, Địa lí, Ngữ văn, Âm nhạc, Mĩ thuật.) có vai trò cung cấp kiến thức khoa học cơ bản cho học sinh đồng thời giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời để thực hiện mục tiêu giáo dục xã hội đang dặt ra những yêu cầu cấp thiết phải giải quyết .Đối với môn GDCD: không chỉ cung cấp những kiến thức về bộ môn mà còn hình thành nhân cách con người, trang bị cho học sinh những kĩ năng sống để giải quyết những tình huống trong thực tiễn. Cho nên, vận dụng “tích hợp liên môn” trong học GDCD sẽ giúp cho giáo viên và học sinh chủ động trong quá trình dạy và học đem lại hiệu quả tích cực nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Mặt khác còn tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức - tăng cường khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức vào thực tế của học sinh.[1]
 Tuy nhiên, hiện nay “tích hợp liên môn” trong day học nói chung và trong chương trình GDCD nói riêng chưa được giáo viên nhận thức đúng đắn và sử dụng nhiều trong giờ dạy học. Đồng thời cũng chưa có tài liệu nào hướng dẫn chi tiết, cụ thể về mặt phương pháp và cách tổ chức dạy học liên môn. Đặc biệt là các tiết học ngoại khóa của bộ môn GDCD.
Vì thế, từ thực tiễn giảng dạy, qua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài “Tích hợp liên môn trong dạy học phần ngoại khóa – GDCD 6 ở trường THCS Nga Thạch”.
1.2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm:
Xuất phát từ thực tế việc dạy - học GDCD ở THCS, tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
Cùng đồng nghiệp nhìn nhận, đánh giá đúng, tích cực, và hiểu được ý nghĩa của dạy học tích hợp liên môn cũng như tích hợp chủ đề trong dạy học GDCD nói chung và dạy phần ngoại khóa nói riêng.
 Giáo viên giúp học sinh có ý thức tích cực, chủ động, sáng tạo trong khả năng tổng hợp kiến thức của các môn học một cách có hệ thống để giải quyết các tình huống đặt ra trong thực tiễn ở địa phương. Đồng thời rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo và bồi dưỡng lòng yêu quê hương, tự hào với quê hương của mình cho học sinh. Từ đó các em mong muốn được ra sức học tập xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu của tôi là: vận dụng dạy học tích hợp liên môn khi dạy phần ngoại khóa trong chương trình GDCD 6 và ứng dụng thực nghiệm cho các tiết dạy cụ thể trong chương trình ngoại khóa GDCD 6.
	Đồng thời đối tượng học sinh đều được thể nghiệm trong 2 năm hoc: 3 lớp 6A, 6B, 6C (2015-2016) tại Trường THCS Nga Bạch và lớp 6 (2016-2017) ở trường THCS Nga Thạch.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc nghiên cứu tổng hợp lí thuyết rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn chỉ đạo phương pháp dạy học “tích hợp liên môn” làm cơ sở lí luận, mục tiêu đề tài, đề xuất biện pháp thực hiện.
 Phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn, thu nhập thông tin: khảo sát thực trạng trước và sau khi áp dụng cách thức “tích hợp liên môn” trong dạy học và rút ra nguyên nhân hạn chế, hiệu quả trước và sau khi áp dụng phương pháp. 
 Thu thập thông tin: lắng nghe ý kiến đồng nghiệp, ý kiến của HS, phổ biến trong sinh hoạt chuyên môn, lắng nghe phản hồi hoàn thiện bài viết.
 Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: thu thập kết quả, tính toán, so sánh, phân tích, tổng hợp nhận xét và đánh giá hiệu quả phương pháp áp dụng.
