SKKN Tích hợp giáo dục môi trường nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm và hành vi bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông trong dạy - Học môn địa lí

SKKN Tích hợp giáo dục môi trường nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm và hành vi bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông trong dạy - Học môn địa lí

Thực tế hiện nay cho thấy vấn đề giáo dục ý thức và trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường (BVMT) trong nhà trường chưa được chú trọng đúng mức, hay đúng hơn bảo vệ môi trường chưa được xem là một môn học “chính quy” tại các trường phổ thông (ngoại trừ một số trường đại học, cao đẳng có môn học chuyên ngành về môi trường). Hơn nữa, mặc dù các cuộc thi bảo vệ môi trường được tổ chức song nhìn chung vẫn chỉ mang tính hình thức. Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra ngày càng trở nên nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp sự phát triển kinh tế-xã hội cũng như sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai.

docx 27 trang thuychi01 6894
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục môi trường nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm và hành vi bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông trong dạy - Học môn địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC, TRÁCH NHIỆM VÀ HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY- HỌC MÔN ĐỊA LÍ
(VÍ DỤ MINH HỌA QUA MỘT SỐ BÀI HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10)
Người thực hiện: Phạm Bích Hường
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Địa lí
THANH HÓA, NĂM 2018
Mục lục
Số trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1
1. Lí do chọn đề tài.
1
2. Mục đích nghiên cứu 
2
3. Đối tượng nghiên cứu
3
4. Phương pháp nghiên cứu
6
PHẦN II: NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
6
I. CƠ SỞ CỦA VIỆC LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
6
1. Cơ sở lí luận.
6
2. Thực trạng vấn đề
7
3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
7
 3.1. Giải pháp
7
 3.2. Tổ chức thực hiện
11
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
17
4.1. Hiệu quả đạt được
17
 4.2. Bài học kinh nghiệm
18
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
Kết luận
19
Kiến nghị
19
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Thực tế hiện nay cho thấy vấn đề giáo dục ý thức và trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường (BVMT) trong nhà trường chưa được chú trọng đúng mức, hay đúng hơn bảo vệ môi trường chưa được xem là một môn học “chính quy” tại các trường phổ thông (ngoại trừ một số trường đại học, cao đẳng có môn học chuyên ngành về môi trường). Hơn nữa, mặc dù các cuộc thi bảo vệ môi trường được tổ chức song nhìn chung vẫn chỉ mang tính hình thức. Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra ngày càng trở nên nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp sự phát triển kinh tế-xã hội cũng như sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lý, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh, những mầm non tương lai của đất nước, trong nhà trường kiến thức bảo vệ môi trường đã được lồng ghép vào bài học để giáo dục ý thức cho các em là điều nên làm thường xuyên.
Thực tế vẫn còn hiện tượng vứt rác bừa bãi trong lớp học, hiện tượng hái hoa bẻ cành cây, đặc biệt là các em ăn quà xong vứt luôn túi ni lông(không phân hủy được) ra môi trường. Từ thực tế đó bản thân tôi thấy việc lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào tất cả các môn học nói chung và môn Địa lí nói riêng là hết sức hiệu quả vì các em là những học sinh, sinh viên là những “mầm non” là những thế hệ kế thừa nhiệm vụ BVMT trong tương lai. Từ đó, các em có thái độ và hành vi đúng đắn với việc bảo vệ môi trường, hình thành cho các em ý thức, hành vi, trách nhiệm trước môi trường đang bị đe dọa. Đây được xem là một giải pháp BVMT hữu hiệu trong tương lai.
Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy bộ môn địa lí trường THPT Lê Lợi, bộ môn rất gần gũi với môi trường nên tôi thấy đây chính là lí do khiến tôi chọn đề tài này.
Trong nhiều năm qua vì trong chương trình chưa có một tiết dạy học cụ thể nào kể cả ba khối lớp học sinh còn thiếu kiến thức kĩ năng về môi trường . Điều này bản thân tôi thấy trăn trở và suy nghĩ rất nhiều vì có những em đã là những nhà kiểm lâm những người có trình độ mà sau này vẫn trở thành những người tiếp tay cho bọn lâm tặc... để giúp các em có một số kiến thức kĩ năng sơ đẳng trong cuộc sống tôi mong rằng đề tài này: “TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC, TRÁCH NHIỆM VÀ HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY- HỌC MÔN ĐỊA LÍ (VÍ DỤ MINH HỌA QUA MỘT SỐ BÀI HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10)” sẽ góp một phần đáng kể vào việc giảng dạy lồng ghép trong bộ môn Địa lí này.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về bảo vệ môi trường, giáo dục ý thức quan tâm tới việc bảo vệ môi trường của các em để trở thành những công dân tốt biết sống và làm việc cống hiến cho đất nước.
