SKKN Tích hợp kỹ năng sống với môi trường trong chương III - Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường - phần vii - sinh thái học - ban cơ bản nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường thpt Nguyễn Hoàng

SKKN Tích hợp kỹ năng sống với môi trường trong chương III - Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường - phần vii - sinh thái học - ban cơ bản nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường thpt Nguyễn Hoàng

Ở nước ta hiện nay, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các nhà trường đang được quan tâm và trở thành một xu hướng phát triển giáo dục. Trong báo cáo đánh giá tổng quan về các chương trình giáo dục kỹ năng (UNICEF Regional Office for South Asia, 2005) nhận định rằng các chương trình kỹ năng sống phát triển rất nhanh ở khu vực Nam Á. Một trong những lý do chính là tại những khu vực này trước đây người dân chưa được tiếp cận với những chương trình giáo dục kỹ năng sống; trong khi đó trẻ em phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ và thách thức trong xã hội. Điều này đòi hỏi trẻ phải được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng sống để có thể ứng phó một cách hiệu quả các tình huống xảy ra trong đời sống hàng ngày.

 Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày một nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, nhịp sống nhanh của xã hội hiện đại làm cho gia đình không dành nhiều thời gian cho con như trước nữa, kết quả trẻ ít nhận được sự chăm sóc và dạy bảo từ bố mẹ. Thêm vào đó sự thay đổi nhanh chóng của xã hội cũng làm cho các giá trị đạo đức, chuẩn mực xã hội cũng như phong cách sống thay đổi. Sự khác biệt về cách suy nghĩ, cách sống và chuẩn mực giữa bố mẹ và con cái ngày một lớn làm gia tăng mâu thuẫn gia đình, tạo thêm căng thẳng cho trẻ, làm rào cản cho trẻ trong việc tiếp nhận sự hỗ trợ từ bố mẹ. Tiếp đó là sự phát triển và bùng nổ thông tin làm cho con người mất dần kiểm soát và dễ bị ảnh hưởng hơn; đồng thời làm con người trở nên cô độc, phụ thuộc hơn. Những vấn đề về hành vi có tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe như nghiện rượu, nghiện thuốc lá, Internet, bạo lực học đường, sức khỏe sinh sản, ô nhiễm môi trường, đang ngày một gia tăng.

 

doc 24 trang thuychi01 6360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp kỹ năng sống với môi trường trong chương III - Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường - phần vii - sinh thái học - ban cơ bản nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường thpt Nguyễn Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HOÀNG 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
TÍCH HỢP KỸ NĂNG SỐNG VỚI MÔI TRƯỜNG TRONG CHƯƠNG III - HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG - PHẦN VII - SINH THÁI HỌC - BAN CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN HOÀNG 
Người thực hiện: Lê Thị Ánh Tuyết
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Sinh học.
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I - Mở đầu
1
II - Nội dung sáng kiến
3
2.1 - Cơ sở lý luận 
3
2.2 - Thực trạng vấn đề 
4
2.3 - Giải pháp và tổ chức thực hiện
5
2.3.1 - Các kỹ năng tích hợp trong bài dạy
5
2.3.2 - Nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp
5
2.3.3 - Một số bài soạn tích hợp
9
2.4 - Hiệu quả đề tài 
18
III - Kết luận và kiến nghị
20
Phần 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
	Ở nước ta hiện nay, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các nhà trường đang được quan tâm và trở thành một xu hướng phát triển giáo dục. Trong báo cáo đánh giá tổng quan về các chương trình giáo dục kỹ năng (UNICEF Regional Office for South Asia, 2005) nhận định rằng các chương trình kỹ năng sống phát triển rất nhanh ở khu vực Nam Á. Một trong những lý do chính là tại những khu vực này trước đây người dân chưa được tiếp cận với những chương trình giáo dục kỹ năng sống; trong khi đó trẻ em phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ và thách thức trong xã hội. Điều này đòi hỏi trẻ phải được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng sống để có thể ứng phó một cách hiệu quả các tình huống xảy ra trong đời sống hàng ngày.
	Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày một nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, nhịp sống nhanh của xã hội hiện đại làm cho gia đình không dành nhiều thời gian cho con như trước nữa, kết quả trẻ ít nhận được sự chăm sóc và dạy bảo từ bố mẹ. Thêm vào đó sự thay đổi nhanh chóng của xã hội cũng làm cho các giá trị đạo đức, chuẩn mực xã hội cũng như phong cách sống thay đổi. Sự khác biệt về cách suy nghĩ, cách sống và chuẩn mực giữa bố mẹ và con cái ngày một lớn làm gia tăng mâu thuẫn gia đình, tạo thêm căng thẳng cho trẻ, làm rào cản cho trẻ trong việc tiếp nhận sự hỗ trợ từ bố mẹ. Tiếp đó là sự phát triển và bùng nổ thông tin làm cho con người mất dần kiểm soát và dễ bị ảnh hưởng hơn; đồng thời làm con người trở nên cô độc, phụ thuộc hơn. Những vấn đề về hành vi có tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe như nghiện rượu, nghiện thuốc lá, Internet, bạo lực học đường, sức khỏe sinh sản, ô nhiễm môi trường,đang ngày một gia tăng.
	Do đó nhằm nâng cao năng lực cho trẻ để trẻ có thể đối phó với những thách thức từ xã hội và môi trường, tránh khỏi những ảnh hưởng xấu từ xã hội để từ đó phát huy hết khả năng bản thân thì việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào trong chương trình học ở các cấp, bậc học là hết sức cần thiết. Chúng ta phải dạy những điều học sinh cần thay vì dạy những điều sẽ cần trong cuộc sống.
Trong số các kỹ năng sống cần trang bị cho học sinh hiện nay thì dạy các em kỹ năng sống với môi trường là nội dung quan trọng. Trước đây, khi xã hội loài người còn kém phát triển các tác động của con người đến môi trường không đáng kể; nhưng xã hội càng phát triển thì tác động đó càng gia tăng. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã làm cho tác động của con người đến môi trường ngày càng rộng lớn và sâu sắcVới những tác động tiêu cực sẽ làm cho chất lượng môi trường bị giảm sút, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, cân bằng sinh thái bị đảo lộn và ô nhiễm nghiêm trọng... Do đó việc giáo dục kỹ năng sống với môi trường cho học sinh càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Môn sinh học là một trong những môn học được lựa chọn để tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống với môi trường. Là giáo viên giảng dạy bộ môn này tôi nhận thấy cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng bài học và tiến hành lựa chọn nội dung phù hợp, cần khai thác những nội dung nào, mức độ khai thác, các phương pháp và phương tiện khai thác sao cho có hiệu quả nhất mà vẫn đảm bảo không gây quá tải quá trình học tập của học sinh.
Vì vậy, để giúp các em có những hiểu biết, hành động tích cực, thân thiện hơn với môi trường sống tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Tích hợp kỹ năng sống với môi trường trong chương III - Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường - phần VII - Sinh thái học SGK sinh học 12 - Ban cơ bản nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở trường THPT Nguyễn Hoàng”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Đề tài nghiên cứu giúp học sinh:
- Có được những khái niệm cơ bản về môi trường, hiểu được một số vấn đề nóng đang xảy ra với môi trường và mức độ nghiêm trọng của những vấn đề này.
- Hiểu được thế nào là hành vi thân thiện và không thân thiện với môi trường, từ đó có kỹ năng nhận diện các hành vi đó một cách chính xác.
- Hiểu được hệ quả của hành vi trong tương tác với môi trường qua đó điều chỉnh hành vi cho phù hợp.
- Hiểu và có kỹ năng làm chủ trong các vấn đề về môi trường, có kỹ năng suy nghĩ về hệ quả trước khi hành động để định hướng cho việc lựa chọn hành vi.
- Hiểu được kỹ năng sinh tồn, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu tiến tới thực hiện thành thạo kỹ năng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đề tài tập trung vào việc giáo dục cho học sinh các kỹ năng sống với môi trường bao gồm: Kỹ năng nhận biết hành vi thân thiện và không thân thiện với môi trường; kỹ năng sinh tồn, ứng phó với thiên nhiên và biến đổi khí hậu; kỹ năng làm chủ trong các hành vi về môi trường; kỹ năng suy nghĩ về hệ quả trước khi hành động.
- Đề tài có thể áp dụng cho học sinh khối 12 trong các giờ học chính khóa và trong các hoạt động ngoại khóa đối với học sinh khối 10 và 11.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. 
