SKKN Thực trạng tình yêu học đường, nguyên nhân và các giải pháp

SKKN Thực trạng tình yêu học đường, nguyên nhân và các giải pháp

"Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng

 Em chở mùa hè của tôi đi đâu,

 Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám

 Thuở chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu

 Mối tình đầu của tôi

 Là cơn mưa giăng giăng ngoài cửa lớp

 Là áo ai bay trắng cả giấc mơ

 Là bài thơ còn hoài trong vở,

 Giữa giờ chơi mang đến lại mang về."

 Tình yêu học trò thời xưa đơn giản lắm, chỉ là những dòng thư viết trên giấy rồi chuyển đến tay nhau, thổ lộ tâm sự cùng nhau. Là ánh mắt nhìn nhau bối rối, thẹn thùng, là "nhớ mọi người để nhớ một người." Nó ngây thơ và trong sáng. Khi yêu, các bạn không muốn thua kém người yêu của mình vì thế nó sẽ thúc đẩy học tập. Đồng thời các bạn sẽ biết chia sẻ giúp đỡ người khác hơn, vui vẻ, hoạt bát hơn, sống có mục đích lý tưởng, định hướng tương lai.

 Nhưng ngày nay, hình ảnh lá thư chân thành trao tay và những lời thơ "mang đến lại mang về" có lẽ chỉ còn tồn tại ở một số ít học sinh, trong thơ ca, nhạc họa và một thời dĩ vãng xa xưa. Rất nhiều học sinh không biết yêu đúng cách để cùng nhau cố gắng vươn lên trong học tập và hướng đến tương lai sau này.Trong hầu hết các cuộc khảo sát về tình yêu của tuổi teen, học sinh chịu

1 Trong trang này các hình ảnh minh họa được lấy từ TLTK [1]

ảnh hưởng nhiều của yếu tố xã hội trong thời đại đang có sự phát triển mạnh mẽ về thông tin, và sự giao thoa giữa các nền văn hóa- đó phải chăng cũng là nhận định chung của xã hội đối với tình yêu tuổi học trò? Trên thực tế, tình yêu tuổi học trò xuất hiện tràn lan như một trào lưu. Trong đó, ở độ tuổi trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao. Thêm vào đó, học sinh trung học vẫn còn đang ở giai đoạn chưa hoàn thiện về tâm sinh lý, phát triển trí tuệ và các mối quan hệ xã hội; những gì các bạn đọc sẽ có những ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển hoàn thiện nhân cách và tương lai cuộc sống của các bạn sau này. Xuất phát từ sự cấp thiết của hiện trạng trên, là một giáo viên chủ nhiệm, cũng là một phụ huynh, tôi quyết định nghiên cứu về đề tài khoa học xã hội: “ Thực trạng tình yêu học đường, nguyên nhân và các giải pháp"

 

