SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Địa lý 9

SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Địa lý 9

 Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia. Các nhà khoa học và quản lí đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề về môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước-người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hòa với bảo vệ môi trường, đảm bảo nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau. Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu.

 Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội - đảm bảo phát triển bền vững quốc gia. Nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hóa công tác bảo vệ môi trường, trong đó có công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 

doc 18 trang thuychi01 22806
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Địa lý 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU
2
1.1. Lí do chọn đề tài.
2
1.2. Mục đích nghiên cứu.
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
4
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
4
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
5
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
5
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
5
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
6
2.3.1. Các địa chỉ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn địa lí 9 phần Địa lí kinh tế
6
2.3.2. Nguyên tắc, phương thức, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong trường THCS
7
a. Nguyên tắc giáo dục
7
b. Phương thức giáo dục
8
c. Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường
8
2.3.3. Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lí 9 phần Địa lí kinh tế
8
a. Phương pháp đàm thoại
8
b. Phương pháp sử dụng tranh ảnh Địa lí
9
c. Phương pháp thảo luận
12
d. Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát thực địa,
13
2.4, Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
14
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
15
1. Kết luận
15
2. Kiến nghị
15
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
 Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia. Các nhà khoa học và quản lí đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề về môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước-người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hòa với bảo vệ môi trường, đảm bảo nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau. Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu.
 Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội - đảm bảo phát triển bền vững quốc gia. Nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hóa công tác bảo vệ môi trường, trong đó có công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
 Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31 tháng 1 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị “Về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường”. Chỉ thị đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, xây dựng mô hình nhà trường xanh - sạch - đẹp phù hợp với các vùng, miền. [1]
1, Ở mục 1.1 đoạn từ “Những hiểm họa ... và toàn cầu” do tác giả tự viết ra, đoạn tiếp theo “Nhận thức được... vùng, miền” tác gỉa tham khảo từ TLTK số 1.
 Để thực hiện nôi dung lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học, đặc biệt là môn Địa lí có hiệu quả, giáo viên phải có trách nhiệm xây dựng bài giảng có tác dụng sâu sắc và có sức lan tỏa. Bởi lẽ đạo đức được hình thành theo những chuẩn mực sống, tùy theo lứa tuổi, văn hóa, gia đình và tôn giáo. Ở lứa tuổi 12 - 15 tuổi, con người phải trải qua giai đoạn phát triển tâm lí rất lớn. Chúng ta không chỉ giúp các em phát triển khả năng giải thích mà cả khả năng đưa ra và bảo vệ chính kiến của mình về một vấn đề. Trong bất cứ một tình huống nào, nếu có đủ thông tin về vấn đề cần tìm hiểu, thì chúng ta sẽ có quyết định đúng dắn, chính xác hơn. Qua những bài học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường, học sinh nhận thức được vai trò của môi trường cũng như sự tác động tiêu cực của con người tới môi trường, chắc chắn các em sẽ quyết định được hành vi của mình đối với môi trường. 
 Với trách nhiệm là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Địa lý ở trường THCS, tôi nhận thấy một bộ phận học sinh còn thiếu những kiến thức phổ thông, cơ bản về môi trường, chưa có ý thức gìn gìn, bảo vệ môi trường, còn có những hành vi làm ảnh hưởng xấu tới môi trường. Vì vậy, việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học nói chung và môn Địa lí nói riêng là rất cần thiết. Đó là lí do tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học địa lý 9”.Trong thực tế giảng dạy những năm học vừa qua và do điều kiện thời gian, tôi chỉ mới nghiên cứu và đưa ra những kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học địa lý 9 phần “ Địa lý kinh tế”. Qua bài viết này tôi mong muốn được trao đổi cùng các đồng nghiệp một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng thành công trong quá trình giảng dạy môn địa lý lớp 9.
1.2. Mục đích nghiên cứu.	
 Việc giáo dục môi trường không chỉ cho hôm nay mà cho cả ngày mai. Nhằm xây dựng một môi trường “ xanh, sạch, đẹp” và một xã hội trong lành. Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho học sinh có kiến thức về ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường. Giáo viên phải là người làm gương cho học sinh, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở học sinh kiên trì thực hiện những việc làm hằng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường và giáo dục học sinh biết yêu quí gần gũi với môi trường. Mỗi giáo viên là một tuyên truyền viên về giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường.
 Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh kỹ năng biết giữ vệ sinh không những ở gia đình mà còn ở mọi nơi, biết trở thành một tuyên truyền viên và có hành động đúng đắn góp phần bảo vệ môi trường . Hình thành cho học sinh thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường, đồng thời có phản ứng đối với các hành vi xấu như: xả rác bừa bãi nơi công cộng, chặt phá rừng.Đó là mục đích nghiên cứu của đề tài này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Thực trạng của vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và đối với học sinh nói riêng. 
- Các giải pháp để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đối với học sinh trong trường THCS.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Để thực hiện đề tài này bản thân tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
 - Phương pháp điều tra qua những tiết dự giờ đồng nghiệp cùng bộ môn, điều tra mức độ tiếp thu bài của học sinh và đánh giá kết của từng tiết dạy. 
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu qua sách tham khảo, qua sách báo và các thông tin có tính thời sự.
 - Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
 - Phương pháp thực hành, rút ra kinh nghiệm qua những tiết dạy học địa lý ở các lớp 9 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” ( Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005).
 Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội. Theo nghĩa hẹp thì môi trường sống của con người chỉ bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội trực tiếp liên quan đến chất lượng cuộc sống của con người như diện tích nhà ở, nước sạch, điều kiện vui chơi giải trí, chất lượng bữa ăn.
 Môi trường nhà trường bao gồm không gian trường, cơ sở vật chất trong trường như: lớp học, phòng thí nghiệm, sân chơi, vườn trường, thầy cô giáo, học sinh, 
Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động. Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình. Giáo dục bảo vệ môi trường là cách tiếp cận xuyên suốt bộ môn.
 Giáo dục bảo vệ môi trường phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường, phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Hệ thống kiến thức và kĩ năng được triển khai qua các môn học và các hoạt động theo hướng tích hợp nội dung qua các môn học, thông qua chương trình dạy học chính khoá và các hoạt động ngoại khoá, đặc biệt coi trọng việc đưa vào chương trình môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
 Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều chủ trương về công tác giáo dục bảo vệ môi trường:
 - Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
 - Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án: “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”.
 - Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
 - Chỉ thị “Về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường” ngày 31 tháng 1 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. [1]
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế- xã hội trong những năm qua đã làm mới đổi xã hội Việt Nam. Chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng 
2. Ở mục 2.1 đoạn từ” Môi trường... Đào tạo” tác giả tham khảo từ TLTK số 1
được nâng cao. Tuy vậy, sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo với việc bảo vệ môi 
trường. Vì vậy, môi trường Việt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đảng và nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành và đông đảo tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu thu được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, việc bảo vệ môi trường ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế- xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn chung, môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có lúc, có nơi đã đến mức báo động.
 Công tác bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Ô nhiễm môi trường vẫn đang là vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, đặc biệt tại các lưu vực sông, khu công nghiệp, đô thị và làng nghề; vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn đang ngày càng tinh vi và phức tạp. Điều đó cho thấy nhiệm vụ của mọi công dân Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường giai đoạn tới là hết sức nặng nề. Đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục có sự chung sức, chung lòng, cùng nhau nỗ lực hơn nữa để bảo vệ môi trường, phải thực sự coi bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. 
 Trong cuộc sống cũng như trong quá trình dạy học ở nhà trường, tôi nhận thấy nhiều học sinh chưa có ý thức về môi trường, bảo vệ môi trường đặc biệt vẫn ăn quà vặt trong trường, thả rác lung tung, vấn đề vệ sinh phòng học, lớp học chưa thực sự xanh - sạch - đẹp, sự chăm sóc các bồn hoa, cây cảnh theo phân công của trường chưa tốt lắm .... . Qua khảo sát kết quả học tập của học sinh tôi thấy chỉ có 48% các em học sinh hiểu chút ít về mối quan hệ giữa môi trường và cuộc sống của con người.        
