SKKN Thực hành ngoại khóa An toàn giao thông cho học sinh lớp 9 qua môn GDCD9 ở trường THCS Nga Thái

SKKN Thực hành ngoại khóa An toàn giao thông cho học sinh lớp 9 qua môn GDCD9 ở trường THCS Nga Thái

Trường THCS Nga Thái là một trường thuộc vùng nông thôn ven biển phía đông bắc của huyện Nga Sơn. Xã trải dài trên 6 km nên đa số học sinh đi học bằng các phương tiện xe đạp và xe đạp điện. Ngoài hoạt động chuyên môn, trong những năm qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng như việc tích hợp một số nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp vào các giờ học bộ môn trên lớp hay hoạt động ngoại khóa đã mang lại kết quả đáng kể. Tuy vậy, việc tổ chức thực hiện các hoạt động này cũng còn nhiều bất cập vì nhiều lý do khác nhau. Và một thực tế nổi cộm là hiện nay tình trạng học sinh trên địa bàn nói chung và ở đơn vị nói riêng vi phạm về An toàn giao thông đang ngày càng gia tăng, thậm chí đã có trường hợp học sinh bị tai nạn giao thông (hoặc gây tai nạn) dẫn đến thương tật hoặc tử vong. Hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông mà trong đó có hơn 20% là do học sinh, sinh viên gây ra. Phần lớn trẻ 0-9 tuổi tử vong là khi đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi tử vong khi đi xe đạp, trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15-19 tuổi là đi xe máy. Các lỗi vi phạm cũng hết sức đa dạng: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, , đi xe mô tô, xe đạp một bánh, quẹt chân chống xuống nền đường nhựa, đùa nghịch gây rối trật tự. Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn . Đó là những lỗi vi phạm an toàn giao thông mà các em hoc sinh thường mắc phải.

doc 26 trang thuychi01 11513
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thực hành ngoại khóa An toàn giao thông cho học sinh lớp 9 qua môn GDCD9 ở trường THCS Nga Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
MỤC LỤC
1
1. MỞ ĐẦU
2
1.1. Lý do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
1.5. Những điểm mới của SKKN
3
2. NỘI DUNG
3
2.1. Cơ sở lý luận 
3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng trong ngoại khóa An toàn giao thông
7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
16
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
17
3.1. Kết luận
17
3.2. Bài học kinh nghiệm
18
3.3. Kiến nghị
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19
Danh mục đề tài SKKN đã được xếp loại
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài 
Trường THCS Nga Thái là một trường thuộc vùng nông thôn ven biển phía đông bắc của huyện Nga Sơn. Xã trải dài trên 6 km nên đa số học sinh đi học bằng các phương tiện xe đạp và xe đạp điện. Ngoài hoạt động chuyên môn, trong những năm qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng như việc tích hợp một số nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp vào các giờ học bộ môn trên lớp hay hoạt động ngoại khóa đã mang lại kết quả đáng kể. Tuy vậy, việc tổ chức thực hiện các hoạt động này cũng còn nhiều bất cập vì nhiều lý do khác nhau. Và một thực tế nổi cộm là hiện nay tình trạng học sinh trên địa bàn nói chung và ở đơn vị nói riêng vi phạm về An toàn giao thông đang ngày càng gia tăng, thậm chí đã có trường hợp học sinh bị tai nạn giao thông (hoặc gây tai nạn) dẫn đến thương tật hoặc tử vong. Hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông mà trong đó có hơn 20% là do học sinh, sinh viên gây ra. Phần lớn trẻ 0-9 tuổi tử vong là khi đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi tử vong khi đi xe đạp, trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15-19 tuổi là đi xe máy. Các lỗi vi phạm cũng hết sức đa dạng: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, , đi xe mô tô, xe đạp một bánh, quẹt chân chống xuống nền đường nhựa, đùa nghịch gây rối trật tự... Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn ... Đó là những lỗi vi phạm an toàn giao thông mà các em hoc sinh thường mắc phải.. 