doc 19 trang thuychi01 26741
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Thực trạng tình yêu học đường, nguyên nhân và các giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
 1.1. Lí do chọn đề tài 
	"Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
	Em chở mùa hè của tôi đi đâu,
	Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám
	Thuở chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu
	Mối tình đầu của tôi 
	Là cơn mưa giăng giăng ngoài cửa lớp
	Là áo ai bay trắng cả giấc mơ
	Là bài thơ còn hoài trong vở,
	Giữa giờ chơi mang đến lại mang về..."	
	Tình yêu học trò thời xưa đơn giản lắm, chỉ là những dòng thư viết trên giấy rồi chuyển đến tay nhau, thổ lộ tâm sự cùng nhau. Là ánh mắt nhìn nhau bối rối, thẹn thùng, là "nhớ mọi người để nhớ một người..." Nó ngây thơ và trong sáng. Khi yêu, các bạn không muốn thua kém người yêu của mình vì thế nó sẽ thúc đẩy học tập. Đồng thời các bạn sẽ biết chia sẻ giúp đỡ người khác hơn, vui vẻ, hoạt bát hơn, sống có mục đích lý tưởng, định hướng tương lai...
	Nhưng ngày nay, hình ảnh lá thư chân thành trao tay và những lời thơ "mang đến lại mang về" có lẽ chỉ còn tồn tại ở một số ít học sinh, trong thơ ca, nhạc họa và một thời dĩ vãng xa xưa. Rất nhiều học sinh không biết yêu đúng cách để cùng nhau cố gắng vươn lên trong học tập và hướng đến tương lai sau này.Trong hầu hết các cuộc khảo sát về tình yêu của tuổi teen, học sinh chịu 
1 Trong trang này các hình ảnh minh họa được lấy từ TLTK [1]
ảnh hưởng nhiều của yếu tố xã hội trong thời đại đang có sự phát triển mạnh mẽ về thông tin, và sự giao thoa giữa các nền văn hóa- đó phải chăng cũng là nhận định chung của xã hội đối với tình yêu tuổi học trò? Trên thực tế, tình yêu tuổi học trò xuất hiện tràn lan như một trào lưu. Trong đó, ở độ tuổi trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao. Thêm vào đó, học sinh trung học vẫn còn đang ở giai đoạn chưa hoàn thiện về tâm sinh lý, phát triển trí tuệ và các mối quan hệ xã hội; những gì các bạn đọc sẽ có những ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển hoàn thiện nhân cách và tương lai cuộc sống của các bạn sau này... Xuất phát từ sự cấp thiết của hiện trạng trên, là một giáo viên chủ nhiệm, cũng là một phụ huynh, tôi quyết định nghiên cứu về đề tài khoa học xã hội: “ Thực trạng tình yêu học đường, nguyên nhân và các giải pháp" 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 
- Đánh giá thực trạng về sự ảnh hưởng của tình yêu đến lứa tuổi học sinh THPT.
- Đề ra một số biện pháp tích cực, hữu hiệu để hạn chế hiện tượng, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống của các bạn học sinh THCS, đặc biệt là THPT.
- Giúp học sinh có suy nghĩ, thái độ và hành động đúng đắn khi yêu ở tuổi học trò.
 - Đề tài có tính thực tế cao và có khả năng được mở rộng nhằm tác động lên học sinh, phụ huynh, thầy cô giáo, nhà trường và toàn xã hội.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng học sinh THPT 
- Nghiên cứu những ảnh hưởng của tình yêu với học sinh THPT 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp phân loại; 
- Phương pháp phân tích; 
- Phương pháp so sánh, đối chiếu; 
- Phương pháp tổng hợp, khái quát.
- Phương pháp lấy phiếu thăm dò
2. Nội dung chính
 2.1. Cơ sở thực hiện đề tài 
	Xuất phát từ thực trạng tình yêu của học sinh trung học hiện nay dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả học tập, tâm lí và sức khỏe. 
