SKKN Tích hợp các kiến thức thực tiễn trong dạy học Hóa học ở một số bài lớp 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT

SKKN Tích hợp các kiến thức thực tiễn trong dạy học Hóa học ở một số bài lớp 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT

Ngành giáo dục trong những năm gần đây coi đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một trong những vấn đề trọng tâm, mà đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề chính của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Đối với môn hóa học thì đổi mới dạy học nhằm tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, kĩ năng có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của học sinh khiến năng lực hoạt động thực tiễn của học sinh được nâng lên, từ đó học sinh sẽ tự phát hiện và giải quyết một cách chủ động, sáng tạo các vấn đề thực tế có liên quan tới hóa học, làm cho học sinh coi trọng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc giảng dạy còn mang nặng tính lí thuyết, thụ động, và chưa phù hợp với yêu cầu xã hội; đặc biệt môn hóa học, là một môn học thực nghiệm, có nhiều nội dung liên quan đến cuộc sống của mỗi chúng ta, là môn học có nhiều kiến thức liên quan đến môi trường, đến hoạt động sản xuất, môn học có thể giúp học sinh liên hệ và giải thích các hiện tượng xảy ra trong thực tế, nhưng nhiều học sinh đang còn rất thờ ơ trước những giá trị thực tiễn của môn học. Để giải quyết phần nào thực trạng này tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp trong các bài dạy hoá học, trong đó có nội dung đưa các kiến thức thực tế vào bài dạy của mình. Qua đó giúp học sinh giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học hoá học trong những câu ca dao - tục ngữ mà thế hệ trước để lại và có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày chỉ bằng những kiến thức rất phổ thông mà không gây nhàm chán, xa lạ; lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong môn học; làm cho hoá học không khô khan, bớt đi tính đặc thù và phức tạp. Xuất phát từ lý do trên tôi đã chọn đề tài: “ Tích hợp các kiến thức thực tiễn trong dạy học hóa học ở một số bài lớp 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT”, để nghiên cứu, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả giảng dạy và giúp học sinh tiếp thu bài học tốt hơn.

 

docx 22 trang thuychi01 13454
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp các kiến thức thực tiễn trong dạy học Hóa học ở một số bài lớp 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngành giáo dục trong những năm gần đây coi đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một trong những vấn đề trọng tâm, mà đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề chính của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Đối với môn hóa học thì đổi mới dạy học nhằm tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, kĩ năng có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của học sinh khiến năng lực hoạt động thực tiễn của học sinh được nâng lên, từ đó học sinh sẽ tự phát hiện và giải quyết một cách chủ động, sáng tạo các vấn đề thực tế có liên quan tới hóa học, làm cho học sinh coi trọng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc giảng dạy còn mang nặng tính lí thuyết, thụ động, và chưa phù hợp với yêu cầu xã hội; đặc biệt môn hóa học, là một môn học thực nghiệm, có nhiều nội dung liên quan đến cuộc sống của mỗi chúng ta, là môn học có nhiều kiến thức liên quan đến môi trường, đến hoạt động sản xuất, môn học có thể giúp học sinh liên hệ và giải thích các hiện tượng xảy ra trong thực tế, nhưng nhiều học sinh đang còn rất thờ ơ trước những giá trị thực tiễn của môn học. Để giải quyết phần nào thực trạng này tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp trong các bài dạy hoá học, trong đó có nội dung đưa các kiến thức thực tế vào bài dạy của mình. Qua đó giúp học sinh giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học hoá học trong những câu ca dao - tục ngữ mà thế hệ trước để lại và có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày chỉ bằng những kiến thức rất phổ thông mà không gây nhàm chán, xa lạ; lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong môn học; làm cho hoá học không khô khan, bớt đi tính đặc thù và phức tạp. Xuất phát từ lý do trên tôi đã chọn đề tài: “ Tích hợp các kiến thức thực tiễn trong dạy học hóa học ở một số bài lớp 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT”, để nghiên cứu, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả giảng dạy và giúp học sinh tiếp thu bài học tốt hơn.
