SKKN Tích hợp kiến thức liên môn phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động ngoài khóa ở trường THPT Đặng Thai Mai năm học 2015 - 2016
Dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
Trong thực tế ở các trường học hiện nay, việc dạy học theo hướng tích hợp ở môn ít được quan tâm, đa số giáo viên ngại liên kết, tích hợp với những nội dung liên quan từ bài học trước hoặc các bài học của môn học khác.
Học luôn đi đôi với hành, nếu các em học sinh chỉ được dạy lí thuyết suông kết quả chỉ mang tính hàn lâm và khi thực hành rất bỡ ngỡ. Vì vậy, để các em tiếp xúc với môi trường được hoạt động ngoại khóa, tự các em khám phá ra nhiều điều hay mà trong sách vở nhiều khi không có được.
Đặc biệt, theo quan điểm của giáo dục hiện nay, học sinh là đối tượng trung tâm. Vì vậy dạy học tích hợp nói chung và tích hợp kiến thức liên môn vào hoạt động ngoại khóa nói riêng không chỉ giúp các em chiếm lĩnh kiến thức mà còn phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong mọi hoạt động của học sinh.
Nhận thức rõ điều này nên trong hoạt động dạy và học ở trường THPT, hoạt động ngoại khóa đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ trợ kiến thức, bổ sung các kỹ năng và kinh nghiệm sống cho học sinh, giúp học sinh trở thành những con người toàn diện. Tuy nhiên, hoạt động này chưa thu hút được số đông, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh
Nguyên nhân là do hoạt động ngoại khoá ở trường phổ thông hiện nay vẫn chưa hấp dẫn và sinh động, quan niệm còn nặng về hoạt động nội khoá, nhẹ về ngoại khoá. Hoạt động này thường được xem là một hoạt động giải trí. Phần lớn còn tổ chức theo hình thức một chương trình văn nghệ, thiếu nhất quán về chủ đề, ít chú ý về mặt nội dung học tập bộ môn.
Hơn nữa, giáo viên thường là những người luôn chú trọng công tác chuyên môn. Vì thế, kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khoá còn hạn chế, nội dung và hình thức các buổi sinh hoạt ngoại khoá cứ lặp đi lặp lại, học sinh nhàm chán, ít tham gia, hiệu quả các buổi hoạt động ngoại khóa chưa cao.
A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Trong thực tế ở các trường học hiện nay, việc dạy học theo hướng tích hợp ở môn ít được quan tâm, đa số giáo viên ngại liên kết, tích hợp với những nội dung liên quan từ bài học trước hoặc các bài học của môn học khác. Học luôn đi đôi với hành, nếu các em học sinh chỉ được dạy lí thuyết suông kết quả chỉ mang tính hàn lâm và khi thực hành rất bỡ ngỡ. Vì vậy, để các em tiếp xúc với môi trường được hoạt động ngoại khóa, tự các em khám phá ra nhiều điều hay mà trong sách vở nhiều khi không có được. Đặc biệt, theo quan điểm của giáo dục hiện nay, học sinh là đối tượng trung tâm. Vì vậy dạy học tích hợp nói chung và tích hợp kiến thức liên môn vào hoạt động ngoại khóa nói riêng không chỉ giúp các em chiếm lĩnh kiến thức mà còn phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong mọi hoạt động của học sinh. Nhận thức rõ điều này nên trong hoạt động dạy và học ở trường THPT, hoạt động ngoại khóa đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ trợ kiến thức, bổ sung các kỹ năng và kinh nghiệm sống cho học sinh, giúp học sinh trở thành những con người toàn diện. Tuy nhiên, hoạt động này chưa thu hút được số đông, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh Nguyên nhân là do hoạt động ngoại khoá ở trường phổ thông hiện nay vẫn chưa hấp dẫn và sinh động, quan niệm còn nặng về hoạt động nội khoá, nhẹ về