 Trong các giờ học trên lớp, để làm được nhiệm vụ giáo dục môi trường thông qua tiết học, bài học, giáo viên có thể thực hiện nhiều phương pháp, tuỳ thuộc vào đặc trưng của mỗi tiết, mỗi bài, mỗi phần mà có thể lựa chọn phương pháp phù hợp, đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất. Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ giới thiệu một số phương pháp cơ bản với tính chất gợi ý, còn trong quá trình giảng dạy tuỳ theo đối tượng học sinh có thể sử dụng nhiều hình thức và phương pháp khác miễn sao đạt được mục đích mình đề ra .
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Các địa chỉ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lí 9 phần Địa lí kinh tế :
 - Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam: Mục II/2: Những thành tựu và thách thức; mức độ tích hợp: liên hệ.
 - Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến dự phát triển và phân bố nông nghiệp: Mục I: Các nhân tố tự nhiên; mức độ tích hợp: bộ phận.
 - Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp: Mục I/2: Cây công nghiệp; mức độ tích hợp: liên hệ.
 - Bài 9: Sự phát triển và phân bố Lâm nghiệp, Thủy sản: Mục I/1: Tài nguyên rừng và Mục II/1: Nguồn lợi thủy sản; mức độ tích hợp: bộ phận.
 - Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến dự phát triển và phân bố công nghiệp: Mục I: Các nhân tố tự nhiên; mức độ tích hợp: bộ phận.
- Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp: Mục II: Các ngành công nghiệp trọng điểm; mức độ tích hợp: liên hệ.
 2.3.2. Nguyên tắc, phương thức, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong trường THCS:
a. Nguyên tắc giáo dục:
 - Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn và các hoạt động. Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình. Giáo dục môi trường là cách tiếp cận xuyên bộ môn. Vì thế cần xác định mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng cấp học, lớp học và từng độ tuổi.
 - Giáo dục bảo vệ môi trường phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường, phù hợp với tâm lí lửa tuổi.
 - Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của từng địa phương và từng mục tiêu về kiến thức- kĩ năng của từng bài học.
 - Nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải chú trọng thực hành, hình thành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để học sinh có thể tham gia có hiệu quả vào các hoạt động bảo vệ môi trường của địa phương, của đất nước, phù hợp với độ tuổi.
 - Cách tiếp cận cơ bản của giáo dục bảo vệ môi trường là: Giáo dục về môi trường, trong môi trường và vì môi trường, đặc biệt là giáo dục vì môi trường. Coi đó là thước đo cơ bản hiệu quả của giáo dục bảo vệ môi trường.
 - Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường nhằm tạo cho người học chủ động tham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh phát hiện các vấn đề môi trường và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên.
- Tận dụng các cơ hội để giáo dục bảo vệ môi trường nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học, có nghĩa là: không biến một bài dạy địa lí thành một bài dạy môi trường.[1] 
3, Ở mục a phần 2.3.2 tác giả tham khảo từ TLTK số 1
b. Phương thức giáo dục.
 - Giáo dục bảo vệ môi trường là lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy được triển khai theo phương thức tích hợp. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong môn học thông các chương, bài cụ thể. 
 Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ: Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ. 
 + Mức độ toàn phần thì mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của giáo dục bảo vệ môi trường.
 + Mức độ bộ phận thì chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
 + Mức độ liên hệ thì có điều kiện liên hệ một cách logic. 
 - Ngoài các hoạt động trong lớp học, thì các hoạt giáo dục bảo vệ môi trường còn được tích ngoài lớp học như câu lạc bộ về môi trường sinh hoạt theo từng chủ đề cụ thể; hoạt động tham quan theo chủ đề; điều tra khảo sát nghiên cứu tình hình môi trường địa phương; tổ chức thi tìm hiểu về môi trường [1]
c. Các phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường.
 Phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong môn địa lí về cơ bản là những phương pháp thường được sử dụng để dạy môn học. Tuy nhiên, trong các phương pháp đó có một số phương pháp có nhiều khả năng giáo dục môi trường một cách hiệu quả cần quan tâm, đó là những phương pháp đòi hỏi học sinh phải bộc lộ được nhận thức, quan điểm, ý thức, thái độ, đưa ra được những giải pháp trước các vấn đề của môi trường. Ví dụ như phương pháp đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan ( tranh ảnh, băng, đĩa hình có nội dung về môi trường). phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát thực tế, phương pháp dạy học theo dự án.