 Trong phạm vi đề tài tôi không có tham vọng giải quyết mọi vấn đề trong thực tiễn, để có thể nâng cao hiệu quả dạy và học môn hoá học bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học, mà chỉ nêu lên một vài suy nghĩ, đề xuất của cá nhân coi đó là kinh nghiệm qua một số ví dụ minh hoạ, với mong muốn góp phần tạo ra và phát triển phương pháp dạy học hoá học hiệu quả cao hơn qua các bài giảng.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, đưa dạy học hóa học gắn liền với thực tiễn. Tạo hứng thú và động lực cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Chương trình SGK cơ bản lớp 12
1.4. Phương pháp nghiên cứu	
1.4.1. Phương pháp lí thuyết
Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá,  trong tổng quan cơ sở lí luận của đề tài.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát, điều tra, trao đổi kinh nghiệm với GV về thực trạng dạy học tích hợp của GV nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học hoá học THPT.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả điều tra.
1.4.3. Phương pháp xử lí thông tin
Dùng phương pháp thống kê toán học xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm.
1.5. Những điểm mới của Sáng kiến kinh nghiệm
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về cách thức tích hợp kiến thức thực tiễn vào trong quá trình giảng dạy hóa học lớp 12. 
- Tiếp tục xây dựng và phát triển một số câu hỏi tích hợp kiến thức thực tiễn sử dụng trong các bài học hóa học 12 nhằm phát triển năng lực vận dụng thực tiễn, nâng cao chất lượng dạy học.
II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Việc tích hợp các kiến thức thực tiễn vào bài dạy thuận lợi nhất vẫn là hình thức liên hệ và lồng ghép.
Ở đây có 2 dạng bài học có thể khai thác:
Dạng 1: Nội dung chủ yếu của bài học, hoặc có nội dung môn học trùng hợp với nội dung kiến thức liên quan đến thực tiễn ( hình thức lồng ghép).
Dạng 2: Một số nội dung của bài học có liên quan đến các hiện tượng thực tế song không nêu rõ trong sách giáo khoa  (hình thức liên hệ).
Sau đây là một số cách đưa các kiến thức thực tiễn vào bài dạy: 
1. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày sau khi đã kết thúc bài học
Cách nêu vấn đề này hướng học sinh liên hệ những kiến thức đã học và tìm cách giải thích các hiện tượng trong thực tế. Đồng thời, những lúc bắt gặp các hiện tượng, học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó và tìm cách giải thích. Điều này tạo tiền đề thuận lợi khi học bài mới, cũng như kích thích các em chủ động trong nghiên cứu khoa học sau này.
2. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày qua các phương trình phản ứng hoá học cụ thể trong bài học
Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học, giúp bài học trở nên gần gủi, sinh động hơn đối với các em. Giáo viên có thể giải thích để giải toả tính tò mò của học sinh hoặc gợi ý để các em áp dụng phương trình hóa học. Mặc dù vấn đề được giải thích có tính chất rất phổ thông, nhưng những thao tác tư duy đó đối với các em vô cùng quan trọng khi áp dụng vào công việc sau này.
3. Dùng kiến thức thực tiễn để mở đầu cho bài giảng
Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, đặt học sinh vào tình huống cần giải quyết, có thể nêu câu hỏi về một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập.
4. Giải quyết các bài tập tính toán liên quan đến thực tiễn
Cách nêu vấn đề này có thể giúp cho học sinh trong khi làm bài tập lĩnh hội được vấn đề cần truyền đạt, giải thích, điều này làm cho học sinh hiểu hơn ý nghĩa của việc làm bài tập hóa học. Học sinh huy động được kiến thức thực tiễn và biết cách áp dụng kiến thức đó vào giải quyết vấn đề bài toán đề ra. Vì thế thông qua bài tập hóa học liên quan đến thực tiễn, nội dung kiến thức được hiểu một cách sâu sắc hơn.
5. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày thông qua những câu chuyện ngắn
Những câu chuyện vui, gây cười về các nhà hóa học có thể xen vào bài giảng một cách hợp lí, vừa tạo tính sinh động cho bài dạy vừa có thể nhấn mạnh kiến thức, góp phần tạo sự thoải mái trong tiết học, đồng thời kích thích niềm đam mê học hóa.
6. Hướng dẫn học sinh tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày ở địa phương, gia đình 
Sau khi đã học bài giảng, học sinh sẽ tự tái tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm đơn giản, khắc sâu kiến thức, đồng thời biết cách áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.
7. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày từ đó liên hệ với nội dung bài giảng để rút ra những kết luận mang tính quy luật
Cách này làm cho học sinh không có cảm giác khó hiểu vì có nhiều vấn đề lý thuyết nếu đề cập theo tính đặc thù của bộ môn thì khó tiếp thu được nhanh so với gắn nó với thực tiễn hàng ngày.
