SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường địa phương trong một số tiết dạy môn Sinh học lớp 9 – THCS

SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường địa phương trong một số tiết dạy môn Sinh học lớp 9 – THCS

 Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kĩ thuật đã đưa nền kinh tế thế giới lên một tầm cao mới, có nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên với việc áp dụng công nghệ hiện đại đã sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa với số lượng khổng lồ, có thể cung cấp cho toàn thế giới. Song song với lợi ích đó thì con người phải chịu hậu quả vô cùng to lớn do môi trường ô nhiễm mang lại, đó là bầu không khí bị ô nhiễm trầm trọng, nguồn nước bị nhiễm bẩn, nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt từ đó gây ảnh hưởng đến đời sống con người và các sinh vật khác.

 Giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách có tính toàn cầu và là vấn đề có tính khoa học, tính xã hội sâu sắc. Đặc biệt vấn đề này rất cần thiết cho các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước. Ở trường THCS thì nội dung giáo dục môi trường được lồng ghép tích hợp qua nhiều môn học có liên quan như vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục công dân. Thông qua giáo dục môi trường, các em được trang bị những kiến thức cơ bản về môi trường, vai trò của môi trường đối với con người và tác động con người đối với môi trường, phát triển kỹ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường.

 Xã Minh Lộc – Huyện Hậu Lộc có tổng số diện tích là 4,44 km² với khoảng 14.000 người, là một xã nằm trong khu vực bãi ngang ven biển, với số dân đông, tình hình môi trường ở đây là một trong những vấn đề cần được quan tâm. Là một giáo viên dạy môn Sinh học thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh là một yêu cầu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Vậy việc giáo dục như thế nào có hệ thống và đạt hiệu quả. Tôi xin chọn Sáng kiến kinh nghiệm “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường địa phương trong một số tiết dạy môn Sinh học lớp 9 – THCS”

 