2.3.3. Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lí 9 - phần địa lí kinh tế:
 a. Phương pháp đàm thoại: 
 Đàm thoại là phương pháp dạy học có lịch sử lâu đời và được sử dụng thường xuyên trong giảng dạy Địa lí ở trường phổ thông từ trước đến nay. Đàm thoại về thực chất là phương pháp dạy học mà ở đó giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt, hướng dẫn học sinh tìm hiểu và lĩnh hội nội dung của bài học. Như vậy, hệ thống câu hỏi là cốt lõi của phương pháp đàm thoại.
 Đối với việc liên hệ kiến thức giữa bài học chính với kiến thức môi trường thì phương pháp đàm thoại gợi mở được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất. Để mang lại hiệu quả thì hệ thống câu hỏi ở mức độ phát huy sự tìm tòi và sáng tạo của học sinh, câu hỏi cần gắn kiến thức môn học đã biết với kiến thức môi trường mà có thể học sinh chưa biết, nên đòi hỏi học sinh phải tìm tòi, suy nghĩ, vận dụng nhiều thao tác tư duy mới tìm ra câu trả lời.
 Ví dụ: Khi dạy bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam, tích hợp bảo vệ
4, Ở mục b tác giả tham khảo từ TLTK số 1
môi trường mục II, phần 2: Những thành tựu và thách thức, cùng với hệ thống câu hỏi khai thác kiến thức về những thành tựu và thách thức của nền kinh tế nước ta, cần đưa thêm các câu hỏi để học sinh biết việc khai thác tài nguyên quá mức, môi trường bị ô nhiễm là một khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế đất nước và hiểu được để phát triển bền vững thì phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Cụ thể, có thể đưa ra một số câu hỏi gợi mở như:
 1, Việc khai thác tài nguyên quá mức, môi trường bị ô nhiễm có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế của đất nước? Liên hệ ở địa phương em?
 2, Để phát triển bền vững nền kinh tế, cần thực hiện những biện pháp nào?
 Hoặc khi dạy bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp, tích hợp bảo vệ môi trường mục II: Các ngành công nghiệp trọng điểm, cùng với hệ thống câu hỏi giúp học sinh nắm được sự phát triển và phân bố của các ngành công nghiệp trọng điểm, cần xây dựng thêm các câu hỏi gợi mở để học sinh biết việc phát triển không hợp lí một số ngành công nghiệp đã và sẽ tạo nên sự cạn kiệt khoáng sản, gây ô nhiễm môi truờng và thấy được sự cần thiết phải khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí và bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp. Cụ thể, giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi gợi mở như:
 1, Sự phát triển của các ngành công nghiệp trọng điểm có tác động như thế nào đến tài nguyên và môi trường? Liên hệ thực tế tại địa phương em?
 2, Để bảo vệ tài nguyên và môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp cần thực hiện những giải pháp nào?
 Nhìn chung các câu hỏi đặt ra đều nhằm mục đích giáo dục môi trường  cho học sinh, đồng thời thông qua đó cũng nhằm phát triển tư duy cho học sinh, bởi vì trong quá trình đàm thoại thường tập trung vào hai yêu cầu: bắt học sinh so sánh hai sự vật, hiện tượng địa lí đã biết; dựa vào cái đã biết để tìm ra cái đang cần biết, để thực hiện được hai yêu cầu này học sinh  phải vận dụng các kiến thức đã học, để tìm ra kiến thức mới và để liên hệ với thực tế ở địa phương mình, nếu hệ thống câu hỏi tốt thì tác dụng của phương pháp đàm thoại không nhỏ: vừa thực hiện được mục đích giáo dục môi trường, vừa phát triển tư duy học sinh, vừa giúp học sinh vận dụng được kiến thức vào thực tế của địa phương mình.
 b. Phương pháp sử dụng tranh, ảnh Địa lí:
 Trong dạy học Địa lí, việc sử dụng các phương tiện trực quan có một ý nghĩa lớn, bởi vì học sinh chỉ có thể quan sát được một số các vấn đề về môi tr

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong_trong_day_hoc_dia_l.doc