SKKN Tích hợp giáo dục môi trường trong giảng dạy chủ đề sử dụng và sản xuất phân bón công nghệ lớp 10 THPT

SKKN Tích hợp giáo dục môi trường trong giảng dạy chủ đề sử dụng và sản xuất phân bón công nghệ lớp 10 THPT

Sau 30 hơn năm đổi mới, nước ta đạt những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước. Từ một nền nông nghiệp lạc hậu, đến nay Việt Nam trở thành một trong những cường quốc xuất khẩu nông sản trên thế giới. Nông sản nước ta có mặt trên thị trường của các nước trong đó cả trên các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ . Tuy nhiên trong quá trình phát triển của nước nhà, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp đã dẫn đến 1 số vấn đề đáng báo động như: Dư lượng thuốc BVTV, dư lượng phân bón trong nông sản, môi trường bị ô nhiễm, sản phẩm nông sản kém chất lượng Dẫn đến sản phẩm người nông dân làm ra không đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như trên thế giới. Điều đó đang ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nước ta nói chung, nền nông nghiệp nói riêng. Tìm ra được giải pháp để phát triển kinh tế đồng thời bảo vệ môi trường là vấn đề cấp thiết và cấp bách hiện nay.

Nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, tôi nhận thấy nguyên nhân chủ yếu đó là do ý thức của con người. Vậy làm thế nào để giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường cho mọi người, từ đó có những sản phẩm sạch đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Do đó việc giáo dục môi trường cho mọi người, đặc biệt cho thế hệ trẻ học sinh là yêu cầu cấp thiết để đất nước phát triển. Để khắc phục ô nhiễm môi trường cần một thời gian dài, liên tục, hành động ngay từ bây giờ. Do đó bảo vệ môi trường nên bắt đầu bằng việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, nhất là lứa tuổi học sinh. Hiện nay việc trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường trong các nhà trường chưa được chú trọng đúng mức, chưa được xem là một môn học, ý thức bảo vệ môi trường của học sinh chưa cao. Để giáo dục cho học sinh về bảo vệ môi trường theo tôi có nhiều cách như: Thông qua các cuộc thi, hoạt động ngoại khóa, tuyên truyền Tuy nhiên hữu hiệu nhất vẫn là lồng ghép, tích hợp kiến thức vào từng môn học, từng tiết học cụ thể. Vì lí do trên nên tôi chọn đề tài nghiên cứu và giảng dạy “Tích hợp giáo dục môi trường trong giảng dạy chủ đề sử dụng và sản xuất phân bón công nghệ lớp 10 THPT”

 

doc 17 trang thuychi01 7816
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục môi trường trong giảng dạy chủ đề sử dụng và sản xuất phân bón công nghệ lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài. 
Sau 30 hơn năm đổi mới, nước ta đạt những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước. Từ một nền nông nghiệp lạc hậu, đến nay Việt Nam trở thành một trong những cường quốc xuất khẩu nông sản trên thế giới. Nông sản nước ta có mặt trên thị trường của các nước trong đó cả trên các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ ... Tuy nhiên trong quá trình phát triển của nước nhà, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp đã dẫn đến 1 số vấn đề đáng báo động như: Dư lượng thuốc BVTV, dư lượng phân bón trong nông sản, môi trường bị ô nhiễm, sản phẩm nông sản kém chất lượng Dẫn đến sản phẩm người nông dân làm ra không đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như trên thế giới. Điều đó đang ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nước ta nói chung, nền nông nghiệp nói riêng. Tìm ra được giải pháp để phát triển kinh tế đồng thời bảo vệ môi trường là vấn đề cấp thiết và cấp bách hiện nay. 
Nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, tôi nhận thấy nguyên nhân chủ yếu đó là do ý thức của con người. Vậy làm thế nào để giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường cho mọi người, từ đó có những sản phẩm sạch đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Do đó việc giáo dục môi trường cho mọi người, đặc biệt cho thế hệ trẻ học sinh là yêu cầu cấp thiết để đất nước phát triển. Để khắc phục ô nhiễm môi trường cần một thời gian dài, liên tục, hành động ngay từ bây giờ. Do đó bảo vệ môi trường nên bắt đầu bằng việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, nhất là lứa tuổi học sinh. Hiện nay việc trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường trong các nhà trường chưa được chú trọng đúng mức, chưa được xem là một môn học, ý thức bảo vệ môi trường của học sinh chưa cao. Để giáo dục cho học sinh về bảo vệ môi trường theo tôi có nhiều cách như: Thông qua các cuộc thi, hoạt động ngoại khóa, tuyên truyềnTuy nhiên hữu hiệu nhất vẫn là lồng ghép, tích hợp kiến thức vào từng môn học, từng tiết học cụ thể. Vì lí do trên nên tôi chọn đề tài nghiên cứu và giảng dạy “Tích hợp giáo dục môi trường trong giảng dạy chủ đề sử dụng và sản xuất phân bón công nghệ lớp 10 THPT”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trang bị những cho học sinh kiến thức bảo vệ môi trường. Gắn liền sản xuất với bảo vệ môi trường thông qua bài học. 
Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn gia đình, đồng thời là tuyên truyền viên tích cực hướng dẫn người khác cùng thực hiện
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu về tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua bài học sử dụng và sản xuất phân bón. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu lí thuyết
 - Phương pháp thực nghiệm
 - Phương phá điều tra, khảo sát
NỘI DUNG
 2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Con người và môi trường luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, được thực hiện thông qua nhiều hoạt động. Để đáp ứng nhu cầu của mình, con người ngày càng tác động sâu sắc tới tự nhiên, nhiều khi làm cho nó thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Hiện nay để phát triển kinh tế chúng ta tác động mạnh mẽ hơn bao giờ hết vào tự nhiên và môi trường, để lại hậu quả lâu dài cho con người, cho nhiều thế hệ, do đó bảo vệ môi trường hiện là một trong nhiều mối quan tâm mang tính chất toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc, được thể hiện các nghị quyết TW như: Nghị quyết số 08/NQ-CP của chính phủ ngày 23/1/2014 ban hành chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 24-NQ/TW của ban chấp hành trung ương Đảng khó XI về chủ động ứng phó BĐKH , tăng cường quản lí tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đặc biệt là luật bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13 đã dược Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kì họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014 gồm rất nhiều nội dung quan trọng về bảo vệ môi trường. 
Thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục toàn diện của Đảng và nhà nước ta, trong những năm qua toàn ngành giáo dục đã tích cực triển khai nhiều hoạt động về việc xây dựng môi trường lành mạnh, xanh – sạch – đẹp. Nhiều chỉ thị được ban hành trong đó là phải trang bị kiến thức, kỹ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học như: lồng ghép, tích hợp, ngoại khóa  
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 	Về phía học sinh (HS): Trong quá trình dạy môn công nghệ 10, tôi nhận thấy có nhiều nội dung bài học có lên quan đến giáo dục môi trường. Tuy nhiên các em học sinh chỉ quan tâm đến nội dung chính của bài học, ít liên hệ thực tế, do đó khi kiểm tra đánh giá các câu hỏi có liên quan đến bảo vệ môi trường xung quanh các em tỏ ra lúng túng, kết quả điểm số thường thấp kể cả các lớp chọn của trường. 
Về phía giáo viên (GV): Hiện nay nhiều GV vẫn quan niệm môn công nghệ là môn phụ, chỉ cần dạy kiến thức cơ bản trong SGK cho HS, các giáo viên lên lớp còn mang tính hình thức, chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học. Từ đó môn công nghệ nông nghiệp chưa được giáo viên và HS quan tâm đúng mức. 
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Xây dựng giáo án và giảng dạy chủ đề: “Tích hợp giáo dục môi trường trong giảng dạy chủ đề sử dụng và sản xuất phân bón công nghệ lớp 10 THPT”
Chủ đề kết hợp 2 bài học trong SGK đó là bài 12, 13 chương trình công nghệ. Trong chủ đề có rất nhiều nội dung liên quan đến giáo dục môi trường, nếu trong quá trình sản xuất và sử dụng các loại phân bón không tuân thủ quy trình kỹ thuật sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường. Qua chủ đề sẽ trang trang bị các kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất về phân bón bảo vệ môi trường cho các em HS. 
A. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Nêu được một số khái niệm các loại phân bón
- Trình bày được các đặc điểm, tính chất của các loại phân bón
- Trình bày được cách sử dụng các loại phân bón
- Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản khi bón các loại phân không hợp lí
- Đưa ra ra các giải pháp bón phân bảo vệ môi trường
- Trình bày được nguyên lí sản xuất và lợi ít của việc sử dụng phân vi sinh đối với cây trồng và môi trường. 