	Xuất phát từ những quan điểm chưa phù hợp về tình yêu học trò của gia đình, nhà trường và xã hội. 
 2.2. Thực trạng của tình yêu tuổi học đường
	Có thể nói ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, mạng internet, điện thoại thông minh thì việc học sinh biết yêu khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đang khoác trên mình chiếc áo trắng tinh khôi tuổi học trò không còn là chuyện hiếm. Tất cả các cấp học đều có thể xuất hiện tình yêu "gà bông" nhưng đáng báo động hơn cả là lứa tuổi THPT, cái lứa tuổi mà ''ăn chưa no, lo chưa tới'' cùng với sự phát triển, thay đổi trong cảm xúc, tâm tư, tình cảm. Hầu như không một ngôi trường THPT nào, không một lớp học nào lại không xuất hiện những cặp áo trắng yêu nhau. Trên mạng và các phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện không ít những bài báo, những hình ảnh, những video clip nói về việc học sinh ngày nay tình tứ trong lớp học, hay có những biểu hiện không phù hợp, thiếu tế nhị trong môi trường học đường khiến người xem không khỏi choáng váng về độ bạo dạn của các bạn trẻ. Nhiều người còn phải thốt lên rằng học sinh bây giờ đến trường chỉ để ... yêu!
	Họcsinh hôn nhau ngay trong lớp học, trên sân trường
	Muốn thể hiện sự khác biệt
2 Trong trang này các hình ảnh minh họa được lấy từ TLTK [1]
	Ôm, hôn rất "hồn nhiên"
 2.3. Hậu quả của việc yêu sớm 
	2.3.1. Xao nhãng việc học hành
	Học sinh đến trường với mục đích học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động tập thể lành mạnh. Khi mà trẻ có nhiều hơn một mối bận tâm thì việc học sẽ bị gạt sang một bên, do đó kết quả học tập sa sút là chuyện bình thường. Thời gian học trên lớp các em ngồi nhớ nhung bạn của mình, ngồi viết thư, nhắn tin, tám chuyện người yêu. Bạo dạn hơn là bỏ học đi chơi với người yêu. Các em còn lập hội, nhóm cùng trốn học đi chơi, đi nhà nghỉ. Thời gian ở nhà thay cho việc học là ngồi lên mạng chát, nhắn tin, chụp ảnh gửi cho nhau. Các em nói chuyện hằng đêm, sáng ra đến lớp muộn, hoặc mệt mỏi không học được. Nguy hiểm hơn có những bạn nữ hằng đêm đi khách, sáng hôm sau đến lớp như tàu lá héo, vật vờ. 
	Học sinh đi nhà nghỉ
3 Trong trang này các hình ảnh minh họa được lấy từ TLTK [1]
	"Hôn" ở mọi tư thế
	2.3.2. Ảnh hưởng đến tâm lý
	Tình cảm học trò thường rất trong sáng, dễ thương. Tuy nhiên các em cũng đang ở tuổi bồng bột hiếu thắng, dễ bị bạn bè lôi kéo, xúi giục. Có thể giận nhau vì những lí do rất ẩm ương, dẫn đến những tiêu cực trong suy nghĩ và hành động. Có những bạn học sinh nam bị bạn nữ chia tay đã tìm mọi cách níu kéo. Và khi không níu kéo được đã ra tay sát hại bạn của mình.
	Chiều 14/1, Công an quận Gò Vấp (TPHCM) cho biết đang củng cố hồ sơ, bàn giao nghi can Nguyễn Phạm Quốc Bình (16 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, học sinh lớp 9) cho Công an TPHCM để điều tra, xử lý về hành vi “Giết người”.
	Có những bạn nữ bị bố mẹ ngăn cấm đã tìm đến cái chết. Có những mối tình tay ba, tay tư ở tuổi học trò dẫn đến ghen tuông, trả thù một cách hèn hạ, 
4 Trong trang này các hình ảnh minh họa được lấy từ TLTK [1]
mù quáng. Rồi có em bỏ nhà đi bụi, sống kiểu một túp lều tranh, hai quả tim vàng ở một phương trời nào đó. Xót xa hơn có em lao vào tình yêu như con thiêu thân sớm ăn chơi sa đọa, để rồi làm bạn với các tệ nạn xã hội .
Chiều 7/10)2007, tại Đắc Lắc, 3 nữ sinh lớp 7 trường THCS Phan Chu Trinh (TP Buôn Ma Thuột) cùng uống thuốc ngủ tự tử. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc 1 trong 3 nữ sinh nói trên xô xát với một nữ sinh cùng trường vì cùng yêu một học sinh nam. Nữ sinh này bị kiểm điểm, sau đó đã rủ hai bạn trong nhóm cùng tự tử.