doc 20 trang thuychi01 13194
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường địa phương trong một số tiết dạy môn Sinh học lớp 9 – THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Stt
Nội dung
Trang
A.
I.
II.
III.
IV.
B.
I.
II. 
1.
2. 
3. 
III
1.
2. 
2.1
2.2 
2.3 
2.4 
2.5 
2.6 
IV. 
C. 
I. 
II. 
Mở đầu.............................................................................................
Lí do chọn đề tài...............................................................................
Mục đích nghiên cứu........................................................................
Đối tượng nghiên cứu.......................................................................
Phương pháp nghiên cứu..................................................................
Nội dung..........................................................................................
Cơ sở lí luận......................................................................................
Thực trạng nghiên cứu......................................................................
Về phía giáo viên .............................................................................
Về phía học sinh...............................................................................
Về phía địa phương..........................................................................
Giải pháp..........................................................................................
Các giải pháp thực hiện ...................................................................
Biện pháp cụ thể...............................................................................
Giáo viên cần xác định rõ một số vấn đề cơ bản trong quá trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường...............................................
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ngay trong các hoạt động dạy học............................................................................
Định hướng phương pháp giảng dạy bài học có liên quan tới môi trường...............................................................................................
Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các trò chơi, hội thi vẽ tranh về môi trường, hội thi viết bài về môi trường, tổ chức sân khấu hóa về môi trường...................................................................
Tăng cường ngoại khoá thực tế trong giờ thực hành, hướng dẫn học sinh thu thập thông tin thực tế...................................................
Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường địa phương.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...............................................
Kết luận, kiến nghị.........................................................................
Kết luận............................................................................................
Những kiến nghị đề xuất..................................................................
1
1
1
1
1
2
2
3
3
3
4
5
5
5
5
5
9
 10
13
16
16
19
19
19
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
 Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kĩ thuật đã đưa nền kinh tế thế giới lên một tầm cao mới, có nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên với việc áp dụng công nghệ hiện đại đã sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa với số lượng khổng lồ, có thể cung cấp cho toàn thế giới. Song song với lợi ích đó thì con người phải chịu hậu quả vô cùng to lớn do môi trường ô nhiễm mang lại, đó là bầu không khí bị ô nhiễm trầm trọng, nguồn nước bị nhiễm bẩn, nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt từ đó gây ảnh hưởng đến đời sống con người và các sinh vật khác.
 Giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách có tính toàn cầu và là vấn đề có tính khoa học, tính xã hội sâu sắc. Đặc biệt vấn đề này rất cần thiết cho các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước. Ở trường THCS thì nội dung giáo dục môi trường được lồng ghép tích hợp qua nhiều môn học có liên quan như vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục công dân. Thông qua giáo dục môi trường, các em được trang bị những kiến thức cơ bản về môi trường, vai trò của môi trường đối với con người và tác động con người đối với môi trường, phát triển kỹ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường. 
 Xã Minh Lộc – Huyện Hậu Lộc có tổng số diện tích là 4,44 km² với khoảng 14.000 người, là một xã nằm trong khu vực bãi ngang ven biển, với số dân đông, tình hình môi trường ở đây là một trong những vấn đề cần được quan tâm. Là một giáo viên dạy môn Sinh học thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh là một yêu cầu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Vậy việc giáo dục như thế nào có hệ thống và đạt hiệu quả. Tôi xin chọn Sáng kiến kinh nghiệm “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường địa phương trong một số tiết dạy môn Sinh học lớp 9 – THCS”
II. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp học sinh ham mê, yêu thích bộ môn sinh học.
- Giúp HS hiểu biết kiến thức về bảo vệ môi trường và ý thức được một số vấn đề về môi trường đang được quan tâm hiện nay, có liên quan trực tiếp tới quá trình dạy và học môn Sinh học ở trường THCS Minh Lộc.
- Giúp các em có ý thức tự giác hơn trong việc bảo vệ môi trường – nơi các em đang sinh sống.
- Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường, cải thiện và xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Đối với giáo viên : đẩy mạnh công tác "giáo dục môi trường", lồng ghép giáo dục môi trường một cách thường xuyên trong quá trình giảng dạy.
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Giáo dục tích hợp bảo vệ môi trường địa phương ở một số tiết dạy môn Sinh học lớp 9 - THCS.
- Áp dụng cho các bài ở môn Sinh học 9 đặc biệt là phần II: Sinh vật và môi trường 
- Nghiên cứu về môi trường ở địa phương xã Minh Lộc – Hậu Lộc.
- Từng bước giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường địa phương.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
 Để thực hiện đề tài này, tôi thực hiện các phương pháp sau:
- Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa.
- Phương pháp quan sát sư phạm, hoạt động thực tiễn.