ngoại khoá. Hoạt động này thường được xem là một hoạt động giải trí. Phần lớn còn tổ chức theo hình thức một chương trình văn nghệ, thiếu nhất quán về chủ đề, ít chú ý về mặt nội dung học tập bộ môn. Hơn nữa, giáo viên thường là những người luôn chú trọng công tác chuyên môn. Vì thế, kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khoá còn hạn chế, nội dung và hình thức các buổi sinh hoạt ngoại khoá cứ lặp đi lặp lại, học sinh nhàm chán, ít tham gia, hiệu quả các buổi hoạt động ngoại khóa chưa cao. Cơ sở vật chất của một số trường phổ thông còn thiếu thốn, diện tích nhỏ hẹp..., chưa đáp ứng nhu cầu ngoại khoá, khiến không ít nhà trường đành nói không với hoạt động ngoại khóa cho học sinh. Dẫu biết rằng nhu cầu hoạt động ngoại khóa là vô cùng cấp thiết, học sinh rất thích thú. Bản thân là giáo viên bộ môn Ngữ văn kiêm Bí thư Đoàn trường, đứng trước thực trạng nói trên, đặc biệt qua thực tế hoạt động ngoại khóa của đơn vị mà mình công tác, tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động ngoài khóa ở trường THPT Đặng Thai Mai năm học 2015-2016. 2. Mục đích nghiên cứu: Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm hướng tới mục đích phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động ngoại khóa ở trường THPT nói chung và trường THPT Đặng Thai Mai nói riêng 3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài xoay quanh việc tích hợp kiến thức liên môn góp phần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động ngoại khóa. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện tốt đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu hỗ trợ. - Phương pháp phát vấn, nêu vấn đề, đặt câu hỏi gợi mở - Phương pháp tổ chức các hoạt động - Áp dụng kinh nghiệm phương pháp mới trên lớp. - Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh qua phiếu thăm do ý kiến. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lí luận 1.1. Quan điểm của Bộ GD & ĐT về việc tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy Trong giáo dục hiện đại, “tích hợp” được hiểu là phương hướng tích lũy (kiến thức), phối hợp với các tri thứ gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn để hỗ trợ và tác động vào nhau, tạo nên hiệu quả tổng hợp – nhanh chóng – vững chắc, góp phần tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Trong nhiều hướng tích hợp thì tích hợp giữa chương trình chính khoá và chương trình ngoại khoá qua việc tổ chức hoạt động ngoại khóa được xem là rất quan trọng vì nó đã chú ý đến việc rèn luyện học sinh ở nhiều mặt: tư duy – thực hành – vận dụng. Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn như bạn hỏi. Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... Còn dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác. Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan. 1.2. Vai trò của hoạt động ngoại khóa theo hướng tích hợp Trong giáo dục học nói chung cũng như trong lí luận dạy học các môn học nói riêng, hoạt động ngoại khóa luôn luôn được đề cập như một hoạt động hết sức quan trọng. Trong xu hướng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục đã ban hành nhiều chỉ thị, văn bản liên quan đến việc đẩy mạnh các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được xác định trong Điều 26, Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD ĐT ngày 02/04/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) nêu: “Nhà trường phối hợp với các tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục ngoài nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt đông vui chơi, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa, giáo dục môi trường; các hoạt động xã hội, từ thiện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh”[22, 14] - Công tác ngoại khóa là một phần quan trọng, có mối quan hệ gắn bó khăng khít với chính khóa. Ngoại khóa là một hoạt động bổ sung và nâng cao chất lượng của chính khóa lên một bước. Phạm vi một giờ lên lớp không cho phép người dạy truyền đạt hết tất cả những vấn đề mà việc dạy học văn phải hướng đến. Bên cạnh những khái niệm, những công thức, tri thức, việc dạy học cũng phải quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển các kĩ năng, các quan hệ giao tiếp, các mối liên hệ gắn bó giữa người học với hiện thực cuộc sống, và việc này liên quan mật thiết đến hoạt động ngoại khóa. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Giới thiệu về trường THPT Đặng Thai Mai Trường THPT Đặng Thai Mai được tọa lạc tại xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, tiền thân là trường Bán công Đặng Thai Mai thành lập năm 2001. Là một trong những trường có tuổi đời còn non trẻ (15 năm) nên nhà trường gặp không ít những khó khăn: cơ sở vật chất nghèo nàn, tuyển sinh đầu vào thấp, đội ngũ giáo viên trẻ, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều. Đứng trước những khó khăn đó, được sự quan tâm của các ban ngành, sự nỗ lực của các thành viên trong nhà trường, những năm gần đây, trường THPT Đặng Thai Mai đã không ngừng lớn mạnh về quy mô trường lớp, đội ngũ giáo viên, trang thiết bị, cơ sở vật chất, phần nào đó đã đáp ứng được nhu cầu dạy và học hiện nay. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Nhà trường đang từng bước khẳng định được vị trí của mình so với các trường trong huyện cũng như trong tỉnh. Nhiều năm liền kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hóa nhà trường được xếp trong top 30/104 trường THPT. Năm học 2015-2016, trường có 26 lớp với tổng số 942 học sinh. Cơ sở vật chất đang dần dần được cải thiện phúc vụ đắc lực cho việc dạy và học. Với những nỗ lực không ngừng của thầy và trò, trong những năm qua, nhà trường luôn nhận được Giấy khen, Bằng khen của các cấp ban ngành. Đặc biệt năm học 2014-2015, trường THPT Đặng Thai Mai đã được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Cờ thi đua dành cho đơn vị dẫn đầu. 2.2. Việc tổ chức HĐNK ở trường THPT Đặng Thai Mai Để phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh, song song với việc trang bị những kiến thức cơ bản, nhà trường đã tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm tạo ra những sân chơi lành mạnh, bổ ích, vui vẻ sau những giờ học căng thẳng. Đặc biệt trong hoạt động ngoại khóa, các em luôn hào hứng tham gia, từ đó góp phần một số kỹ năng như: sự tự tin, kỹ năng diễn xuất, kỹ năng hợp tác nhóm, kỹ năng thuyết trình Theo chủ đề hàng tháng, Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp thường tổ chức các trò chơi như: Rung chuông vàng; Hỏi xoáy đáp xoay; Ngoại khóa văn học dân gian; Đối mặt; Thiết kế và biểu diễn thời trang Mặc dù đạt đã được một số kết quả bước đầu, song hoạt động ngoại khóa của trường tôi còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Về phía học sinh: Một bộ phận học sinh có năng khiếu nhiệt tình tham gia nhưng đa phần các em còn rụt rè, chưa chủ động tích cực trong các trò chơi. Giáo viên thường là những người luôn chú trọng công tác chuyên môn, vì