SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 10 trường thpt bắc sơn sử dụng chế phẩm sinh học để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, bảo vệ môi trường và cải tạo đất

SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 10 trường thpt bắc sơn sử dụng chế phẩm sinh học để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, bảo vệ môi trường và cải tạo đất

- Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nông nghiệp, nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại cho cây trồng. Do vậy, để tăng năng suất và sản lượng trong trồng trọt, người dân thường sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc hóa học. Tuy nhiên, việc sử dụng này chỉ đem lại lợi ích trước mắt mà không bảo đảm thâm canh cây trồng bền vững, vì các sản phẩm có nguồn gốc từ chất hóa học làm cho đất đai ngày càng thoái hóa, dinh dưỡng bị mất cân đối, mất cân bằng hệ sinh thái trong đất, hệ vi sinh vật trong đất bị phá hủy, tồn dư các chất độc hại trong đất càng nhiều dẫn đến phát sinh một số dịch hại không dự báo trước, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường.

- Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu, sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học (CPSH), phân bón hữu cơ dùng trong trồng trọt được đẩy mạnh để thay thế dần phân bón hóa học và thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc hóa học đã được hầu hết các nước quan tâm. Việc sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ trong canh tác cây trồng đang là xu hướng của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung nhằm bảo đảm an toàn sinh học, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường mà cây vẫn phát triển tự nhiên, vẫn đảm bảo năng suất, chất lượng của nông sản, đạt chuẩn xuất khẩu cũng như nâng tầm nông sản Việt trên thị trường quốc tế, hướng đến một nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững. Do đó, việc ứng dụng CPSH dùng trong nông nghiệp là điều không thể thiếu.

- Qua số liệu thống kê của Nhà trường Trung học phổ thông (THPT) Bắc Sơn, đa số các em học sinh (HS)có bố mẹ đều làm nông nghiệp, là con em dân tộc thiểu số, có điểm xét tuyển vào lớp 10 rất thấp, địa bàn sinh sống rộng, đời sống vật chất còn nhiều khó khăn nên chưa có điều kiện tìm hiểu và vận dụng chế phẩm sinh học trong cuộc sống và nông nghiệp. Trong quá trình giảng dạy môn công nghệ 10, tôi thường xuyên giáo dục cho học sinh việc nâng cao nhận thức và ứng phó với ô nhiễm hóa chất từ thuốc hóa học bảo vệ thực vật (BVTV) và phân bón hóa học, sản xuất nông nghiệp phải theo các tiêu chí hiệu quả và an toàn qua các câu hỏi, ví dụ thực tế có liên quan đến nội dung bài học, nhưng thời lượng không nhiều nên các em vẫn chưa biết “chế phẩm sinh học là gì?”, “tác dụng của CPSH như thế nào?”, “CPSH được dùng trong lĩnh vực nào?”, “sử dụng CPSH có tốt hơn các sản phẩm khác có cùng tác dụng không?”, ưu điểm và lợi ích của CPSH?, các em đã vận dụng được các chế phẩm sinh học trong thực tiễn chưa?

Vì những lí do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Hướng dẫn cho học sinh lớp 10 trường THPT Bắc Sơn sử dụng chế phẩm sinh học để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, bảo vệ môi trường và cải tạo đất”.