1.5 Những điểm mới của SKKN. (SKKN được áp dụng lần đầu).
II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
 	Đối với quan điểm dạy học “Tích hợp liên môn” thì Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học (Bộ GD - ĐT) Nguyễn Xuân Thành đã cho rằng“Dạy học tích hợp” là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: Tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới hải đảo, giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Còn “Dạy học liên môn” là phải xác định những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến nhiều môn để dạy học thể hiện sự ứng dụng của chúng trong giải quyết các tình huống thực tiễn, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác.[2]
	Như vậy: “Tích hợp liên môn” không phải là hai khái niệm tách rời nhau mà chỉ một khái niệm duy nhất, đó là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học.“Tích hợp” thì chắc chắn phải dạy “liên môn” và ngược lại để đảm bảo hiệu quả dạy học liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. 
Hơn nữa các em học sinh lớp 6 nhận thức vấn đề học tập bộ môn là quan trọng và cần thiết, từ đó các em hứng thú học tập, giáo viên cần tìm rõ nguyên nhân, tìm phương pháp giảng dạy phù hợp, đầu tư thời gian vào mỗi bài dạy và áp dụng có hiệu quả phương tiện dạy học hiện đại, phương pháp dạy học tích hợp liên môn nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học tích hợp giúp học sinh thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục tính tản mạn, rời rạc trong kiến thức.
Song như chúng ta biết phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp không phải là mới, nhưng nếu biết vận dụng hợp lý thì sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, có tính hấp dẫn với học sinh. Qua thực tế quá trình dạy học, tôi thấy rằng vận dụng các kiến thức khác tích hợp vào trong bài dạy của mình là việc làm hết sức cần thiết. Giờ học trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính cực cực, chủ động sáng tạo của học sinh. góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh, tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.
 Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc kiến thức môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1 Điều tra ban đầu.
Nhìn chung mức độ hứng thú học tập môn Giáo dục công dân lớp 6 ở trường THCS Nga Thạch chưa thật hiệu quả. Từ đó dẫn đến chất lượng đại trà chưa cao. Để tìm hiểu cụ thể thực trạng trên, tôi đã có cuộc điều tra khảo sát về mức độ hứng thú của học sinh và khả năng dạy học của giáo viên phần ngoại khóa GDCD 6 vào thời điểm tháng 4 năm học 2015 – 2016 và tháng 12 năm học 2016 – 2017 ở trường Trung học cơ sở Nga Thạch khi chưa áp dụng kinh nghiệm “Tích hợp liên môn trong dạy học phần ngoại khóa – GDCD 6 ở trường THCS Nga Thạch ”.
 Kết quả như sau :
a. Khảo sát chất lượng học sinh qua giờ ngoại khóa môn GDCD lớp 6 ở Trường THCS Nga Thạch
Tổng số HS
Hứng thú say mê môn học
Không thích học giờ ngọai khóa
SL
%
SL
%
66
12
18,2
54
81,8
b. Khảo sát việc tổ chức giờ dạy ngoại khóa của giáo viên môn GDCD tại cụm sinh hoạt số 5 (Nga Nhân - Nga Thạch- Nga Lĩnh)
Tổng số giáo viên
Tổ chức tốt ngoại khóa
Tổ chức
giờ dạy khá
Có thể
tổ chức giờ dạy
Khó tổ chức
6
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
0
0.0
1
16.7
3
50.0
2
33.3
c. Chất lượng học tập học kì I của học sinh.
Lớp
Số học sinh
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6
65
7
10
23
35,07
25
38
10
16,63
Là một giáo viên đã từng dạy bộ môn 16 năm, tôi đã trăn trở suy nghĩ làm thế nào để dạy tiết ngoại khóa thật sự hiệu quả để học sinh không xem nhẹ, không hào hứng với tiết học mà ngược lại phải mong muốn, chờ đợi được học phần ngoại khóa trong chương trình bộ môn GDCD nói chung và lớp 6 nói riêng. Vì vậy mà tôi đã áp dụng đề tài này vào giảng dạy để phần nào khắc phục thực trạng trên.
2.2.2. Thực trạng dạy học liên môn, tích hợp hiện nay trong nhà trường
  a. Khó khăn:
       - Đối với giáo viên:
       + Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác.
       + Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo chủ đề tích hợp, liên môn, các giáo viên sẽ  vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp. Nội dung của phương pháp dạy tích hợp, liên môn cũng yêu cầu GV cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi.
	+ Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin ,truyền thông) phục vụ cho việc dạy học trong nhà trường  còn nhiều hạn chế nhất là các trường ở nông thôn.
	- Đối với học sinh:
	+ Dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến THPT nên giai đoạn đầu này, đặc biệt là thế hệ HS hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi mới học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp.
	+ Do xu thế chọn ngành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay và việc quy định các môn thi trong các kì thi tuyển sinh nên đa số các học sinh và phụ huynh kém mặn mà (coi nhẹ)  với các môn không thi, ít thi (môn phụ).
   b.Thuận lợi:
      	- Đối với giáo viên:
+Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó hay nói cách khác đội ngũ giáo viên chúng ta đã dạy tích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chúng ta chưa đi sâu và chưa có khái niệm tên gọi cụ thể mà thôi .
          + Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
          + Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: như phương pháp bàn tay nặn bột hoặc kĩ thuật khăn trải bàn, dạy học theo dự án ..
         + Môi trường: Trường học kết nối rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong dạy tích hợp, liên môn.
          + Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
          + Sự phát triển của CNTT, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên của nhà trường là cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp, liên môn.
     	 - Đối với học sinh:
             Học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ môn tự nhiên ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “mở”nên cũng tạo điều kiên, cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho học sinh phát huy tư duy sáng tạo.
Xuất phát từ thực tế trên, khi dạy phần ngoại khóa giáo viên cần tìm cho mình một hướng đi, một phương pháp tổ chức dạy học theo hướng “tích hợp liên môn” sao cho có hiệu quả nhất không chỉ nâng cao chất lượng dạy học mà còn mở rộng kiến thức cho các em ở nhiều môn học một cách có hệ thống.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Xác định đúng mục đích, yêu cầu của tiết học ngoại khóa
 Việc tổ chức các giờ học ngoại khóa môn GDCD là nhằm cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức về chính trị, xã hội gần gũi thiết thực trong cuộc sống, giúp các em nhận biết, hiểu, trân trọng, bảo vệ, giữ gìn các di sản văn hóa, truyền thống đạo đức tốt đẹp do cha ông để lại. 
Sau khi xác định được mục đích của tiết ngoại khóa giáo viên lên kế hoạch từ đầu học kì yêu cầu học sinh tìm hiểu, thu thập thông tin, các tấm gương, các số liệu có liên quan đến nội dung của bài ngoại khóa, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. 
 	Ví dụ:Khi ngoại khóa về truyền thống lịch sử, văn hóa địa phương yêu cầu học sinh tìm hiểu ở địa phương mình có di tích lịch sử nào đã được công nhận? Quá trình hình thành và xây dựng di tích? Di tích ấy được công nhận khi nào? Tên tuổi nhân vật lịch sử gắn liền với di tích? Lễ hội diễn ra hàng năm? Di tích đó có ý nghĩa gì với người dân ở địa phương em? 
 Còn khi ngoại khóa các vấn đề chính trị, xã hội nổi bật ở địa phương thì yêu cầu học sinh tìm hiểu về vấn đề các tệ nạn xã hội của địa phương đang diễn ra như thế nào (có chiều hướng tăng hay giảm); vấn đề thực hiện trật tự an toàn giao thông của địa phương đã được người dân thực hiện ra sao (số vụ tai nạn giao thông tăng hay giảm và cần có nhân chứng, số liệu cụ thể); vấn đề môi trường của địa phương có được nhân dân quan tâm bảo vệ, giữ gìn hay chưa? Ý thức thực hiện của người dân địa phương như thế nào về các vấn đề trên.... 