2. Kỹ năng
Qua chủ đề rèn luyện cho học sinh các kỹ năng:
 - Phân biệt được một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp
 - Vận dụng những kiến thức đã học trong chủ đề, để giải quyết một tình huống sử dụng phân bón trong thực tế. 
- Hình thành kỹ năng quan sát hình ảnh.
3. Thái độ
 	Quan tâm đến bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng phân bón
 Hình thành hoài bão ước mơ học tập, ứng dụng các kiến thức vào trong sản xuất nông nghiệp. 
4. Năng lực hướng tới cho HS
 Hình thành và phát triển cho học sinh một số năng lực:
+ Năng lực chung:
- Năng lực tự học, sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực tính toán thông qua các tính toán bón phân hợp lí
+ Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ chuyên nghành nông nghiệp
- Năng lực quan sát chuyên nghành 
- Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
* Chuẩn bị của GV
- Các phiếu học tập 
- Bài thiết kế chủ đề
- Mẫu các loại phân bón
- Khổ giấy A1
- Tranh ảnh, các video minh họa ảnh hưởng của kỹ thuật sử dụng phân bón không hợp lí đối với cây trồng và môi trường. 
* Chuẩn bị của HS
- Tài liệu học tập SGK
- Tham gia sưu tầm một số mẫu phân bón ở gia đình. 
C. PHƯƠNG PHÁP CHỦ YẾU
- Hoạt động nhóm
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
 GV: Yêu cầu cả lớp cùng đọc bài vè vui về phân bón con cò vàng mà GV sưu tầm:
Nghe vẻ nghe ve, nghe vè phân bón
Nông dân chào đón hơn cả bạn hiền
Không phải cô tiên Cò vàng chính hiệu
Hàng triệu nông dân xa gần cả nước
Cùng nhau đón rước phân bón cò vàng
Dù mới khai hoang hay đang canh tác
Ruộng vườn bát ngát trải mãi màu xanh
Không khí trong lành nông dân sảng khoái
Vườn cây ăn trái mía thái mãng cầu
Sầu riêng, măng cụt, vú sữa, sa bô
Nông dân bón vô Cò vàng là tốt
Trồng cây lấy củ, lấy hạt, lấy hoa
Đậu bắp, dưa cà thật là ưu việt
Thứ thiệt Cò vàng hướng dẫn kỹ thuật
Nông dân nắm vững là dùng 3 đúng
Đúng lúc cây cần, đúng phần liều lượng
Và làm đúng cách chắc chắn thành công
Đáp ứng cây trồng nông dân mong đợi ...
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: 
 GV: Nêu vấn đề để HS suy nghĩ đưa ra ý kiến của bản thân:
Tại sao phải bón phân cho cây trồng? Nếu không bón cho cây trồng thì điều gì sẽ sảy ra?
Có phải tất cả các loại cây trồng đều cần cùng một loại phân bón và liều lượng như nhau không?
Trong thực tế người ta thường dùng các loại phân bón nào để bón cho cây trồng?
 Nếu bón phân không đúng cách có ảnh hưởng đến cây trồng và môi trường không?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
 GV sử dụng kỹ thuật tia chớp để HS các nhóm đưa ra câu trả lời nhanh. 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
 HS suy nghĩ trả lời câu hỏi nhanh, GV nhận xét ngắn gọn và dẫn dắt sang hoạt động tiếp. 
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Nội dung 1. Một số loại phân bón thường dùng trong nông lâm nghiệp
Bước 1. chuyển giao nhiệm vụ
- Tổ chức cho HS đọc mục I bài 12 SGK
- GV yêu cầu HS vận dụng hiểu biết từ nội dung đã đọc, suy nghĩ để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1:
1) Em hãy cho biết căn cứ nào để phân loại các loại phân bón ?
2) Vì sao phân hóa học được gọi là phân vô cơ? Kể tên một số loại phân hóa học được dùng ở địa phương ?
3) Sự khác nhau giữa phân hóa học và phân hữu cơ là gì ?
4) Có mấy loại phân vi sinh vật? đặc điểm chung của phân vi sinh vật là gì?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
 HS hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1. 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
Gv yêu cầu đại một nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập số 1. Các nhóm khác phản biện, góp ý, bổ sung. 
