SKKN Tích hợp liên môn địa lí và lịch sử trong dạy học chủ đề: Hiệp hội các nước Đông Nam Á

SKKN Tích hợp liên môn địa lí và lịch sử trong dạy học chủ đề: Hiệp hội các nước Đông Nam Á

Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. Dạy học tích hợp liên môn đã được áp dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Tích hợp liên môn có tính thực tiễn, sinh động cao, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo động cơ học tập. Học các chủ đề tích hợp liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, nhờ đó năng lực và phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển. Ngoài ra, dạy học tích hợp liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn

Địa lí và Lịch sử là hai môn học có mối quan hệ chặt chẽ vớí nhau. Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, nhiều nội dung kiến thức được đề cập ở môn Địa lí lại được lặp lại ở môn Lịch sử. Để khắc phục tình trạng lặp lại kiến thức ở các tiết học, môn học và tạo hứng thú cho học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức, bản thân tôi đã chủ động xây dựng các chủ đề kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn dạy học, tôi đã mạnh dạn viết đề tài : « Tích hợp liên môn Địa lí và Lịch sử trong dạy học chủ đề : Hiệp hội các nước Đông Nam Á »

 

doc 23 trang thuychi01 40371
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp liên môn địa lí và lịch sử trong dạy học chủ đề: Hiệp hội các nước Đông Nam Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT ĐÔNG SƠN 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ TÍCH HỢP LIÊN MÔN ĐỊA LÍ VÀ LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á”
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Diệu
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa lí
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
 PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1
1. Lí do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
1
3. Đối tượng nghiên cứu
2
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
2
5. Phương pháp nghiên cứu
2
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
3
1. Cơ sở của việc lựa chọn sáng kiến
3
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
3
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4
1. Các biện pháp tổ chức thực hiện
4
2. Nội dung chủ đề
4
3. Ý nghĩa xây dựng chủ đề
4
4. Mục tiêu của chủ đề
5
5. Phương pháp dạy hoc
5
6. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và định hướng năng lực
6
7. Kế hoạch dạy học
7
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
17
1. Kết quả 
17
2. Bài học kinh nghiệm 
17
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
18
1. Kết luận
18
2. Kiến nghị
18
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. Dạy học tích hợp liên môn đã được áp dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Tích hợp liên môn có tính thực tiễn, sinh động cao, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo động cơ học tập. Học các chủ đề tích hợp liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, nhờ đó năng lực và phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển. Ngoài ra, dạy học tích hợp liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn
Địa lí và Lịch sử là hai môn học có mối quan hệ chặt chẽ vớí nhau. Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, nhiều nội dung kiến thức được đề cập ở môn Địa lí lại được lặp lại ở môn Lịch sử. Để khắc phục tình trạng lặp lại kiến thức ở các tiết học, môn học và tạo hứng thú cho học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức, bản thân tôi đã chủ động xây dựng các chủ đề kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn dạy học, tôi đã mạnh dạn viết đề tài :  « Tích hợp liên môn Địa lí và Lịch sử trong dạy học chủ đề : Hiệp hội các nước Đông Nam Á » 
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
“Tích hợp liên môn Địa lí- Lịch sử trong dạy học chủ đề: Hiệp hội các nước Đông Nam Á” nhằm khắc phục được tình trạng thiếu sự liên hệ tác động giữa kiến thức Địa lí và Lịch sử trong dạy học. Học sinh ngoài sử dụng các kiến thức Địa lí còn vận dụng kiến thức môn Lịch sử để giải quyết các vấn đề thực tiễn hiện nay, về sự phát triển kinh tế và tác động của nó trong xu thế toàn cầu hóa.
- Tạo điều kiện đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học. Học sinh được hoạt động, được tự do học tập và tự nghiên cứu thông qua đó góp phần hướng tới hình thành các năng lực, phẩm chất cho học sinh.
