SKKN Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường tiểu học Lê Văn Tám, thành phố Thanh Hóa

SKKN Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường tiểu học Lê Văn Tám, thành phố Thanh Hóa

Sự nghiệp giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi một quốc gia. Đối với nước ta, nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục nên Đảng, Nhà nước khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Mục tiêu của giáo dục là đào tạo những con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước. Chủ thể thực hiện mục tiêu này, không phải ai khác ngoài đội ngũ giáo viên, vì vậy, đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải là những người có đức, có tài.

Bậc Tiểu học là cấp học nền tảng có tính chất quyết định trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đội ngũ giáo viên Tiểu học là lực lượng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, đảm bảo mọi thành công của chủ trương đổi mới giáo dục, đồng thời là người trực tiếp thực hiện mục tiêu của giáo dục Tiểu học, là người tạo nên uy tín, chất lượng và hiệu quả của nhà trường. Mỗi trường học muốn phát triển trước hết phải có đội ngũ giáo viên giỏi.

Với vai trò nói trên, đòi hỏi người làm công tác quản lý trong các trường Tiểu học phải luôn trăn trở để tìm biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Cụ thể, phải xây dựng được đội ngũ giáo viên có chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có lương tâm nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và luôn năng động sáng tạo để không ngừng nâng cao chất lượng dạy học.

 

doc 19 trang thuychi01 50683
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường tiểu học Lê Văn Tám, thành phố Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
. Lý do chọn đề tài:
Sự nghiệp giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi một quốc gia. Đối với nước ta, nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục nên Đảng, Nhà nước khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Mục tiêu của giáo dục là đào tạo những con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước. Chủ thể thực hiện mục tiêu này, không phải ai khác ngoài đội ngũ giáo viên, vì vậy, đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải là những người có đức, có tài. 
Bậc Tiểu học là cấp học nền tảng có tính chất quyết định trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đội ngũ giáo viên Tiểu học là lực lượng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, đảm bảo mọi thành công của chủ trương đổi mới giáo dục, đồng thời là người trực tiếp thực hiện mục tiêu của giáo dục Tiểu học, là người tạo nên uy tín, chất lượng và hiệu quả của nhà trường. Mỗi trường học muốn phát triển trước hết phải có đội ngũ giáo viên giỏi. 
Với vai trò nói trên, đòi hỏi người làm công tác quản lý trong các trường Tiểu học phải luôn trăn trở để tìm biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Cụ thể, phải xây dựng được đội ngũ giáo viên có chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có lương tâm nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và luôn năng động sáng tạo để không ngừng nâng cao chất lượng dạy học. 
Đối với trường Tiểu học Lê Văn Tám, trong thời gian qua, việc nâng cao chất lượng dạy - học đã có những chuyển biến tích cực. Đội ngũ giáo viên nhà trường về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Tuy nhiên so với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạo hoá đất nước ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực thì chất lượng đội ngũ giáo viên của trường vẫn còn hạn chế. Một số ít giáo viên chưa tích cực trong việc tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới; cơ cấu chuyên môn của đội ngũ giáo viên vẫn còn bất cập gây ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của nhà trường. Là cán bộ quản lý tôi xác định việc tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là việc quan trọng nhất trong hệ thống công tác quản lý. Công tác này được cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tác dụng quyết định tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng dạy- học của nhà trường. Vì vậy tôi chọn đề tài "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường tiểu học Lê Văn Tám, thành phố Thanh Hóa” để nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm. 	 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường tiểu học Lê Văn Tám thành phố Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp lý thuyết: Nghiên cứu các đường lối, chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo.
 - Phương pháp thực hành: Điều tra thực tế.
 1.5. Những điểm mới của SKKN:
Đưa ra những giải pháp quan trọng, cần thiết và phù hợp với thực tế tại đơn vị để nhằm thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại trường tiểu học Lê Văn Tám thành phố Thanh Hóa có hiệu quả.
2. Nội dung :
2.1. Cơ sở lý luận:
Đội ngũ cán bộ giáo viên là lực lượng quyết định sự nghiệp giáo dục đào tạo của đất nước. Chất lượng giáo dục của nhà trường cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào tay nghề của giáo viên. Nói đến chất lượng giáo dục chúng ta chủ yếu dựa vào đội ngũ giáo viên, nhà trường là nơi tiếp nối duy trì bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Chính các thầy cô giáo trong nhà trường sáng tạo ra giá trị cao quý nhất. Đó là những con người có đủ phẩm chất và năng lực để tạo ra mọi giá trị khác cho cuộc sống của bản thân, cho gia đình, cộng đồng và cho đất nước.