thế, kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khoá còn hạn chế, nội dung và hình thức các buổi sinh hoạt ngoại khoá cứ lặp đi lặp lại, học sinh nhàm chán, ít tham gia, hiệu quả các buổi hoạt động ngoại khóa chưa cao. Nhà trường tuy có sự phát triển về quy mô, tuy nhiên do mới lên công lập được 5 năm nên cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, hệ thống âm thanh, ánh sáng kém chất lượng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của các buổi ngoại khóa 2.3. Kết quả thăm dò tinh thần, thái độ của học sinh khi tham gia hoạt động ngoại khóa trước khi tích hợp liên môn Chúng tôi khảo sát bằng phiếu thăm dò đối với 342 học sinh của nhà trường, kết quả thu được cụ thể là: Tiêu chí Rất thích Thích Bình Thường Không thích Nhàm chán Đề xuất khác Tỉ lệ 104 hs = 30% 77 hs = 22% 105 hs = 31% 34 hs = 10% 18 hs = 5% 4 hs = 2% Qua số liệu trên, ta thấy số học sinh yêu thích, có hứng thú với các hoạt động ngoại giờ lên lớp mới chỉ đạt 52%. Số lượng học sinh cảm thấy bình thường (có hoạt động hoặc không có hoạt động cũng được), học sinh thờ ơ, xem nhẹ và cảm thấy nhàm chán các hoạt động chiếm gần 50% Một số học sinh đề xuất: nội dung hoạt động cần phong phú hơn; cần tích hợp kiến thức của nhiều bộ môn trong một hoạt động; cần giới hạn các phần kiến thức theo chủ đề để các em chủ động hơn trong các hoạt động Xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn tích hợp kiến thức liên môn vào hoạt động ngoại khóa 3. Các giải pháp đã sử dụng để tích hợp kiến thức liên môn trong hoạt động ngoại khóa 3.1. Xác định mục đích và hình thành ý tưởng cho hoạt động ngoại khóa 3.1.1. Xác định mục đích: Đây là khâu quan trọng định hướng cho mọi hoạt động. Trước khi lựa chọn nội dung, hình thức của hoạt động cần trả lời câu hỏi “Tổ chức hoạt động này để làm gì ?” - Kiến thức: Nắm vững kiến thức liên môn - Kĩ năng: Các kĩ năng để thực hiện hoạt động ngoại khóa theo chủ đề nhất định - Thái độ: Ý thức sáng tạo, nghiêm túc, hợp tác 3.1.2. Hình thành ý tưởng: - Cơ sở khoa học: Dạy học tích hợp liên môn, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường phổ thông - Cơ sở thực tiễn: Yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, thực tiễn giáo dục của nhà trường, nhu cầu của học sinh. Hình thành ý tưởng cho hoạt động ngoại khóa liên môn là khâu khởi đầu rất quan trọng. Ý tưởng sẽ được hình thành từ cơ sở mang tính thực tiễn và khoa học. Nghĩa là gắn với kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường trong năm học, nhu cầu học đi đôi với hành, được trải nghiệm của học sinh trong học tập. Ý tưởng sẽ mở dần cho người thiết kế hoạt động ngoại khóa có thể tích hợp được kiến thức của các môn học trong nhà trường nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học khi tham gia hoạt động ngoại khóa và giáo viên cũng kiểm tra đánh giá được lượng kiến thức các em chiếm lĩnh trong quá trình học Trong hoạt động ngoại khóa Chắp cánh ước mơ, ý tưởng khai sinh gắn liền với hoạt động dạy học tích hợp liên môn, chào mừng các hoạt động kỉ niệm ngày hiến chương các nhà giáo, một sự kiện lớn trong năm và diễn ra thường niên của ngành giáo dục. Từ đây hình ảnh “người chắp cánh ước mơ – thầy cô” sẽ là chìa khóa, cơ sở hoàn toàn khoa học và có sức gợi mở đề người làm chương trình ngoại khóa tích hợp được kiến thức liên môn. Việc hình thành ý tưởng cần phát huy được trí tuệ, sự sáng tạo của giáo viên và học sinh. Có thể là giáo viên có ý tưởng hoặc gợi ý cho học sinh thảo luận hình thành ý tưởng. 