SKKN Hướng dẫn học sinh ôn tập luật giao thông đường bộ luyện thi học sinh giỏi môn GDCD 9

SKKN Hướng dẫn học sinh ôn tập luật giao thông đường bộ luyện thi học sinh giỏi môn GDCD 9

 Trong các nội dung thi học sinh giỏi bộ môn giáo dục công dân lớp 9 ở trường trung học cơ sở, giáo dục về an toàn giao thông là một trong những nội dung quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn bộ môn.

 Theo cấu trúc đề thi học sinh giỏi của Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, nội dung thi học sinh giỏi môn Giáo duc công dân cấp trung học cơ sở trong nhũng năm gần đây thường có ba phần:

 Phần thứ nhất là sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng điền khuyết khai thác nội dung kiến thức an toàn giao thông (nội dung về các điều luật giao thông đường bộ liên quan đến người đi bộ, đi xe đạp, xe gắn máy và thiết bị an toàn hành lang đường bộ. (2điểm)

 Phần thứ hai là nội dung kiến thức cơ bản về đạo đức và pháp luật các lớp 7, lớp 8 và lớp 9. (15điểm)

 Phần thứ ba là giải quyết các bài tập tình huống liên quan đến kiến thức pháp luật lớp 8 và lớp 9. (3điểm)

 Như vậy nội dung kiến thức về an toàn gia thông trong đề thi học sinh giỏi môn giáo dục công dân 9 chiếm khoảng 10% tổng số điểm của bài thi.

 Tuy nhiên trong thực tế, những năm qua việc hướng dẫn cho học sinh ôn tập luật giao thông trong luyện thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân còn chưa được chú trọng. Hầu hết các thầy cô mới chỉ hướng dẫn cho học sinh ôn tập một cách chung chung, giao nội dung cho các em tự tìm hiểu và tự học mà chưa có sự hướng dẫn cụ thể, theo dõi sát sao, chưa có sự kiểm tra đánh giá đúng mức. Về phía học sinh phần lớn các em còn rất lúng túng trong việc lựa chọn các điều luật, cách thức ôn tập nên đạt kết quả chưa tốt trong phần thi về an toàn giao thông đường bộ.

Là một giáo viên dạy môn GDCD và thường xuyên dạy đội tuyển tôi luôn trăn trở để tìm ra các biện pháp, cách thức nhằm hướng dẫn học sinh đội tuyển môn GDCD ôn tập tốt hơn về luật giao thông đường bộ. Tôi xin được chia sẻ một số kinh nghiệm của mình trong việc “ hướng dẫn học sinh ôn tập luật giao thông đường bộ luyện thi học sinh giỏi môn GDCD 9” mà tôi đã đúc kết được từ thực tế dạy đội tuyển trong trường THCS Nhữ Bá Sỹ-TT Bút Sơn trong những năm qua.

 