+ Về phía giáo viên: Trong quá trình giảng dạy địa lí cấp THPT, các giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học, trong đó phương pháp dạy học lồng ghép giáo dục môi trường. Ba khối nói chung và khối 10 nói riêng chưa thực sự được chú ý vì nó chưa trở thành một môn riêng biệt. 
+ Về phía học sinh: Chưa thực sự chăm học và chú ý đến hậu qủa hủy hoại môi trường mà chính các em cũng là người hứng chịu. Chính vì vậy phần kiến thức kĩ năng sống của các em chưa thực sự hiệu qủa. Trong các tài liệu tham khảo, có nhiều tác giả đã đề cập đến những vấn đề này tuy vậy đến nay chưa có một giáo trình chuyên biệt nào giảng dạy riêng.Từ thực tiễn trên nhận thấy đề tài có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cấp bách.
3. Đối tượng nghiên cứu:
3.1. Mục đích, đối tượng:
* Mục đích:
- Hình thành cho học sinh kỹ năng, kiến thức về môi trường trong chương trình SGK địa lí lớp 10.
- Nâng cao chất lượng dạy và học nhằm đạt kết quả tối ưu nhất trong các bài dạy.
* Đối tượng nghiên cứu: - Giáo viên trong việc giảng dạy.
 - Học sinh khối 10 trong việc học tập.
3.2. Nhiệm vụ : Có được phương pháp dạy trên lớp và các buổi ngoại khóa để từ đó các em có ý thức trong việc:
Giữ gìn cây xanh: Cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide, ngăn xói mòn đất và cung cấp ổ sinh thái cho mọi sinh vật sống. Giữ gìn cây xanh bằng cách chọn những vật trang trí nội thất từ các chất liệu thân thiện với sinh thái như tre chẳng hạn. Đừng quá chạy theo mốt, hãy tìm những loại bàn ghế, tủ đựng quần áo bền như vậy vừa tiết kiệm tiền vừa không góp phần tăng lượng đồ phế thải vào môi trường.
Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên: Bạn có biết rằng thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất sử dụng trong vệ sinh hằng ngày đang làm chúng ta chết dần vì là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh như Parkinson, ung thư và các bệnh liên quan đến não. Vậy tại sao không sử dụng các loại hóa chất có nguồn gốc từ thiên nhiên và tận dụng hiệu quả mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài trong tự nhiên để kiểm soát địch hại.
Rút các phích khỏi ổ cắm: Có lẽ bạn không biết rằng việc để cho các thiết bị điện gia dụng ở chế độ “chờ” trong thời gian dài đã làm tiêu tốn một lượng điện lớn, vì vậy hãy rút các chuôi cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị như máy sấy tóc, máy vi tính, tivi, thiết bị sạc điện thoại di động... khi không sử dụng.
Tận dụng ánh sáng mặt trời, bạn sẽ giảm được lượng điện năng tiêu thụ, đồng thời tiết kiệm được túi tiền của mình.
Sử dụng năng lượng sạch: Hãy sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo bất cứ khi nào có thể như năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời... Đây là các loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch.
Nguyên tắc 3R: (reduce, reuse, và recycle): Giảm sử dụng - tái sử dụng - sử dụng sản phẩm tái chế, hãy đối mặt với thực tế là chúng ta tiêu thụ nhiều hơn cái mà thiên nhiên có thể cung cấp cho chúng ta và mọi thứ đang dần cạn kiệt, kể cả nước! Vì vậy, trước hết hãy giảm thiểu nhu cầu tiêu dùng của bản thân hơn là phải tái sử dụng và tái sử dụng sẽ còn tốt cho môi trường hơn phải tái chế các sản phẩm đã vứt đi!
Ta tắm ao ta! Ưu tiên sử dụng các sản vật được sản xuất từ địa phương, như vậy sẽ giảm được sự vận chuyển là một trong những nguyên nhân làm tiêu hao năng lượng và tăng lượng thải các loại khí độc hại. Thử nghĩ xem, cứ gì phải sử dụng các loại trái cây ướp lạnh từ cách xa hàng ngàn kilômet mang đến trong khi xung quanh ta tràn ngập các loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, bổ dưỡng.