2.3.2. Lựa chọn nội dung, hình thức thực hiện tiết ngoại khóa
Nội dung của tiết học ngoại khóa được bám sát theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT. Đó là các vấn đề bức xúc cần giáo dục cho học sinh ở địa phương như: Trật tự ATGT, giáo dục môi trường, phòng chống HIV/AIDS, ma túy, tệ nạn xã hội, quyền trẻ em, sức khỏe sinh sản, giữ gìn di tích lịch sử, học tập các tấm gương người tốt, việc tốt...hoặc các vấn đề có liên quan đến hoạt động chính trị của địa phương.
Căn cứ vào nội dung chương trình bộ môn và thực tế địa phương giáo viên có thể xác định nội dung tiết ngoại khóa dựa theo 2 chủ đề:
- Ngoại khóa về truyền thống lịch sử, văn hóa địa phương (tìm hiểu các di tích lịch sử, truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn...)
- Ngoại khóa các vấn đề chính trị, xã hội nổi bật ở địa phương đang được cả xã hội chú ý, quan tâm giải quyết (Các tệ nạn xã hội: bài bạc, trộm cắp, nghiện hút...;vấn đề An toàn giao thông; phòng chống cháy nổ, chặt phá rừng bừa bãi, bảo vệ môi trường...)
 	Theo phân phối chương trình giáo dục công dân lớp 6 có tất cả 3 tiết ngoại khóa: 16, 32 và 33 tôi đã mạnh dạn xác định chủ đề ngoại khóa như sau:
Tiết 16: Chủ đề:Tìm hiểu di tích lịch sử đền thờ Mai An Tiêm
Tiết 32,33: Chủ đề :Bảo vệ môi trường ở địa phương xã Nga Thạch.
* Đối với các tiết học ngoại khóa chúng ta có thể tổ chức thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: tổ chức trao đổi, thảo luận, liên hệ với thực tế nhà trường, có thể đi tham quan, tổ chức thi tìm hiểu, có thể mời cán bộ, chuyên gia đến nói chuyện, trao đổi... Căn cứ theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, vào đặc điểm bộ môn và yêu cầu của chủ đề ngoại khóa, tiết ngoại khóa các vấn đề địa phương môn GDCD ở bậc THCS nói chung, môn GDCD lớp 6 nói riêng có thể tổ chức giờ dạy dưới 2 hình thức:
Tổ chức ở trên lớp: Phù hợp với dạng bài ngoại khóa về các vấn đề chính trị xã hội. Còn đối với dạng bài ngoại khóa về truyền thống lịch sử, văn hóa nếu không có điều kiện về thời gian, kinh phí, phương tiện...thì cũng có thể tổ chức tại lớp học. 	
2.3.3. Xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn.
	Mỗi một tiết giáo viên xác định chủ đề có kiến thức liên quan đến các môn: Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc, Ngữ văn là rất cần thiết. Và ứng dụng những kiến thức bộ môn khác để giải quyết những vấn đề đặt ra trong từng tiết cụ thể để giờ dạy đạt hiệu quả cao. Chủ đề tích hợp liên môn trong phần ngoại khóa tôi chon như sau:
Chủ đề tích hợp
Tiết dạy theo PPCT
Kiến thức liên môn
1. Tìm hiểu truyền thống lịch sử văn hóa ở địa phương.
Tiết 16
Lịch sử: ra đời của quê hương Nga Sơn, Nga Thạch, di tích lịch sử Mai An Tiêm- chùa Hàn Sơn.
- Địa lí: Vị trí, đăc điểm thiên nhiên địa hình Nga Sơn.
- Ngữ Văn: Sự tích quả dưa hấu. Viết bài giới thiệu về quê hương Nga Sơn.
- Âm nhạc: Về quê ngoại, Nga Thạch quê tôi 
- Phim ảnh: Tư liệu liên quan đến lịch sử địa phương.
- Tiếng Anh: Viết bài giới thiệu về quê hương Nga Sơn.
2. Bảo vệ môi trường ở địa phương.
Tiết 32,33
-Sinh học: Sự phân hủy rác thải, quá trình trao đổi chất.
- Mĩ thuật: Vẽ tranh bảo vệ môi trường.