doc 12 trang thuychi01 12582
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh ôn tập luật giao thông đường bộ luyện thi học sinh giỏi môn GDCD 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
 Trong các nội dung thi học sinh giỏi bộ môn giáo dục công dân lớp 9 ở trường trung học cơ sở, giáo dục về an toàn giao thông là một trong những nội dung quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn bộ môn.
 Theo cấu trúc đề thi học sinh giỏi của Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, nội dung thi học sinh giỏi môn Giáo duc công dân cấp trung học cơ sở trong nhũng năm gần đây thường có ba phần:
 Phần thứ nhất là sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng điền khuyết khai thác nội dung kiến thức an toàn giao thông (nội dung về các điều luật giao thông đường bộ liên quan đến người đi bộ, đi xe đạp, xe gắn máy và thiết bị an toàn hành lang đường bộ. (2điểm)
 Phần thứ hai là nội dung kiến thức cơ bản về đạo đức và pháp luật các lớp 7, lớp 8 và lớp 9. (15điểm)
 Phần thứ ba là giải quyết các bài tập tình huống liên quan đến kiến thức pháp luật lớp 8 và lớp 9. (3điểm)
 Như vậy nội dung kiến thức về an toàn gia thông trong đề thi học sinh giỏi môn giáo dục công dân 9 chiếm khoảng 10% tổng số điểm của bài thi.
 Tuy nhiên trong thực tế, những năm qua việc hướng dẫn cho học sinh ôn tập luật giao thông trong luyện thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân còn chưa được chú trọng. Hầu hết các thầy cô mới chỉ hướng dẫn cho học sinh ôn tập một cách chung chung, giao nội dung cho các em tự tìm hiểu và tự học mà chưa có sự hướng dẫn cụ thể, theo dõi sát sao, chưa có sự kiểm tra đánh giá đúng mức. Về phía học sinh phần lớn các em còn rất lúng túng trong việc lựa chọn các điều luật, cách thức ôn tập nên đạt kết quả chưa tốt trong phần thi về an toàn giao thông đường bộ.
Là một giáo viên dạy môn GDCD và thường xuyên dạy đội tuyển tôi luôn trăn trở để tìm ra các biện pháp, cách thức nhằm hướng dẫn học sinh đội tuyển môn GDCD ôn tập tốt hơn về luật giao thông đường bộ. Tôi xin được chia sẻ một số kinh nghiệm của mình trong việc “ hướng dẫn học sinh ôn tập luật giao thông đường bộ luyện thi học sinh giỏi môn GDCD 9” mà tôi đã đúc kết được từ thực tế dạy đội tuyển trong trường THCS Nhữ Bá Sỹ-TT Bút Sơn trong những năm qua.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong giảng dạy phần luật giao thông. Giúp học sinh hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản, từ đó vận dụng vào làm bài thi đạt kết quả cao.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 Hướng dẫn học sinh ôn tập luật giao thông đường bộ trong luyện thi học sinh giỏi môn GDCD , hệ thống các điều luật giao thông đường bộ liên quan đến người đi bộ, đi xe gắn máy và thiết bị an toàn hành lang đường bộ.
4.Phương pháp nghiên cứu:
 Đối với đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nhằm xây dựng cơ sở cho đề tài.
- Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình học tập, kiểm tra đánh giá lẫn nhau của học sinh trong giờ học.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Nhằm đánh giá thực trạng học sinh trước và trong khi áp dụng đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Thông qua kết quả bài kiểm tra có thể đánh giá kết quả học tập của học sinh.
II.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 Hiện nay giáo dục về an toàn giao thông đã được đưa vào chương trình học môn Giáo dục công dân lớp 6 – Bài 14 Thực hiện trật tự an toàn giao thông; Tài liệu giáo dục an toàn giao thông đường bộ dùng trong các trường trung học cơ sở - Dự án an toàn giao thông đường bộ của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia và Bộ giáo dục và Đào tạo, do Nhà xuất bản giao thông vân tải phát hành năm 2011