- Nội dung học tập của bài được xây dựng thành chủ đề với các hoạt động học được xây dựng nối tiếp nhau thành một chuỗi các hoạt động liên tục có gắn kết với nhau, học sinh được nghiên cứu trên lớp, ở nhà từ đó góp phần làm tăng thời gian học tập của học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tiễn giảng dạy, tôi chọn 1 số lớp của Trường THPT Đông Sơn 2 để thực hiện
- Nội dung tìm hiểu về “Hiệp hội các nước Đông Nam Á” bao gồm: Quá trình hình thành và phát triển, mục tiêu và cơ chế hợp tác, thành tựu và thách thức, Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu chỉ tập trung vào lĩnh vực: Tích hợp cấu trúc lại nội dung bài 11- Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Địa lí lớp 11) và bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ (Lịch sử lớp 12) thành một chủ đề có tên là: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học tích hợp liên môn
- Phương pháp quan sát thực tế qua các tiết dự giờ thao giảng
- Phương pháp thử nghiệm dạy học tích hợp liên môn địa lí- lịch sử thực hiện tại lớp 11A5, 11A6.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của học sinh.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp thống kê.
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Như chúng ta đã biết, theo mục tiêu của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân”. Công cuộc đổi mới hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đào tạo những con người toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mỗi môn học trong nhà trường phổ thông với đặc trưng của mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ. Mặt khác, Địa lí học có mối quan hệ rất chặt chẽ với các khoa học khác, môn học khác và nhất là với môn học Lịch sử. Qua thực tế giảng dạy ở trường phổ thông, tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên môn Địa lí với Lịch sử sẽ mang lại hiệu quả giảng dạy và học tập rất cao. Dạy học tích hợp liên môn sẽ giúp các em say mê, hứng thú học tập hơn với môn học, không còn cảm giác nhàm chán, khô khan khi học Địa lí và Lịch sử nữa.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Tại trường THPT Đông Sơn 2 nơi tôi đang công tác, đa phần học sinh đều lựa chọn môn Địa lí và Lịch sử là môn thi tốt nghiệp THPTQG. Vì vậy, ngay từ đầu năm học, tổ nhóm bộ môn Địa lí- Lịch sử đã phải xây dựng kế hoạch dạy học làm sao mang lại hiệu quả tốt nhất, khoa học nhất, để giảm bớt sự trùng lặp kiến thức trong chương trình giữa các môn học và gây sự hứng thú cho học sinh học tập.
Dạy học tích hợp kiến thức liên môn là phương pháp dạy học khó, đòi hỏi cả giáo viên và học sinh đều phải đầu tư thời gian nghiên cứu tài liệu và chuẩn bị kĩ kiến thức trước khi lên lớp. “Hiệp hội các nước Đông Nam Á” là nội dung được đề cập đến trong chương trình Địa lí lớp 11và lịch sử lớp 12 của chương trình THPT
- Chương trình Địa lí lớp 11: Bài 11 - “Khu vực Đông Nam Á” đề cập đến vị trí địa lí, dân cư, kinh tế và sự ra đời hoạt động của ASEAN. Trong bài này có một tiết dạy về Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
- Chương trình lịch sử lớp 12: Bài 4 - “Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ” đề cập đến sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.
	Thực tế dạy học hiện nay, giáo viên vẫn trung thành với sự sắp xếp kiến thức như trong sách giáo khoa, cố gắng diễn đạt, truyền thụ cho học sinh nắm được những kiến thức cơ bản nhất. Tuy nhiên phương pháp học truyền thống đó chưa giúp các em phát triển được tư duy, chưa tạo được niềm hứng thú cho các em, giáo viên vẫn là “trung tâm” của hoạt động dạy học, học sinh chưa làm chủ được kiến thức, chưa phát triển được các năng lực của học sinh.
	Qua việc thực nghiệm và quan sát các đồng nghiệp của mình nơi tôi công tác, tôi nhận thấy việc dạy học tích hợp liên môn cùng với phương pháp dạy học tích cực sẽ tạo cho học sinh hoàn toàn tự lực trong học tập, học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn, tạo môi trường thuận lợi cho học sinh phát huy tính sáng tạo.
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
- Trong đề tài này, tôi đã xây dựng nội dung tích hợp cả kiến thức môn Địa lí lớp 11- Bài 11, tiết 3 và bài 4 môn Lịch sử lớp 12 thành một chủ đề dạy học: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
- Phương án/ kế hoạch dạy học chủ đề Hiệp hội các nước Đông Nam Á:
+ Thời lương dạy học chủ đề: 2 tiết
+ Thời điểm thực hiện chủ đề dạy học theo kế hoạch dạy ở lớp 11.