 

doc 15 trang thuychi01 7352
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 10 trường thpt bắc sơn sử dụng chế phẩm sinh học để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, bảo vệ môi trường và cải tạo đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT BẮC SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT BẮC SƠN SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC ĐỂ SẢN XUẤT
 PHÂN HỮU CƠ VI SINH, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
VÀ CẢI TẠO ĐẤT
Người thực hiện: Lưu Thị Hằng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Công nghệ NN
THANH HOÁ NĂM 2019
 MỤC L ỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ
Tên viết tắt
Tên đầy đủ
CPSH
Chế phẩm sinh học
BVTV
Bảo vệ thực vật
HS
Học sinh
THPT
Trung học phổ thông
VSV
Vi sinh vật
I. MỞ ĐẦU
	1.1. Lí do chọn đề tài
- Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nông nghiệp, nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại cho cây trồng. Do vậy, để tăng năng suất và sản lượng trong trồng trọt, người dân thường sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc hóa học. Tuy nhiên, việc sử dụng này chỉ đem lại lợi ích trước mắt mà không bảo đảm thâm canh cây trồng bền vững, vì các sản phẩm có nguồn gốc từ chất hóa học làm cho đất đai ngày càng thoái hóa, dinh dưỡng bị mất cân đối, mất cân bằng hệ sinh thái trong đất, hệ vi sinh vật trong đất bị phá hủy, tồn dư các chất độc hại trong đất càng nhiều dẫn đến phát sinh một số dịch hại không dự báo trước, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường. 
- Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu, sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học (CPSH), phân bón hữu cơ dùng trong trồng trọt được đẩy mạnh để thay thế dần phân bón hóa học và thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc hóa học đã được hầu hết các nước quan tâm. Việc sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ trong canh tác cây trồng đang là xu hướng của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung nhằm bảo đảm an toàn sinh học, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường mà cây vẫn phát triển tự nhiên, vẫn đảm bảo năng suất, chất lượng của nông sản, đạt chuẩn xuất khẩu cũng như nâng tầm nông sản Việt trên thị trường quốc tế, hướng đến một nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững. Do đó, việc ứng dụng CPSH dùng trong nông nghiệp là điều không thể thiếu.
- Qua số liệu thống kê của Nhà trường Trung học phổ thông (THPT) Bắc Sơn, đa số các em học sinh (HS)có bố mẹ đều làm nông nghiệp, là con em dân tộc thiểu số, có điểm xét tuyển vào lớp 10 rất thấp, địa bàn sinh sống rộng, đời sống vật chất còn nhiều khó khăn nên chưa có điều kiện tìm hiểu và vận dụng chế phẩm sinh học trong cuộc sống và nông nghiệp. Trong quá trình giảng dạy môn công nghệ 10, tôi thường xuyên giáo dục cho học sinh việc nâng cao nhận thức và ứng phó với ô nhiễm hóa chất từ thuốc hóa học bảo vệ thực vật (BVTV) và phân bón hóa học, sản xuất nông nghiệp phải theo các tiêu chí hiệu quả và an toàn qua các câu hỏi, ví dụ thực tế có liên quan đến nội dung bài học, nhưng thời lượng không nhiều nên các em vẫn chưa biết “chế phẩm sinh học là gì?”, “tác dụng của CPSH như thế nào?”, “CPSH được dùng trong lĩnh vực nào?”, “sử dụng CPSH có tốt hơn các sản phẩm khác có cùng tác dụng không?”, ưu điểm và lợi ích của CPSH?, các em đã vận dụng được các chế phẩm sinh học trong thực tiễn chưa? 
Vì những lí do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Hướng dẫn cho học sinh lớp 10 trường THPT Bắc Sơn sử dụng chế phẩm sinh học để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, bảo vệ môi trường và cải tạo đất”.
	1.2. Mục đích nghiên cứu
	- HS thấy được những lợi ích của CPSH trong sản xuất nông nghiệp.
 	- HS biết yêu lao động, biết sản xuất ra những sản phẩm an toàn và chất lượng từ các CPSH trong nông nghiệp.
 	- Thông qua các em HS tuyên truyền đến các bậc phụ huynh, người dân về ưu điểm và lợi ích của CPSH, biết bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, bảo vệ chính mình, gia đình và xã hội.
 	- HS ý thức được phòng bệnh hơn chữa bệnh.
 	- Các em có cơ hội thể hiện sự hiểu biết cũng như gia tăng kiến thức của bản thân khi trả lời các câu hỏi, tình huống về CPSH .
	1.3. Đối tượng nghiên cứu
 	- Những vấn đề chung của CPSH.
 	- Phân loại và tác dụng của CPSH .
- Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh, bảo vệ môi trường và cải tạo đất nhờ CPSH.
- Ưu điểm và lợi ích của CPSH.
- Vận dụng được các chế phẩm sinh học khác trong thực tiễn.
- Sáng kiến kinh nghiệm này được áp dụng sau bài : “Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón” thuộc chương trình Công nghệ lớp 10, ở lớp 10A4, 10A5 và 10A2 trường Trung Học Phổ Thông Bắc Sơn. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin 
+ Tôi tiến hành khảo sát thực tế bằng phiếu khảo sát của 113 HS ở 3 lớp 10A2 (33HS), 10A4 (41 HS), 10 A5 (39 HS)
+ Gặp gỡ, trao đổi, thu thập thông tin với cán bộ xã phụ trách về hội nông dân tập thể xã Ngọc Trung, huyện Ngọc Lặc để biết được những hộ nông dân đã
ứng dụng CPSH để sản xuất và sử dụng phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh. Rồi đến những hộ nông dân đó để tìm hiểu về cách làm kinh tế của mỗi hộ gia đình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho họ khi sử dụng CPSH.
+ Tổ chức cho học sinh lớp 10A2 đi tham quan, thực nghiệm xã Ngọc Trung là nơi tự sản xuất nhiều phân hữu cơ vi sinh để sử dụng và bán.
- Phương pháp tìm kiếm thông tin trên mạng internet: Tôi tìm kiếm thông tin trên các trang mạng internet để có cơ sở thực hiện đề tài. 
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Phát phiếu khảo sát, để các em hoàn thành, tôi thu lại, sau đó thống kê, phân tích số liệu, đánh giá mức độ nhận thức của các em về CPSH. 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Đặc điểm chung về CPSH
a. Khái niệm CPSH: tên tiếng anh Probiotic – là các chế phẩm chiết suất sinh học và chế phẩm vi sinh được sử dụng nhằm mục đích khác nhau.
- Chế phẩm vi sinh hay còn gọi là men vi sinh chúng chứa vi sinh vật sống (bao gồm những vi khuẩn có lợi/nhóm vi khuẩn hữu ích)
- Chế phẩm chiết xuất sinh học bao gồm những chế phẩm chiết xuất từ sinh vật như: chiết xuất Yucca, Beta-Glucan, Bokashi trầu, cỏ mực, tỏi..[1].
b. Các nhóm chế phẩm sinh học dùng trong nông nghiệp
- Nhóm CPSH phòng trừ dịch hại trên cây trồng: chế phẩm được sản xuất từ nguyên liệu chính là những vi sinh vật (VSV) sống, có tác dụng gây bệnh cho sâu để diệt sâu nên không gây ảnh hưởng cho môi trường, giữ cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp; đảm bảo an toàn thực phẩm. Những VSV sống có nguồn gốc thảo mộc, nấm, Pheromone, vi sinh, virut, tuyến trùng[2].
- Nhóm CPSH dùng cho sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân bón vi sinh: chế phẩm được sản xuất từ nguyên liệu chính là những VSV sống có tác dụng cố định đạm, chuyển hóa lân, phân giải chất hữu cơ.
- Nhóm CPSH cho cải tạo đất, xử lý phế thải nông nghiệp:
+ Có khả năng cải tạo lý hóa tính của đất (kết cấu, hữu cơ, độ ẩm, pH).
+ Giải phóng đất khỏi các yếu tố bất lợi (hóa chất, kim loại nặng).
+ Cải tạo cho đất tốt hơn để sử dụng làm đất trồng cây.[1].
2.1.2. Những ưu điểm nổi trội của CPSH
-  Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng như thuốc bảo vệ thực vật.
- Cân bằng hệ sinh thái trong môi trường đất. Đảm bảo môi trường sống cho cây trồng.
- Cải thiện tình trạng thoái hóa đất. Góp phần tăng độ phì nhiêu cho đất.