Khi khai thác các hiện tượng thực tế trong bài học dù theo hình thức nào cũng phải tuân theo 3 nguyên tắc sau:
+ Không làm mất tính đặc trưng của môn học, nội dung của bài học;
+ Khai thác nội dung chọn lọc, tập trung, không tràn lan, tùy tiện;
+ Phát huy tích cực nhận thức và khai thác kinh nghiệm thực tế của học sinh, tận dụng cơ hội để các em tiếp xúc trực tiếp với môi trường, với thực tế.
Tuy nhiên mỗi tiết học có thể không nhất thiết phải hội tụ tất cả những quan điểm nêu trên, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đừng quá lạm dụng khi lượng kiến thức không đồng nhất. Việc liên hệ các hiện tượng thực tiễn vào bài dạy phải có lựa chọn phù hợp với nội dung bài học
Để nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa bằng cách tích hợp (liên hệ và lồng ghép) các kiến thức thực tế vào bài dạy hóa học, giáo viên cần nghiên cứu kĩ bài dạy, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu các vấn đề thực tế liên quan đến bài học phù hợp với từng đối tượng học sinh, để từ đó chọn hệ thống câu hỏi cho phù hợp với tình hình thực tế.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Học sinh được học rất nhiều kiến thức trong sách giáo khoa nhưng lại bối rối khi gặp những hiện tượng vấn đề liên quan xảy ra trong thực tiễn. Học sinh không biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết tình huống vấn đề mình gặp trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ: Hiệu ứng nhà kính là gì? Mưa axit? Tại sao lại có hang động thạch nhũ ?.....
2.3. Biện pháp áp dụng 
Hệ thống các hiện tượng hóa học thực tiễn dùng cho các bài giảng trong chương trình hóa học lớp 12
Bài 1: ESTE
1. Cũng cố mục IV - Điều chế, giáo viên đặt câu hỏi: 
Một học sinh điều chế etyl axetat bằng cách đun nóng ancol etylic với giấm có axit sunfuric đặc làm xúc tác. Thí nghiệm có thành công không? Vì sao?
GV hướng dẫn HS trả lời: Không. Vì trong giấm nồng độ axit axetic quá nhỏ (3-5%), nồng độ nước quá lớn (95-97%), lúc này phản ứng este hóa hầu như không xảy ra, mà phản ứng thủy phân este chiếm ưu thế.
Nhận xét: Vì giấm và ancol etylic rất gần gũi với mỗi chúng ta, nên học sinh có thể nhầm lẫn cách điều chế etyl axetat bằng cách đun nóng ancol etylic với giấm có axit sunfuric đặc làm xúc tác, vì vậy GV nên cung cấp kiến thức này để tránh nhầm lẫn cho học sinh.
2. Dùng câu chuyển sang mục V - Ứng dụng: 
Vì sao khi quét sơn cho các đồ vật bằng gỗ hoặc các đồ vật làm bằng kim loại chúng ta thường ngửi thấy mùi gần giống mùi của dầu chuối?
GV hướng dẫn HS trả lời: Dung môi cho một số loại sơn tổng hợp thường là các este có công thức CH3COOCnH2n+1. Trong đó có este CH3COOC5H11 (isoamyl axetat), CH3COOCH2CH2CH2CH3 (butyl axetat) có mùi dầu chuối.
Nhận xét: Sơn là loại vật liệu thường gặp, được dùng phổ biến trong xây dựng và trang trí nội thất, biết được điều này sẽ giúp học sinh thấy được ứng dụng rất thực tế của este.
Bài 2: LIPIT
 Khi dạy mục II - 2 - c. Phản ứng cộng hiđro của chất béo lỏng, giáo viên đặt câu hỏi: 
+ Chất béo nào dễ bị ôi hơn: dầu thực vật hay mỡ động vật? Vì sao?
HS trả lời: Chất béo lỏng là chất béo chứa nhiều gốc axit không no, nên bị oxi hóa nhiều hơn do đó dễ bị ôi hơn chất béo rắn (là chất béo chứa nhiều gốc axit béo no, rất ít gốc axit béo không no)
+ Dầu thực vật, mỡ động vật để lâu thường có mùi khó chịu, ta gọi đó là hiện tượng ôi mỡ? Cho biết nguyên nhân gây nên hiện tượng ôi mỡ. Biện pháp ngăn ngừa quá trình ôi mỡ?