Tiết kiệm giấy: Hãy tranh thủ lướt web để tìm kiếm thông tin, thay vì cứ chăm chăm đọc báo, gửi email và file thay vì viết thư, đấy là bạn đã góp phần bảo vệ cây xanh - là nguyên liệu chính sản xuất ra giấy.
Giảm sử dụng túi nilông: Bạn có tin rằng các túi nilông không thể bị phân hủy sinh học nên chúng có thể tồn tại trong môi trường đến hàng trăm năm và để sản xuất ra 100 triệu túi nhựa phải tiêu tốn 12 triệu barrel dầu hỏa, vì vậy hãy sử dụng giấy, các loại lá... để gói sản phẩm thay vì sử dụng loại túi này.
Tận dụng ánh sáng mặt trời: Tại sao bạn không mở tung cửa sổ ngôi nhà bạn bất cứ khi nào có thể để đón ánh sáng mặt trời thay vì sử dụng các loại đèn chiếu sáng, như vậy bạn sẽ giảm được lượng điện năng tiêu thụ, đồng thời tiết kiệm được túi tiền của mình
3.3. Phạm vi của đề tài:
- Tích hợp giáo dục môi trường vào bài dạy môn địa lí là quan trọng nhưng không phải bài nào cũng lồng ghép tích hợp được. Với những bài cần thiết thì phải chọn đơn vị kiến thức phù hợp với nội dung bài dạy, không áp đặt, phải có nội dung giáo dục cao tránh sự nhàm chán lặp đi lặp lại.
- Kiến thức xã hội sách báo, Internet, kiến thức thực tế.
3.4. Giá trị sử dụng của đề tài:
- Đề tài có thể ứng dụng hoặc làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy địa lí nói chung và hướng dẫn lồng ghép trong môn học Địa Lí thực hành ở trường THPT Lê Lợi.
- Làm tài liệu tham khảo học tập.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp thống kê, mô tả thực trạng môi trường tại trường THPT và ý thức của học sinh phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
- Kinh nghiệm thực tế của việc giảng dạy Địa Lí THPT.
- Phương pháp điều tra qua những tiết dự giờ của đồng nghiệp, điều tra mức độ tiếp thu bài của học sinh.
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu, thông tin trên sách báo, Internet...
- Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.
PHẦN II: NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ CỦA VIỆC LỰA CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lí luận:
 Địa lí là môn học có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục ý thức, hành vi trách nhiệm đối với môi trường cho học sinh. Đây cũng là môn học góp phần hình thành nên những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất, hình thành nhân cách con người, chuẩn bị cho các em một hành trang để bước vào đời hoặc học lên những bậc cao hơn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu, quý trọng bản thân chính là bảo vệ môi trường, gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, công bằng, ghét những hành vi xấu hủy hoại môi trường. Đó là những con người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó cũng là chiếc chìa khóa mở cửa cho tương lai đó chính là một môi trường sống lành mạnh, an toàn. 
Dạy học theo quan điểm tích hợp phát huy cao hơn hiệu quả giảng dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa và chủ trương mới của Bộ giáo dục, phát triển năng lực người học... là vấn đề được quan tâm nhất hiện nay. Tích hợp các nội dung giảng dạy đối với bộ môn khoa học xã hội là mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất của nội dung - tư duy - tư tưởng, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên Địa lí không chỉ tích hợp nội dung kiến thức, kỹ năng của Địa lí mà phải tích hợp với các môn học khác như: Văn hoc- Vật lí- Giáo dục công dân,... hay các vấn đề của đời sống như: Tích hợp giáo dục tình yêu quê hương, tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh.v.v. giúp học sinh có kĩ năng của các môn học khác có liên quan, các vấn đề trong thực tiễn đời sống và đặc biệt là các nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh một cách linh hoạt, uyển chuyển và tinh tế. 
- Giáo dục BVMT là giáo dục toàn cầu, tích hợp vào các môn học đặc biệt là môn địa lí và hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm và hành vi cho học sinh THPT về BVMT.
- Giáo dục BVMT là phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức hiểu biết về môi trường và kinh nghiệm sống bảo vệ môi trường.
2. Thực trạng của vấn đề: 
- Những hậu quả môi trường hiện nay đang đe dọa cuộc sống của con người. Vì sự thiếu hiểu biết mà con người đã có những hành động xấu tác động đến môi trường. 