Bất kỳ một nhà trường nào muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đều phải chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên bởi vì có thầy giỏi thì mới có trò giỏi. Nghị quyết TW 2 khoá VIII khẳng định: “ Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định giáo dục”.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành TW Đảng khoá VII đã coi học sinh là nhân vật trung tâm trong nhà trường, điều đó có nghĩa là người giáo viên trở thành người tổ chức, hướng dẫn quá trình nhận thức của học sinh, quá trình hình thành phẩm chất năng lực cần thiết cho lao động và sinh hoạt trong một xã hội không ngừng biến đổi. Dạy- học không chỉ là dạy chữ mà còn là dạy người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của người giáo viên là chăm lo dạy dỗ con em của nhân dân lao động thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà”. Vì thế vai trò của đội ngũ giáo viên càng trở nên quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Vì vậy việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên trở thành nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của các nhà trường nói chung, trường tiểu học Lê Văn Tám nói riêng. Đây là công việc phải làm thường xuyên, liên tục và lâu dài.
 2.2. Thực trạng về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường tiểu học Lê Văn Tám, thành phố Thanh Hóa.
 2. 2.1. Thuận lợi:	
 Năm học 2016 -2017,Trường Tiểu học Lê Văn Tám có tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên là 31 đồng chí. Trong đó: 100% đạt trình độ chuẩn trở lên, cụ thể:
Thạc sỹ: 1đ/c; Cao đẳng: 2 đ/c; 
Đại học: 26 đ/c; Trung cấp: 2 đ/c
Nữ chiếm 100%
Độ tuổi từ 50 trở lên: 5 đ/c
Độ tuổi từ 40 – 49: 14 đ/c
Độ tuổi từ 30 – 39: 12 đ/c
- Giám hiệu: 3 đ/c
- GV văn hóa: 18 đ/c
- Gv bộ môn: 7 đ/c
- Văn phòng: 3 đ/c
- Số đảng viên: 19 đ/c ; Nữ 100% ; 
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo chuyên môn kịp thời của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thanh Hóa, sự động viên và hỗ trợ tích cực của Đảng uỷ; UBND phường Ba Đình và phụ huynh học sinh toàn trường.
Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên có năng lực chuyên môn đồng đều, vững vàng, nhiệt tình, năng nổ, có đạo đức tốt, tác phong sư phạm nhà giáo chuẩn mực, chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước. Hầu hết các đồng chí đều gương mẫu, nhiệt tình trong các hoạt động giáo dục, có lối sống trong sáng, lành mạnh, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, được phụ huynh và nhân dân quý mến, tin tưởng. 
 Giáo viên có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao, giữ gìn phẩm chất danh dự nhà giáo. Có ý thức xây dựng tập thể sư phạm doàn kết thống nhất, có lề lối làm việc khoa học. 100% cán bộ giáo viên, nhân viên có ý thức tự học , tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với yêu cầu giáo dục hiện nay.
 2. 2.2. Khó khăn:
 Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, trường tiểu học Lê Văn Tám còn một số hạn chế trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đó là:
- Năm học 2016-2017, nhà trường còn thiếu giáo viên văn hóa nên ảnh hưởng đến việc bố trí chuyên môn ở các tổ khối.
- Cơ sở vật chất đang xây dựng, một số phòng học, phòng chức năng chưa xong nên ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động dạy - học.
- Một bộ phận giáo viên chưa tích cực tự học – tự bồi dưỡng, còn tự bằng lòng với bản thân mình nên việc cầu tiến còn hạn chế.
- Một số giáo viên kĩ năng sử dụng giảng dạy bằng giáo án điện tử còn hạn chế do tuổi cao.
 2.2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên và công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học Lê Văn Tám, Thành phố Thanh Hóa.
Hệ đào tạo:
	 Năm học 
Trình độ 
Chuyên môn
2014-2015
2015-2016
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Thạc sĩ
1
4,3
1
4
Đại học
18
78,3
20
80
Cao đẳng
2
8,7
2
8
Trung cấp
2
8,7
2
8
 Kết quả xếp loại giáo viên trong 2 năm học gần đây:
GIÁO VIÊN DẠY GIỎI
NĂM HỌC
2014-2015
2015-2016
CẤP TRUỜNG
13/23
15/23
CẤP THÀNH PHỐ
Không tổ chức thi
2
CẤP TỈNH
Không tổ chức thi
Không tổ chức thi
XẾP LOẠI 
GIÁO VIÊN
NĂM HỌC
2014-2015
2015-2016
GIỎI
13/23
15/23
KHÁ
8
7
TRUNG BÌNH
2
1
Nhận xét:
 Đối với đội ngũ giáo viên
* Ưu điểm: 
- Đội ngũ giáo viên được trẻ hóa, trình độ trên chuẩn chiếm tỉ lệ cao, có năng lực chuyên môn đồng đều, vững vàng, nhiệt tình, năng nổ, có đạo đức tốt, tác phong sư phạm nhà giáo chuẩn mực, chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước. 