- Cây trồng hấp thu chất dinh dưỡng dễ hơn. Giúp tăng năng suất và chất lượng nông phẩm.
- Tăng sức đề kháng cho cây trồng, giảm thiểu bệnh hại.
- Có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất thải sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp. Từ đó góp phần làm sạch môi trường.
- Tiết kiệm chi phí, sử dụng dễ dàng, nhanh chóng, rộng rãi.[1].
2.1.3. Những tiêu chuẩn đánh giá chế phẩm sinh học là tốt
- Chế phẩm chứa vi sinh vật sống.
- Xác định cụ thể chi, loài, chủng loại và được phân lập rõ ràng.
- Đảm bảo liều lượng lợi khuẩn cho đến hết hạn sử dụng.
- Hiệu quả được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng.
- Có bằng chứng về độ an toàn.
- Sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng, được nhiều người sử dụng.[1].
2.1.4. Khái niệm phân vi sinh, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh
- Phân vi sinh là loại phân có chứa hàm lượng vi sinh vật có ích cao (≥ 1x108CFU/g). Thường không có hàm lượng chất dinh dưỡng kèm theo.
- Phân hữu cơ sinh học được tạo ra từ quá trình lên men vi sinh vật các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau thành mùn. Không có yêu cầu chủng vi sinh vật phải đạt bao nhiêu.
- Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ. Có chứa ít nhất 1 chủng vi sinh vật sống có ích với hàm lượng cao (≥ 1x106CFU/g)..và sẽ hoạt động khi được bón vào đất.[2] 	
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các xã có HS học trường THPT Bắc Sơn - là các xã thuần nông
- Đa số gia đình HS trường THPT Bắc sơn sinh sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi. Hoạt động sản xuất nông nghiệp đã tạo ra một lượng lớn chất thải. 
+ Trong chăn nuôi, chất thải rắn là nguồn gây ô nhiễm chính. 70% các hộ gia đình chưa có bất kỳ biện pháp nào xử lý hợp vệ sinh đối với phân và nước tiểu chăn nuôi tại gia đình. Phương pháp truyền thống mà người dân sử dụng là: toàn bộ chất thải rắn cũng như nước thải chăn nuôi được thải trực tiếp ra vườn; hoặc đổ trực tiếp ra đồng ruộng hoặc lưu giữ tại các hố phân hở của gia đình không có gì che đậy; đa số người dân làm chuồng cho gia súc, gia cầm và các chất thải của chúng được cho ra ngay bên cạnh chuồng, cứ thế ngày qua ngày khác những chất thải này được phân huỷ và người dân lấy đó làm nguồn phân bón cho đồng ruộng. Song điều đáng nói ở đây là những chất thải này để lâu ngày khi chưa kịp sử dụng nó đã đầy lên và trào ra ngoài. Hiện tượng này gây ra rất nhiều ô nhiễm như mùi hôi thối, chất thải ngấm vào nguồn nước nhất là khi trời mưa. Do đó, chất thải chăn nuôi tác động đến môi trường và sức khỏe con người như: Gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường khí, môi trường đất và các sản phẩm nông nghiệp. Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh về hô hấp, tiêu hóa, do trong chất thải chứa nhiều VSV gây bệnh, trứng giun.