Vốn nhiều năm giảng dạy môn GDCD, bản thân đã trực tiếp hỗ trợ Nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh, trong đó có công tác giáo dục an toàn giao thông (GDATGT). Qua hơn 02 năm (từ tháng 9/2014) bản thân đã không ngừng trăn trở tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả của tiết ngoại khóa ATGT. Tôi chọn đề tài: “Thực hành ngoại khóa An toàn giao thông cho học sinh lớp 9 qua môn GDCD9 ở trường THCS Nga Thái” với mong muốn chia sẻ một số biện pháp đã triển khai thực hiện qua thời gian công tác hơn hai năm trên địa bàn mong có thể áp dụng được cho đơn vị hay các đơn vị tương tự trên địa bàn trong những năm học tiếp theo.                           
1.2. Mục đích nghiên cứu
Giúp nâng cao nhận thức cho học sinh trong việc chấp hành pháp luật về ATGT, hạn chế vi phạm trong đối tượng học sinh – thanh thiếu niên. Qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục NGLL góp phần nâng cao chất lượng, hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường phổ thông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài được áp dụng trong đối tượng học sinh lớp 9 cuối cấp ở trường THCS 
Nga Thái với giải pháp khắc phục thực trạng bằng sự huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nhà trường giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị góp phần hạn chế vi phạm ATGT trong thanh thiếu niên và học sinh. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Các phương pháp chính: Quan sát nắm tình hình thực tế ở địa phương, qua đó tìm hiểu cơ sở lý luận..., khảo sát điều tra lấy thông tin cụ thể tại đơn vị, phân tích các giải pháp, tổng hợp - so sánh đánh giá kết quả để rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra đề xuất giúp công tác đạt hiệu quả cao hơn.
1.5. Những điểm mới của SKKN. (SKKN được áp dụng lần đầu).
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận 
Luật giáo dục nước ta đã xác định rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”- điều 2 Luật giáo dục năm 2005. [1]
Trong quá trình giáo dục, ngoài việc trang bị cho học sinh tri thức thông qua các giờ học trên lớp, nhà trường còn có nhiệm vụ giúp các em bổ sung và hoàn thiện những tri thức ấy, tạo điều kiện cho các em làm quen với các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, giúp các em có cơ hội liên hệ các kiến thức đã học với thực tế cuộc sống trong cộng đồng cũng như tổ chức các hoạt động trong nhà trường và ngoài xã hội. Từ đó hình thành cho các em thái độ đúng đắn, các hành vi và thói quen tốt, các kỹ năng hoạt động và ứng xử trong các mối quan hệ xã hội về chính trị, đạo đức, pháp luật.
Tổ chức GDATGT qua tiết ngoại khóa trong nhà trường THCS có hiệu quả sẽ góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu chung đảm bảo trật tự an toàn giao thông của toàn xã hội.
Giáo dục An toàn giao thông là một nội dung giáo dục được thực hiện ở các nhà trường nói chung và nhà trường phổ thông nói riêng trong thời kì đất nước mở cửa hội nhập và phát triển. Giáo dục An toàn giao thông nhằm giáo dục cho học sinh một số nội dung về Luật giao thông đường bộ, giáo dục kĩ năng sống để học sinh rèn luyện ý thức chấp hành Pháp luật mà cụ thể là Luật giao thông đường bộ.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi:
- Giáo dục ATGT cho học sinh phổ thông là một trong những nội dung đã được quy định trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐ GDNGLL) cũng như tích hợp vào các giờ học bộ môn giáo dục công dân trong trường nên dựa trên cơ sở là các văn bản chỉ đạo của cấp trên, công tác này được quan tâm thực hiện mỗi năm.
- Đề tài được thực hiện ở khối 9 các em đã được tiếp thu kiến thức về ATGT từ những năm học trước, nhận thức của học sinh bước sang một ngưỡng mới, là năm cuối cấp các em chăm học hơn, ý thức đạo đức tốt hơn. 
- Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ: sân bãi rộng, phòng hội trường có trang bị máy chiếu, trường có hệ thống âm thanh tự trang bị phục vụ sinh hoạt dưới cờ, hoạt động ngoại khóanên công tác tổ chức các hoạt động ngoại khóa ATGT có nhiều thuận lợi.
- Tổ chức Đoàn Thanh niên và Đội thiếu niên trong trường hoạt động tích cực, là nhân tố tích cực hỗ trợ tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động phong trào cũng như hoạt động GDATGT cho nhà trường. Công tác được thực hiện và duy trì hàng năm nên việc triển khai hoạt động khá thuận lợi.