	Có những bạn nữ sinh bị bạn nam tung clip sex lên mạng, vì xấu hổ đã tìm đến cái chết.
	Cha của nữ sinh nghẹn ngào kể lại sự việc
5 Trong trang này các hình ảnh minh họa được lấy từ TLTK [1]
	Sau khi bị bạn trai tung clip “giường chiếu” lên mạng, nữ sinh T đã uống thuốc diệt cỏ tự tử vì quá xấu hổ. Người bạn trai này còn thách thức: “mày ngon thì mày chết, tao khỏi phải giết”.
	Gia đình và nhà trường thường không ủng hộ việc học sinh yêu sớm, dẫn đến các em luôn trong trạng thái căng thẳng, lo sợ. Tình trạng lo lắng kéo dài dễ dẫn đến tự kỉ và các vấn đề về thần kinh và những hành động không kiểm soát.
	2.3.4.Ảnh hưởng đến sức khỏe
	Khi yêu sớm, các em thiếu kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản. Khi gần gũi bạn khác giới các em gái thường muốn được vuốt ve, âu yếm, thích những cử chỉ quan tâm, chăm sóc của bạn khác giới. Trong khi đó, từ những cái vuốt ve, va chạm về thể xác ban đầu ấy, bản năng giới tính của các em trai lại cực kỳ mạnh mẽ, khó chế ngự. Các em trai trở nên cuồng nhiệt và liều lĩnh, còn các em gái lại ở thế thụ động, dễ bị xiêu lòng. Và bi kịch thử nghiệm từ những mối tình học trò ấy là hậu quả của việc có thai ngoài ý muốn.
	Hiện nay, tỉ lệ học sinh nữ nạo phá thai ở các cơ sở y tế đang tăng lên mức báo động. Khi mà còn ở cái độ tuổi vui chơi nô đùa, chúng lại phải đối mặt với vấn đề sinh tử. Nạo phá thai ở tuổi còn nhỏ sẽ ảnh hưởng đến cổ tử cung, gây hại đến khả năng sinh sản sau này cho trẻ. Chưa kể đến tâm lí trẻ sau khi phá thai, luôn bị ám ảnh sợ hãi mọi người xung quanh.
Nữ sinh Việt nạo phá thai mỗi năm lên đến 150.000 trường hợp.
	Được biết, tỉ lệ mang thai ở những cô gái vị thành niên nước ta năm 2010 là 3,24%, năm 2012 là 3,24%; năm 2013 giảm 3,21%; năm 2014 là 2,78% và năm 2015 là 2,66%. Dù số lượng đã có giảm theo từng năm, tuy nhiên, trên thực tế những con số này vẫn còn rất lớn, bởi có những trường hợp
6 Trong trang này các hình ảnh minh họa được lấy từ TLTK [1]
không thể thống kê do ngày càng nhiều em tìm đến các cơ sở nạo phá thai chui một cách tràn lan. Đáng buồn nhất là trong số này, có cả các bé gái chỉ mới 12 tuổi, và con số phá thai ở trẻ 12 tuổi đang ngày càng tăng.[2]	
 2.4. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phổ biến này
	Thứ nhất, do các em sớm ý thức về giới tính. Xét từ góc độ sinh lý, thanh thiếu niên ngày nay xuất hiện những đặc trưng về giới tính sớm hơn từ 1-2 năm so với thời kỳ mười mấy năm về trước, và đối với thanh thiếu niên ở thành thị thì đặc trưng giới tính lại xuất hiện sớm hơn nhiều. Lúc này, cơ thể của các em phát triển rất nhanh, ý thức về giới tính rất rõ. Những dấu hiệu biến đổi trên cơ thể khiến các em tò mò muốn hiểu về chức năng của các bộ phận, tò mò về vấn đề giới tính. Nhiều trẻ muốn thể nghiệm “mùi vị” của tình yêu mà làm giả thành thật, nhất thời bộc phát mà không thể ngăn chặn được.