- Giáo dục BVMT là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là mục tiêu BVMT và phát triển bền vững của đất nước.
- BVMT còn góp phần hình thành nhân cách con người, có thái độ thân thiện môi trường, phát triển kinh tế hài hòa, đảm bảo nhu cầu hôm nay mà không gây hại đến thế hệ mai sau.
- Mục đích của BVMT là đào tạo ra cả một thế hệ có nhân cách có thói quen có hành vi ứng xử đẹp với môi trường. Điều này phải được hình thành cho các em ngay từ thuở ấu thơ nhằm bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm trong mỗi tâm hồn và điều quan trọng hình thành kĩ năng BVMT cho các em.
 Khái quát phạm vi địa bàn nghiên cứu:
- Trường THPT Lê Lợi - Thọ Xuân - Thanh Hóa, trường nằm trên địa bàn Thị trấn nên phần đa là con em thị trấn thì có điều kiện được trang bị kiến thức môi trường tốt hơn. Còn một số các xã thì bố mẹ đi làm ăn xa không có điều kiện quan tâm giáo dục con em mình.
- Trong dạy học tôi thấy hầu như các em chưa ý thức được tác động của con người có ảnh hưởng như thế nào đối với môi trường.
* Nguyên nhân: 
- GDMT chưa phải là môn học riêng biệt.
- Không phải bài nào cũng tích hợp được.
3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
3.1. Giải pháp
a. Nêu cao nhận thức, tầm quan trọng việc bảo vệ môi trường cho học sinh
Tiếp tục thực hiện các luật bảo vệ môi trường để giáo dục cho học sinh là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, quan trọng, đòi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tư thích đáng. Đầu tư cho giáo dục, trong đó có giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ là đầu tư cho tương lai của đất nước. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, của các cấp, các ngành, đoàn thể, gia đình và toàn xã hội; tạo điều kiện tối đa cho thế hệ trẻ học tập, lao động, cống hiến, kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG (của Việt Nam)
+ Luật - Nghị định Chính Phủ:
- Luật bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 thay thế Luật bảo vệ môi trường 2005.
- Số 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/04/2015.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường​ có hiệu lực từ ngày 01/04/2015.
- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thay thế Nghị định 179/2013/NĐ-CP (Phần phụ lục) & 81/2006/NĐ-CP với mức phạt tăng lên nhiều lần có hiệu lực từ ngày 01/02/2017 
- Số 21/2008/NĐ-CP Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP
- Số 80/2006/NĐ-CP Nghị định qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường
+ Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường:
- Số 38/2015/TT-BTNMT Thông tư hướng dẫn về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản có hiệu lực từ ngày 17/08/2015 
- Số 35/2015/TT-BTNMT Thông tư hướng dẫn về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hiệu lực từ ngày 17/08/2015 thay thế thông tư số 08/2009/TT-BTNMT 
- Số 27/2015/TT-BTNMT Thông tư hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 15/07/2015 thay thế thông tư số 26/2011/TT-BTNMT 
- Số 26/2015/TT-BTNMT Thông tư quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản có hiệu lực từ ngày 15/07/2015 thay thế thông tư số 01/2012/TT-BTNMT 
- Số 05/2008/TT-BTNMT Thông tư hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường
- Số 12/2006/TT-BTNMT Thông tư hướng dẫn thủ tục, mẫu hồ sơ đăng ký cho chủ nguồn thải chất thải nguy hại
- Số 13/2006/QĐ-BTNMT Quyết định tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và Báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược
- Số 23/2006/QĐ-BTNMT Quyết định ban hành danh mục chất thải nguy hại
- Số 125/2003/TTLT/BTC-BTNMT Thông tư hướng dẫn thủ tục kê khai mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- Số 106/2007/TTLT/BTC-BTNMT Thông tư sửa đổi bổ sung một số điều về Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
b. Xây dựng môi trường học đường lành mạnh, tạo điều kiện để học sinh học tập, rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành
Nhà trường tăng cường định hướng, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ. Xây dựng trường học thực sự trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục, rèn luyện thanh thiếu nhi; kết hợp hài hòa giữa học chính khóa và ngoại khóa, qua đó góp phần hình thành lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa lành mạnh cho thế hệ trẻ. Tạo điều kiện để các tổ chức Đoàn, Hội trong trường học phát huy vai trò, ảnh hưởng và tích cực tham gia quá trình giáo dục môi trường toàn diện cho học sinh. tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tham gia các hoạt động thực tiễn, qua đó rèn luyện, cống hiến, trưởng thành.