 Để hướng dẫn hoc sinh ôn tâp kiến thức an toàn giao thông đạt kết quả cao trong trong quá trình ôn luyện đội tuyển, trước hết chúng ta phải hiểu được cụ thể kiến thức về an toàn giao thông bao gồm những nội dung nào, sau đó mới tiến hành nghiên cứu từng nội dung một cách hợp lí và đạt kết quả cao.
 Nội dung về các điều luật giao thông liên quan đến người đi bộ, đi xe đạp, xe gắn máy và thiết bị an toàn hành lang đường bộ. Dựa vào nội dung này giáo viên có thề lựa chọn các điều luật cụ thể, khai thác kiến thức trong các điều luật.
 Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức an toàn giao thông qua việc vận dụng hình thức kiểm tra trắc nghiêm điền khuyết các từ, cụm từ còn thiếu vào hệ thống câu hỏi cho trước là điều kiện thuận lợi bởi các em được học và hiểu được các điều luật, những từ, cụm từ cần điền, học sinh có thể dựa vào kiến thức mà mình đã có hoặc có thể suy luận. Điều này nhằm phát huy tính tích cực, tự giác và sự suy nghĩ độc lập của học sinh trong quá trình học tập.
 Như vậy việc hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức về an toàn giao thông đường bộ trong luyện thi học sinh giỏi không tách rời vai trò hướng dẫn của giáo viên và sự tự giác, hứng thú học tập, hiểu sâu sắc nội dung các điều luật từ đó vận dụng vào làm bài một cách chính xác, khoa học của học sinh. 
 2. Thực trạng của vấn đề:
 	 Trong những năm qua việc giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Giáo dục công dân 9 nói chung, hướng dẫn học sinh đội tuyển ôn tập phần luật giao thông đường bộ nói riêng đang là vấn đề quan tâm của các giáo viên và học sinh.
 	 Bản thân tôi là giáo viên dạy môn GDCD ở trường THCS Nhữ Bá Sỹ huyện Hoằng Hóa và đã trực tiếp ôn luyện cho học sinh đội tuyển huyện, đội tuyển tỉnh nhiều năm. Tôi đã trăn trở rất nhiều về nội dung và phương pháp để hướng dẫn học sinh đội tuyển ôn tập tốt phần luật giao thông. Qua quá trình ôn luyện tôi đã phần nào nắm được điểm khó hiểu của học sinh và sự lúng túng của giáo viên trong việc lựa chọn các điều luật để hướng dẫn học sinh ôn tập.
 Trước đây khi tôi chưa tìm được phương pháp hướng dẫn cho học sinh ôn tập thì việc bồi dưỡng học sinh giỏi là một vấn đề khó. Với khối lượng kiến thức rất lớn nhưng thời gian ôn luyện có hạn, số điểm cho phần luật giao thông là 2 điểm trên thang điểm 20 của toàn bài (tổng số điểm của bài thi học sinh giỏi môn GDCD 9) nên cả giáo viên và học sinh có phần chưa chú trọng nhiều đến phần luật giao thông. Chủ yếu là giáo viên chỉ giới thiệu cho học sinh biết hoặc yêu cầu học sinh tự tìm một số điều về luật giao thông liên quan đến trẻ em, sau đó cho học sinh đọc qua và giao về nhà để các em tự học mà không có sự kiểm tra, đánh giá sát sao chính vì thế khi làm bài thi thử về phần luật giao thông các em chỉ làm được 0,5 điểm đến 1 điểm trên tổng 2 điểm . Hầu như không có điểm tối đa dẫn đến chất lượng giáo dục về luật giao thông không cao, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo dục mũi nhọn bộ môn.
 	 Nhận thức vấn đề đó tôi đã trăn trở, tìm tòi, suy nghĩ đổi mới và đã rút ra được 1 số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập luật giao thông đạt kết quả cao. Trong khuôn khổ của đề tài tôi xin được trình bày những giải pháp cá nhân của tôi trong việc cung cấp, hướng dẫn học sinh ôn tập phần luật giao thông trong ôn luyện thi học sinh giỏi môn GDCD 9.
3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện:
3.1: Khảo sát đối tượng trước khi áp dụng đề tài.
Trước khi thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi đã tiến hành khảo sát học sinh đội tuyển trong 2 năm. (Giáo viên cho học sinh làm bài thi thử)
Năm học
Số lượng HSĐT
Tổng số điểm phần luật giao thông
Số học sinh hiểu và làm đúng
0.5đ
1đ
1.5đ
2đ
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2012-2013
10
2đ
4
40
3
30
2
20
1
10
2013-2014
10
2đ
3
30
3
30
2
20
2
20
3.2. Một số nội dung cơ bản khi hướng dẫn học sinh ôn tập luật giao thông đường bộ.