GV nhận xét, giải thích ( những nội dung HS chưa rõ) và kết luận nội dung 1:
-Căn cứ vào nguồn gốc, phân bón sử dụng trong nông, lâm nghiệp chia làm 3 loại. 
 + Phân hóa học là loại phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp. Trong quá trình sản xuất có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp. 
 Phân hóa học thường chia làm 2 loại: phân đơn và phân đa nguyên tố
+Phân hữ cơ là tất cả các chất hữu cơ vùi vào trong đất làm tăng độ phì nhiêu của đất. Ví dụ: phân xanh, phân chuồng, mùn bã hữu cơ ... 
+ Phân vi sinh vật là loại phân chứa vi sinh vật, bao gồm: Phân vi sinh vật cố định đạm, phân vi sinh vật chuyển hóa lân và phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ. 
+ Sự khác biệt giữa phân hóa học và phân hữu cơ là: Phân hóa học được sản xuất theo qui trình công nghiệp, có sử dụng hóa chất trong sản xuất còn phân hữu cơ là loại phân có trong tự nhiên hoặc chất thải của vật nuôi. 
Nội dung 2. Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng phân hóa học và phân hữu cơ
Bước 1. chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức, hướng dẫn HS nghiên cứu mục II, III bài 12 SGK. 
GV chuyển giao cho HS 2 nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1: Từ nội dung đã nghiên cứu trong SGK, em hãy điền nội dung thích hợp vào bảng sau:
Loại phân bón
Đặc điểm
Kỹ thuật sử dụng
Phân hóa học
Phân hữu cơ
 Nhiệm vụ 2: Hoàn thành phiếu học tập số 2
Em hãy vận dụng những hiểu biết qua nghiên cứu thông tin trên kết hợp với suy luận để trả lời các câu hỏi sau:
1) Phân hóa học có những ưu, nhược điểm gì? Vì sao bón phân hóa học nhiều năm hại làm hại đất? Bón nhiều phân hóa học liên tục ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?
2) Phân hữu cơ có ưu, nhược điểm gì? Vì sao phân hữu cơ chỉ dùng để bón lót? Phân gia súc, gia cầm chưa ủ hoai mục bón phân tươi ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? Ở gia đình em thường sử dụng loại phân hữu cơ nào?
3) Trong trồng trọt, nên tăng cường sử dụng loại phân bón nào vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường, vừa bảo vệ đất? Vì sao?
4) Tại sao phải sử dụng phân hóa học một cách hợp lí?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Các thành viên trong nhóm bàn bạc, trao đổi để cùng nhau điền nội dung thích hợp bảng ở nhiệm vụ 1. 
- Áp dụng kỹ thuật khăn phủ bàn để tổ chức cho HS hoàn thành phiếu học tập số 2. 
GV chia cho các nhóm khổ giấy A1, yêu cầu các nhóm chia thành các phần tương ứng với số thành viên và để 1 ô trống ở chính giữa. Mỗi thành viên ngồi vào vị trí tương ứng, nhóm trưởng phân công mỗi thành viên trả lời 1 câu hỏi trong phiếu học tập. Từng thành viên độc lập suy nghĩ và ghi câu trả lời vào phần giấy đã chia. Sau đó trình bày thảo luận và thư kí nhóm ghi ý kiến chung của nhóm vào ô chính giữa của tờ giấy. 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ mà mình đã được giao. Các nhóm khác phản biện, góp ý, bổ sung. 
GV nhận xét, giải thích và trình chiếu nội dung trong bảng:
Loại phân bón
Đặc điểm
Kỹ thuật sử dụng
Phân hóa học
- Phân hóa học chứa ít nguyên tố dinh dưỡng, nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao VD: phân đạm ure N =46%
- Phần lớn phân hóa học dễ hòa tan ( trừ phân lân) nên cây dễ hấp thu
- Bón nhiều phân hóa học, bón liên tục nhiều năm làm cho đất chua
- Do có tỉ lệ chất dinh dưỡng cao, dễ hòa tan và hiệu quả nhanh nên phân đạm, kali dùng để bón thúc là chính. Nếu bón lót thì bón với lượng nhỏ. 