3.2. Lập kế hoạch hoạt động ngoại khóa tích hợp kiến thức liên môn Để hoạt động ngoại khóa tiến hành có hiệu quả, người thiết kế chương trình cần căn cứ vào mục đích và ý tưởng tổ chức, vạch ra đường hướng để đi đến đích. Có thể nói, lập kế hoạch là khâu quan trọng, quyết định sự thành bại của hoạt động. Việc lập kế hoạch cần tiến hành theo các bước sau: 3.2.1. Bám sát vào kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường để tham mưu với Ban giám hiệu về kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa. 3.2.2. Xác định thời gian, địa điểm, đối tượng tham gia. 3.2.3. Phối hợp với giáo viên bộ môn để xác định nội dung cần tích hợp. 3.2.4. Xây dựng nội dung hoạt động xoay quanh một chủ đề nhất định. 3.2.5. Phân công nhiệm vụ chi tiết cho các đồng chí giáo viên phụ trách. 3.2.6. Tìm nguồn tài chính để tổ chức thực hiện Với cương vị là giáo viên thực hiện hoạt động ngoại khóa Chắp cánh ước mơ, tôi đã bắt tay vào lập kế hoạch cụ thể.( Kế hoạch được thể hiện ở phần Phụ lục, trang 13, 14). Linh hồn của kế hoạch là tích hợp kiến thức liên môn vì vậy, tôi đã tham mưu cho ban chuyên môn nhà trường huy động sức mạnh tập thể, huy động sự đóng góp trí tuệ của giáo viên bộ môn. Họ là những người cố vấn chuyên môn đồng thời cũng là những người phụ trách các đội chơi của ba khối sẽ tham gia vào hoạt động ngoại khóa. Đây là cơ hội để thầy trò giao lưu về kiến thức cũng như tâm tư tình cảm, từ đó thầy, cô giáo và học sinh sẽ hiểu nhau hơn, góp phần không nhỏ trong quá trình giảng dạy và học tập sau này. Phụ trách các đội chơi là 42 thầy cô của các bộ môn, được chia làm ba đội. Trong quá trình phân công nhiệm vụ, chúng tôi đã cố gắng sắp xếp để mỗi đội có giáo viên của nhiều bộ môn cùng tham gia. Sự cộng tác của các bộ môn thể hiện rõ màu sắc của liên môn.Về phía học sinh: lựa chọn đội chơi là đối tượng học sinh có thế mạnh về các môn tích hợp, học sinh tham gia chơi tìm hiểu về các phân môn tích hợp trong hoạt động ngoại khóa. Bên cạnh đó, để khuyến khích giáo viên và học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa này, tôi đã tham mưu cho nhà trường hỗ trợ kinh phí cho các đội chơi, trao phần thưởng cho những học sinh tham gia tích cực, hiệu quả. Như vậy, lập kế hoạch là khâu thực hiện hóa ý tưởng đã được hình thành, vừa phản ánh cái nhìn tổng thể những công việc sẽ làm vừa cụ thể hóa những nội dung, phần việc sẽ tiến hành, ấn định được thời gian thực hiện. Kế hoạch của hoạt động ngoại khóa đã được thực hiện thành công nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2016. 3.3. Vận dụng kiến thức liên môn vào hoạt động ngoại khóa 3.3.1. Xác định phạm vi kiến thức dự định sẽ tích hợp 3.3.2. Xác định các hình thức của hoạt động ngoại khóa. Căn cứ vào mục đích, đối tượng, chủ đề mà lựa chọn các hình thức hoạt động cho phù hợp như: sân khấu hóa, giải ô chữ, hùng biện, trò chơi Rung chuông vàng. Trong hoạt động ngoại khóa Chắp cánh ước mơ, sau khi phân chia giáo viên phụ trách các đội chơi, chúng tôi tiến hành họp bàn, nêu ý tưởng và chủ đề hoạt động ngoại khóa. Giáo viên bộ môn lựa chọn những phần, những bài trong phân môn giảng dạy của mình để tích hợp vào chủ đề. Đồng thời với việc lựa chọn nội dung tích hợp, tôi cùng các giáo viên bộ môn thống nhất các hình thức tích hợp sao cho phù hợp với đối tượng học sinh và đảm bảo tính khoa học của từng bộ môn. Cụ thể: Giáo biên bộ môn Giáo dục công dân thống nhất tích hợp kiến thức các bài như Bài 13: Công dân với cộng