+ Trong trồng trọt: Phế phẩm nông nghiệp thường được người dân tận dụng lại; Chất thải từ sản xuất nông nghiệp: Rơm rạ, thân cây ngô, đậu, sắn, khoai lang sau khi thu hoạch thường được các hộ tái sử dụng: cho gia súc, gia cầm ăn, phơi làm củi đun nấu nên lượng rác thải phát sinh là không đáng kể. Do tập quán canh tác tại địa phương, cánh đồng trồng lúa và hoa màu nằm giáp với khu nhà ở của người dân nên hoạt động sản xuất, sử dụng thuốc BVTV hàng năm có ảnh hưởng trực tiếp đối với đời sống và sức khỏe của người dân. Theo điều tra tại hộ gia đình, đối với lúa và hoa màu mỗi năm người dân phun thuốc BVTV ít nhất từ 4-5 lần trên vụ, người dân sử dụng cả thuốc nước và thuốc gói. Đối với thuốc gói thường 50-100 g/gói/sào (sào bắc bộ), nếu thuốc nước thường sử dụng loại 100ml cho 1 sào 5 thước và loại 250ml cho 3 sào; sau mỗi vụ thường phun thuốc diệt cỏ dại, ngoài ra giữa các lứa người dân thường phải phun thuốc trừ sâu, bọ dầy 
2.1.2. Nhận thức của HS đối với các CPSH
Trước khi khảo sát bằng phiếu khảo sát, qua thăm dò ý kiến ngẫu nhiên của 133 HS ở 3 lớp: 10A2 (33HS), 10A4 (41 HS), 10 A5 (39 HS) về khái niệm, vai trò, lợi ích của CPSH về mức độ ghi nhớ kiến thức và nhận thức về bảo vệ môi trường (phụ lục số 1), tôi thu được kết quả như sau:
Phần I.
 Số lượng/tỉ lệ 
Câu
Trả lời đạt
Trả lời chưa đạt
Trả lời sai (hoặc không trả lời)
Câu 1
 11 HS (7,69%)
 94 HS (70,63%)
 28 HS (21,68%)
Câu 2
18 HS (13,29%)
 91 HS (68,53%)
24 HS (18,18%)
 Phần II.
 Sốlượng/tỉ lệ
Câu
Chọn có
Chọn không
(hoặc chưa)
Câu 3
133 hs (100%):
qua ti vi: 106 HS (79,72%);
 đài phát thanh: 27 HS (20,28%)
0 HS 
Câu 4
9 HS (7%)
124 HS (93%)
Câu 5
0 hs
133 HS (100%)
	Kết quả trên cho thấy đa số HS đều chưa hiểu biết đầy đủ về CPSH và ứng dụng của nó; các em chưa được tiếp cận với những sản phẩm từ CPSH.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Tuyên truyền cho học sinh về CPSH và vai trò của CPSH trong nông nghiệp, đời sống hàng ngày
Để giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về CPSH, vai trò của CPSH trong nông nghiệp tôi đã tiến hành khảo sát trên 133 em học sinh ở ba lớp : 10A2 (33HS), 10A4 (41 HS), 10 A5 (39 HS)
* Tôi sử dụng phương pháp thống kê, xử lí số liệu. 
* Hình thức tổ chức: ba buổi sinh hoạt 15 phút; một buổi ở nhà để các em học sinh trả lời phiếu khảo sát; một tiết ở trên lớp. 
- Buổi sinh hoạt 15 phút thứ nhất: 
+ Phát phiếu khảo sát cho các em học sinh trả lời vào phiếu mà không cần ghi tên. 
+ Nội dung phiếu khảo sát: phụ lục số 4.
+ Ở buổi sinh hoạt 15 phút thứ nhất, các em chưa hoàn thành được phiếu khảo sát mà chỉ làm được 2 trong 7 câu. Do đó, tôi cho các em mang phiếu khảo sát về nhà và hoàn thành phiếu khảo sát. Khi trả lời phiếu khảo sát ở nhà, các em có thể tìm kiếm thông tin trên mạng internet với từ khóa là CPSH là gì, vai trò và ứng dụng của CPSH trong trồng trọt, vai trò và ứng dụng của CPSH trong nông nghiệp, các em có thể trao đổi ý kiến với nhau, hỏi ý kiến của phụ huynh và người dân. Như vậy, các em học sinh đã tuyên truyền đến các bậc phụ huynh, người dân về CPSH, vai trò và ứng dụng của CPSH trong nông nghiệp, biết bảo vệ môi trường đất.