	 Nguyên nhân thứ hai là ảnh hưởng của các ấn phẩm giải trí về sex được truyền tràn lan ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý văn hóa, cơ quan giáo dục. Ngày nay, khi các hệ thống thông tin (sách, báo, phim ảnh, ti-vi...) bùng nổ thì các thông tin về tình yêu, tình dục không còn là “chuyện của người lớn”, mà xuất hiện khắp mọi nơi, mọi lúc. Khi thông tin về giới tính không còn là bí mật thì cũng có cái lợi: giúp các em hiểu được những vấn đề có thể ảnh hưởng không tốt đến bản thân để tự tìm cách phòng tránh. Tuy nhiên, cũng không loại bỏ tác hại là kích thích sự tò mò muốn “khám phá” của giới trẻ, dẫn đến tình trạng mộtsố học sinh trung học yêu sớm và không được định hướng đúng. Và sâu xa hơn, các em tuy có lớn nhanh về thể xác nhưng chưa hiểu hết các quá trình vận động, phát triển của cơ thể. Suy nghĩ của các em rất đơn giản: khi yêu thì phải “yêu cho hết mình”, dẫn đến hệ quả là nhiều bé gái làm mẹ trong khi chưa biết thế nào là kế hoạch hóa gia đình, là tránh thai, hậu quả khôn lường về tác hại của việc nạo phá thai...
	Nguyên nhân thứ ba là, ngày nay cuộc sống của học sinh trung học có phần đơn điệu, chịu nhiều áp lực của gánh nặng học tập. Học sinh ngoài việc học ở trường, học ở nhà, đi học thêm, rất ít có cơ hội tham gia các hoạt động ngoại khóa mà các em yêu thích. Từ áp lực về học tập do thầy cô, trường lớp tác động, áp lực từ cha mẹ, người lớn trong gia đình cũng không nhỏ đối với các em. Lúc nào cũng phải học bài, thi phải đạt điểm cao... đã đẩy các em đến chỗ mệt mỏi, thậm chí chán học. Và “yêu thử” là cách để các em tự giải tỏa “sự chán chường”, một số em cho rằng yêu đương là cách để giải thoát...
	Nguyên nhân thứ tư là, khi cuộc sống ngày càng phát triển, sợi dây gắn kết gia đình trở nên mỏng manh. Trẻ em dễ bị cô độc trong chính ngôi nhà của mình. Các em cần có những người bạn để tâm sự, chia sẻ. Và tình bạn ấy dễ biến tướng thành tình yêu, yêu si mê nên sẽ có những hành động mù quáng .
	Nguyên nhân tiếp theo là tác động từ bạn bè. Yêu theo trào lưu. Khi bên cạnh mình các bạn đều có người yêu, thì việc tiếptheo là mình cũng phải có người yêu. Lúc này trẻ dễ bị cuộc sống bầy đàn tác động.
7Trong trang này mục [2] được lấy từ TLTK [1]
	Khi mà đạo đức học trò xuống cấp,phụ huynh và gia đình dễ dàng xúc phạm đến nhân phẩm và danh dự nhà giáo thì việc quan tâm sâu sắc đến tâm sinh lý của học trò là việc khó đối với đội ngũ giáo viên. Thiếu sự quan tâm sát sao của giáo viên cũng là nguyên nhân mà những "con hươu đi sai đường".
 2.5.Giải pháp để hạn chế những hiện tượng và ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng này.
	Rõ ràng, tình yêu học trò đã dần mất đi sự trong sáng. Vì thế, nhiều người cho rằng không nên yêu ở tuổi học trò.Tuy nhiên, có một thực tế là học trò ngày nay yêu rất sớm.Đã đến lúc phải nhìn nhận một cách đúng đắn là không thể ngăn cản việc tình yêu đến hay đi.Không nên khuyến khích tình yêu tuổi học trò nhưng cũng không nên sử dụng các biện pháp cực đoan và mang tính cưỡng bức. Vì vậy tôi có đưa ra các giải pháp
	2.5.1. Đối với phụ huynh
	Bố mẹ không nên nghiêm cấm chuyện con cái yêu đương khi đang tuổi đi học, nên là một người bạn lắng nghe con tâm sự, hiểu con và có thể nhận định được đó là tình yêu hay chỉ là sự ngộ nhận. Vì lứa tuổi mới lớn thường có những rung động đầu đời với người khác giới, ngay cả khi đó là thầy, cô dạy mình. Song, không hẳn tất cả đều đều là tình yêu, mà đôi khi đó chỉ là một sự ngưỡng mộ, thần tượng, hay một chút cảm tình ...