- Trên cơ sở 2 bài học có nội dung giống nhau trong việc tìm hiểu về ASEAN nên tôi đã cấu trúc lại nội dung thành một chủ đề “ Hiệp hội các nước Đông Nam Á” để thuận lợi cho việc dạy học liên môn và tránh dạy lặp lại kiến thức 
2. Nội dung của chủ đề:
- Quá trình thành lập: Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và cơ chế hoạt động, tính chất, nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức ASEAN 
- Quá trình phát triển:
+ Giai đoạn 1967 – 1975
+ Giai đoạn 1976 đến nay
- Thành tựu tiêu biểu và thách thức của ASEAN
- Việt Nam trong qua trình hội nhập ASEAN.
3. Ý nghĩa xây dựng chủ đề: 
Việc cấu trúc lại nội dung bài học về « Hiệp hội các nước Đông Nam Á » thành chủ đề học tập là cần thiết vì: 
- Nội dung của chủ đề này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì thế việc xây dựng thành chủ đề kiến thức sẽ giúp cho học sinh có cái nhìn tổng thể xuyên suốt về Hiệp hội các nước Đông Nam Á, tổ chức liên kết của khu vực.
- Khắc phục được tình trạng lặp lại kiến thức giữa các tiết, các môn học; học sinh ngoài việc sử dụng kiến thức của môn Địa lí còn vận dụng kiến thức của môn Lịch sử để lí giải cho các vấn đề, nội dung học tập 
- Thuận lợi hơn cho việc đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, học sinh được hoạt động, được tự học và tự nghiên cứu thông qua đó góp phần hình thành các năng lực, phẩm chất cho học sinh.
- Thời gian học tập theo chủ đề được nhiều hơn, việc xây dựng thành chủ đề và các hoạt động học được xây dựng nối tiếp nhau thành một chuỗi các hoạt động, học sinh được nghiên cứu trên lớp, ở nhà, từ đó góp phần làm tăng thời gian học tập của học sinh.
4. Mục tiêu của chủ đề: 
 Sau khi học xong chủ đề học sinh cần đạt:
4.1. Về kiến thức:
- Hiểu được các nước trong khu vực Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế và văn hóa.
- Hiểu rõ quá trình thành lập và phát triển của tổ chức ASEAN.
- Phân tích được những thành tựu và thách thức của ASEAN, quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN.
- Nhận biết được các biểu tượng của ASEAN.
4.2. Kĩ năng: 
- Nhận xét tư liệu, so sánh số liệu về ASEAN.
- Rèn luyện các phương pháp tự học, tự nghiên cứu, khai thác kênh hình,
4.3. Thái độ, tư tưởng:
- Nhìn nhận sự hội nhập kinh tế khu vực Đông Nam Á là mang tính tất yếu và phù hợp với xu thế phát triển chung của nhân loại. 
- Xây dựng tinh thần hợp tác, có ý thức nâng cao trình độ, kĩ năng để hội nhập thành công.
4.4. Các năng lực chính hướng tới:
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; Năng lực sử dụng bản đồ; Năng lực sử dụng số liệu thống kê, tranh ảnh.
5. Phương pháp dạy học:
- Dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trao đổi đàm thoại
- Sử dụng tranh ảnh, lược đồ.
- Ứng dụng CNTT
6. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và định hướng năng lực chính được hình thành trong chủ đề: 
Nội dung
 Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Quá trình thành lập ASEAN
- Trình bày được quá trình thành lập, mục tiêu cơ chế hoạt động, tính chất của tổ chức ASEAN
Giải thích được lí do vì sao các nước Đông Nam Á lại hợp tác với nhau
Nhận xét về quá trình hình thành ASEAN
2.Quá trình phát triển
Nêu được những biểu hiện của sự hợp tác, liên kết giữa các thành viên ASEAN
Giải thích được vì sao quá trình phát triển của ASEAN lại chia thành 2 giai đoạn.
3.Thành tựu tiêu biểu và thách thức của ASEAN
ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tạo nên những chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội các nước thành viên.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, ASEAN còn phải đối mặt với những khó khăn thách thức nào, giải pháp 
4. Quan hệ Việt Nam – ASEAN
Nhận biết quan hệ Việt Nam và ASEAN qua các thời kì. 
Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN
Định hướng năng lục được hình thành:
+ NLC: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
+ NLCB: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; Năng lực sử dụng bản đồ; Năng lực sử dụng số liệu thống kê, tranh ảnh.
7. Kế hoạch dạy học
1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
	- Máy tính, máy chiếu
	- Tranh ảnh minh họa
	- Các tư liệu liên quan đến bài giảng.