c. Xây dựng nội dung lồng ghép môi trường trong dạy - học 
Đối với những bài dạy liên quan đến việc lồng ghép giáo dục ý thức, hành vi, trách nhiệm cho học sinh thì giáo viên phải xác định nội dung cần lồng ghép, thời điểm lồng ghép, cách thức lồng ghép phù hợp với bài dạydùng hình ảnh tư liệu, nội dung tài liệu liên quan đến môi trường để lại nhiều bài học có hiệu quả cao Bởi vậy, cần phải chọn lọc, linh hoạt vận dụng một vấn đề nào đó để lồng ghép vào bài dạy. Khi áp dụng phải chú ý đến thời gian phân bố trong tiết học. Tránh ôm đồm kiến thức, sa đà, biến giờ dạy Địa lí thành bài thuyết trình.
d. Tăng cường vận dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực
Trong quá trình dạy - học giáo viên cần kết hợp nhiều phương pháp trong một bài học. Với môn Địa lí , áp dụng phương pháp giảng giải, thuyết trình, thảo luận, liên hệ, nêu vấn đề cho học sinh tham gia. Giáo viên khéo léo trong việc tích hợp việc giáo dục môi trường vào các bài học mà vẫn đảm bảo tính chính xác, khoa học, khắc sâu được kiến thức trọng tâm. Những hình ảnh tàn phá về môi trường, những điều luật về môi trường làm cho bài học trở nên hiệu quả hơn. Dẫn dắt nêu vấn đề gây hứng thú từ đầu về môn học. Đặc biệt, cách lồng ghép khéo léo để cho các em dễ tiếp thu. Khắc phục lối truyền thụ một chiều còn khá phổ biến hiện nay, chuyển sang dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo của người học, khả năng vận dụng kiến thức đã biết vào các tình huống mới. Tạo không khí thoải mái, dân chủ, khuyến khích học sinh trình bày ý kiến riêng, chú trọng phát triển năng lực, tự lập luận, trình bày vấn đề cho học sinh. Nắm bắt những hiểu biết kinh nghiệm đã có của học sinh, những điều học sinh đang quan tâm, ham thích, tận dụng những điều đó trong quá trình hình thành kiến thức, kỹ năng mới.
Soạn giáo án có tích hợp một số kĩ thuật dạy học tích cực:
Kĩ thuật chia nhóm
Kĩ thuật đặt câu hỏi
Kĩ thuật khăn phủ bàn
Kĩ thuật phân vai
- GV hướng dẫn học sinh:
+ Chia nhóm: Hai bàn sẽ là một nhóm. Một lớp sẽ có 6 nhóm tương ứng với 12 bàn học.
+ GV chia phần việc cho mỗi nhóm: VD các nhóm sẽ tìm hiểu về môi trường ở các nước phát triển và các nước đang phát triển hiện nay.
+ GV giới thiệu cho HS một số tài liệu liên quan: Sách giáo khoa lớp 10, thông tin trên sách báo, Internet...
+ Dặn dò học sinh xem bài trước ở nhà và mỗi nhóm chuẩn bị một tờ giấy A4.
+ Sau khi học xong phần môi trường ở các nước phát triển và các nước đang phát triển thì viết một đoạn nêu suy nghĩ của em về môi trường hiện nay và những giải pháp khắc phục.
+ GV chọn 1 nhóm để giao thực hiện phương pháp phân vai: 
Chọn một học sinh có giọng đọc tốt, viết tốt.
+ Học sinh soạn bài theo nhóm trước ở nhà theo phần việc được GV giao trước và chuẩn bị dụng cụ học tập (giấy A4), tìm tài liệu, tranh ảnh .
+ Tinh thần làm việc theo nhóm, cá nhân.
* Để đảm bảo đạt được kết qủa cao trong việc học tập bộ môn, các thầy cô giáo cần phải rất cố gắng tự bố trí thời gian nhất định và phù hợp để hướng dẫn học sinh học tập và có kiến thức lồng ghép để các em có kỹ năng cơ bản về BVMT.
3.2. Tổ chức thực hiện
CÁC VÍ DỤ MINH HỌA CỤ THỂ CHO VIỆC LỒNG GHÉP KIẾN THỨC VỀ BVMT TRONG CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ LỚP 10.
Tiết 24- 25 Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_tich_hop_giao_duc_moi_truong_nham_nang_cao_y_thuc_trach.docx