	Phụ huynh sẽ là người chỉ dẫn, người đi trước để nói cho con nghe những kinh nghiệm, những cái hay cái đẹp của tình yêu tuổi mới lớn, cũng là người khuyên bảo, ngăn chặn những sai lầm không đáng có của con em. Nên chọn cách cởi mở, thân thiện với con trong chủ đề về tình yêu, giới tính, sức khoẻ sinh sản để thực sự trở thành một người bạn của con, cần chia sẻ và tư vấn hỗ trợ kịp thời, đúng lúc cho con. Hãy giúp con hiểu rằng tình cảm đặc biệt với một bạn khác giới nào đó là qui luật chung của lứa tuổi. Đồng thời khéo léo lồng ghép các tấm gương, bài học về hậu quả có thể xảy ra nếu sống buông thả, sống gấp, lãng quên việc học tập, rèn luyện, lập nghiệp. Không nên cứng nhắc, cấm đoán sẽ khiến con em dấu giếm và trốn tránh tâm sự, càng đẩy các em vào những vấn đề của tình yêu học đường vì các em sẽ cho rằng mình chỉ có người yêu là người duy nhất có thể chia sẻ. Cha mẹ cần phân tích cho con bạn biết cần tránh những nơi dễ bị cám dỗ. Giúp con bạn tham gia vào những sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Đồng thời các bậc phụ huynh cần hướng cho con em rèn luyện tác phong giao tiếp để được hòa đồng, được đáng yêu, nhưng đừng được dễ yêu.
	Và nếu con đã đi sai đường thì hãy bên con để con có thêm niềm tin và động lực. Hãy giúp con tìm lại tuổi thơ, sự hồn nhiên và tình yêu vào cuộc sống phía trước.
2.5.2. Đối với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn
	 Hãy là "người bạn lớn".Khi thầy cô hiểu được tâm lí của trẻ, thầy cô sẽ trở thành "người bạn lớn" của học sinh mình.Người bạn lớn ấy sẽ không nói những điều giáo lí xa xôi, không dọa nạt, không cấm đoán.Người bạn lớn sẽ tâm sự những cảm xúc, tình cảm của mình thời còn đi học.Tâm sự cả những tâm tư, hồi hộp khi bất ngờ biết mình "cảm" ai đó.Rồi cả cảm giác dễ chịu xen lẫn ngượng ngùng khi người đó biết.Cả những âu lo khi người lớn phát hiện. Hãy thường xuyên có những có những cuộc trò chuyện, thảo luận cùng học trò
về đề tài tình bạn, tình yêu. Như vậy sẽ tạo cho trẻ một bầu không khí cởi mở và khích lệ để chúng sẵn sàng tâm sự. 
Hình ảnh cô giáo bên giường bệnh học trò trong clip "Thầy cô ơi!" do một nhóm học sinh làm tặng thầy cô nhân ngày 20/11
	Hình ảnh đẹp ngày vinh danh các thầy cô
8Trong trang này các hình ảnh minh họa được lấy từ TLTK [1]
Cần lái tình cảm của trẻ theo chiều hướng tích cực. Phân tích cho trẻ thấy mức độ tình cảm của mình và giải thích rằng: đó là tình cảm đẹp đẽ của tuổi học trò, song ngay lúc này, điều quan trọng nhất vẫn là việc học. Không cần can thiệp một cách quá gay gắt khiến trẻ sợ hãi, hoang mang, ảnh hưởng đến giới tính và việc học hành của trẻ. Tốt nhất nên dùng lời lẽ ngọt ngào, khuyên bảo nhắc nhở đến tương lai sẽ ảnh hưởng thế nào nếu yêu sớm.
	Giải thích cặn kẽ và khoa học. Do hiểu biết chưa nhiều về giới tính, nhiều khi trẻ có những suy nghĩ rất ngây ngô về bạn khác giới, về tình yêu và cả tình dục. Do đó, khi trẻ có những thắc mắc giới tính, thầy cô nên giải thích tan tình, dễ hiểu và khoa học về những thắc mắc của trẻ. Càng giải thích cặn kẽ bao nhiêu trẻ sẽ càng hiểu rõ tình cảm của mình bấy nhiêu, từ đó sẽ không vấp phải những điều đáng tiếc. Tuyệt đối không chế nhạo hay phá lên cười khi học trò kể về một tình huống nhạy cảm nào đó của bản thân mình. Ngoài khuyên nhủ, thầy cô cũng nên khuyến cáo trẻ không nên có những hành vi, thái độ có thể dẫn đến việc vượt qua vùng cấm.
	Cùng gia đình có phương pháp giáo dục và giúp đỡ trẻ. Hãy thông báo cho gia đình học trò biết những thay đổi về tình cảm của con em họ. Thầy cô và gia đình cần phối hợp để có phương pháp giúp trẻ vượt qua những giai đoạn khó khăn khi nảy sinh những tình cảm khác giới đầu tiên.Việc giúp trẻ vượt qua được những mặc cảm, e dè khi tâm sự về chuyện yêu đương với người lớn sẽ tạo thuận lợi cho những mối quan hệ sẻ chia tâm tư, tình cảm, vui buồn, khó khăn sau này.
	Các bạn học sinh đang biểu diễn điệu nhảy hiện đại