đồng (Tiết 24, 25– GDCD 10); Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức (Tiết 20, 21– GDCD 10); Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Tiết 27, 28 – GDCD 10); Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân (Tiết 31, 32– GDCD 10). Xây dựng câu hỏi tình huống trong trò chơi dành cho khán giả Giáo viên bộ môn Địa lý tích hợp kiến thức bài Vũ trụ. Hệ mặt trời và Trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất (Tiết 4 bài 5– Địa lý 10) để tích hợp vào xây dựng vở kịch và hệ thống câu hỏi tích hợp Giáo viên môn Lịch sử chọn phần Giáo dục nho giáo trong bài Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X đến XV (Bài 20, tiết 26 – Lịch sử 10) để tích hợp vào phần giải ô chữ. Nội dung kiến thức tích hợp được thể hiện trong giáo án của bài học (Phụ lục- Tr Chương trình hoạt động ngoại khóa có ba phần chính. Người làm chương trình đã cân nhắc, lựa chọn để tích hợp kiến thức phù hợp với từng hoạt động. Hoạt động 1 Tên hoạt động Mục đích Các đơn vị kiến thức liên môn tích hợp Cách thức tích hợp Người chắp cánh ước mơ + Đề cao vai trò của người thầy trong việc chắp cánh những ước mơ của học trò được bay cao, bay xa +Tăng cường hiểu biết của học sinh về lĩnh vực giáo dục, hiểu biết về lĩnh vực sân khấu, sáng tạo kịch bản sân khấu + Rèn luyện kỹ năng diễn xuất cho học sinh + Kiến thức thuộc lĩnh vực giáo dục + Bộ môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân + Hình thức sân khấu hóa: diễn các vở kịch đã được tập luyện xoay quanh chủ đề người thầy. Kịch Thầy đồ dạy chữ của đội Hoa trạng nguyên (Khối 12); Vết chân tròn của đội Sao khuê (Khối 11) và kịch Vũ trụ quanh ta của đội Hoa hướng dương (Khối 10) + Hình thức câu hỏi tự luận: nội dung xoay quanh 3 vở kịch Ở hoạt động 1: Người chắp cánh ước mơ, từ yêu cầu tích hợp kiến thức liên môn để sáng tác văn bản kịch, diễn xuất, người làm chương trình đã giúp học sinh vận dụng kiến thức môn Ngữ văn 10 bài Tam đại con gà, Ngữ văn 11 bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc thuộc Ngữ văn 12 để dàn dựng hai vở kịch tập trung làm rõ vai trò của người thầy chắp cánh ước mơ cho học sinh của mình. Ngoài ra kiến thức về môn Địa lý, Tiếng Anh còn được lồng ghép trong sáng tác vở kịch của học sinh khối 10. Kiến thức liên môn tiếp tục được vận dụng để trả lời 6 câu hỏi trong hoạt động này. Bao gồm: Bộ môn Ngữ văn gồm có truyện cười dân gian: Tam đại con gà (Tiết 23 – Ngữ văn 10, tập 1); Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Tiết 10, 11 – Ngữ văn 12, tập 1) .Các câu hỏi tích hợp kiến thức của bộ môn Ngữ văn bao gồm kiến thức Văn học dân gian, văn học trung đại, kiến thức lí luận văn học về thể loại văn học. Bộ môn Địa lý tích hợp kiến thức bài Vũ trụ. Hệ mặt trời và Trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất (Tiết 4 bài 5– Địa lý 10) Bộ môn Lịch sử: tích hợp kiến thức bài Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến (Tiết 34 bài 28 – Lịch sử 11) Môn GDCD tích hợp kiến thức bài Lòng yêu nước (Tiết 27– GDCD 10); Công dân với cộng đồng (Tiết 24, 25– GDCD 10); Một số phạm trù cơ bản của đạo đức (Tiết 20, 21 – GDCD 10); Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Tiết 27, 28– GDCD 10); Tự hoàn thiện bản thân (Tiết 31, 32 – GDCD 10) Khi xem nội dung ba vở kịch và hệ thống câu hỏi (Phần Phụ lục, trang.) sẽ nhận ra rằng, người làm chương trình ngoại khóa đã chú trọng tích hợp kiến thức liên môn V
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu.doc