- Phòng Giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến quá trình đổi mới phương pháp, tạo mọi điều kiện để giáo viên giảng dạy phát huy tốt khả năng của bản thân. Đội ngũ giáo viên nhà trường nhiệt tình công tác, công tác hướng nghiệp, hoạt động ngoài giờ lên lớp được coi trọng.
- Bản thân tôi đã được đào tạo nghiệp vụ cho bộ môn GDCD trong trường Sư phạm. Hằng năm được tham gia đầy đủ các chuyên đề đổi mới phương pháp do Sở,
Phòng giáo dục tổ chức. 
- Tất cả các em đều có sách giáo khoa, ham thích tìm hiểu kiến thức qua các tiết học nhất là các tiết học ngoại khóa của bộ môn GDCD. Trong các giờ học các em đều rất tích cực xây dựng bài.
2.2.2. Khó khăn.
- Tài liệu phục vụ cho môn học GDCD ở cấp THCS còn rất ít, nhất là tài liệu liên quan đến các tiết ngoại khóa (nếu có thì nội dung còn sơ sài, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế trong quá trình dạy học). Chủ đề cho một tiết học ngoại khóa cũng chưa có một tài liệu nào hướng dẫn cụ thể, chi tiết. Các đồ dùng trực quan dành cho tiết học ngoại khóa cũng có rất ít, chưa thật sự phong phú.
- Giáo viên dạy môn GDCD khi đến tiết hoạt động ngoại khóa thường tỏ ra lúng túng, không biết dạy cái gì và tổ chức dạy như thế nào nên thường sử dụng tiết học này để ôn tập, làm bài kiểm tra, tổ chức trò chơi, thậm chí không dạy hoặc cho giáo viên bộ môn khác sử dụng khi thiếu tiết. Đồng thời một phần do kinh phí còn hạn hẹp nên tất cả các tiết ngoại khóa chủ yếu được thực hiện ngay tại lớp học với tất cả các chủ đề.
- Một số giáo viên chủ nhiệm là giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lí giáo dục học sinh thông qua việc nắm rõ hoàn cảnh từng gia đình học sinh.
- Tất cả học sinh đều có suy nghĩ tiết học ngoại khóa là thời gian được nghỉ ngơi hoặc được chơi tự do theo ý thích của mình. Thêm vào đó phụ huynh học sinh coi đây là bộ môn phụ nên không tạo điều kiện để các em nhiệt tình với môn học. Mặt khác học sinh chủ yếu vùng nông thôn nên ít tiếp xúc với hệ thống biển báo giao thông đường bộ nên rất hạn chế trong việc hiểu ý nghĩa của hệ thống biển báo giao thông đường bộ.
- Tài liệu để các em nghiên cứu, tìm hiểu còn ít nhất là các tài liệu liên quan đến Luật giao thông đường bộ.
 - Bài viết thu hoạch của đại thể học sinh sau tiết học ngoại khóa thường sơ sài, chưa thể hiện rõ trách nhiệm của các em.
2.2.3. Khảo sát ban đầu. 
 (Học sinh khối 9 trường THCS Nga Thái tháng 9 năm 2015: Qua khảo sát hơn 50% các em thực hiện chưa tốt ATGT đường bộ là do các em chưa hiểu luật, nắm chưa vững ý nghĩa hệ thống biển báo giao thông đường bộ nên khi tham gia giao thông thường vi phạm luật)
Phiếu khảo sát với nội dung như sau:
1. Em hãy cho biết ý nghĩa các loại biển báo giao thông sau:
1.......... 2. ............. 3. ............. 4...............
Đáp án: 1.Cấm đi xe đạp; 2. Chú ý đường giao nhau; 3. Đường người đi bộ sang ngang ; 4. Đường dành cho người đi bộ 
2.Bản thân em đã thực hiện tốt an toàn giao thông khi đến trường chưa?