	- Giấy A4, bút dạ.
b. Chuẩn bị của học sinh.
	- Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan
	- Chuẩn bị tài liệu báo cáo theo các nhóm.
2. Tổ chức các hoạt động học tập
	A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT
* Bước 1: GV cho HS quan sát các hình ảnh để thảo luận một số câu hỏi dưới đây:
 Đây là biểu tượng của tổ chức liên kết khu vực nào? Ý nghĩa của biểu tượng?
 Em biết gì về tổ chức này?
* Bước 2: Học sinh quan sát hình ảnh, sau đó đại diện học sinh trả lời.
* Bước 3: GV nhận xét và mở rộng:
 	Lá cờ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã được thông qua trong tháng 7 năm 1997, và bao gồm các biểu tượng chính thức của ASEAN trên một nền màu xanh. Thiết kế của lá cờ có nguồn gốc từ Emblem của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á .Các biểu tượng của lá cờ chính thức được trình bày chi tiết trong Hiến chương ASEAN . Màu xanh đại diện cho hòa bình và ổn định, màu đỏ tượng trưng cho lòng can đảm và tính năng động, màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, và màu vàng tượng trưng cho sự thịnh vượng. Các thân cây tượng trưng cho các thành viên của ASEAN . Các màu sắc của lá cờ màu xanh, đỏ, trắng, và màu vàng đại diện cho màu sắc chính của những lá cờ quốc gia của tất cả mười nước thành viên ASEAN. . Mười thân cây lúa thể hiện ước mơ của các nhà sáng lập ASEAN cho một ASEAN với sự tham dự của 10 nước Đông Nam Á, cùng nhau gắn kết tạo dựng tình bạn và sự đoàn kết. Vòng tròn tượng trưng cho sự thống nhất.
	B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về quá trình thành lập của ASEAN 
a. Hình thức: Hoạt động cá nhân/ nhóm	
b. Tiến trình dạy học: 
* Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin kết hợp với quan sát các hình ảnh để thảo luận, trả lời các câu hỏi sau đây:
- Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập trong hoàn cảnh nào?
- Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN?
- Tính chất của tổ chức ASEAN?
- Nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN?	
- Cơ cấu tổ chức của ASEAN 
* Bước 2: HS thảo luận, trao đổi kiến thức
* Bước 3: Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận
* Bước 4: GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
Hoàn cảnh ra đời:
- Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á bước vào thời kì phát triển kinh tế và văn hóa, đòi hỏi phải tăng cường hợp tác giữa các nước.
- Các nước Đông Nam Á muốn hạn chế ảnh hưởng và sự can thiệp của các nước lớn ngoài khu vực.
- Xu thế khu vực hóa mở rộng, cách mạng khoa học-kỹ thuật diễn ra mạnh mẽ.
- Trên thế giới xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác mang tính khu vực: Khối thị trường chung châu Âu(EEC), cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách liên kết với nhau.
Trước tình hình đó, ngày 8.8.1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng cốc (Thái Lan) với 5 nước đầu tiên : Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo. 
2. Mục tiêu và cơ chế hoạt động:
* Mục tiêu: Tuyên bố Băng Cốc 1967, tuyên bố Kuala Lumpur 1971 và Hiệp ước Bali 1976 đã khẳng định rõ mục tiêu chiến lược của ASEAN là:
 	+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
	+ Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.
	+ Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khác.
=> Mục tiêu tổng quát: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
*Cơ chế hợp tác: 
2.Tính chất: ASEAN là một liên minh chính trị – kinh tế của khu vực ĐNA.
3. Nguyên tắc hoạt động: 
	+ Cùng nhau tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
	+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
	+ Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.
	+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình 
	+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế văn hóa và xã hội.
4. Cơ cấu tổ chức:
HỘI NGHỊ CẤP CAO
Hội đồng điều phối
Hội đồng
Cộng đồng kinh tế
Các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng (17 cơ quan)
Các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng (14 cơ quan)
Các cơ quan giúp việc trực thuộc
Các cơ quan giúp việc trực thuộc
Hội đồng
Cộng đồng an ninh – chính trị
Hội đồng
Cộng đồng VH- XH
Các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng (6 cơ quan)
Các cơ quan giúp việc trực thuộc
Ủy ban thường trực
Ban thư kí
Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình phát triển của ASEAN
a. Hình thức: Hoạt động cá nhân/ Nhóm	
b. Tiến trình dạy học: 
* Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin kết hợp với quan sát các hình ảnh để thảo luận, trả lời các câu hỏi sau đây:
+ Hoạt động của tổ chức ASEAN được chia thành mấy giai đoạn?