HS trả lời: Dầu mỡ để lâu ngày thường có mùi khó chịu (hôi, khét) đó là hiện tượng ôi mỡ. Có nhiều nguyên nhân gây ôi mỡ, nhưng chủ yếu nhất là do oxi không khí cộng vào nối đôi ở gốc axit không no tạo thành peoxit, chất này bị phân huỷ thành các anđehit có mùi khó chịu và gây hại cho người ăn. 
Để tránh ôi mỡ cần bảo quản dầu mỡ ở nơi mát mẻ, đựng đầy, nút kín (tránh oxi của không khí vào). Người ta thường pha thêm vào dầu ăn những chất chống oxi hóa không độc hại để chống ôi mỡ, vì vậy các loại dầu thực vật bán trên thị trường thường không bị ôi trong thời hạn bảo quản.
Nhận xét: Qua vấn đề này học sinh sẽ hiểu rõ nguyên nhân gây nên hiện tượng ôi mỡ mà các em thường gặp trong cuộc sống, từ đó có biện pháp bảo quản dầu mỡ dùng hàng ngày để tránh gây hại cho sức khỏe.
+ Tại sao không nên tái sử dụng dầu mỡ đã qua rán ở nhiệt độ cao hoặc khi mỡ, dầu không còn trong, đã sử dụng nhiều lần, có màu đen, mùi khét?
GV hướng dẫn HS trả lời: Ở nhiệt độ cao, vitamin A, vitamin E và một số chất dinh dưỡng trong dầu rán bị phá hủy. Khi dầu rán nóng quá 1800C, dầu mỡ bị oxi hóa tạo thành một số chất độc cho cơ thể như anđehit... Dầu mỡ sử dụng quay vòng càng nhiều lần thì các chất có hại nói trên sinh ra càng nhiều. Các chất này, có chất bay hơi trong không khí, gây ô nhiễm không khí, sẽ rất độc hại nếu chúng ta hít phải. Có chất lắng lẫn vào trong dầu, ăn vào có hại cho sức khỏe, như phá hoại hệ thống tiêu hóa, gây nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, khó thở, nhịp tim chậm, huyết áp tăng cao... Nếu thường xuyên ăn các loại thực phẩm rán, xào bằng dầu cháy hoặc dầu đã qua sử dụng, nguy cơ bị ung thư sẽ rất cao.
Để loại trừ tác hại của dầu mỡ rán ở nhiệt độ cao, các bà nội trợ cần chú ý, khi nấu nướng phải khống chế nhiệt độ dầu, không để sôi quá 15000C, tức là không nên để bốc lửa trong chảo. Dầu rán (kể cả mỡ lợn) không nên sử dụng lại lần 2. 
Nhận xét: Biết được điều này, học sinh sẽ có ý thức hơn trong việc sử dụng dầu mỡ dùng hàng ngày, tránh được thói quen có hại đối với sức khỏe.
 3. Trong phần cũng cố bài, giáo viên có thể đặt câu hỏi: 
Vì sao để thủy phân hoàn toàn dầu mỡ cần phải đun nóng với kiềm ở nhiệt độ cao còn ở bộ máy tiêu hóa của con người thì dầu mỡ bị thuỷ phân hoàn toàn ngay ở nhiệt độ 370C?
GV hướng dẫn HS trả lời: Nhiệt độ cao làm tăng tốc độ phản ứng thủy phân. Kiềm vừa làm xúc tác vừa trung hoà axit béo làm cho phản ứng nghịch không xảy ra:
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3
Trong bộ máy tiêu hóa chất béo bị nhũ tương hóa bởi muối của axit mật. Sau đó nhờ tác dụng xúc tác đặc hiệu của enzim lipaza nó bị thủy phân hoàn toàn ở nhiệt độ của cơ thể:
(RCOO)3C3H5 + 3H2O 3RCOOH + C3H5(OH)3
Nhận xét: qua câu hỏi trên học sinh hiểu sâu sắc hơn về phản ứng xà phòng hóa chất béo.
4. Sau khi kết thúc bài học giáo viên phát phiếu học tập để học sinh tìm hiểu ở nhà nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em: 
Điesel sinh học là một loại nhiên liệu có tính chất tương đương với nhiên liệu dầu điesel nhưng không phải sản xuất từ dầu mỏ mà từ dầu thực vật (cây cải dầu, cây đậu nành, cây hướng dương, dầu dừa, dầu hạt cau) hay mỡ động vật (cá da trơn). Nhìn theo phương diện Hóa học thì điesel sinh học là metyl este của những axit béo. Để sản xuất điesel sinh học người ta pha khoảng 10% metanol vào dầu thực vật (mỡ động vật) và dùng nhiều chất xúc tác khác nhau (KOH, NaOH, ancolat). Phản ứng tiến hành ở áp suất thường, nhiệt độ 600C. Hãy viết phương trình Hóa học của phản ứng xảy ra trong quá trình sản xuất điesel sinh học. Phân tích ưu, nhược điểm của việc sản xuất loại nhiên liệu này.