- Phân lân khó hòa tan nên dùng để bón lót, để có thời gian để phân hòa tan
- Bón phân hóa học nhiều năm liên tục đặc biệt phân đạm, kali làm cho đất hóa chua, vì vậy cần bón vôi cải tạo đất
- Phân tổng hợp NPK có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 
Phân hữu cơ
-Phân hữu cơ có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng từ đa lượng, trung lượng cho đến vi lượng
- Phân hữu cơ có tỉ lệ và chất dinh dưỡng không ổn định
- Những chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ cây không sử dụng được ngay mà phải trải qua quá trình khoáng hóa cây mới sử dụng được
- Bón phân hữu cơ liên tục nhiều năm không làm hại đất. 
Phân hữu cơ dùng để bón lót là chính, nhưng trước khi sử dụng cần phải ủ cho hoai mục. 
Kết luận nội dung: Phân hữu cơ và phân hóa học đều có tác dụng cung cấp thức ăn cho cây trồng nhưng chúng có đặc điểm, ưu nhược điểm rất khác nhau. Khi sử dụng phân bón, cần căn cứ vào đặc điểm của từng loại, nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng và tính chất của đất để sử dụng hợp lí, giúp cây sinh trưởng thuận lợi đồng thời bảo vệ môi trường đất. 
 Hiện nay ở nước ta nông dân vẫn còn hiện tượng sử dụng phân hóa học tràn lan, gây ảnh hưởng đến đồng ruộng, đến sinh vật, nguồn nước đặc biệt là con người. Vì vậy các em phải tuyên truyền cho gia đình, hàng xóm sử dụng phân hóa học sao cho hợp lí để tránh tác hại của chúng gây ra đến môi trường và con người chúng ta. 
GV trình chiếu video tác động xấu khi sử dụng phân bón không đúng cách ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. 
Nội dung 3. Phân vi sinh
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS đọc nội dung bài 13, từ trang 41- 43 và nội dung II. 3, III. 3, trang 39, 40 –SGK công nghệ 10. 
Yêu cầu HS vận dụng thông tin đọc kết hợp với kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân để thực nhiệm vụ trong phiếu học tập số 3:
1) Phân vi sinh được sản xuất theo nguyên lí nào? Tại sao phân vi sinh được khuyến khích sử dụng trong nông, lâm nghiệp? Sự khác biệt trong kỹ thuật sử dụng phân vi sinh và 2 loại phân đã học?
2) Thế nào là phân vi sinh cố định đạm? Nêu tác dụng và cách sử dụng phân vi sinh vật cố định đạm?
3) Thế nào là phân vi sinh chuyển hóa lân? Nêu tác dụng và cách sử dụng phân vi sinh vật chuyển hóa lân? Ở gia đình và địa phương em có sử dụng phân này không? Nếu có hiệu quả như thế nào?
4) Thế nào là phân vi sinh vật phân giải chất hưũ cơ? Trình bày tác dụng của phân hữu cơ vi sinh vật? Cách sử dụng phân vi sinh vật hữu cơ?
5) Sử dụng phân vi sinh vật có ảnh hưởng đến môi trường không? Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay người ta có khuyến khích sử dụng phân vi sinh vật? 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
 Áp dụng kỹ thuật “ mảnh ghép” để tổ chức cho HS hoàn phiếu học tập, thực hiện kỹ thuật mảnh ghép theo 2 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Hoạt động nhóm “chuyên sâu” mỗi nhóm được giao 2 câu hỏi trong phiếu học tập. Các nhóm thảo luận để được có câu trả lời câu hỏi được giao, đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm phải hiểu rõ và trình bày được câu trả lời. 
Giai đoạn 2: Hoạt động nhóm “mảnh ghép” thành lập nhóm mới gồm các nhóm trưởng của nhóm chuyên sâu, từng thành viên trong nhóm chuyên sâu lần lượt trả lời câu hỏi của nhóm mình. 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
 Một nhóm “mảnh ghép” báo cáo kết quả thực hiện phiếu học tập số 2 và nêu thắc mắc. Nhóm khác nghe, bổ sung và nhận xét. 
 GV giải thích nêu ví dụ minh họa những nội dung HS thắc mắc, kết luận nội dung:
- Phân vi sinh vật được sản xuất theo nguyên lí đó là: Người ta nghiên cứu, nhân chủng vi sinh vật đặc hiệu ( ví dụ vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật chuyển hóa lân. . ) sau đó phối trộn với chất nền. 