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
Phần 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Các quan niệm về kỹ năng sống.
* Kỹ năng sống theo ngôn ngữ đời thường.
	Là những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống để có thể tồn tại độc lập không phụ thuộc vào người khác. Tuy nhiên quan niệm này không phù hợp khi ứng dụng vào trường học. Bởi các chương trình giáo dục ở trường học cần có trọng tâm, đảm bảo tính hiệu quả, phù hợp với môi trường học. Với nguồn lực có hạn nhà trường không thể đào tạo tất cả những gì trẻ em cần.
* Kỹ năng sống theo quan niệm của thế giới.
	World Health Organisation quan niệm: “Kỹ năng là khả năng giúp con người có thể thực hiện các hành vi cụ thể (). Kỹ năng sống là những khả năng thực hiện các hành vi có tính thích nghi và tích cực, nó giúp cá nhân ứng phó một cách hiệu quả với những đòi hỏi và thách thức của cuộc sống hàng ngày” [3].
	Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) nhận định: “Kỹ năng sống được định nghĩa là những khả năng tâm lý giúp thực hiện các hành vi thích ứng và tích cực, những hành vi này sẽ giúp cá nhân đối phó một cách hiệu quả với những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống” [4].
* Kỹ năng sống theo một số tác giả ở Việt Nam.
Theo Nguyễn Quang Uẩn, kỹ năng sống “Là một tổ hợp phức tạp của một hệ thống các kỹ năng nói lên năng lực sống của con người, giúp con người thực hiện công việc và tham gia vào cuộc sống hàng ngày có kết quả, trong những điều kiện xác định của cuộc sống” [2]. 
 Khác với Nguyễn Quang Uẩn, Trần Thị Lệ Thu cho rằng kỹ năng sống “là những năng lực (góc độ kỹ thuật của hành động) mà nó phản ánh những giá trị sống trong những hoạt động giao tiếp hàng ngày”.
2.1.2. Lựa chọn kỹ năng sống vào trong chương trình để giảng dạy.
	Trong xã hội hiện đại, học sinh phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức như bạo lực học đường, sức khỏe sinh sản, ô nhiễm môi trường Vì vậy có nhiều kỹ năng sống các em cần phải học tập.Tuy nhiên nhà trường không đủ thời gian và nguồn lực để dạy học sinh tất cả những điều các em cần. Do đó cần phải lựa chọn các kỹ năng sống thích hợp để dạy cho học sinh.
 UNICEF và WHO - đã lựa chọn hai chương trình can thiệp dạy kỹ năng sống đã được kiểm chứng khoa học là RECAP và Kỹ năng xã hội cho học sinh.
	RECAP (Reach Educators, Children and Parents) là một chương trình phòng ngừa được phát triển từ năm 1994 nhằm can thiệp cho học sinh có nhiều vấn đề cùng một lúc ở mức nhẹ đến trung bình. Chương trình này giúp trẻ giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề về cảm xúc như căng thẳng, lo âuvà các hành vi có vấn đề như chống đối, nghiện rượu, bạo lực học đường
Kỹ năng xã hội được Le Croy và Rose viết 1986 nhằm trang bị cho thanh thiếu niên những kỹ năng xã hội cần thiết để xây dựng các mối quan hệ bạn bè tích cực; có những kỹ năng giải quyết các xung đột cũng như những vấn đề gặp phải trong mối quan hệ xã hội với bạn bè cùng lứa hoặc người lớn tuổi. Chương trình giúp trẻ cải thiện các hành vi tích cực (LeCroy and Rose, 1986), giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề về nghiện chất (LeCroy & Mann, 2004), có thai ngoài ý muốn và ngăn ngừa HIV (St.Lawrence, Jefferson, Alleyne, & Brasfield, 1995) cũng như can thiệp giúp trẻ khi trẻ được coi là có vấn đề.
2.1.4. Vai trò giáo dục kỹ năng sống trong trường học.
	UNICEF (2012) kết luận rằng giáo dục kỹ năng sống giúp:
- Nâng cao hiểu biết về HIV đặc biệt là các con đường lây truyền.
- Thay đổi thái độ của trẻ với các nhóm thiểu số.