GV hướng dẫn HS trả lời: 
* Ưu điểm: Không có chất thải vì sản phẩm phụ có thể tiếp tục sử dụng (bã cây cải dầu làm thức ăn cho độngvật, glixerol dùng trong ngành công nghiệp hóa chất).
Diesel sinh học có nhiều ưu điểm đối với môi trường hơn so với diesel thông thường: Diesel sinh học từ cây cải dầu phát sinh khí thải ít hơn rất nhiều so với nhiên liệu hóa thạch. Bụi trong khí thải được giảm một nửa, các hợp chất hyđrocacbon được giảm thiểu đến 40%. Diesel sinh học gần như không chứa lưu huỳnh, không độc và có thể dễ dàng phân hủy trong môi trường. Hiện nay trên thế giới diesel sinh học được coi là một trong những nhiên liệu thân thiện nhất với môi trường. 
* Nhược điểm: Cần diện tích canh tác lớn, nguồn nhân công trồng trọt nhiều.
Nhận xét: Ô nhiễm không khí ở nhiều thành phố lớn trên thế giới đã vượt quá mức cho phép, trong đó các phương tiện giao thông là tác nhân lớn nhất, vì vậy việc tuyên truyền người dân sử dụng nguồn nguyên liệu xanh này là vô cùng quan trọng để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng. 
Bài 5: GLUCOZƠ
1. Khi dạy xong mục III - 3. Phản ứng lên men, giáo viên đặt câu hỏi: 
Tại sao để bảo quản mật ong, phải đổ đầy mật ong vào các chai, lọ sạch, khô đậy nút thật chặt và để nơi khô ráo?
HS trả lời: Nếu để nơi ẩm thấp, không đậy nút chai, hơi nước vào thì glucozo trong mật ong sẽ bị lên men theo phương trình:
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2↑
Khí CO2 sinh ra sẽ làm nút lọ bật ra, lúc đó sẽ có sự xâm nhập của vi khuẩn làm mật ong biến chất.
Nhận xét: Cung cấp cách bảo quản mật ong cho HS.
 2. Khi dạy mục IV - 2. Ứng dụng, giáo viên đặt câu hỏi: 
+ Khi cần cung cấp năng lượng (cho vận động viên, người ốm...) người ta thường cho uống nước đường. Đường đó là gì?
Trả lời: Khi cần cung cấp năng lượng ngay, người ta thường cho uống nước đường glucozơ là loại đường đơn giản nhất của gluxit, khi vào cơ thể nó sẽ tham gia phản ứng chuyển hóa để cung cấp năng lượng ngay. Còn nếu dùng đường saccarozơ thì phải trải qua giai đoạn thủy phân thành 2 monosaccarit, sau đó mới có thể chuyển hóa tiếp để cung cấp năng lượng. Như vậy không cung cấp năng lượng ngay được.
+Anđehit và glucozơ đều có phản ứng tráng bạc. Hãy cho biết tại sao trong thực tế người ta chỉ dùng glucozơ để tráng ruột phích và tráng bạc, mà không dùng anđehit?
Trả lời: Do glucozơ không độc, dễ thực hiện phản ứng, và glucozơ rẻ hơn anđehit.
Nhận xét: Khi học về anđehit và glucozơ học sinh sẽ biết cả hai loại hợp chất này đều có phản ứng tráng gương, tuy nhiên có nhiều học sinh không nắm rõ trong thực tế người ta sử dụng chất nào? Vì vậy cung cấp điều này nhằm giúp các em hiểu rõ hơn về ứng dụng của glucozơ.
Bài 6: SACCAROZƠ, TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ
SACCAROZƠ:
1. Bài tập cũng cố kiến thức: 
 + Khi ăn sắn bị ngộ độc, người ta thường giải độc bằng nước đường. Bằng kiến thức Hóa học, hãy giải thích cách làm trên?