A. Thực hiện tốt B.Thực hiện chưa tốt
Tổng số HS nhà trường
Hiểu ý nghĩa của hệ thống biển báo
Chưa hiểu ý nghĩa của hệ thống biển báo
Thực hiện tốt ATGT
Thực hiện chưa tốt ATGT
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
118
54
45,8
64
54,2
54
45,8
64
54,2
	Từ kết quả khảo sát tôi nhận thấy đối với học sinh lớp 9 ở trường THCS Nga Thái thì 45,8% các em đã nhận thức được ý nghĩa của các loại biển báo giao thông và thực hiện tốt an toàn giao thông khi đi trên đường. Bên cạnh đó vẫn còn 54,2 % các em chưa nhớ ý nghĩa của hệ thống biển báo, chưa chấp hành tốt an toàn giao thông khi đi trên đường.Vì vậy, để giúp các em hiểu và nhớ được ý nghĩa các loại biển báo, các quy định của luật giao thông... để từ đó có ý thức tham gia giao thông tốt an toàn cho bản thân các em và cho mọi người tôi đã áp dụng đề tài này vào giảng dạy để phần nào khắc phục thực trạng trên.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng trong ngoại khóa An toàn giao thông
2.3.1. Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về an toàn giao thông.
* Những kiến thức cơ bản về an toàn giao thông:
Giáo dục An toàn giao thông trong trường phổ thông là giúp cung cấp cho học sinh một số nội dung cơ bản về Luật giao thông đường bộ (Luật GTĐB Việt Nam năm 2008) [2] trong đó giới thiệu rõ về điều kiện và những quy định cần thiết đối với người tham gia giao thông, đặc biệt là các nội dung cụ thể có liên quan đến lứa tuổi của các em. 
Trước hết, cần chú trọng giáo dục cho các em một số hành vi thể hiện “Văn hóa giao thông” đối với học sinh phổ thông:
- Đi đúng làn đường, phần đường; tuân thủ quy định về tốc độ; dừng, đỗ xe đúng quy định; đội mũ bảo hiểm khi đi (hoặc ngồi) trên xe môtô, xe gắn máy, xe đạp điện;
- Tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo, vạch kẻ đường;
- Tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông khi gặp hoạn nạn; giúp đỡ người tàn tật, trẻ em và người cao tuổi.
- Bên cạnh đó, cũng cần cung cấp cho các em về hiện trạng, về tình hình an toàn giao thông ở địa phương, trong nước và trên thế giới.
* Các nghị định của Chính phủ quy định xử phạt đối với người tham gia giao thông vi phạm Luật GTĐB như:
- Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 thay thế NĐ 146/CP có hiệu lực kể từ 01/5/2010. [2]
- Nghị định 33/2011/NĐ-CP ngày 16/5/2011, Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 30/6/2011. [2]
* Thời gian cung cấp kiến thức về An toàn giao thông:
- Qua bài học về chủ đề An toàn giao thông và qua các tiết ngoại khóa.
- Qua truyền thông, báo chí. Qua công tác bồi dường học sinh giỏi (Chủ đề ATGT thường chiếm 10% đến 15% điểm bài thi.
- Được cung cấp qua Hoạt động ngoài giờ lên lớp, qua công tác tuyên truyền tháng An toàn giao thông hàng năm. (Phụ lục 1)
2.3.2. Sử dụng linh hoạt các đồ dùng trực quan trong ngoại khóa
 	Trong quá trình tổ chức dạy học rất cần thiết sử dụng các dụng cụ trực quan (máy chiếu, tranh ảnh, biểu bảng, băng đĩa, trang phục để học sinh sắm vai, đóng tiểu phẩm...) sẽ giúp cho giờ dạy trở nên sinh động, gây hứng thú học tập cho học sinh.
 	 Ví dụ khi ngoại khóa về vấn đề thực hiện trật tự an toàn giao thông của địa 
phương cần có một số biển báo giao thông, ảnh về các vụ tai nạn hoặc đang tham gia giao thông phạm luật, các tình huống... Giáo viên có thể trình chiếu trên máy chiếu hoặc cho học sinh quan sát tranh ảnh (nếu mất điện). 
2.3.3. Thực hành ngoại khóa trên lớp
* Tiết 33: Ngoại khóa các vấn đề chính trị, xã hội lớp 9A, 9B, 9C trường THCS Nga Thái [3]
 CHỦ ĐỀ: VẤN ĐỀ THỰC HIỆN TRẬT TỰ 
 AN TOÀN GIAO THÔNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm bắt được tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông ở địa phương. Những hậu quả do tai nạn giao thông gây ra; nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục.