- Giảm định kiến về giới ở cả trẻ nam và nữ.
- Cải thiện vệ sinh cá nhân.
- Giảm áp lực nhóm và ảnh hưởng xã hội theo hướng xấu lên những hành vi không có lợi cho sức khỏe.
- Nâng cao sự tự tin của học sinh, tăng cường các mối quan hệ gia đình.
- Ảnh hưởng tốt đến giáo viên đặc biệt là việc nâng cao khả năng kiên định và sự tự tin.
- Tăng cường tính chủ động tham gia.
- Nâng cao ý thức về môi trường đồng thời quan tâm nhiều hơn đến thế giới xung quanh.
2.1.5. Phương pháp tích hợp các nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học ở trường trung học.
- Tích hợp có nghĩa là “gộp lại, sáp nhập lại thành một tổng thể”. Phương thức tích hợp các môn học đã được vận dụng tương đối phổ biến ở nhiều nước, riêng ở Việt Nam đã có nhiều môn học vận dụng vào quá trình dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Dạy học tích hợp giúp phát triển các năng lực, đặc biệt là trí tưởng tượng khoa học và tư duy của học sinh. Khi tích hợp một cách hợp lý và có ý nghĩa các nội dung gần với cuộc sống vào môn học để học sinh nhận thấy ý nghĩa của các kiến thức, kỹ năng, năng lực cần lĩnh hội. Do đó việc học không trở nên nặng nề và thiếu hứng thú.
- Mức độ vận dụng.
+ Tích hợp toàn phần được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của môn học hoặc nội dung một bài cụ thể có nội dung chính là kiến thức về giáo dục kỹ năng sống.
+ Tích hợp bộ phận được thực hiện khi một phần kiến thức của bài học có nội dung về giáo dục kỹ năng sống.
+ Hình thức liên hệ là hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ có một số nội dung liên quan tới giáo dục kỹ năng sống, song không nêu rõ nội dung của bài học. Do vậy giáo viên phải khai thác kiến thức môn học và liên hệ với các nội dung về giáo dục kỹ năng sống.
2.2. Thực trạng vấn đề.  
* Đối với học sinh.
Thực tế cho thấy, tình trạng học sinh thiếu KNS vẫn xảy ra, biểu hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các tình huống trong cuộc sống như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, gây phiền hà cho người khác khi sử dụng điện thoại di động, ....
* Đối với giáo viên:
Trong thực tế, khi xây dựng chương trình dạy học, nội dung dạy học trên lớp, giáo viên đều phải xây dựng 3 mục tiêu: cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ. Tuy nhiên, do phải chuyển tải nhiều nội dung trong khi thời gian có hạn, giáo viên có khuynh hướng tập trung cung cấp kiến thức mà ít quan tâm rèn luyện kỹ năng cho học sinh, nhất là kỹ năng ứng xử với xã hội, ứng phó và hòa nhập với cuộc sống.
Nội dung và phương pháp giáo dục trong các nhà trường hiện nay còn xem trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Khi thực hiện giáo dục kỹ năng sống giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng do chưa có tài liệu cho giáo viên và học sinh, tiêu chí đánh giá chưa cụ thể, chưa được đào tạo đúng chuyên môn... 
Tổ chức giáo dục kỹ năng sống có những đặc thù riêng khác với các hoạt động giáo dục khác, nội dung giáo dục không chỉ diễn ra trong môn học mà còn thông qua một số hoạt động khác (hoạt động ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ,...) nên còn gặp phải khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí để thực hiện.
2.3. Giải pháp thực hiện
2.3.1. Các kỹ năng sống với môi trường cần tích hợp trong bài dạy.
- Kỹ năng nhận diện hành vi thân thiện và không thân thiện với môi trường.
- Kỹ năng nhận biết hệ quả của các hành vi đối với môi trường.
- Kỹ năng làm chủ trong các vấn đề về môi trường.
- Kỹ năng sinh tồn, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu.
2.3.2 Một số nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp giáo dục kỹ năng sống với môi trường trong chương III - phần sinh thái học (sinh học 12 - chương trình chuẩn).