9 Trong trang này các hình ảnh minh họa được lấy từ TLTK [1]
Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội, ngoại khóa. Các hoạt động này không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, quan hệ xã hội, mà còn giúp trẻ tăng vốn sống, hoàn thiện nhân cách, nhận thức tốt hơn, đầy đủ hơn về tình cảm bạn bè, tình cảm nam nữ. Nên khuyến khích các học trò từ 12 tuổi trở lên tham gia vào các CLB tuổi hoa, tuổi hồng,.., tham gia các lớp nói chuyện về giới tính, về tình yêu đôi lứa, tình yêu tuổi học trò.
	2.5.3. Đối với Nhà trường và các tổ chức đoàn thể
	Nhà trường cần định hướng, chỉ đạo bằng các văn bản đối với các đoàn thể làm tốt công tác giáo dục SKSSVTN, giáo dục kỹ năng sống, tổ chức các diễn đàn tư vấn cho học sinh... Ngoài ra, Nhà trường cần phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ đối với các văn hóa phẩm độc hại, ngăn chặn chúng vào học đường.
	Đối với các tổ chức đoàn thể cần tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tạo sân chơi bổ ích cho các em. Phối hợp với hội phụ huynh mời các diễn giả về nói chuyện về gia đình, nhà trường, ước mơ, chọn nghề, tình yêu  Cần đưa chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản một cách hiệu quả và thiết thực hơn qua các mô hình: các câu lạc bộ, các buổi nói chuyện, các buổi ngoại khóa, 
	Thủ tướng Úc nói chuyện với học sinh, sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng
10 Trong trang này các hình ảnh minh họa được lấy từ TLTK [1]
Giáo sư Ngô Bảo Châu gặp gỡ giao lưu học sinh THPT chuyên Đại học Vinh
Diễn giả Đào Ngọc Cường nói chuyện với học sinh trường THPT Nghi Lộc 3
2.5.4. Đối với xã hội
	Đối với các cơ quan chức năng nên kiểm duyệt các nội dung được tải lên mạng xã hội. Ngăn chặn các loại văn hóa phẩm độc hại trôi nổi trên thị trường.
	Các cơ quan chức năng cũng nên quản lý loại hình kinh doanh nhà nghỉ. Nghiêm cấm các nhà nghỉ cho trẻ em vị thành niên vào. Nên có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các nhà nghỉ vi phạm.
11 Trong trang này các hình ảnh minh họa được lấy từ TLTK [1]
2.5.6. Đối với học sinh
	Đối với các bạn trẻ, trước nhất là lo học hành để cha mẹ vui và cho tương lai sau này. Cuộc đời còn rất dài, tương lai đang ở phía trước, nếu chúng ta sống và học tập tốt ngay từ hôm nay thì sẽ có một ngày mai như mong muốn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp với những ai có ý chí và nghị lực phấn đấu hằng ngày để vươn lên.
	Đối với những bạn trẻ đã có người yêu, phải xác định yêu nhau là tôn trọng nhau, giúp nhau cùng tiến bộ, quan tâm chia sẻ, động viên nhau cùng tiến bộ, đó mới là tình yêu trong sáng và mang tính bền vững. Phải biết giữ gìn cho nhau để không hối tiếc về sau.
	Tình yêu đòi hỏi sự yêu thương đùm bọc chăm sóc lẫn nhau, không xa rời của 2 người nam và nữ. Để có một tình yêu trong sáng cần phải có thời gian, phải đúng đối tượng, đúng độ tuổi và cần phải có lòng chân thành. Là học sinh chúng ta không nên vội lao vào tình yêu, có chăng chỉ nên dừng lại ở tình bạn. Bởi vì chúng ta còn rất nhiều việc cần phải làm ở phía trước. Đừng để tình yêu chiếm lấy thời gian và công việc. Khi chúng ta đã có được ước mơ của riêng mình, chúng ta đã thực sự trưởng thành thì chúng ta sẽ tìm được tình yêu chân chính. Chúng ta hãy sống đúng với chính mình đừng để cho những điều khác tác động vào khi chúng ta vẫn còn là một con sâu nằm tr

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_thuc_trang_tinh_yeu_hoc_duong_nguyen_nhan_va_cac_giai_p.doc