2. Kĩ năng:
 	- Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
 - Kĩ năng sống: Hình thành thói quen thực hiện đúng theo quy định về trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
3. Thái độ:
- Tôn trọng những quy định về trật tự an toàn giao thông.
 	- Đồng tình, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.
B. Tài liệu và phương tiện: Luật giao thông đường bộ năm 2008; Hệ thống biển báo, tranh ảnh về các tình huống đi đường, máy chiếu, trang phục hóa trang...
C. Hình thức và phương pháp: Tổ chức trên lớp với các phương pháp đàm thoại, giải quyết vấn đề, đóng vai, dự án.
D. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Nắm vững lại lí thuyết
GV cho học sinh đọc đoạn thông tin: “ Theo báo cáo của ủy ban ATGT quốc gia, 9 tháng đầu năm 2012 cả nước xảy ra 23619 vụ TNGT, làm chết 6908 người, bị thương 25002 người” 
? Em có nhận xét gì về đoạn thông tin trên?
? Ở địa phương ta có xảy ra vụ tai nạn giao thông nào không?
? Hậu quả của các vụ tai nạn giao thông đó?
? GV cho HS quan sát 2 bức ảnh.
 Ảnh 1
 Ảnh 2 
? Em hãy nhận xét về hành vi của các bạn học sinh trong 2 bức ảnh trên?
? Nêu những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tai nạn giao thông?
? Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông là trách nhiệm của những ai? 
GV giới thiệu cuốn sách Luật giao thông đường bộ năm 2008 và một số chỉ thị, nghị quyết về an toàn giao thông đã ban hành (Nghị định 36/CP; 71/NĐ-CP; Nghị định 34/CP ngày 2/4/2010 về xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực giao thông đường bộ; Nghị định số 39/CP của Chính phủ ngày 13/7/2001; Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 26/9/2007 của chính phủ về cách giải quyết cấp bách nhằm kìm chế tai nạn và ùn tắc giao thông...) [4]
Hoạt động 2: GV tổ chức trò chơi tiếp sức:
GV treo các loại biển báo giao thông, chia học sinh làm 4 nhóm, trong thời gian 5 phút yêu cầu học sinh các nhóm (mỗi em một lần) lên bảng lắp ghép các biển báo phù hợp với các nhóm biển báo( giáo viên đã chuẩn bị sẵn) Sau đó cho học sinh đại diện nhóm nêu đặc điểm, ý nghĩa của các nhóm biển báo.
GV nhận xét kết quả của các tổ và cho điểm
 123b 423
 124a 	 205a
 437
 204
 110 a 426 
GV theo dõi học sinh thực hiện và công bố kết quả trò chơi .
Hoạt động 3: GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm:
Nhóm 1: Yêu cầu đối với người đi bộ khi tham gia giao thông?
Nhóm 2: Quy định đối với người đi xe đạp khi tham gia giao thông là gì?
Nhóm 3: Quy định đối với người đi xe máy khi tham gia giao thông là gì?
Nhóm 4: Là học sinh em sẽ làm gì để góp phần thực hiện tốt luật ATGT đường bộ?
GV cho đại diện các nhóm trình bày và kết luận, cho điểm.
Hoạt động 4: GV tổ chức cho học sinh đóng tiểu phẩm theo nhóm về một tình huống vi phạm luật giao thông đường bộ (thời gian 5 phút)
GV theo dõi, kết luận, tuyên dương.
- Học sinh theo dõi, nhận xét:
* Tình hình tai nạn giao thông ở nước ta vẫn còn diễn biến khá phức tạp, số vụ tai nạn giao thông rất nhiều.
- Ở địa phương cũng đã xảy ra một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
* Hậu quả: Làm chết người và bị thương nhiều người, gây thiệt hại về tiền của, suy sụp về tinh thần, ảnh hưởng đến gia đình, xã hội.
HS nhận xét:
- Ảnh 1: Đi ngược chiều
- Ảnh 2: Đi dàn hàng ngang
-> Dễ gây tai nạn giao thông
* Nguyên nhân:
+ Khách quan:
 - Công tác phối hợp, tuyên truyền chưa thường xuyên.