Tên bài
Địa chỉ tích hợp (tích hợp vào nội dung nào của bài)
Nội dung
giáo dục kỹ năng sống với môi trường
Mức độ tích hợp
Bài 42: Hệ sinh thái
III. Các kiểu hệ sinh thái trên trái đất.
- Những hành vi không thân thiện của con người đối với hệ sinh thái như chặt phá rừng, săn bắt động vật hoang dã, đốt rừng, các chất thải độc hại ra môi trường sẽ gây ra các tác động xấu. 
- Những hành vi thân thiện của con người như bảo vệ rừng và trồng rừng, hạn chế rác thải, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sẽ duy trì và bảo vệ hệ sinh thái.
- Đối với các hệ sinh thái nhân tạo cần thực hiện các biện pháp cải tạo như bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại hay cần loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ đối với hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm cá.
Liên hệ
Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
II. Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật
Chuỗi và lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ của các loài sinh vật về mặt dinh dưỡng. Trong tự nhiên mỗi loài có một chức năng nhất định và sự tồn tại của chúng giúp duy trì hệ sinh thái ổn định tự nhiên. Sự thay đổi của 1 loài sẽ làm ảnh hưởng đến loài khác cũng như toàn bộ môi trường. Do đó chúng ta phải bảo vệ các loài động, thực vật, bảo vệ môi trường.
Ví dụ: Loài gián ăn chất hữu cơ đang phân hủy - chứa nhiều N2. Sau đó giải phóng N2 qua phân. Nitơ xâm nhập vào đất và cây lấy N2 sinh trưởng. Khi gián biến mất phá vỡ chu kỳ tuần hoàn của N2 à thảm họa đối với rừng và các loài sử dụng nó làm thức ăn à thiếu thức ăn đối với những loài ở cấp cao hơn trong chuỗi thức ăn.
Liên hệ
Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển.
II.1. Chu trình Cacbon.
II.2. Chu trình Nito
II.3.Chu trình Nước
III. Sinh quyển
- Khí CO2 và các khí nhà kính khác tăng gây nên hiệu ứng nhà kính. Kết quả làm trái đất nóng lên, sa mạc mở rộng, đất xói mòn, hạn hán tăng, Khu vực ven biển bị thiên tai đe dọa, băng ở vùng cực tan chảy làm cho mặt biển tăng cao hơn 1m, tràn ngập nhiều thành phố và bến cảng.
Vậy chúng ta phải làm gì?
- Tiết kiệm điện: Sử dụng ánh sáng tự nhiên, dùng bóng đèn tiết kiệm điện, tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng, giảm lượng tiêu hóa năng lượng dầu mỏ và than.
- Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
- Bảo vệ rừng, tích cực trồng cây gây rừng.
- Xử lý ô nhiễm không khí, nghiên cứu công nghệ chuyển hóa CO2 thành chất khác, ngăn thải các khí metan, halogen, clo, flo,... 
N2 tham gia cấu tạo nên các đại phân tử như Protein, enzim Thiếu N2 làm cho sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, xuất hiện màu vàng nhạt trên lá. Biện pháp cung cấp N2:
- Qua phân bón 
- Trồng cây họ Đậu góp phần cải tạo đất (Vi khuẩn thuộc chi Rhizobium - Vi khuẩn cố định N2 tiết Enzim Nitrogennaza phá vỡ liên kết cộng hóa trị bền vững giữa hai nguyên tử N2, biến N2 thành Nitơ trong NH4+).
- Thả bèo hoa dâu vào ruộng lúa làm tăng lượng đạm do hoạt động vi khuẩn lam Cyanobacteria.
- Cung cấp cho đất các chế phẩm sinh học là các vi sinh vật cố định đạm.
- Đảm bảo đất luôn tơi xốp, thoáng khí ngăn chặn quá trình phản Nitrat hóa, tránh mất N2 (Phản Nitrat hóa là quá trình chuyển hóa Nitrat thành N2 do các VSV kị khí thực hiện).
- Hành vi ảnh hưởng xấu đến nguồn nước: 
+ Sử dụng lãng phí làm cạn kiệt nguồn nước mặt và nước ngầm.