3.2.1. Hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức lý thuyết về an toàn giao thông đường bộ.
Ở phần này tôi cho học sinh ôn tập lại bài 14(GDCD 6) kết hợp với Tài liệu giáo dục an toàn giao thông đường bộ.Tài liệu dùng trong trường THCS của nhà xuất bản Giao thông vận tải với các nội dung:
+ Tình hình tai nạn giao thông đường bộ hiện nay
+ Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông 
+ Sự cần thiết phải chấp hành luật giao thông đường bộ
Mục đích để học sinh hiểu được một số điểm cơ bản về tình hình giao thông nước ta hiện nay; nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông, từ đó các em nhân thức được sự cần thiết phải chấp hành luật giao thông, khơi dậy cho các em mong muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật để thực hiện tốt, bảo đảm an toàn cho mình và mọi người.
 Kết quả: Các em học sinh đội tuyển rất hứng thú và có ý thức tốt trong việc tìm hiểu các điều luật cụ thể. Khác với trước kia khi ôn luyện phần luật giao thông, tôi không cho học sinh tìm hiểu vể tình hình tai nạn giao thông, nguyên nhân và sự cần thiết phải chấp hành luật giao thông - học sinh không hứng thú và học tập một cách miễn cưỡng không hiểu sâu sắc vấn đề và chưa có ý thức tốt trong việc học để hiểu kiến thức.
 3.2.2. Vận dụng hướng dẫn học sinh ôn tập các điều luật cụ thể
a. Tìm hiểu, lựa chọn các điều luật liên quan đến người đi bộ, đi xe đạp, xe gắn máy, thiết bị hành lang an toàn đường bộ.
Trong luật giao thông đường bộ 2008 có rất nhiều điều luật nhưng để phù hợp với nội dung ôn thi học sinh giỏi tôi hướng dẫn học sinh lựa chọn những điều luật có liên quan đến người đi bộ, đi xe đạp, xe gắn máy, thiết bị hành lang an toàn đường bộ.
Cụ thể các điều luật sau:
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động của giao thông đường bộ
 bao gồm khoản 1, 4, 5 
- Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
 gồm khoản 1, 2 , 3, 6, 9, 23
- Điều 9. Quy tắc chung
- Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ
- Điều 13. Sử dụng làn đường
- Điều 14. Vượt xe 
 gồm khoản 2, 4
- Điều 17. Tránh xe đi ngược chiều (trích)
- Điều 24. Nhường đường tại nơi đường giao nhau
- Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (trích) 
 gồm khoản 2,4
- Điều 31. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe 
 Thô sơ khác
- Điều 32. Người đi bộ
- Điều 35. Các hoạt đọng khác trên đường bộ
- Điều 38. Trách nhiệm của người, cơ quan tổ chức khi xảy ra tai nạn
 	Việc chọn ra những điều luật trên giúp cho giáo viên và học sinh có thể giới hạn được nội dung kiến thức về giáo dục luật an toàn giao thông tạo điều kiện cho học sinh ôn luyện một cách dễ dàng.
 Đối với những học sinh tốt, tôi khuyến khích các em có thể tham khảo thêm một số điều liên quan đến trách nhiệm công dân trong luật giao thông đường bộ 2008.
b. Hướng dẫn học sinh ôn tập các điều luật cụ thể
 tôi chia thành 5 bước như sau:
Bước 1: Trên cơ sở các điều luật đã nêu ở trên tôi soạn thành một bộ tài liệu về an toàn giao thông cho học sinh đội tuyển trong đó bao gồm 13 điều luật cụ thể .
Ví dụ:
 Điều 4. Nguyên tắc hoạt động của giao thông đường bộ (Trích)
1. Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường 
4. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 
5. Người tham gia giao thông phải có ý thức, tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ .
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm (Trích )
1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, giải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt để chướng ngai vât trái phép trên đường; đặt, giải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép và đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo, mở nắp cống, tháo dỡ di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.
3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.
6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
9. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.
23. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Điều 9. Quy tắc chung.
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ 
2.Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn. 
Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ:
 1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
 2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
 	3. Tại nơi có biển báo hiêu cố định,lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời. 
 	 4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. 
Những nơi không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ,người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ nhường đường cho người đi bộ,xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.
(Các điều còn lại tôi soạn tương tự)
 Tôi phát cho mỗi học sinh một bộ và giao cho các em về nhà học thuộc nội dung kiến thức 
Điều này yêu cầu tinh thần tự giác của học sinh đôi tuyển. Tạo điều kiện cho các em có khoảng thời gian riêng để hiểu và nắm vững điều luật 
Bước 2: Cho học sinh kiểm tra tại lớp nội dung các điều luật giao thông đường bộ.
 Học sinh đến lớp tôi chia đội tuyển (10 em ) thành 5 nhóm.mỗi nhóm 2 em để các em tự kiểm tra lẫn nhau dưới sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.
Việc cho học sinh kiểm tra lẫn nhau ngay tại lớp tạo cho học sinh sự hứng thú và có cảm giác thoải mái trong học tập, sự học hỏi lẫn nhau và ý chí mong muốn vươn lên trong học tập.
 Bước 3: Giáo viên kiểm tra việc tiếp thu kiến thức của học sinh.
 Tôi tiến hành kiểm tra vấn đáp cả 10 em trong đội tuyển, mỗi em khoảng 7,8 điều để đánh giá việc học tập của các em, sau đó trọn 5 em tốt nhất và hướng dẫn các em kiểm tra số em còn lại.
Với lượng thời gian có hạn nên tôi khó có thể kiểm tra hết được cả 10 em trong đội. Biện pháp này giúp tôi kiểm tra chính xác số em được kiểm tra đồng thời giao nhiệm vụ cho các em kiểm tra các bạn còn lại hết thời gian các em được giao nhiệm vụ báo cáo lại cho giáo viên.
Bước 4: Soạn câu hỏi và đáp án cho đề kiểm tra
*Soạn câu hỏi:
Để chuẩn bị cho học sinh làm bài kiểm tra trên giấy. Tôi đã soạn một hệ thống câu hỏi điền khuyết của các điều luật. Dưới đây là một vài ví dụ về cách soạn câu hỏi kiểm tra .
Ví dụ:
 Điều 4. Nguyên tắc hoạt động của giao thông đường bộ (Trích)
1. Hoạt động giao thông .....(1)....... phải bảo đảm thông suốt, trật tự, hiệu quả ; góp phần phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng ....(2).......và bảo vệ môi trường 
4. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, .....(3)........ 
5. Người tham gia giao thông phải có ý thức, tự giác, nghiêm chỉnh .....(4)........ quy tắc giao thông, .......(5)........ an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia .........(6)..........
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm (Trích )
1. Phá hoại đường, cầu, ........(7)......., bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, giải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình ,.........(8)........thuộc kết cấu hạ tầng giao thông .......(9)..........
2. Đào, khoan,.........(10).......; đặt để chướng ngai vât trái phép trên đường; đặt, giải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; .......(11)....... vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ , hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo, mở nắp cống, tháo dỡ di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch.......(12)........ 
3. Sử dụng .......(13)..........., lề đường, hè phố trái phép.
6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức ........(14)........ trái phép, lạng lách, đánh võng.
9. Điều khiển xe........(15)........... không có giấy phép lái xe ..........(16)..........
23. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ,hành vi khác gây .......(17)........... cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Điều 9. Quy tắc chung.