- Hầu hết các đồng chí đều gương mẫu, nhiệt tình trong các hoạt động giáo dục, có lối sống trong sáng, lành mạnh, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, được phụ huynh và nhân dân quý mến, tin tưởng. Các đồng chí giáo viên trẻ được trang bị nhiều kiến thức mới, gặp môi trường sư phạm tốt đã phát huy được tác dụng là mũi nhọn trong công tác giảng dạy. 
- Giáo viên có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao, giữ gìn phẩm chất danh dự nhà giáo. Có ý thức xây dựng tập thể sư phạm doàn kết thống nhất, có lề lối làm việc khoa học. 
- Đa số cán bộ giáo viên có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với yêu cầu giáo dục hiện nay.
* Hạn chế:
Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường vẫn còn một số hạn chế đó là:
- Trình độ, năng lực của một số giáo viên trong tổ khối chuyên môn mới dừng lại ở bậc Trung cấp, mặc dù so với chuẩn hiện nay thì vẫn đạt yêu cầu nhưng việc đáp ứng nhiệm vụ giảng dạy có nhiều bất cập.
- Một số giáo viên kĩ năng sử dụng giáo án điện tử, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực còn hạn chế do tuổi cao.
* Đối với công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường
Ưu điểm:
 - Nhà trường luôn chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, luôn khuyến khích tạo điều kiện để giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn.
- Phân công giáo viên đứng lớp cơ bản đúng với khả năng, trình độ của từng người để họ có thể phát huy tốt năng lực của mình.
- Nhà trường quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên.
- Luôn tạo cơ hội thăng tiến cho giáo viên bằng việc làm tốt công tác quy hoạch nguồn cán bộ quản lý hằng năm. 
Hạn chế:
- Công tác tuyên truyền giáo dục, vận động giáo viên chủ động học tập nâng cao trình độ chưa thường xuyên liên tục. 
- Việc xây dựng kế hoạch thường dựa vào kinh nghiệm làm việc; hình thức động viên khen thưởng còn thiếu phong phú.
- Công tác quản lý đối với hoạt động sinh hoạt chuyên môn của các tổ khối đạt hiệu quả chưa cao, chưa đổi mới, sáng tạo. 
- Việc sắp xếp và phân công công việc chưa khoa học. Công việc đôi khi còn chồng chéo, kỷ luật lao động chưa nghiêm. 
- Cơ sở vật chất đang xây dựng, một số phòng học, phòng chức năng chưa xong nên ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động dạy - học.
 Nguyên nhân của hạn chế:
- Một số giáo viên chưa thấy hết tầm quan trọng của nó trong hoạt động giáo dục nhà trường, chưa thực sự thích thú và hăng hái tham gia hoạt động thi đua về chuyên môn nghiệp vụ; 
- Vẫn còn một bộ phận giáo viên nhận thức về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của công tác bồi dưỡng chuyên môn chưa đầy đủ, chưa thấy rõ vai trò của việc bồi dưỡng chuyên môn đối với công tác của mình nên chưa tích cực tự học – tự bồi dưỡng, còn tự bằng lòng với bản thân mình nên việc cầu tiến còn hạn chế.
- Công tác quản lý của Ban Giám hiệu nhà trường chưa thực sự đổi mới, biện pháp tổ chức thực hiện công tác thi đua chưa phù hợp nên chưa kích thích được tính tích cực của mỗi cá nhân; 
- Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học có tính "dĩ hoà vi quý", mọi người né tránh việc nhận xét, phê bình những việc làm chưa đúng; 
- Việc biểu dương, khen thưởng về chuyên môn chưa tạo được sự phấn khích cho người làm tốt công việc. Do vậy, hiệu quả về chuyên môn chưa cao.
 - Năm học 2016-2017, nhà trường còn thiếu giáo viên văn hóa, tin học nên ảnh hưởng đến việc bố trí chuyên môn ở các tổ khối.
2.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học Lê Văn Tám, thành phố Thanh Hóa.