- Buổi sinh hoạt 15 phút thứ hai và buổi sinh hoạt 15 phút thứ ba:
+ Tôi hướng dẫn các em chấm chéo phiếu khảo sát giữa các tổ. Tổ 1: chấm phiếu khảo sát của tổ 4. Tổ 2: chấm phiếu khảo sát của tổ 3. Tổ 3: chấm phiếu khảo sát của tổ 1. Tổ 4: chấm phiếu khảo sát của tổ 2.
+ Đối với mỗi câu hỏi, tôi gọi một em học sinh trả lời, các em học sinh khác đều có thể bổ sung cho câu trả lời. Khi các em không còn ý kiến trả lời nữa, tôi sẽ đưa ra đáp án của câu hỏi bằng cách trình chiếu trên máy chiếu. Các em cùng xem lại câu trả lời ở phiếu khảo sát của bạn và nhận xét về câu trả lời theo kết luận của tôi. 
- Sau 45 phút (3 buổi sinh hoạt 15 phút) tôi sẽ thu phiếu khảo sát, chấm và thống kê điểm. 
- Tôi sử dụng một tiết trên lớp là tiết 14 theo phân phối chương trình của môn công nghệ 10, đây là tiết thực hành nhưng giáo viên có thể cho học sinh xem băng hình hoặc đi tham quan hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa. Trong tiết này, tôi: 
+ Trình chiếu một số hình ảnh gây ô nhiễm môi trường khi tôi đi khảo sát thực tế ở xã Ngọc Trung. (Phụ lục số 2).
+ Trình chiếu một số loại phân hữu cơ sinh học và một số CPSH dùng trong nông nghiệp (Phụ lục số 3).
+ Trình chiếu nội dung của phiếu khảo sát (Phụ lục số 4).
+ Trình chiếu kết quả của phiếu khảo sát: Bảng thống kê mức độ ghi nhớ kiến thức của học sinh và bảng thống kê nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường.(Phụ lục số 5).
+ Trình chiếu các hình ảnh của một số hộ gia đình ở xã Ngọc trung sử dụng CPSH trong sản xuất nông nghiệp (Phụ lục số 6).
Ảnh: Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận câu hỏi, tình huống
2.3.2. Tổ chức cho học sinh lớp 10A2 đi tham quan, thực nghiệm ở làng Đệch, xã Ngọc Trung
	Thời gian: từ 14 giờ đến 17 giờ, ngày 24 tháng 11 năm 2018.
Ảnh: Em Chung thăm vườn ớt của
gia đình bác Cường
Ảnh: Em Hương thăm vườn rau sạch của gia đình Bà Lợi
2.3.3. Khảo sát thực tế ở làng Đệch, xã Ngọc Trung 
Sau khi khảo sát thực tế ở các hộ gia đình làm kinh tế giỏi thuộc xã Ngọc Trung, tôi nhận thấy một số gia đình đã biết áp dụng CPSH xử lí nguồn rác thải từ chăn nuôi, trồng trọt vốn gây ô nhiễm môi trường thành nguồn lợi tích cực. Đó là phân bón hữu cơ để họ tự phục vụ cho trồng trọt và bán cho những người dân trong xã hoặc các xã khác trong huyện. Đây là hướng đi mới góp phần làm giàu cho bản thân, cho quê hương và có ích cho xã hội, đồng thời tạo được việc làm cho những người dân xung quanh.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1. Đối với học sinh
* HS thấy được những ưu điểm và lợi ích của CPSH trong việc sản xuất phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, bảo vệ môi trường và cải tạo đất. Từ đó các em có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ đất. Tôi thấy mình đã đưa ra một số biện pháp để môi trường ở địa phương ngày càng xanh, sạch, đẹp. Đây là một việc làm đã tác động đến 110 em học sinh khác của khối 10. Hơn nữa thông qua các em học sinh, các kiến thức nói trên sẽ được truyền đạt đến các bậc phụ huynh, người dân. Từ đó người dân có ý thức bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng đất một cách khoa học.