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo........(18)..........của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải........(19).......... hệ thống báo hiệu đường bộ. 
2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước .........(20)......... ô tô phải ..........(21)............ an toàn.
 Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ:
 1. Người tham gia giao thông phải ......(22).......hiệu lệnh và chỉ dẫn của.....(23).......đường bộ.
2. Khi có người......(24)........thì người tham gia giao thông phải..... (25).........hiệu lện của người điều khiển......(26)..........
3. Tại nơi có ......(27)........ cố định,lại có......(28)........tạm thời thì người ......(29)........phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu.......(30)........
4. Tại nơi có vạch kẻ đường........(31).......người đi bộ, người điều khiển.......(32)......phải quan sát, giảm tốc độ và........(33)......cho người đi bộ,xe lăn của người khuyết tật........(34).
Những nơi không có vạch kẻ đường...... (35)....... người đi bộ, người........ (36)......... phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ.....(37)........của người khuyết tật đang qua đường thì phải.......(38)........ nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người ........ (39)........ qua đường bảo đảm an toàn.
Nếu như trước kia tôi chỉ yêu cầu học sinh học thuộc các điều luật, kiểm tra vấn đáp thì khi học sinh làm bài thi thử trước khi thi kết quả không cao hầu hết các em còn lúng túng dẫn đến sự sai sót không đáng có. Nhưng từ khi áp dụng hệ thống câu hỏi điền khuyết này, học sinh được luyện trực tiếp trên bài kiểm tra, điều này rèn luyện cho các em sự nhanh nhạy óc phán đoán, sự cẩn thận và tỉ mỉ trong khi làm bài.
Để làm được điều này tôi đã soạn tất cả các điều luật trên thành 2 đề A và B. Mỗi đề bao gồm tất cả các điều luật tôi đã nêu ở trên tuy nhiên có điểm khác nhau ở 2 đề là sự thay đổi các khoảng điền khuyết. (mỗi đề khoảng 150 khoảng điền khuyết)
*Soạn hướng dẫn chấm 
Soạn tất cả các từ, cụm từ cần điền đánh số theo thứ tự từ 1 đến 150 cho mỗi đề.
Ví dụ: Những từ cần điền: 
Điều 4.
1. (1) thông suốt (2) an toàn
4. (3) cá nhân 
5. (4) chấp hành (5) giữ gìn (6) giao thông đường bộ 
 Điều 8. 
1. (7) hầm (8) thiết bị (9) đường bộ
2. (10)trái phép (11) để trái phép
 (12) công trình đường bộ
3. (13) lòng đường
6. (14) đua xe
9. (15) cơ giới (16) theo quy định
23. (17) nguy hiểm
Điều 9. 
3. (18) chiều đi (19) chấp hành
4. (20) trong xe ( 21) thắt dây
Điều 11.
1. (22) Chấp hành (23) Hệ thống
2. (24) điều khiển giao thông
 (25) chấp hành
 (26) giao thông
3. (27 biển báo hiệu
 (28) báo hiệu
 (29) Tham gia giao thông
 (30) tạm thời
4. (31)dành cho (32) phương tiện (33) nhường đường (34) qua đường 
 (35) cho (36) điều khiển (37) xe lăn (38) giảm tốc độ (39) qua đường.
 Bước 5: Học sinh làm bài kiểm tra
 	 Với thời gian 120 phút cho mỗi đề. Giáo viên yêu cầu cho học sinh điền tất cả các từ cụm từ còn thiếu vào đề. Hết giờ giáo viên thu bài và cho học sinh chấm chéo lẫn nhau sau đó giáo viên thu bài và chấm. Nếu học sinh làm bài đạt 130/150 tức là đạt yêu cầu, bài đạt 145/150 là bài tốt. Giáo viên tuyên dương những em đạt loại tốt, động viên những em chưa tốt ôn tập.
 Mục đích của việc cho học sinh làm bài kiểm tra, một là: tôi có thể đánh giá được việc học tập của học sinh, từ đó động viên,khích lệ các em học tập, hai là: giúp các em tự đánh giá được quá trình học tập để có biện pháp khắc phục, phấn đấu ,ba là tạo cho các em có sự tự tin, làm chủ kiến thức chuẩn bị làm bài thi chính thức.
 * Thời gian hướng dẫn của giáo viên và ôn tập của học sinh được tiến hành trong 1 tuần. Tùy theo tình hình cụ thể của học sinh, giáo viên có thể điều chỉnh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_on_tap_luat_giao_thong_duong_bo_luye.doc