- Phương pháp thực hành, thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm của học sinh.
- Phương pháp nghiên cứu thông tin. 
- Phương pháp nêu gương.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận.
 Trong vài thập niên gần đây, ở khắp nơi trên thế giới, tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường và những biến đổi bất lợi của thiên nhiên đang hằng ngày, hằng giờ ảnh hưởng tới chất lượng sống của con người. 
Việt Nam là quốc gia đang phát triển cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường, như: cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường sống. Đại hội XI của Đảng đã nhận định: “Môi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng; tài nguyên, đất đai chưa được quản lý tốt, khai thác và sử dụng kém hiệu quả, chính sách đất đai có mặt chưa phù hợp”. Vì vậy, bảo vệ môi trường ngày càng trở thành một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước. Điều đó đã được thể hiện thông qua các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, của chính quyền địa phương.
- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về việc bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
- Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban bí thư về: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/06/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lí tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung Ương ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế đã được hội nghị Trung Ương 8 (khóa XI) thông qua.
- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 18/8/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh Thanh Hóa về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. 
 “Trích Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về việc bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước”
1. Quan điểm:
- Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
- Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.
- Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hoá, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hoà với tự nhiên của cha ông ta.
- Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp giữa sự đầu tư của Nhà nước với đẩy mạnh huy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế; kết hợp giữa công nghệ hiện đại với các phương pháp truyền thống.
- Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
2. Mục tiêu:
- Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra. Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.
- Khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái, từng bước nâng cao chất lượng môi trường.
- Xây dựng nước ta trở thành một nước có môi trường tốt, có sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện với thiên nhiên.
II. Thực trạng nghiên cứu:
1. Về phía giáo viên.
- Trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên thường không chú trọng đến việc giáo dục tích hợp bảo vệ môi trường, hoặc giáo dục tích hợp chỉ mang tính chất chung chung, chưa gắn liền với địa phương nơi các em sinh sống là do một trong các lý do sau:
+ Giáo viên dành nhiều thời gian trong tiết dạy để dạy nội dung kiến thức.
+ Xem nhẹ phần liên hệ thực tế, chưa chú trọng nhiều đến việc giáo dục bảo vệ môi trường địa phương.
- Trong quá trình giảng dạy, có nhiều bài giáo viên có thể tích hợp một số nội dung trong việc bảo vệ môi trường, tuy nhiên việc dạy theo nội dung bài học theo đúng chuẩn SGK có khi lại không hay để ý đến việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường địa phương cho học sinh. Từ đó dẫn tới việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em chưa đạt được hiệu quả cao.
2. Về phía học sinh.
- Thực trạng học sinh chưa hiểu biết nhiều về môi trường, hậu quả của ô nhiễm môi trường mang lại, ít được tiếp xúc với thực tế nên chưa đánh giá hết mức độ ô nhiễm môi trường, còn thờ ơ trước sự ô nhiễm môi trường.
- Mặc dù biết ô nhiễm môi trường mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên do thói quen của bản thân và gia đình nên các em có nhiều hành động vi phạm về luật bảo vệ môi trường. Minh chứng cho điều này là hiện nay các em vẫn còn xả rác bừa bãi, bẻ cành cây và thờ ơ trước những hành động gây ô nhiễm môi trường.
- Hiện nay đa số học sinh THCS có kỹ năng thu nhận thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng chưa được cao, từ thực tế làm vốn kiến thức để vận dụng kiến thức thực tế vào bài học. Vì vậy ý thức bảo vệ môi trường của học sinh là chưa cao.
3. Về phía địa phương:
- Thực trạng môi trường địa phương đang bị ô nhiễm ở nhiều nơi, đặc biệt là khu vực ven biển, lượng rác thải nhiều và nguồn nước bị ô nhiễm:
Hình ảnh: Ô nhiễm nguồn nước ở cống Bà Bồ - Minh Lộc (Tháng 11 năm 2015)
Hình ảnh: Rác thải khu vực ven bờ biển Ở Minh Lộc (Tháng 11 năm 2015)
- Việc bảo vệ môi trường diễn ra không thường xuyên.
- Chế tài xử phạt những người vi phạm chưa cao.
- Chưa có nơi để xử lí rác thải, nước thải.
- Việc tuyên truyền giáo dục cho người dân đang còn hạn chế.
 Vậy chúng ta cần phải tìm ra biện pháp để khắc phục vấn đề này.
III. Giải pháp:
1. Các giải pháp thực hiện.
1.1 Xác định mục tiêu tích hợp, nguyên tắc tích hợp, nội dung, phương pháp, hình thức tích hợp, địa chỉ tích hợp phải gắn liền với tình hình môi trường địa phương.
1.2 Xác định giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những mục tiêu hàng đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo viên cần coi đây là một nội dung bắt buộc trong quá trình dạy học.
1.3 Phải xây dựng cho học sinh văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường trong xã hội và của mỗi người dân.
1.4 Trong các hoạt động dạy học cần phải áp dụng kĩ thuật dạy học, các phương tiện dạy học cần thiết để đảm bảo cho các hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao.
2. Biện pháp cụ thể.
2.1 Giáo viên cần xác định rõ một số vấn đề cơ bản trong quá trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
- Mục tiêu tích hợp.
- Nguyên tắc tích hợp.
- Nội dung, phương pháp, hình thức tích hợp.
- Địa chỉ tích hợp.
 Tuy nhiên dù tích hợp nội dung nào trong giảng dạy người giáo viên cũng phải thực hiện nghiêm túc kiến thức cơ bản của môn học, không kéo dài thời gian trên lớp và làm nặng nề giờ học.