+ Tìm hiểu hoạt động cụ thể của từng giai đoạn?
* Bước 2: HS trao đổi, thảo luận 
* Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung kiến thức cho nhau
* Bước 4: GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
*Giai đoạn từ 1967 – 1975: ASEAN là một tổ chức non yếu, sự hợp tác giữa các nước hội viên còn rời rạc.
*Giai đoạn từ 1976 – nay: ASEAN có nhiều bước phát triển, cụ thể:
+ Tháng 2-1976, tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia), Hiệp ước Bali được kí kết xác lập 5 nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ĐNA: Đây là lần đầu tiên ASEAN đưa ra những nguyên tắc hoạt động của mình.
+ Mối quan hệ giữa ASEAN với các nước Đông Dương được cải thiện từ thập niên 80 khi vấn đề Campuchia được giải quyết. Các nước này đã bắt đầu quá trình đối thoại, hòa dịu. Từ đầu những năm 90 các nước ASEAN và Đông Dương, đã diễn ra nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi và hợp tác về kinh tế, văn hoá, khoa học –kỹ thuật 
+ASEAN không ngừng mở rộng thành viên: Với việc kết nạp Brunây
 ( 1984), Việt Nam (1995), Lào và Myanma (1997), Campuchia (1999) đã đưa ASEAN từ 5 nước sáng lập ban đầu đã phát triển thành 10 nước thành viên hợp tác ngày càng chặt chẽ về mọi mặt.
=> Như vậy đến năm 1999 ASEAN trở thành ASEAN toàn Đông Nam Á.
+ ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Năm 2007, Hiến chương ASEAN được kí kết đã đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, văn hoá nhằm xây dựng 1 cộng đồng ASEAN có vị trí cao và hiệu quả hơn.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu thành tựu tiêu biểu và thách thức của ASEAN:
a. Hình thức: Hoạt động cá nhân/ Nhóm
b. Tiến trình dạy học: 
* Bước 1: Đọc thông tin kết hợp với quan sát các hình ảnh để thảo luận và trả lời các câu hỏi sau đây:
Ma lai xi a	Xingapo
PARA GAME	SEA GAME
 	 Giao lưu văn hóa ASEAN	 Trường Đại học quốc tế VN- Xingapo 
+ Trình bày các thành tựu của ASEAN? Nguyên nhân dẫn tới các thành tựu đó?
+ Thách thức và giải pháp của ASEAN?
* Bước 2: HS nghiên cứu, thảo luận.
* Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung kiến thức.
* Bước 4: Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức 
Hướng dẫn trả lời:
- Qua hơn 40 năm ra đời (1967-2007) ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tạo nên những chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội các nước thành viên.
1.Thành tựu 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối khá cao như Thái Lan là 9%, Inddonexia là 7,5%, Xingapo là 12% và trở thành “ con rồng “ nổi trội trong bốn “ con rồng “ kinh tế của Châu Á. Năm 2004 GDP của ASEAN đạt 799,9 tỉ USD, giá trị xuất khẩu đạt gần 552,5 tỉ USD, giá trị nhập khẩu gần 492 tỉ USD.
=> Thách thức: tăng trưởng không đều, trình độ phát triển chênh lệch dẫn tới một số nước có nguy cơ tụt hậu.
=> Giải pháp: tăng cường các dự án, chương trình phát triển cho các nước có tốc độ phát triển kinh tế chậm hơn.
2. Thành tựu 2: Đời sống nhân dân đã được cải thiện, bộ mặt các quốc gia có sự thay đổi nhanh chóng, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa. Nhiều đô thị của các nước thành viên như Xingapo, Gia các ta( In-đô-nê-xi-a), Băng Cốc( Thái Lan), Kua-la-lăm-pơ( Ma-lai-xi-a), Thành phố Hồ Chí Minh ( Việt Nam) đã dần tiến kịp trình độ đô thị của các nước tiên tiến.
=> Thách thức: Còn mộ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_lien_mon_dia_li_va_lich_su_trong_day_hoc_chu_d.doc