 Giải pháp 1: Nâng cao vai trò của cán bộ quản lý và đẩy mạnh công tác tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ giáo viên 
 Cán bộ quản lý trước hết phải là tấm gương tiêu biểu về quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Quan trọng nhất là phải luôn khẳng định trình độ năng lực chuyên môn của mình trong tập thể sư phạm. 
 Trong thực tế, chỉ có tự học mới có thể có điều kiện giúp chúng ta học tập được thường xuyên và suốt đời. Tự học là một cách tự bồi dưỡng, tự làm giàu kiến thức cho mình vừa đơn giản, tiết kiệm vừa hiệu quả. Vì vậy trách nhiệm của người quản lý giáo dục là phải suy nghĩ, tìm biện pháp để thổi lên ngọn lửa của phong trào tự học, tự bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên bằng nhiều hình thức:
- Tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi về kinh nghiệm tự học, giúp giáo viên định hướng việc tự học, tự bồi dưỡng. Xác định được những nội dung cần phải tự học, tự bồi dưỡng và cách tự học, tự bồi dưỡng như thế nào? Cung cấp cho giáo viên các thông tin, tài liệu, xây dựng thư viện, phòng đọc, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên thực hành việc tự học, tự bồi dưỡng.
- Tổ chức các hoạt động sư phạm trong nhà trường gắn với tự học. Xây dựng một cơ chế, chính sách, đánh giá thi đua hoặc gắn lợi ích vật chất đối với việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên.
- Bản thân mỗi đồng chí trong Ban giám hiệu phải vững vàng về chuyên môn, không ngừng tự nâng cao về chuyên môn, chịu đọc và chịu học hỏi đồng nghiệp. 
Người cán bộ quản lý phải biết kích thích nhu cầu tự vươn lên trong tập thể sư phạm do mình phụ trách bằng các biện pháp quản lý như: Quản lý hành chính, quản lý về kế hoạch và thi đua, khen thưởng. Người cán bộ quản lý cần có quan điểm nhất quán, xuyên suốt trong quá trình xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi và bồi dưỡng học sinh giỏi.
Ban giám hiệu coi việc xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mình, bởi nó không chỉ tạo nên những học sinh giỏi mà quan trọng hơn nhiều là nó nâng cao mặt bằng giáo viên cho tất cả các lớp trong trường. 
Có thể nói, tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá giáo viên là sự tiến bộ về mọi mặt của học sinh do mình phụ trách “ Muốn có học sinh giỏi phải có thầy giáo giỏi”. Người cán bộ quản lý coi việc xem xét, đánh giá giáo viên theo chất lượng giảng dạy là biện pháp cốt lõi của công tác quản lý.
Giải pháp 2: Tiếp tục quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
Để nâng cao chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, Ban giám hiệu nhà trường cần lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hàng năm. Kế hoạch lập ra phải dựa trên thực trạng của đội ngũ giáo viên nhà trường và sự nỗ lực phấn đấu của bản thân từng giáo viên. 
Để có căn cứ xây dựng kế hoạch, Ban Giám hiệu nhà trường cần rà soát lại, hiểu và nắm chắc đội ngũ giáo viên. Từ việc tìm hiểu nhận thức xem họ yêu nghề thế nào, trình độ năng lực chuyên môn, điều kiện sống gia đình, điều kiện sức khỏe của mỗi giáo viên để từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi đưỡng cụ thể. Các hoạt động bồi dưỡng tập trung vào:
- Bồi dưỡng tư tưởng chính trị cho đội ngũ giáo viên:
 Để giáo viên có được ý thức trách nhiệm trong công tác thì việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị cho giáo viên là hết sức cần thiết. Vì vậy , Ban giám hiệu cần thường xuyên tổ chức cho giáo viên học tập đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các văn bản của ngành lồng ghép vào các buổi họp Hội đồng hàng tháng hay buổi sinh hoạt chuyên môn. Ngoài ra trường còn đặt báo Đảng, báo địa phương, các loại tập san, tạp chí, báo giáo dục,để giáo viên đọc có điều kiện theo dõi cập nhật thông tin trong và ngoài nước, thấy được sự đổi mới về văn hóa, kinh tế, xã hội,việc này giúp giáo viên nhận thức đúng đắn về sự nghiệp đổi mới, sự biến đổi không ngừng của đất nước cũng như tham khảo, cập nhật các thông tin cần thiết phục vụ cho giảng dạy. 
 - Bồi dưỡng về chuyên môn và phương pháp giảng dạy:
 Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên động viên và tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên theo học các lớp đại học, cao đẳng tại chức. Để tạo điều kiện cho các đồng chí đi học, sắp xếp thời khoá biểu phù hợp để các đồng chí giáo viên được nghỉ trong các ngày đi học. Tất cả các đồng chí giáo viên đi học đều được nhà trường hỗ trợ tiền đóng học phí, kinh phí để mua sách, tài liệu tham khảo...