2.2 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ngay trong các hoạt động dạy học.
 Nếu trong cấu trúc bài học nội dung có liên quan tới môi trường được đặt ở phần cuối của mỗi bài học và chiếm một nội dung trong hoạt động giáo dục, tuy nhiên người giáo viên nhất thiết không được xem nhẹ mà dạy một cách qua loa. Cần phải xác định đây là nội dung trong phần giáo dục bảo vệ môi trường và là một nội dung rất cần thiết và bổ ích đối với các em. Giáo viên có thể dẫn dắt gợi ý cho học sinh tự nói dựa trên hiểu biết của mình, sau đó giáo viên khuyến khích cho điểm đối với học sinh đưa ra những thông tin đúng ngoài SGK.
Ví dụ 1: Bài 53:Tác động của con người đối với môi trường - Sinh học 9. 
	Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- Sau khi học nội dung phần I: “Tác động của con người tới môi trường qua các thời kỳ phát triển của xã hội” 
- Giáo viên dẫn dắt học sinh đến nội dung phần II. “Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên”.
- GV: Yêu cầu HS hoàn thành nội dung bảng 53.1/159
- GV: Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Theo em đó là những hậu quả gì?
- Nội dung tích hợp: GV Yêu cầu học sinh tự tìm hiểu những hoạt động của cộng đồng dân cư nơi mình đang sống có ảnh hưởng tới môi trường như thế nào? Từ đó cho các em có thể kể ra các hoạt động như: Thải rác bừa bãi xuống biển, chất thải trong khu dân cư không có chỗ thoát, phun thuốc trừ sâu, diệt cỏ, bụi bặm do hoạt động của các phương tiện giao thông
- GV: Ở địa phương em, con người đã có những hoạt động nào gây ô nhiễm môi trường biển?
- GV hướng đến nội dung phần III “Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên”
- Nội dung tích hợp: GV giúp các em tìm ra các biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.
- GV: Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường tự nhiên, nơi các em đang sinh sống?
- Học sinh sẽ hiểu được thời kì nguyên thuỷ môi trường ít chịu tác động của con người, thời kỳ xã hội nông nghiệp đã chịu sự tác động chủ yếu của con người do hoạt động phá rừng làm rẫy, xây dựng khu dân cư......đặc biệt đến thời kỳ xã hội công nghiệp thì việc cơ giới hoá nông nghiệp, đô thị hoá.... ngày càng phát triển mạnh mẽ dẫn tới có thể gây nên những hậu quả lớn trong việc hủy hoại môi trường tự nhiên.
- HS hoàn thành bảng.
- HS trả lời: (Mất nhiều loài sinh vật, mất nơi ở của sinh vật, xói mòn và thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường, cháy rừng, hạn hán, mất cân bằng sinh thái...)
- HS tự tìm hiểu và trả lời. Thấy được có nhiều hoạt động của cộng đồng dân cư gây ảnh hưởng tới môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của con người.
- HS liên hệ: (Thải rác bừa bãi xuống biển, thải nước thải xuống biển, một số vùng sử dụng tràn lan hóa chất bảo vệ thực vật, gây ô nhiễm nguồn đất, nước...)
- HS trả lời các biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên (Không thải rác bừa bãi, thải rác đúng nơi quy định, làm vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu vực đê biển theo định kì...)
Ví dụ 2: Bài 54 - 55: Ô nhiễm môi trường - Sinh học 9
Để thực hiện nội dung bài học này thì giáo viên phải giao nhiệm vụ cho học sinh kẻ bảng 55 ( trang 168) vào vở bài tập. Mỗi tổ chuẩn bị : Sưu tập tranh ảnh về ô nhiễm môi trường về các nội dung: 
+ Ô nhiễm không khí
+ Ô nhiễm nguồn nước.
+ Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.
+ Ô nhiễm do chất phóng xạ.
+ Ô nhiễm do chất thải rắn.
+ Ô nhiễm do các sinh vật gây bệnh.
Hoạt động 1: Ô nhiễm môi trường là gì ?
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên yêu cầu các tổ báo cáo kết quả của tổ theo phần chuẩn bị .
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh.
- GV? Em có nhận xét gì về tình hình môi trường ở đây?
- GV? Vậy Ô nhiễm môi trường là gì ?
- GV? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là gì ?
- GV? Kể tên một số môi trường bị ô nhiễm mà em biết?
- Nội dung tích hợp: Em có nhận xét gì về môi trường ở địa phương em – nơi mà em đang sinh sống?
- HS các tổ báo cáo
- HS qua sát tranh
- HS nhận xét; tình hình môi trường rất ô nhiễm
- HS trả lời, học sinh tự khái quát thành khái niệm.
- HS trả lời:
+ Do tự nhiên
+ Do con người
- HS trả lời (Môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí...)
- HS nhận xét: Môi trường địa phương đang bị ô nhiễm, đặc biệt là khu vực ven biển...
Kết luận: Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới con người và các sinh vật khác.
Nguyên nhân:
+ Do tự nhiên.
+ Do con người.
Hoạt động 2: Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm và các biện pháp hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm
+ Tổ 1: Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
+ Tổ 2: Ô nhiễm do hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật, ô nhiễm do các chất phóng xạ.
+ Tổ 3: Ô nhiễm do các chất thải rắn.
+ Tổ 4: Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh.
- Giáo viên yêu cầu đại diện 4 nhóm, mỗi nhóm 2 HS thi giữa các nhóm hoàn thiện phiếu học tập: 
 + Nguyên nhân gây ô nhiễm.
 + Biện pháp hạn chế ô nhiễm
 + Liên hệ
- Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm đội thắng và có nhiều đáp án đúng.
- GV: Chúng ta cần phải làm gì để hạn chế ô nhiễm môi trường?
- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Thảo luận các nội dung.
+ Nguyên nhân gây ô nhiễm.
+ Biện pháp hạn chế ô nhiễm.
+ Liên hệ bản thân.
- Đại diện từng nhóm thi hoàn thị bảng
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS liên hệ thực tế để trả lời.
Bảng 55. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm SGK- 168.
Tác dụng hạn chế
Ghi kết quả
Biện pháp hạn chế
1. Ô nhiễm không khí.
2. Ô nhiễm nguồn nước.
3. Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất.
4. Ô nhiễm do chất thải rắn.
5. Ô nhiễm do chất phóng xạ.
6. Ô nhiễm do các tác nhân sinh học.
7. Ô nhiễm do hoạt động tự nhiên, thiên tai.
8. Ô nhiễm tiếng ồn.
a, Lắp ráp các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.
b, Sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh ra khí thải (năng lượng gió, mặt trời).
c, Tạo bể lắng và lọc nước thải.
d, Xây dựng các nhà máy xử lí rác.
e, Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học.
g, Đẩy

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong_dia_phuong_trong_mo.doc
  • docB_A SKKN.doc