* HS thấy được hiệu quả của VSV trong việc làm tăng khả năng sinh trưởng và phát triển cây trồng, tiết kiệm phân bón hóa học cũng như tăng năng suất, chất lượng nông sản. Các sản phẩm phân bón như phân bón VSV cố định nitơ, phân giải photphat khó tan, chế phẩm VSV kích thích sinh trưởng thực vật, chế phẩm VSV phòng trừ bệnh cây trồng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và xây dựng nền nông nghiệp bền vững.
* HS tham gia tích cực, sôi nổi trong các buổi thảo luận, hoạt động tham quan và bước đầu có khả năng vận dụng vào điều kiện thực tế tại gia đình mình.
* HS biết sử dụng một số loại CPSH trong nông nghiệp và có mong muốn tìm hiểu đối với các CPSH khác. 
* HS hình thành kĩ năng tổ chức hoạt động thăm quan.
* HS biết cách xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, đầu tư xây dựng biogas để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, đồng thời góp phần xây dựng lối sống văn minh.
2.4.2. Đối với giáo viên
Sáng kiến kinh nghiệm này giúp tôi thấy được khả năng của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa là giúp các em mở rộng những hiểu biết về các vấn đề trong xã hội trong đó có việc ứng dụng công nghệ sinh học nói chung và các CPSH nói riêng. Đây là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn để các em vận dụng kiến thức vào thực tế một cách hiệu quả nhất. 
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
	3.1. Kết luận
- Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh thấy được tiềm năng sử dụng các chế phẩm sinh học trong canh tác cây trồng rất lớn, là một hướng đi đúng đắn, hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ, sinh thái bền vững và thân thiện với môi trường. 
- Qua những nội dung trên tôi nhận thấy rằng đây không phải là nhiệm vụ của riêng ai mà tất cả mọi người phải cùng chung tay góp sức nhằm góp phần giảm bớt những vụ ngộ độc thực phẩm từ thuốc BVTV, từ phân bón hóa học bằng cách dùng nhóm chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, sử dụng phân hữu cơ sinh học để đảm bảo sức khỏe cho mọi người. 
3.2. Kiến nghị
Đối với cấp xã: cung cấp tài liệu để tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm.
Đối với nhà trường: tổ chức cho học sinh đi tham quan, thực nghiệm ở các xã khác trong huyện Ngọc Lặc để học sinh được quan sát, phân tích, đánh giá về việc ứng dụng CPSH trong cuộc sống và nông nghiệp. Từ đó, học sinh được củng cố, khắc sâu kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất.
Đối với nhà nước và ngành nông nghiệp: phải có chính sách khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Ngoài ra, cần có sự đầu tư chuyển giao kỹ thuật, tuyên truyền, hướng dẫn người nông dân ủng hộ và ứng dụng rộng rãi các CPSH trong sản xuất nông nghiệp. Như vậy mới giúp cho nông dân có thể nâng cao chất lượng nông sản, giảm giá thành sản phẩm, tăng thu nhập trong nền kinh tế hội nhập và cải thiện chất lượng môi trường.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ để hướng dẫn HS sử dụng chế phẩm sinh học để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, bảo vệ môi trường và cải tạo đất . Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tôi vẫn còn những hạn chế và thiếu sót. Kính mong qúi thầy, cô quan tâm và chia sẻ để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
 Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2019
 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
 ĐƠN VỊ
 Lưu Thị Hằng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trang mạng: https://www.chephamsinhhoc.net
[2]. Sách giáo khoa Công nghệ 10, Nguyễn Văn Khôi (chủ biên) – Vũ Thùy Dương – Văn Lệ Hằng – Vũ Văn Hiển, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2011.
[3]. Sách giáo viên Công nghệ 10, Nguyễn Minh Đường – Vũ Hải – Vũ Văn Hiển – Đỗ Nguyên Ban – Nguyễn Văn Tân – Nguyễn Thị Biếc, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2006.
[4]. Trang mạng: https: //ongbien.vn.DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_lop_10_truong_thpt_bac_son_su_dung_c.doc
  • docCong nghe NN - Luu Thi Hang - THPT Bac Son (Phu luc).doc