- Phân vi sinh vật cố định đạm là loại phân bón có chứa các nhóm vi sinh vật cố định nitơ tự do sống cộng sinh với cây họ Đậu (nitragin) hoặc sống hội sinh với cây lúa và cây trồng khác (azogin)
+ Thành phần phân vi sinh vật cố định đạm gồm: Than bùn, vi sinh vật cố định đạm, các chất khoáng và nguyên tố vi lương. 
+ Cách sử dụng: Bón trực tiếp vào trong đất hoặc tẩm vào hạt giống trước khi gieo . 
- Phân vi sinh vật chuyển hóa lân là loại phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ (photphobacterin), hoặc vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan ( phân lân hữu cơ vi sinh). 
+ Thành phần phân vi sinh vật chuyển hóa lân gồm: Than bùn, vi sinh vật chuyển hóa lân, bột photphorit hoặc apatit, các nguyên tố khoáng và vi lượng. 
+ Cách sử dụng: Bón trực tiếp vào trong đất hoặc tẩm vào hạt giống trước khi gieo . 
- Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ và loại phân bón chứa các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ. 
+ Thành phần phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ gồm: Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ, than bùn, các nguyên tố khoáng và vi lượng. 
+ Cách sử dụng: Bón trực tiếp vào trong đất hoặc tẩm vào hạt giống trước khi gieo . 
 GV: Phân vi sinh vật là loại phân bón có tác dụng rất tốt với đất trồng, sự sinh trưởng, phát triển của cây, không gây hại cho môi trường và ngườ sử dụng sản phẩm của cây. Khi sử dụng phân vi sinh cần căn cứ vào đặc điểm của cây, tính chất của đất. 
 GV trình chiếu một số loại phân vi sinh vật thường dùng hiện nay. 
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH VẬN DỤNG
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
 GV giao các bài tập tình huống cho HS:
Tình huống 1: Gia đình nhà bà Lan nuôi một đàn lợn hơn chục con, phân của lợn thường được bà Lan lấy trực tiếp bón cho cây trồng, mà không qua quá trình xử lí ? Theo em cách bón phân lợn không ủ của bà Lan ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng và môi trường?
Tình huống 2: Nhà bác Tâm có vài sào ruộng chuyên trồng rau xanh để bán. Trước đây, bác thường dùng phân hữu cơ ủ hoai mục để bón lót trước khi trồng. Nhưng vài năm trở lại đây, bác không bón phân hữu cơ nữa mà chủ yếu bón là dùng phân hóa học, nhất là phân đạm, vì bác thấy rau được bón phân đạm rau lớn nhanh và chóng cho thu hoạch. Việc sử dụng phân hóa học nhiều năm liên tục để bón cho rau xanh có ảnh hưởng như thế đối với đất trồng, môi trường và người sử dụng rau của nhà bác? Em giải thích như thế nào để bác Tâm thay đổi cách bón phân cho rau?
 Tình huống 3: Nhiều vùng đất trồng mía ở các huyện miền núi Thanh Hóa, lâu nay do người dân chỉ sử dụng phân hóa học, ít sử dụng phân hữu cơ, vì thế đất ngày càng bị cằn cỗi, năng xuất mía lại không tăng thậm chỉ có chiều hướng giảm. Bằng các hiểu biết của mình, em hãy giải thích của các hiện tượng trên ?
Tình huống 4: Nhà bác A có một trang tại chuyên canh trồng rau để bán và dùng trong gia đình. Trước đây bác thường xuyên sử dụng phân hóa học bón cho rau, tuy nhiên mấy năm gần đây bác chỉ sử dụng phân hữu cơ để bón, bác nhận thấy rau lâu lớn hơn so với bón phân hóa học, nhưng khi thu hoạt bán rất chạy thu hoạch đến đâu hết đến đó. Mặt khác bón phân hữu cơ bác thấy ít sâu, bệnh hơn, đất trở nên tơi xốp hơn. Bằng kiến thức đã học em hãy giải thích vấn đề của nhà bác A?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ. 
 GV yêu cầu tất cả các HS bằng kiến thức đã học làm các bài tập tình huống độc lập cá nhân. 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
 GV yêu cầu một số HS trong lớp báo cáo kết quả, mời các HS khác nhận xét, phản biện bổ sung ý kiến. 
 GV nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_moi_truong_trong_giang_day_chu_de_su.doc