- Địa lý: Xác định vị trí xã Nga Thạch trên
 lược đồ.
- Âm nhạc: Ngôi nhà chung của chúng ta
Ngữ Văn: Chứng minh vai trò của môi trường với đời sống con người.
2.3.4. Xác định cách thức và mức độ tích hợp liên môn có hiệu quả trong tiết dạy: Tích hợp liên môn khi giới thiệu bài mới, khi khai thác đơn vị kiến thức mới.
Dạy học, đặc biệt là GDCD việc dẫn dắt vào bài rất quan trọng giúp các em bị cuốn hút vào bài, tạo tâm thế tinh thần phấn khởi, say mê để tiếp thu kiến thức mới. Giáo viên có thể vận dụng kiến thức Âm nhạc: Cho học sinh nghe một bài hát có nội dung liên quan đến giờ học. Hoặc giáo viên có thể vận dụng kiến thức hội hoạ bằng cách cho học sinh xem tranh ảnh về phong cảnh hoặc con người... Tất cả thể hiện trong lời dẫn vào bài của giáo viên sẽ làm cho học sinh chú ý, bị lôi cuốn và mở rộng thêm kiến thức cho các em.
	Khi dạy tiết 16: “Ngoại khóa về lịch sử địa phương” giáo viên cho học sinh xem những phóng sự, tư liệu, tranh ảnh về vẻ đẹp thơ mộng của mảnh đất Nga Sơn (Cửa Thần Phù, động Từ Thức, khung cảnh lễ hội) thì học sinh sẽ bị cuốn hút vào bài học đồng thời có thêm những kiến thức về Địa lí, Lịch sử quê hương Nga Sơn.
	Khi dạy tiết 32,33: Giáo viên cho HS nghe bài hát “Ngôi nhà chung của chúng ta” Âm nhạc 7. Qua lời giới thiệu, minh họa bằng các video học sinh đã một phần hiểu được nội dung chủ đề của bài học, đồng thời bằng những hình ảnh chân thực học sinh có thể hình dung được sự tác hại của rác thải - điều mà các em khó hình dung trong cuộc sống hiện nay. Có được những tác dụng như thế là do giáo viên đã khéo léo tích hợp với môn: “Mỹ thuật” hay “Âm nhạc” để mang lại hiệu quả cao cho giờ học.
Như vậy, để giải quyết được những yêu cầu giáo viên đặt ra trong giờ ngoại khóa thì học sinh – giáo viên cần huy động tất cả kiến thức liên môn có liên quan. Và chỉ có những kiến thức liên môn ấy mới làm cho nội dung bài học sâu sắc hơn, bao quát hơn, và những vấn đề đặt ra giải quyết dễ dàng hơn. Thông qua đó giúp học sinh bổ sung thêm kiến thức liên môn còn thiếu.
2.3.5. Thiết kế tiến trình dạy học các hoạt động của học sinh
2.3.5.1. Cách thức tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng tích hợp liên môn:
	* Bước 1: Giáo viên xây dựng, thiết kế bài học theo phân phối chương trình. 	
	Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS: Chuẩn bị, sưu tầm, tìm hiểu kiến thức liên môn có liên quan.
	* Bước 2: Triển khai các hoạt động dạy học trên lớp:
- Theo tiến trình, cấu trúc bài học đặc trưng bộ môn.
- Lồng ghép, tích hợp kiến thức liên quan các môn khác
- Khuyến khích HS tìm tòi, sáng tạo thể hiện nội dung bài học (vẽ tranh, sáng tác thơ, kịch...)
* Bước 3: Tổng kết, rút kinh nghiệm, củng cố nội dung-kiến thức-kĩ năng.
* Bước 4: Giao nhiệm vụ cho bài học tiếp theo.
2.3.5.2. Thiết kế giáo án minh họa dạy học tích hợp liên môn
GDCD 6 Tiết 16 N

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_lien_mon_trong_day_hoc_phan_ngoai_khoa_gdcd_6.doc