Một công việc không kém phần quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ là: Ban giám hiệu khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên đi dự các chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy các bộ môn do Phòng giáo dục tổ chức. Các đồng chí giáo viên đều nhận thức được: Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cấp thiết nhưng đổi mới như thế nào thì còn lúng túng. 
Mỗi khi Phòng giáo dục tổ chức chuyên đề, Ban giám hiệu nhà trường đều tạo điểu kiện để các đồng chí khối trưởng sẽ tham dự . Sau đó có kế hoạch triển khai chuyên đề đó ở trường mình, mời tất cả giáo viên dự, trao đổi ý kiến và rút ra phương pháp giảng dạy hợp lý nhất của môn đó để các giáo viên học tập và làm theo. Sau mỗi lần tổ chức chuyên đề, các đồng chí giáo viên nắm được sâu hơn về phương pháp giảng dạy cũng như yêu cầu cơ bản của bộ môn đó.
Để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp, hàng năm Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch triển khai một số chuyên đề cần thiết, phục vụ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở một số môn nhất định.
Ví dụ: Nếu năm học trước đã triển khai chuyên đề: Toán, Tập đọc, Tự nhiên xã hội, Lịch sử và địa lý, thì năm sau có thể chuyến sang các chuyên đề: Tập làm văn, Luyện từ và câu; Khoa học
Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch phân công nhiệm vụ, bố trí giáo viên theo đúng chuyên môn đào tạo 
 Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, người quản lý phải xây dựng kế hoạch chỉ đạo dạy- học sát với thực tế nhà trường. Từ việc nắm bắt tâm tư nguyện vọng cũng như khả năng của từng giáo viên để đã phân công đúng người, đúng việc, đúng năng lực của từng giáo viên cho phù hợp. Vì giáo viên ở tổ khối quyết định chất lượng từng lớp, từng khối và nhà trường nên trong cùng một khối nhà trường đã bố trí sao cho có giáo viên trẻ, có giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, có giáo viên đảm bảo về trình độ đào tạo và tay nghề để họ có thể hỗ trợ nhau trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đạt kết quả cao. 
Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn 
 Sinh hoạt chuyên môn tốt là điều kiện thuận lợi cho giáo viên bồi dưỡng tay nghề. Để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, người cán bộ quản lý phải xây dựng một nề nếp sinh hoạt cụ thể. Theo quy định tổ chuyên môn sinh hoạt: 2 tuần / lần. Mỗi tháng Ban Giám hiệu họp trước với các tổ trưởng chuyên môn để phổ biến những nội dung cơ bản của buổi họp tổ. 
 Ban Giám hiệu chọn người tổ trưởng chuyên môn là người giỏi về chuyên môn, có uy tín với đồng nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và có khả năng lãnh đạo tổ của mình. Những vấn đề gì ngoài khả năng giải quyết của tổ, tổ trưởng sẽ kiến nghị với Ban Giám hiệu để tìm biện pháp giải quyết kịp thời.
 Các đồng chí giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn sẽ bàn bạc với nhau việc thực hiện chương trình, việc giảng dạy những bài khó, cách sử dụng đồ dùng dạy học sao cho hiệu quả nhất.
 Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thao giảng xếp loại, cần tăng cường dự giờ đồng nghiệp, bàn các tiết khó, phần dạy khó để có hướng giải quyết giúp đỡ giáo viên có tay nghề còn non cùng nâng cao chất lượng bài dạy. Chỉ đạo chuyên môn thực hiện xây dựng các tiết chuyên đề trong khối, trong trường để thống nhất phương pháp giảng dạy cho từng bộ môn. Giúp giáo viên có điều kiện học tập đồng nghiệp, nâng cao nghiệp vụ của mình. Thông qua hình thức sinh hoạt này giáo viên tự đánh giá được trình độ chuyên môn của mình đang ở mức nào, từ việc xây dựng kế hoạch bài dạy đến kiến thức, kĩ năng sư phạm, kĩ năng sử dụng giáo án điện tử Đây thực sự là dịp giáo viên được hòa mình trong không khí sinh hoạt chuyên môn, được nghe, thấy và thể hiện mình trong môi trường học tập. Cũng qua các buổi sinh hoạt chuyên môn người quản lý đánh giá được khả năng của từng giáo viên khi họ thể hiện quan điểm của mình với các hướng giải quyết bài khó, tiết d

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_thuc_trang_va_giai_phap_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_gia.doc