+ Thải các chất gây ô nhiễm như hóa chất bảo vệ thực vật, vi sinh vật gây bệnh
- Phá rừng tăng dòng chảy trên mặt đất gây lụt lội, xói mòn đất, hạn chế lượng nước ngấm xuống các mạch nước ngầm, giảm lượng nước bốc hơi qua thoát hơi nước
- Biện pháp bảo vệ nguồn nước:
+ Giữ sạch nguồn nước: Không vứt rác, phóng uế bừa bãi
+ Tiết kiệm nước, kiểm tra, bảo trì, cải tạo lại đường ống, bể chứa nước để chống thất thoát. 
+ Xử lý phân người bằng việc xây dựng các loại cầu tiêu hợp vệ sinh ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước ngầm. Phân gia súc thu gom, ủ hợp vệ sinh. 
+ Rác sinh hoạt có hệ thống xử lý phù hợp. Nước thải công nghiệp, y tế  phải xử lý trước khi thải ra cộng đồng.
 + Bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng: Hạn chế dòng chảy trên mặt đất, lượng nước ngấm xuống các mạch nước ngầm tăng, hạn chế lũ quét, xói mòn đất. 
- Kỹ năng sinh tồn ứng phó khi lũ về: 
Thực hiện theo 3 bước:
+ Nhận biết nguy cơ: Thiên tai nào hay xảy ra ở địa phương, xảy ra lúc nào, vì đâu xảy ra, dấu hiệu khi xảy ra, tác hại. 
- Ứng phó khi thảm họa xảy ra: Các cách thoát thân, các phương pháp liên lạc tìm sự trợ giúp, các kỹ năng sống sót khi cần thiết.
- Ứng phó sau khi thảm họa xảy ra: Kêu gọi hỗ trợ của chính phủ, dọn dẹp vệ sinh tránh nguy cơ mắc bệnh.
Biện pháp bảo vệ sinh quyển:
- Khu sinh học nước ngọt: Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thủy sản, xây dựng các khu bảo vệ tài nguyên, chống ô nhiễm các vùng nước
- Sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật biển: Khai thác đúng mức, đúng kỹ thuật, bảo vệ các loài sinh vật quý hiếm, chống bồi lấp biển chống ô nhiễm môi trường biển như ô nhiễm dầu, rác thải
- Khu sinh học trên cạn: Trồng rừng chống xói mòn và lũ lụt, tăng độ phì nhiêu cho đất, tăng đa dạng sinh học, điều hòa khí hậu
Liên hệ
Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái.
I. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
- Năng lượng mặt trời - là năng lượng sạch, vĩnh cửu không cạn kiệt. Do đó con người có thể tận dụng mà không có ảnh hưởng tiêu cực gì đến môi trường, do đó không góp phần vào vấn đề ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính..
- Một số biện pháp:
+ Tăng cường và khuyến khích sử dụng các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời như bếp nấu, bình nóng lạnh, đèn chiếu sáng
+ Tận dụng ánh sáng thiên nhiên, tắt các thiết bị điện khi không cần thiết. 
+ Hệ sinh thái nông nghiệp có năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu. Trong sản xuất điều chỉnh các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi như: Chọn khoảng cách cây trồng hợp lý tận dụng tối đa ánh sáng, chọn cây trồng đúng thời vụ phù hợp thời gian chiếu sáng trong ngày
Liên hệ
Bài 46: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
Học sinh sẽ xác định các dạng tài nguyên tái sinh, tài nguyên không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu tại địa phương mình. 
Trên cơ sở đó, xác định hình thức sử dụng tài nguyên đó là bền vững hay không bền vững và đề xuất biện pháp khắc phục.
Tích hợp toàn phần.
2.3.3. Một số bài soạn tích hợp giáo dục kỹ năng sống với môi trường
Bài 42: HỆ SINH THÁI
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: 
- Trình bày được khái niệm hệ sinh thái, chỉ ra các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái. 
- Phân biệt được hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng phân tích, suy luận logic. 
- Kỹ năng nhận diện hành vi thân thiện, không thân thiện với môi trường.
3. Thái độ: 
Nâng cao ý thức bảo vệ, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
Giáo án, SGK, Hình 42.1 - 3 SGK và tranh ảnh minh họa.
III. Phương pháp: Thuyết trình, hỏi đáp nêu vấn đề.
IV. Tiến trình tổ chức bài học
1. Ổn định tổ chức lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
GV: Nêu các thành phần chủ yếu của 1 hệ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_ky_nang_song_voi_moi_truong_trong_chuong_iii_h.doc