 - Hệ thống đường bộ chưa đáp ứng được yêu cầu đi lại của nhân dân.
 - Phương tiện cơ giới và thô sơ tăng nhanh.
+ Chủ quan: Ý thức chấp hành của người tham gia giao thông còn kém
(lạng lách, đánh võng, đi ngược chiều, uống rượu bia, mang vác vật cồng kềnh...)
-> Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ tai nạn giao thông.
* Việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông là trách nhiệm của tất cả mọi người trong toàn xã hội.
HS thực hiện trò chơi
* Biển báo cấm : 
- Đặc điểm: Hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen.
- Ý nghĩa: Thể hiện điều cấm
Biển số 123b: Cấm rẽ phải 
Biển số 124a: Cấm quay đầu xe 
Biển số 110a: Cấm đi xe đạp 
* Biển báo nguy hiểm: 
- Đặc điểm: Hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen
- Ý nghĩa: Thông báo sự nguy hiểm ở phía trước. 
Biển số 205a: Đường giao nhau 
Biển số 204: Đường 2 chiều 
 * Biển báo chỉ dẫn :
- Hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh lam.
- Ý nghĩa: Hướng dẫn người tham gia giao thông cần thực hiện.
Biển số 423 : Đường người đi bộ sang ngang 
Biển số 426: Trạm cấp cứu 
Biển số 437: Đường cao tốc 
 * Biển báo hiệu lệnh:
- Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng.
- Ý nghĩa: Thông báo điều phải thi hành.
Biển số 305: Đường dành cho người đi bộ
Biển số 309: Ấn còi 
* HS trình bày kết quả thảo luận:
Nhóm 1: Người đi bộ phải :
+ Đi trên vỉa hè.(không có vỉa hè thì đi sát lề phải)
+ Muốn sang ngang đường thì tìm đến vạch dành cho người đi bộ .
+ Không được mang, vác vật cồng kềnh 
Nhóm 2: Người đi xe đạp không được:
+ Chở quá người quy định .
+ Chở hàng hóa cồng kềnh, quá khổ.
+ Bám theo xe cơ giới .
+ Lạng lách, đánh võng .
+ Chạy xe 1 bánh .
+ Kéo, đẩy xe khác .
Nhóm 3: Người đi xe máy phải:
+ Chỉ điều khiển xe khi đã đủ tuổi và có giấy phép lái xe.
+ Đi đúng làn đường của mình.
+ Đội mũ bảo hiểm
+ Không chở quá số người quy định
+ Không mang vác vật cồng kềnh, cầm ô; nghe, gọi điện thoại khi đang lái xe...
Nhóm 4: Là học sinh em sẽ làm:
+ Tìm hiểu luật giao thông đường bộ
+ Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ.
+ Tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện.
* HS đóng tiểu phẩm theo nhóm
2.3.4, Tổ chức trò chơi câu hỏi đố vui: 
 Hình thức: Tổ chức cho hs khối 9 chơi ”Rung chuông Vàng” vào dịp 26-3 kỉ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. (Phụ lục 2).
 Chủ đề: “Thay đổi văn hóa giao thông bắt đầu từ chính bạn”
 Luật chơi : Các em được nghe ban tổ chức đọc câu hỏi sau đó suy nghĩ để ghi đáp án vào bảng con khoảng từ 1 đến 2 phút ( tùy câu hỏi). So sánh đáp án và câu trả lời để loại bỏ những học sinh trả lời sai và tìm người thắng cuộc.
Câu 1: Luật Giao thông đường bộ được Quốc Hội Khóa X ban hành có hiệu lực thi hành kể từ ngày, tháng, năm nào?
Đáp án : 01/ 01/ 2002
Câu 2: Đèn tín hiệu giao thông có mấy màu? Ý nghĩa của từng màu?
Đáp án : 
Có 3 màu: Xanh, Đỏ, Vàng
Ý nghĩa: Xanh là được đi; Đỏ là cấm đi; Vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu, khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch dừng, trừ trường hợp đi quá vạch dừng thì được phép đi tiếp.
Câu 3: Khi  muốn chuyển hướng xe, người điều khiển các phương

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_thuc_hanh_ngoai_khoa_an_toan_giao_thong_cho_hoc_sinh_lo.doc