GV hướng dẫn HS trả lời: Khi ta uống nước đường (đường saccarorơ) vào dạ dày sẽ bị thủy phân cho đường glucozơ. Sắn chứa axit HCN là chất gây độc. Khi HCN gặp glucozơ sẽ có phản ứng xảy ra ở nhóm chức anđehit, sau đó tạo ra hợp chất dễ thủy phân giải phóng NH3. Như vậy HCN chuyển sang hợp chất không độc theo phương trình:
Nhận xét: Khi bị ngộ độc do ăn uống nếu không biết cách xử lí kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể gây tử vong, trang bị kiến thức về xử lí ngộ độc cho học sinh nhằm giúp các em vận dụng vào thực tế cuộc sống là điều hết sức thiết thực.
+ Có thể dùng saccarozơ để sản xuất rượu được không? Vì sao?
GV hướng dẫn HS trả lời: Trong men rượu có các enzim xúc tác cho sự thủy phân saccarozơ thành glucozơ và fructozơ rồi phân giải glucozơ thành C2H5OH và CO2. Tuy nhiên đây không phải là phương pháp kinh tế để sản xuất rượu, vì dùng nguyên liệu là saccarozơ đắt tiền hơn nhiều so với dùng các nguyên liệu chứa tinh bột khác như gạo, ngô, sắn
Nhận xét: Câu hỏi này giúp học sinh không bị nhầm lẫn khi sử dụng nguồn nguyên liệu để sản xuất rượu và cũng cố tính chất Hóa học của saccarozơ.
2. Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh tìm hiểu ở nhà nhằm trang bị kiến thức thực tế cho các em: 
Khi muối dưa, người ta thường chọn dưa già hoặc phơi héo và cho thêm ít đường, nén dưa ngập trong nước. Hãy giải thích tại sao?
GV hướng dẫn HS trả lời trong bài 7 luyện tập: Trong rau cải thường chứa một lượng đường glucozơ, fructozơ, và saccarozơ. Hàm lượng đường quyết định chất lượng của rau, đường càng nhiều thì chất lượng rau càng tăng, rất tốt cho quá trình lên men. Người ta thường cho thêm đường, chọn dưa già hoặc phơi héo sẽ có hàm lượng đường cao hơn, do đó quá trình làm dưa chua nhanh hơn (đường chuyển hóa thành axit lactic). Dưa được nén ngập trong nước để tạo điều kiện yếm khí cho vi khuẩn lactic phát triển, đồng thời hạn chế sự phát triển của vi khuẩn lên men thối.
Nhận xét: Điều này học sinh thường gặp trong thực tế, nhưng không phải ai cũng giải thích được cơ chế của nó, cung cấp điều này sẽ giúp học sinh hứng thú hơn trong việc tìm hiểu, thực hành kiến thức thực tế.
TINH BỘT:
1. Giáo viên có thể vào bài tinh bột: Dân gian có câu:“Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa”. Vì sao nhai kĩ lại no lâu? 
Khi kết thúc phản ứng thủy phân tinh bột GV hướng dẫn HS trả lời:
Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn từ dạng phức tạp thành dạng đơn giản. Cơm có thành phần chính là tinh bột, là một polisaccarit. Khi ta ăn cơm, đầu tiên tinh bột sẽ bị thủy phân một phần bởi các enzim trong tuyến nước bọt. Sau đó chúng lại tiếp tục bị thủy phân khi đi vào trong dạ dày và ruột. Nếu ta nhai càng lâu thì bề mặt tiếp xúc của tinh bột với enzim tiêu hóa càng lớn, quá trình thủy phân bởi enzim sẽ triệt để hơn do đó năng lượng được cung cấp nhiều hơn. 
Nhận xét: Ăn chậm, nhai kỹ, là lời khuyên mà chúng ta vẫn thường nghe nhưng không hiểu rõ tại sao phải làm như vậy? Khi đã biết nhai kỹ có lợi cho sức khỏe như thế nào, chắc chắn các em sẽ dành thời gian nhiều hơn với việc làm tưởng chừng rất đơn giản nhưng hay bị bỏ quên này, và không nhiễm phải thói quen ăn quá nhanh.
2. Khi dạy mục II - 2. Cấu trúc phân tử của tinh bột, giáo viên đặt câu hỏi:
Tại sao cùng một khối lượng gạo như nhau nhưng khi nấu cơm nếp lại cần ít nước hơn so với khi nấu cơm tẻ và ăn 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_tich_hop_cac_kien_thuc_thuc_tien_trong_day_hoc_hoa_hoc.docx